Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Zen Conversation (Đối Cơ)

18/12/201011:31(Xem: 11090)
Zen Conversation (Đối Cơ)

THE WISDOM WITHIN
Teaching and Poetry of
the Vietnamese Zen Master
Tue Trung Thuong Si (1230-1291)

Translated and Commented by Nguyen Giac
Thien Tri Thuc Publications California 9010

ZEN CONVERSATION (ĐỐI CƠ)

Zen Conversation Đối Cơ (Trả lời người hỏi)
1.
One day, Master Tue Trung had free time; his students stood in rank and listened. Then a monk said, “Dear Master, I am concerned about the great matter of birth and death. Impermanence is swift; and I still don’t know where my body came from and where it will go to.”
Master said, “The two wheels take turns rising high in the sky; however, the ocean has no concern about the bubbles forming.”

The monk said, “What is the Way?”
Master said, “The Way is not in the question; the question is not in the Way.”

1.
Một hôm Thầy (Tuệ Trung) rảnh rang, môn đệ theo thứ tự đứng hầu. Khi đó có vị Tăng hỏi:
- Bạch Thượng Sĩ, tôi vì việc lớn sanh tử, vô thường nhanh chóng, chưa biết thân này, sanh từ đâu lại, sau khi chết đi về đâu?
Thầy đáp:
Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biển cả ngại gì hòn bọt sanh.
Lại hỏi:
- Thế nào là đạo?
Thầy đáp:
- Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo.
The monk asked again, “The old sages said, ‘No-mind is the Way.’ Is that right?”
Master said, “No-mind is not the Way. There is neither the Way nor the Mind.”
Master then continued, “When someone says that no-mind is the Way, does that mean that all the trees and grass are the Way? If someone says that no-mind is not the Way, then he needs not to say anything about existence and emptiness. Listen to my poem here.

Originally, neither the Mind nor the Way.
There is the Way; however, that is not no-mind.
The Mind and the Way originally are void and serene.
There is not a place to be found.”

The monk suddenly understood, then bowed and moved back.

Lại hỏi:
- Cổ đức nói: “Không tâm là đạo” phải chăng?
Thầy đáp:
- Không tâm chẳng phải đạo, không đạo cũng không tâm.
Thầy tiếp:
- Nếu người bảo: “không tâm là đạo” thì tất cả cỏ cây đều là đạo sao? Nếu lại nói “không tâm chẳng phải đạo” thì đâu cần nói có, không. Nghe tôi nói kệ:

Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo vốn rỗng lặng
Chỗ nào lại đuổi tầm?

Vị Tăng bỗng nhiên nhận ra ý chỉ, lễ bái lui ra.

2.
Another monk asked, “Dear Master, what is the core meaning of Buddhism?”
Master replied, “The sea turtle watches constantly with its insectival eyes, despite the waves are pounding on its head. The eagle flies high upon the wind, though its intestine is small as those of ants and earthworms.”

Monk asked, “If so, this learner’s got in.”
Master said, “You yourself must scratch to take your itch away. You yourself must eat to take your hunger away.”

Monk asked again, “What is the pure dharma body?”
Master said, “Getting in and out the cow urine, hiding in the horse dung.”

Monk asked, “So how could we realize that?”
Master said, “Have no impure thoughts; that is the dharma body. Listen to my poem here.
Anciently and now, there is neither purity nor impurity.
Purity and impurity are just plain names.
The dharma body is not restricted -- thus neither purity nor impurity.”

2.
Vị khác hỏi:
- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp?
Thầy đáp:
Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ
Cánh bằng lướt gió ruột kiến trùng.
Lại hỏi: - Thế ấy thì học nhân được chỗ vào.
Thầy nói:
Gãi ngứa không phải người khác ngứa
Đói ăn chính thật là ông ăn.
Lại hỏi: - Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
Thầy đáp:
Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.
Lại nói: - Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.
Thầy bảo:
- Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:
Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.
Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ.
3.
Then monk asked, “Patriarch Qui Son said, ‘After I die, I will take rebirth as a buffalo at the foot of the mountain.’ What did that mean?”
Master said, “The red sticky rice pecks the remaining parrot bird grains. The green maple tree perches on a phoenix branch.”

