Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sóng lượn lưng đồi

13/08/201316:04(Xem: 7738)
Sóng lượn lưng đồi
chandungcohoathuong-dongminh-s

SÓNG LƯỢN LƯNG ĐỒI
(Tưởng niệm Giác linh HT. Thích Đỗng Minh, Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam,
Trưởng ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Gíao Việt Nam.)
Pháp tử: TỊNH MINH


Non nửa thế kỷ qua (1957 – 2005), phần lớn Tăng, Ni sinh tu học tại các Phật học viện miền Trung và miền Nam đều thọ hưởng ân đức dưỡng dục của Hòa thượng Thích Đỗng Minh, đặc biệt là những anh chị em tu học ở Phật học viện Hải Đức và Diệu Quang, Nha Trang. Những giờ lên lớp của Hòa thượng quả thật đã để lại trong lòng học trò những ấn tượng vô cùng thú vị và hiệu quả.

Những môn Thầy - xin được gọi như vậy để bày tỏ chút tình nồng ấm mà tôi đã được Thầy thương yêu dưỡng dục trong tám năm trời - thường giảng dạy là: bộ Luật trường hàng, Nhân minh luận, Duy thức tam thập tụng, Duy thức phương tiện đàm, Kinh di giáo, Kinh phát bồ đề tâm văn v.v…, nhưng hình như Thầy khoái dạy bộ Luật tỳ ni nhựt dụng thiết yếu, Nhân minh luận, và Duy thức học nhất. Những ai đã học với Thầy thì khó có thể không thuộc lòng bộ luật: Tỳ ni, Sa di, Oai nghi, Cảnh sách bằng chữ Hán, và danh hiệu 100 pháp trong Bách pháp minh môn. Cách dạy của Thầy cực kỳ sống động và đạt chất lượng. Thầy không dạy nhiều, chỉ năm mười câu mỗi khi lên lớp, nhưng định nghĩa, giải thích, minh họa, triển khai sự kiện và ngữ nghĩa rất mực phong phú, khiến học viên nào cũng nắm vững vấn đề, thuộc ngay tại lớp, và thấy lâng lâng trong lòng khi ra về. Đó là mục tiêu giảng dạy của Thầy. Thuộc lòng và thuộc lòng. Thầy muốn trang bị hành lý tương đối đầy đủ cho Tăng Ni sinh lên đường, tiếp nối tôn chỉ “Duy Tuệ Thị Nghiệp” của Đức Thế Tôn. Thầy đã gieo vào đầu óc, tâm tư, tình cảm học trò của Thầy những nét giáo điển cơ bản, vững chắc, thú vị mà suốt đời họ không sao quên được.

Nghệ thuật giảng dạy đương đại là ứng dụng phương pháp phát vấn (communicative approach), tức là nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận. Mục đích là phát huy ý thức tập thể, kích thích năng lực sáng tạo, và thể hiện bản lĩnh tự tin trước cộng đồng sinh hoạt. Nếu học tập trong môi trường như vậy, học viên sẽ dần dần nâng cao khả năng lý luận, biến hóa, linh hoạt, sôi nổi trong từng chủ đề hay tình huống. Học kinh văn giáo điển, nhất là luật tạng, có phần nghiêm trang mẫu mực hơn, nhưng Thầy mỗi khi lên lớp là mang theo tiếng cười sảng khoái cho học trò, bất cứ dạy môn nào. Trong giờ học, Thầy hay hỏi bất tử, gây ngạc nhiên, lúng túng cho những ai tỏ ra chủ quan, giải đãi. Có lần đang giảng nhân minh luận, bỗng nhiên Thầy hỏi:

- Chú L.,“Tiền lộ mang mang vị tri hà vãng” là gì?

L. đang thì thầm nói chuyện với anh bạn bên cạnh, giật mình đứng phắt dậy, đáp giọng Quảng Ngãi:

- Bạch Thầy, “Tiền lộ moang moang vị tri hà voãng” là “Đường đời mịt mờ vạn nẻo về mô!” (1)

Cả lớp cười ầm lên. Có anh thấm ý, cười nghiêng qua ngả về, và Thầy cũng đứng cười hề… hề… hề…, rung cả hai vai.

Một lần khác, trong giờ dạy luật, Thầy đang hưng phấn đi đi lại lại trước bảng, giảng đoạn : “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu…” (2) với cách minh họa (illustration) quyết liệt nhưng rất có duyên: mỗi bước đi, Thầy nhấc chân lên cao một chút rồi từ từ thả xuống, cho thấy đã là người xuất gia tu hành, làm đệ tử Phật, thì mỗi bước chân đi phải vươn tới phương trời siêu việt. Bỗng dưng Thầy dừng lại, quay nhìn xuống lớp, chỉ tay hỏi:

- Chú H., “Tam đồ bát nạn cu ly khổ” là gì? (3)

H. đứng lên cười bẽn lẽn, nhìn qua nhìn lại ra dạng cầu cứu, rồi đưa tay gãi gãi mang tai, ấp úng đáp:

- Bạch Thầy… “Tam đồ bát nạn cu ly khổlà… “Đã là cu ly thì ở đâu cũng khổ”.

