Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Có một viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ

21/09/201214:40(Xem: 7877)
07. Có một viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ
CÓ MỘT VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG
TẠI HOA KỲ
(Tran Nhan Tong Academy)
Hoàng Văn

vientrannhantong-01
Phật hoàng Trần Nhân Tông
Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston, Hoa Kỳ. www.trannhantong.net

Viện được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.


Điều gì khiến vị giáo sư này quyết định trở thành chủ tịch Viện Trần Nhân Tông (Tran nhan tong Academy)? Giáo sư Thomas Patterson cho biết: “Khi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện Trần Nhân Tông, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi cùng vợ đến viếng Yên Tử ở Quảng Ninh. Chính vào thời điểm này tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh lớn lao của ông đối với đất nước. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sự quan tâm của mọi người ở Việt Nam và nơi khác”.


Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu. Trung tâm Shorenstein cũng là nơi tổ chức các giải thưởng báo chí lớn như Goldsmith và các hội nghị Theodore H. White nổi tiếng thế giới về báo chí và chính trị.


Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm (1) Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, (2) Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, (3) Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.

Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2017, viện này dự kiến tổ chức Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương hằng năm. Nhân dịp công bố giải thưởng này, dự kiến vào tháng 9 tới đây sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế Trần Nhân Tông tại Boston.


Ý tưởng về một Viện Trần Nhân Tông


Thật ra ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập VietnamNet, đề xuất từ năm 2009. Sau đó được cụ thể qua buổi trình diễn nhạc giao hưởng chủ đề “Hòa giải và yêu thương” ngày 22-4-2010 tại Nhà hát Lớn của thủ đô Hà Nội. Hiện nay ông Tuấn đang làm công việc nghiên cứu tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein – Đại học Harvard. Ông cho biết, sáng kiến thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương của ông đã nhận được sự ủng hộ của các giáo sư có uy tín tại Đại học Harvard.


Vào ngày 16-2-2011, tại Hà Nội, một hội nghị về vấn đề này cũng được tổ chức với sự có mặt của nhiều học giả trong đó có cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga.


Chính Giáo sư Thomas Patterson là người đề xuất ý tưởng và phương án để Viện Trần Nhân Tông triển khai xây dựng bảo tàng Trần Nhân Tông ở Hà Nội. Ông cũng động viên vợ là nhà làm phim tài liệu có uy tín ở Mỹ bà Lorie Conway sang Việt Nam làm phim tài liệu về vua Trần Nhân Tông.


Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.


Như vậy, cùng với Hòa nhạc Trần Nhân Tông chủ đề Hòa giải và Yêu thương được tổ chức hằng năm vào tháng 8 tại Boston, Viện Trần Nhân Tông đã nhận được sự đồng hành của một số nhà lãnh đạo có uy tín, của các học giả lớn ở Harvard và vùng Boston, cùng với tâm huyết của các nhà khoa học, nhà văn hóa tại Việt Nam như nhà văn hóa Việt Phương, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Phan Huy Lê, Phó giáo sư Trần Ngọc Vương…


Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên vị vua Việt


Ngày 19-6 vừa qua, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 22-9 tới đây tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.


vientrannhantong-02

Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.

Hội đồng cố vấn giải thưởng bao gồm nhiều nhân vật uy tín như bà Vaira Vike-Freiberga, cựu Tổng thống Latvia; ông Michael Dukakis, cựu Thống đốc bang Massachusetts; bà Ann Mc Daniel, Phó chủ tịch thường trực Washington Post; bà Robin Sproul, Phó chủ tịch – Giám đốc chi nhánh Washington DC, ABC News; ông Phil Barboni, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Global Post và nhiều học giả trong nước.


Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.


Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.


Sau buổi hòa nhạc lần thứ hai hồi tháng 8-2011, mới đây Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với Dàn nhạc Landmark Boston và Quỹ văn hóa Free for All Concert (Quỹ Âm nhạc Miễn phí cho mọi người) tổ chức buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” lần thứ ba vào ngày 11-7-2012 tại Boston với sự tham dự của hơn 10.000 người. Dịp này nhạc trưởng Armand Diangienda người Congo đã nhận lời làm đại sứ Quỹ Trần Nhân Tông tại châu Phi.


Hiện nay, địa chỉ Trannhantong.net đã được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước truy cập, đây vừa là cổng thông tin hoạt động của Viện Trần Nhân Tông vừa là một diễn đàn giữa những người muốn đến với viện.


Tại cổng điện tử này bước đầu đã có các tư liệu giới thiệu những nghiên cứu, các thành quả trong việc ứng dụng tư tưởng, giá trị cao quý của Trần Nhân Tông vào cuộc sống, những sáng tác văn hóa nghệ thuật về Trần Nhân Tông. Đây cũng là cổng tích hợp, kết nối tất cả các tư liệu về Trần Nhân Tông.


(trannhantong.net)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2013(Xem: 7888)
Tôi gặp Hòa thượng Nguyên Lai cũng nhờ Ni sư Nguyên Thanh (mà nay là Pháp vị Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh, đương kim Viện chủ chùa An Lạc, San Jose). Trước tiên là cám ơn Ni trưởng Nguyên Thanh hằng năm cung thỉnh chúng tôi về chứng minh, thuyết giảng hầu hết những Đại lễ mà đặc biệt là vía đức Phật Di Đà. Kể từ khi Giáo chỉ số 9 ra đời, thì chúng tôi không còn diễn giảng hay chứng minh bất cứ một lễ nào nữa
05/06/2013(Xem: 16233)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11567)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7443)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12392)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15903)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5384)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10216)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6307)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7133)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]