Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Thơ Trần Nhân Tông

21/09/201214:40(Xem: 7682)
02. Thơ Trần Nhân Tông

TRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999

 

PHẦN II
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG

THƠ TRẦN NHÂN TÔNG

TỨC SỰ

Xong múa Giá chi thử áo xuân,
Hôm nay huống gặp tiết thanh minh.
Đầy mâm bánh cuốn như hồng ngọc
Phong tục từ xưa của Việt Nam.

2

TIỄN SỨ BẮC LÝ TRỌNG TÂN
TIÊU PHƯƠNG MAI

Thăm thẳm Linh Trì ấm tiệc đưa
Người về khôn cách gió xuân ngừa.
Nào hay sao sứ hai ngôi phúc,
Sáng rọi trời Nam mây tối bưa.

3

TIỄN SỨ BẮC MA HỢP
KIỀU NGUYÊN LÃNG

Trời nam, sao sứ rọi hai ngôi
Dẫn lối ba vòng đêm sáng soi
Bên ấy ơn sâu tình dễ cảm
Nơi đây tục bạc lễ thẹn tồi
Mù xông cờ tiết thân mừng khỏe
Roi vút gió xuân ngựa kết đôi
Trung thống vạc lời xin hãy nhớ
Nỗi lo đất nước khỏi nung sôi

4

HỌA THƠ KIỀU NGUYÊN LÃNG

Non nam hành lý nhẹ mây tưng
Xuân đến cành mai mới mấy bông
Khắp thấy cùng thương thiên tử đức
Sống không giúp thế trượng phu buồn
Ngựa xông sương tuyết đầu còn ngoái
Mắt ngắm non sông xe chút ngừng
Sông Nhị ngày mai mờ khói nước
Rượu đào tươi mát rửa lòng trong

5

HOA MAI SỚM

Vàng điểm tua hoa năm cánh tròn
San hô chìm bóng vẩy phô tuôn
Ba đông cành trắng hoa khoe trước
Một nén hương xuân nhánh hãy còn
Cam lộ ngát thơm say bướm tỉnh
Dạ quang tựa nước khát chim buồn
Hằng nga nếu biết đây hoa đẹp
Quế lạnh cung Thiềm thôi ở luôn

6

Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa

7

CẢNH XUÂN

Chim hót nhởn nhơ, hoa liễu dày,
Bóng thềm nhà vẽ mây chiều bay
Chuyện đời khách đến thôi không hỏi
Cùng tựa lan can ngắm núi mây.

8

DỰ YẾN VỚI VĂN TÚC VƯƠNG

Chân rùa bóc đỏ mọng
Yên ngựa nướng vàng thơm
Sơn tăng giữ giới sạch
Cùng ngồi chẳng cùng ăn

9

CHÙA THẦN QUANG TRÊN NÚI ĐẠI LÃM

Bát ngát Thần quang gợi tịch u
Trời trăng ôm cởi đến ngao du
Lâu đài một tá bày tranh vẽ
Thế giới ba ngàn lọt mắt thơ
Lắm đỗi thói đời mây thương cẩu
Đâu hay tùng cỗi trắng đầu sư
Thắp hương lễ Phật trừ đôi việc
Hết thảy suy tư mặc bỏ lờ.

10

ĐỀ NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH

Xông hết nghìn hương thơm ngát nhà,
Mới dâng dòng nước mát đâu xa
Cửa chùa dưới bóng đa già khép
Đầu tiếng ve thu ý đậm đà

NGẮM CẢNH CHIỀU THIÊN TRƯỜNG

Thôn trước thôn sau tựa khói nhòa
Nửa không nửa có mé chiều sa
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi ruộng xuống sà.

12

TRÊN ĐƯỜNG TÂY CHINH

Hoa sóng tung lên buồm gấm bay
Dưới mui đầu mệt chẳng buồn quay
Mây chiều Tam Giáp nhạn không đến
Trăng sáng Cửu Than rồng có đây
Lạnh lẽo đường đi cung mộng cũ
Ngổn ngang sầu vướng rượu ly đầy
Hán hoàng mang tiếng say chinh chiến
Vội vã nam nhi chi lắm vậy.

13

TRĂNG

Đầy sách, giường song chếch bóng đèn
Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm
Tiếng chày thức dậy đâu hay biết
Hoa mộc trên cành trăng mới lên

14

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng.
Gần xa, mây núi cuốn,
Râm nắng, ngõ hoa lồng.
Muôn việc nước theo nước,
Trăm năm lòng bảo lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc,
Ngực áo, đầy trăng trong.

15

CÂY MAI

Sắt đá gan lì khinh tuyết sớm
Khăn xiêm mộc mạc gió đông luồn
Trần gian kiệm ước Hán Văn Đế
Thiên hạ anh hùng Đường Thái Tông.