- Hừ!… Biết vậy mà vẫn muốn làm cu ly!

Cả lớp được dịp phát cười sảng khoái. Có anh cười quá trớn, vừa sặc vừa ho, nước mắt nước mũi chảy ra tèm lem, làm cho nhiều anh khác rung chân, vỗ đùi, cười to hơn nữa! Ngồi mơ màng, tán tâm tạp thoại là bị Thầy “chiếu tướng” như vậy đó!

Trong tác phẩm The Art of Teaching (Nghệ thuật giảng dạy), Gilbert Highet lý luận rằng giáo viên dạy giỏi phải hội đủ bốn yếu tố: 1. Quán triệt bộ môn giảng dạy. 2. Đam mê nghề nghiệp. 3. Nhiệt tình công tác. 4. Yêu thương học trò. Quán triệt bộ môn thì tự tin trên bục giảng. Đam mê nghề nghiệp thì luôn cải tiến kỹ năng và đổi mới phương pháp. Nhiệt tình công tác thì được tập thể quý mến. Yêu thương học trò thì được học trò và xã hội kính trọng. Ngoài ra, một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người giáo viên dạy giỏi là tinh thần khôi hài. Và mục đích chính của sự khôi hài là tạo mối quan hệ mật thiết giữa thầy và trò (The real purpose of humor is to create a close relationship between teacher and students).

Trong năm yếu tố nêu trên, Ôn Đỗng Minh không những có đủ mà còn vượt trội. Ôn mê dạy học. Ôn đã suốt đời cống hiến trí tuệ và nghị lực cho sự nghiệp đào tạo Tăng Ni theo hạnh nguyện “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”. Có lần Ôn tâm sự rằng trong chín năm kháng chiến chống Pháp, Ôn đã tham gia phong trào xóa nạn mù chữ bằng cách mở lớp học miễn phí tại chùa, dạy cho những con em nghèo khổ trong làng. Sau ngày giải phóng 1975, có những quan chức chính quyền đến thăm Thầy, ngồi bệt dưới đất, vò hai đầu gối Thầy mà thốt ra những lời thắm thiết: “Nhờ Thầy mà con có được ba chữ trong bụng. Hồi đó con biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia là nhờ ơn Thầy”. Đấy!… Công hạnh của Ôn là vậy đấy! Thảo nào có một dạo sa sút tinh thần, gặp Ôn tại chùa Già Lam, tôi tâm sự:

- Con chán dạy học quá rồi Ôn ơi! Xin Ôn cho con lời khuyên!

Ôn cười chúm chím, nụ cười đầy ấn tượng đối với những ai dù chỉ một lần gặp Ôn, nói:

- Nếu như tôi có một điều ước, thì tôi ước làm ông cai giữ trường hơn là làm giám đốc ngân hàng.

Ôn ơi!… Chính nhờ lời động viên vi tế đó mà con còn được hân hạnh ngắm nhìn những tia nắng vàng lung linh trên hoa lá trước sân trường. Xin cảm ơn và đảnh lễ Ôn!” Nay Ôn không còn nữa. Ôn đã quảy không tâm vào tam muội vĩnh hằng, nhưng âm ba của Ôn, từ lưng đồi Trại Thủy Nha Trang, vẫn vang vọng, ngân xa, lan tỏa và thấm đẫm vào lòng Tăng Ni, Phật tử khắp bốn phương trời. Hy hữu thay!

Chú thích:

(1) Lời của một bài hát được giới trẻ ưa thích ở thập niên 60.

(2) Đã là người xuất gia thì mỗi bước chân đi phải vươn tới phương trời siêu việt, tâm tánh và hình tướng khác với thế tục, phát huy dòng giống thánh nhân, hàng phục ma quái, nhằm đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi.

(3) Tam đồ: hỏa đồ, huyết đồ, đao đồ, tức là ba cõi hình phạt nghiệt ngã: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Bát nạn: tám chướng nạn. Người nào rơi vào một trong tám nạn này thì khó mà tu hành thành đạt. 1. Địa ngục, 2. Ngạ quỷ, 3. Súc sanh, 4. Bắc cu lư châu (nơi cực kỳ sung sướng), 5. Vô tưởng thiên (cõi trời không còn tư duy), 6. Manh lung ám á (đui điếc câm ngọng), 7. Thế trí biện thông (giỏi biện thuyết chuyện thế sự), 8. Tiền Phật hậu Phật (trước Phật và sau Phật). Vậy “Tam đồ bát nạn cu ly khổ” là vượt thoát ba đường ác, tám cảnh khổ.

(Đã đăng trong Nguyệt San Giác Ngộ số 112 tháng 7 năm 2005)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 12641)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 9599)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 6989)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 3915)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 6929)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 19209)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 10483)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 5724)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 10578)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 8530)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]