Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phương pháp diễn giảng

05/06/201112:01(Xem: 7574)
1. Phương pháp diễn giảng

BÓNG ÁO NÂU
TẬP SÁCH VỀ CUỘC ĐỜI THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THANH
Biên tập: Minh Thuận - Huệ Nghiêm - Nhuận Liên

Phần I:
Những bài giảng của thầy

Phương pháp diễn giảng

Những kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp dành cho tăng ni sinh ở các lớp giảng sư

Hôm nay tôi xin chia sẻ với các thầy cô một số phương pháp giảng dạy giáo lý mà tôi đã học hỏi đúc kết từ kinh nghiệm của các vị giảng sư đi trước tự bản thân rút ra qua bao nhiêu năm đứng trên bục giảng.

Điều đầu tiên tôi muốn nói với các thầy cô: Đối với người đời thì dạy học là một nghề nghiệp, một sự nghiệp, nhưng đối với tu sĩ chúng ta thì giảng dạy giáo lý là một bổn phận, một nhiệm vụ thiêng liêng. Đứng trên bục giảng, chúng ta phải luôn tâm niệm vị tha vì đạo, không cầu danh lợi cá nhân. Giáo lý tối thượng là của Đấng Thế Tôn chứng ngộ, chư vị Tổ sư kết tập, truyền thừa, chúng ta chỉ là người giữ gìn, thắp nối ngọn đèn Chánh pháp. Ý thức được nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của mình một cách thấu đáo thì chúng ta mới có thể hoàn thành tốt được phần nào bổn phận của một sứ giả Như Lai.

A. NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ:

I. Am tường giáo lý:

1. Hiểu đúng:

Hiểu đúng giáo lý là điều tối thiết. Xưa có câu chuyện một vị tăng vì hiểu và trả lời sai về nhân quả mà phải đọa năm trăm kiếp làm chồn. Làm một giảng sư, nếu hiểu và giảng sai giáo lý thì đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bản thân và cho biết bao người. Do vậy, phải trang bị cho mình một sự vững vàng về giáo lý. Phải tìm hiểu thật cặn kẽ, rốt ráo, nếu có điểm gì còn nghi ngờ, chưa rõ. Tuyệt đối không được mập mờ, dễ dãi. Đối với kinh tạng phải hết sức cẩn thận, nghiên cứu, đối chiếu kỹ lưỡng về mặt từ ngữ khi trích dẫn, sai một li đi một dặm. Ngày xưa Tổ Đạt Ma chủ trương bất lập văn tự một phần cũng là ngụ ý răn nhắc người sau phải hết sức cẩn trọng đối với sự truyền đạt giáo lý. Đối với chân nghĩa giáo lý phải coi trọng còn hơn sinh mạng của mình. Không qua loa dễ dãi, khế lý khế cơ tuỳ tiện.

2. Hiểu sâu, hiểu rộng:

Người giảng sư cần có kiến thức về giáo lý sâu sắc. Không chỉ trong phạm vi chương trình, đề tài của mình giảng dạy mà phải mở rộng và nâng cao, để trong quá trình giảng ta có sự so sánh, đối chiếu, có như vậy thì bài giảng mới sâu sắc, sáng tỏ. Kiến thức sâu rộng mới có thể trả lời được ngay cả những câu hỏi ngoài bài học nhưng có hỗ trợ, liên quan đến bài học khi người nghe tham hỏi, nếu không trả lời được, ấp úng lờ mờ hoặc trả lời sai thì sẽ mang lại sự hoài nghi, thất vọng, mất niềm tin ở người nghe. Muốn hiểu sâu hiểu rộng giáo lý phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu sách vở đông tây kim cổ. Đọc nhiều các luận giải, quan điểm của các tông phái, trường phái để có sự so sánh đối chiếu, sáng tỏ vấn đề.

Một vấn đề rất quan trọng nhất để hiểu sâu giáo lý là phải “hành thâm” giáo lý. Nếu không tu tập để có sự chứng nghiệm từ bản thân thì không thể hiểu sâu sắc giáo lý được.

