Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Ông trong lòng chúng con

05/08/201114:29(Xem: 5109)
Sư Ông trong lòng chúng con

“Sư Ông trong lòng chúng con”


Kính bạch Sư Ông,
Trước Giác Linh của Sư Ông, chúng con nghẹn ngào không biết nói sao cho hết niềm thương kính người!
Sư Ông là người Thầy kính yêu đã thương yêu và bảo bọc anh chị em GĐPT chúng con trong suốt 10 năm qua. Tình thương của Sư Ông đã đến với chúng con từ những ngày chúng con còn lang thang ngoài công viên, rồi đến ngày chùa thành hình và chúng con được về nương tựa ngôi Tam Bảo. Từ một bãi đậu xe xiêu vẹo, Sư Ông đã từ từ biến nó thành một đòan quán ấm cúng cho chúng con hôm nay. Tình thương của Sư Ông rất chất phát và đơn giản, nhưng rất đậm đà và hiếm quý. Chúng con nhớ đến những đêm giao thừa, Sư Ông luôn ra nhắc nhở chúng con đã đến giờ Lễ Phật đêm giao thừa để vun bồi công đức hạnh trong cái tâm hồn trẻ. Văn nghệ múa Lân, tụng kinh giao thừa xong là đến giờ lãnh lộc. Sư Ông chúng con nổi tiếng là lì xì “tiền tươi”. Chúng con xếp hàng trong chánh điện hớn hở nhìn Sư Ông tươi cười phát lì xì với những tờ $1 mới. Nghịch ngợm, chúng con lại trốn vào xếp hàng lần thứ 2, Sư Ông biết nhưng vẫn vui vẻ lì xì chúng con một lần nữa, và chỉ xoa đầu nói “mi lãnh rồi phải không!” Chùa Phổ Đà tuy nhỏ nhưng thật là ấm cúng!


Điều mà chúng con nhớ nhất về Sư Ông là sự khiêm cung và đơn giản của người. Sư Ông là người Việt Namnhưng lại rất đúng giờ. Chúng con đều biết đi Lễ ở chùa Phổ Đà thì không thể đi trễ vì Sư Ông luôn hành lễ rất đúng giờ! Trong tất cả các buổi lễ lớn của chùa, Sư Ông cũng chỉ đơn giản một bộ y vàng cũ với cây gậy đi khắp chùa, gieo duyên với tất cả đàn con: già, trẻ, lớn, bé qua những câu nói tiếp xúc gần gũi. Sư Ông dù là trụ trì hay Đại Lão Hòa Thượng, nhưng người không bao giờ đặt mình vào những chỗ nổi bật. Ngay cả Lễ Khánh Thọ của Sư Ông mà chúng con còn tưởng rằng là Lễ chúc thọ của một Hòa Thượng khác, vì Sư Ông đã nhường chỗ và ngồi ngoài bìa của sân khấu!
Nay Sư Ông đi rồi, còn ai lì xì chúng con khi xuân về, còn ai thưởng cho chúng con sau mỗi lần văn nghệ cúng dường dù hay hay dở, còn ai đi quanh chùa vui dạy chúng con những câu nói đơn giản nhưng đầy đạo vị.
Sư Ông ơi! Đàn con sau này rồi sẽ ra sao? Sư Ông xa chúng con rồi, nhưng tình thương của Sư Ông vẫn sống mãi trong lòng chúng con!
Các con - GĐPT Phổ Đà

NamMô A Di Đà Phật
We are here today to mourn the death of our master or as we are known to call him thầy. we have come to show love and respect to thầy. he was always my favorite monk. I remember that when I was a little girl he would walk pass me and I would bow down and say “Nam Mô A Di Đà Phật”. and he would say that I’m a good girl and would pat me gently on my head. But now seeing him in a casket makes me really sad because I won’t get to see him walking pass by anymore.
I wish that your eternal life is filled with happiness in Buddha’s world.
NamMô A Di Đà Phật.
Tina Nguyễn


NAMMÔ A DI ĐÀ PHẬT
Hôm nay chúng con về đây để tưởng niệm Sư Ông của chúng con, người mà hàng ngày chúng con thường gọi là “Thầy”.
Chúng con đến đây để tỏ lòng thương mến và lòng tôn kính đến Sư Ông. Ngài là người mà con luôn thương mến và kính trọng.
Con nhớ từ khi còn nhỏ, mỗi khi gặp Sư Ông, con chắp tay và cửa miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Mỗi lần như vậy, Sư Ông luôn xoa đầu và khen con ngoan.
Đứng trước Kim Quan Sư Ông hôm nay, lòng con vô cùng xúc động vì từ nay, hình bóng Sư Ông không còn dạo quanh sân chùa để con được chắp tay xá, Nam Mô A Di Đà Phật.
Con cầu chúc Sư Ông mãi an vui bên Chư Phật.
NamMô A Di Đà Phật.
Tina Nguyen

GĐPT Phổ Đà đọc trong lễ thọ tang và tưởng niệm tối ngày 3 tháng 8

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 4887)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
24/06/2011(Xem: 7186)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 4223)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 4847)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 5616)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 6207)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3835)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5269)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5338)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 12991)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567