16

ĐÊM MƯỜI MỘT THÁNG HAI

Rượu chút sầu vơi, vị đậm đà,
Giường rồng chiếu trúc trải yên ra
Cả trời tựa nước, trăng ngày sáng,
Hoa phủ đầy song xuân mãi mơ

17

NIỀM OÁN HẬN CỦA NGƯỜI KHUÊ PHỤ

Ngủ dậy vén rèm, hồng thấy rơi,
Hoàng ly không hót giận xuân rồi.
Lầu tây vô cớ vầng dương lặn
Bóng ngã về đông hoa lẫn chồi

18

CẢNH CHIỀU Ở CHÂU LẠNG

Chùa cổ đìu hiu khuất khói mờ
Thuyền câu chiều quạnh tiếng chuông đưa
Nước quang non lặng vờn âu trắng
Gió lặng mây đùa cây đỏ thưa.

19

XUÂN MUỘN

Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay đành rõ mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng.

20

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

Lòng khe vắt ngược bóng cầu hoa
Hắt sáng ngoài khe, vệt nắng tà
Vắng vẻ nghìn non, rơi lá đỏ
Như mơ mây đẫm tiếng chuông xa

21

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Hùm gấu nghiêm nghìn cửa.
Áo mũ bảy phẩm đầy.
Lính bạc đầu còn đó,
Nguyên Phong mãi kể say

22

BUỔI SỚM MÙA XUÂN

Ngủ dậy, mở cánh cửa,
Xuân về đã chẳng hay!
Bươm bướm một đôi trắng
Phơi phới nhắm hoa bay

23

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Cảnh hồ Động thiên nọ,
Hoa cỏ kém vẻ xuân.
Thượng đế thương hiu quạnh
Chuông Thái thanh bỗng ngân.

24

PHỦ THIÊN TRƯỜNG

Rậm lục thưa hồng thêm quạnh hiu
Mây quang mưa tạnh ngấn bùn tiêu
Nhà trai giảng đoạn sư về viện
Quán bến canh đầu cầu nguyệt treo
Ba chục cung tiên giường tối đặt
Tám nghìn bóng tháp triều xuân reo
Phố minh phong cảnh y như cũ
Phảng phất hình cha mộng thấy nhiều

25

BÀI MINH ĐỀ TRÚC NÔ

Ruột rỗng, tuyết giải
Đốt cứng, sương phơi
Mượn ngươi làm tớ,
E trái tính trời.

26

MẠN HỨNG Ở SƠN PHÒNG

Ai buộc mà đi giải thoát tìm?
Không phàm sao phải kiếm thần tiên
Vượn mòn, ngựa mỏi ta già phải.
Như cũ am mây một sập thiền

27

Phải trái tâm theo hoa sớm rơi
Lợi danh lòng lạnh mưa đêm rồi
Hoa tàn, mưa tạnh non im ắng
Một tiếng chim kêu xuân hết thôi.

28

TẶNG SỨ BẮC LÝ TƯ DIỄN

Ơn Hán tràn trề mưa móc tuôn
Chiếu son phượng ngậm khỏi mây hồng
Khí hòa góc đất đều lan tới
Bụi chiến sông trời rửa sạch trơn
Thảy bảo thư vua mười lối viết
Còn hơn đàn Thuấn năm dây đờn
Đất trời thương hết không nam bắc
Sấm sét sao lolại phải bươn

29

CA NGỢI THƯỢNG SĨ TUỆ TRUNG

Nhìn lên càng cao
Dùi càng bền cứng
Chợt ở phía sau
Thấy liền trước đứng
Cái đó gọi là
Thiền Thượng sĩ vững

30

ĐỀ CHÙA THÔN HƯƠNG CỔ CHÂU

Số đời một màn kéo,
Tình người đôi mắt ngân.
Cung ma chật hẹp lắm,
Cõi Phật khôn xiết xuân.

31

KỆ THỊ TỊCH

Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao có đây

32

THÂN NHƯ

Thân như hơi thở vào ra mũi
Thế tựa gió luồn mây núi xa
Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sáng
Đừng để tầm thường xuân luống qua

33

NGƯƠI NÊN NHỚ

Cối kê việc cũ ngươi nên nhớ,
Hoan, Ái đang còn chục vạn quân

34

TỨC SỰ

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

35

HỌA THƠ LÝ TƯ DIỄN

Tự xét không tài thẹn được đất
Chỉ vì nhiều bệnh thiếu chầu trời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2010(Xem: 8031)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 8133)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4974)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37291)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6168)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6121)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5763)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5648)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5929)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5462)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]