3. Tuyệt đối tuân thủ, nhất quán:

Đối với Chánh pháp không được tự ý thêm thắt lý giải theo cách hiểu, quan niệm của riêng mình. Giảng giáo lý không thể chấp nhận năm nay các thầy giảng như thế này, năm sau lại giảng như thế khác cho một vấn đề, đương nhiên là tuỳ theo trình độ cao thấp mà gia giảm mức độ nông sâu, nhưng cái căn bản là phải nhất quán. Đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay, năm nay dạy thế này, năm tới có thể sẽ phải dạy thế khác, bởi giáo dục bây giờ luôn được cải cách để cập nhật với sự tiến bộ của khoa học, xã hội và tâm thế của con người hiện đại. Còn đối với giáo lý của Đức Thế Tôn mấy ngàn năm qua vẫn không thể đổi khác. Đó là chân lý tuyệt đối vĩnh hằng. Người tu có thể khế lý khế cơ áp dụng giáo lý phù hợp với căn cơ của mình, với hoàn cảnh hiện tại để tu, nhưng nền tảng căn bản của giáo lý không thể thay đổi hay hiểu khác đi được.

II. Trang bị kiến thức xã hội:

Người giảng sư cần trao dồi kiến thức xã hội, nếu quá lạc hậu so với thời cuộc thì không nắm bắt được tâm lý, mối quan tâm của người nghe, bài giảng sẽ kém sức hấp dẫn vì thiếu thực tế. Thậm chí phải biết sơ lược, cơ bản về các tôn giáo khác để có tầm nhìn bao quát. Cần có sự cảm thụ, hiểu biết về văn học nghệ thuật để dẫn chứng cho bài giảng tươi mát hơn. Những bài kệ, bài thơ có chủ đề Phật giáo nếu được trích dẫn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả lý thú, dễ nhớ cho người nghe. Đức Phật ngày xưa đã áp dụng phương pháp này rất tuyệt vời, hiệu quả. Hầu hết các bài kinh ngài thuyết đều có những câu kệ dễ nhớ mà sâu sắc, độc đáo, tầng tầng ý nghĩa.

III. Chuẩn bị bản thân:

1. Tu tập: Một giảng sư Phật học phải có thực tu. Giảng giáo lý mà không có kinh nghiệm tu tập sẽ chỉ là những lời nói suông, thiếu tính thực tiễn, thuyết phục.

2. Trau dồi giới đức: Phải luôn giữ gìn giới đức oai nghi nghiêm nhặt, vì khi đứng trên bục giảng mà bản thân không làm cho người nghe tin tưởng, thân giáo không có thì khẩu giáo cũng không hiệu quả.

3. Sức khoẻ: Rất cần thiết cho việc giảng dạy, không thể giảng tốt nếu bệnh cảm, uể oải, giọng khan…

IV. Chuẩn bị đề tài:

1. Nếu giảng ở các trường phật học thì chương trình dạy đã có sẵn, ta cứ tập trung nghiên cứu, đầu tư cho bài giảng của mình thật kỹ.

2. Nếu giảng ở các đạo tràng phật tử, các buổi bát quan trai, các khoá tu v.v… thì cần sắp xếp các đề tài, chủ đề một cách có trình tự từ cơ bản đến nâng cao, để người nghe nơi ấy tuy nghe ta giảng nhiều lần vẫn không bị lập lại, nhàm chán. Không tuỳ tiện hứng đâu giảng đó; thiếu sự xuyên suốt, khoa học thì giảng một thời gian lâu là bí đề tài, không biết giảng cái gì nữa.

3. Nếu là buổi thuyết pháp đột xuất ở một địa phương nào đó thì phải nghiên cứu tìm hiểu phong tục tập quán thói quen sinh hoạt, trình độ, mối quan tâm của thính giả nơi đó mà chọn đề tài phù hợp.

V. Chuẩn bị giáo án:

- Soạn giáo án chi tiết cẩn thận, khoa học với ý thức rằng không chỉ dạy một lần, mà giáo án ấy có thể còn theo ta dạy dài lâu. Lưu giữ giáo án đầy đủ để sau này rút kinh nghiệm, sửa chữa, bổ sung. Giáo án cần bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng khoa học, để khi giảng ta dễ theo dõi, và người nghe cũng có thể ghi chép dễ dàng.

B. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG KHI GIẢNG:

I. Nội dung bài giảng:

1. Bám sát và nêu bật được chủ đề. Phân bố thời gian hợp lý cho các vấn đề chính, phụ, đừng để vấn đề chính thì chỉ nói qua loa, vấn đề phụ thì lại đào sâu, khai thác quá mức.

2. Khi dẫn chứng cần nêu những trường hợp khái quát, phổ biến, cập nhật. Dẫn chứng cần sâu sát, có tính thiết thực. Ưu tiên dẫn chứng những trường hợp lịch sử có thật. Dẫn chứng văn học nghệ thuật nên chọn những tác phẩm có ý nghĩa liên quan, bổ ích cho bài giảng, đừng lan man.

II. Hình thức thể hiện:

1. Giọng nói: Rõ ràng, không pha giọng, người vùng nào nói giọng vùng đó, không bắt chước, pha giọng sẽ trở thành ngọng nghịu, gượng ép. Tuy nhiên nếu giảng viên là người có giọng địa phương đặc biệt thì nên cố gắng phát âm rõ ràng, hạn chế dùng từ địa phương ít thông dụng. Âm điệu nhẹ nhàng, điềm đạm, không lên gân, không nói nhanh, nói hấp tấp.

2. Cử chỉ: Đúng mực, giữ oai nghi ung dung của một người tu. Ánh mắt thân thiện, hoà ái, nụ cười nhẹ nhàng, không cười to hết cỡ. Không huơ tay múa chân, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui rối rít.

3. Thái độ: Khiêm cung, hoà nhã, nhân hậu. Luôn khởi tâm từ bi, quí mến mọi người để có sự thông cảm, đồng cảm, giao lưu giữa người nói và người nghe. Không nổi giận, áp đặt, chỉ trích người khác khi dẫn chứng, tránh các vấn đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo…

III. Phương pháp truyền đạt:

1. Theo trình tự:

a. Nhập đề giới thiệu: Phần mở đầu giới thiệu một buổi giảng rất quan trọng, ông bà ta nói: “đầu xuôi đuôi lọt” ngay từ lúc đầu ta phải gây được sự chú ý, hấp dẫn người nghe bằng cách giới thiệu rõ ràng, thông minh, làm cho thính giả cảm thấy bài giảng mà họ sắp nghe rất lý thú và bổ ích.

b. Triển khai nội dung: Sắp xếp khoa học từng đề mục, theo thứ tự từ thấp đến cao. Tóm ý, giải quyết gọn từng đề mục, không giảng đảo lộn, chồng chéo các vấn đề gây khó hiểu. Mỗi ý đều có dẫn chứng, lý giải rõ ràng cụ thể, không bày ra vấn đề rồi bỏ lửng, nói không đến nơi đến chốn, mập mờ, mơ hồ.

c. Kết luận vấn đề: Tóm tắt các ý chính, nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí của vấn đề trong đời sống tu tập cho mọi người. Rút ra bài học cụ thể, phương cách áp dụng.

2. Đặt câu hỏi: Tạo điều kiện để người nghe tham gia bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết về vấn đề ta giảng; dựa vào đó ta biết mối quan tâm, mức độ tiếp thu của ngươi nghe mà điều chỉnh kịp thời. Không nên đặt câu hỏi quá khó, phải có gợi ý, giải thích.

IV. Những điều cần lưu ý:

1. Tạo không khí vui vẻ: Phải làm cho buổi giảng sinh động bằng cách tạo không khí vui vẻ. Đừng quá căng thẳng, ngột ngạt. Tuỳ theo đối tượng nghe giảng mà tạo sự giao lưu, thân mật. Khi pha trò phải biết chừng mực, bổ ích; không nói đùa quá trớn làm ngượng ngùng thính giả, mất oai nghi giảng sư.

2. Bình tĩnh: Nếu có sự cố xảy ra trong buổi giảng hoặc lớp quá ồn ào, thiếu tập trung v.v…, người giảng sư luôn phải có thái độ cẩn trọng, phán quyết thông minh, không được nổi giận, xúc động thái quá.

3. Trang phục: Ăn mặc lịch sự, giản dị. Dụng cụ cá nhân đơn giản gọn gàng (lên lớp chỉ nên đem theo viết và giáo án, đừng nên túi xách rườm rà). Là người tu phải luôn giản dị, không nên chăm chút quá đáng ngoại hình, nhưng đứng trước đông người cũng không nên cẩu thả tuềnh toàng để thể nhập nếp sống văn minh, tôn trọng mọi người.

4. Thời gian: Luôn đúng giờ, không đến lớp trễ, canh thời gian để phân bố bài giảng hợp lý, cố gắng đừng dạy lố giờ, vì tâm lý người nghe lúc ấy không tập trung được.

Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp mà tôi muốn chia xẻ với các thầy cô. Đương nhiên là còn rất sơ lược và chủ quan. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi, tuỳ theo tâm lý trình độ của người nghe mà quyền biến cho phù hợp. Mong rằng các thầy cô sẽ nghiên cứu và rút ra được những phương pháp tốt nhất để áp dụng hiệu quả cho công việc hoằng hoá lợi sanh của mình.

Thu Nguyệt (lược ghi)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 5591)
Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quang trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho người hậu thế.
27/12/2010(Xem: 6231)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi ma
24/12/2010(Xem: 8022)
Đại lễ đặt dưới sự chứng minh tối cao của: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, trú trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích khả Tấn, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giáo phẩm chứng minh Môn phái tổ đình Tây Thiên – Huế, trú trì chùa Giác Lâm – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, trú trì Diệu Đế quốc tự, Lam Sơn và Tra Am – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Ủy viên thường Trực HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Nam, trú trì chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ - Quảng Nam. Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức đại diện các môn phái Tổ đình trong tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức trú trì các
24/12/2010(Xem: 4849)
Niên Biểu Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký, Xử lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
24/12/2010(Xem: 7617)
Được sự hoan hỷ chấp thuận của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của quý cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và mặt trận, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội Thảo Hướng Dẫn Phật Tử và Đại Lễ Trai Đàn Truy Niệm Tiền Hậu Công Đức, Sáng Lập Hội Viên, Khuôn Trưởng, Trưởng Ban Hộ Tự, Hội Viên Thiện Nam Tín Nữ, Cư Sĩ Phật Tử, Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử trong tỉnh Thừa Thiên Huế và tưởng niệm Cầu Siêu quá cố Chư vị huynh trưởng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trước hết, thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh và Ban Tổ Chức Đại lễ chúng con thành kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Kính lời chào mừng nồng nhiệt đến chư vị quý khách lãnh đạo các cấp, quý vị nhân sĩ trí thức và toàn thể đồng bào Phật tử các giới. Cung chúc Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thế tuế thọ t
19/12/2010(Xem: 11004)
Phật Giáo và A-dục Vương. K. R. Norman (Nguyên Tâm dịch) Hoàng đế Asoka, Con người của hòa bình và tình nhân bản. Minh Chi Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Thích Quảng Đại Đại đế Asoka Maurya và những pháp dụ khắc trên đá Trần Trúc-Lâm Hoàng đế Asoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận. Trần Hương Lan Trường ca Kalinga. Trúc Thiê
19/12/2010(Xem: 18445)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
18/12/2010(Xem: 17116)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
17/12/2010(Xem: 6884)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 8227)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]