Monk asked again, “One day, the Prince Siddhartha entered a shrine of a god. The god appreared and prostrated before the Prince. What was that?”
Master said, “Closed fist, or open hand – just the same one hand. When you rub the eyes, you will see thousands of different things.”

3.
Lại hỏi:
- Tổ Qui Sơn nói: “sau trăm năm, lão tăng đến dưới núi làm con trâu”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
Nếp đỏ mổ thừa hạt anh võ,
Ngô đồng biếc đậu cành phượng hoàng.

Lại hỏi:
- Xưa Thái tử Tất-đạt-đa vào miếu thiên thần, tượng thần sụp lạy dưới chân việc ấy thế nào?
Thầy đáp:
Xòe nắm vẫn một bàn tay
Ấn mắt thấy ngàn sai khác.

4.
A monk asked, “One day, Nam Tuyen said he was selling his body. What did that mean?”
Master said, “You should look at him before he said he was selling his body. What did that mean?”
The monk had no words to say.
Master shouted, and told the monk to leave the hall.
4.
Có vị hỏi:
- Ngài Nam Tuyền bán mình, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Chính lúc chưa bán mạng, ý chỉ thế nào?
Vị Tăng lặng câm. Thầy nạt đuổi ra.
5.
A monk asked, “When the Venerable Thuy Lao came to see Ma To and ask about the intention of the Patriarch who had come from India, Thuy Lao received a kick from Ma To and fell to the ground. Thuy Lao arose, got a sudden great awakening, applauded by clapping hands, and laughed loudly, ‘Ha ha! Ha ha!’ What did that mean?”
Master said, “A stomp from a large elephant. How could a donkey stand it?”
Monk asked again, “Thuy Lao later taught his students, saying, ‘Since I received a kick from Ma To, I have laughed out loud unstoppably.’ What did that mean?”
Master said, “The lion’s roar is different from the howls of a jackal.”
Monk asked again, “I don’t understand.”
Master said a poem, “A stomp made a monk fall. Who should explain that? Arising and laughing. Who got more suffering? You should understand the meaning of ‘coming from the West.’ A young horse is munching grass.”
The monk bowed and moved back.
5.
Có vị hỏi:
- Hòa thượng Thủy Lạo mới đến tham vấn Mã Tổ, hỏi về “ý Tổ sư từ Ấn Độ sang”. Mã Tổ đạp một đạp té nhào. Thủy Lạo đứng dậy liền đại ngộ, vỗ tay cười to: Hả! Hả! Là ý thế nào?
Thầy đáp:
Cái đạp của voi lớn. Không phải lừa chịu nổi.
Lại hỏi:
- Sau này Thủy Lạo dạy chúng, nói: “từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ đến ngày nay cười mãi chẳng thôi”, lại là sao?
Thầy đáp:
- Tiếng gầm rống của sư tử thật, đâu phải tiếng kêu rú của dã can.
Lại thưa:
- Tôi không hiểu.
Thầy dùng kệ chỉ dạy:
Một đạp ngã nhào
Ai hay tìm xét.
Đứng dậy cười to
Lại sanh buồn thảm.
Cần hiểu Tây sang
Ngựa tơ ăn cỏ.
Vị Tăng lễ bái, lui ra.
6.
A monk asked, “The old sages said, ‘See that green bamboo forest; all them is dharma body.’ Is that true?”
Master said, “Yesterday, the novice monk ate bamboo shoots next to a creek. Isn’t that your dharma body today?”

Monk asked again, “The old sages said, ‘See that yellow flower garden; all them is prajna.’ What did that mean?”
Master said, “The cherry tree is not the bodhi tree. Why could Linh Van enter the Way [upon seeing the flowering]?”

6. Dịch:
Có vị hỏi:
- Kính bạch Thượng Sĩ: “Xanh xanh trúc biếc thảy là pháp thân”, phải chăng?
Thầy đáp:
Hôm qua Sa-di ăn măng bờ suối
Nào khác ngày nay Pháp thân của ông.
Lại hỏi:
- “Hoa vàng rợp rợp đều là Bát-nhã”, ý thế nào?
Thầy đáp:
Hoa đào đâu phải cội bồ-đề
Sao lại Linh Vân được nhập đạo?
7.
Monk asked again, “One day, while three itinerant monks were walking, they saw a tiger on the trail. All the monks stepped aside to walk onward. How was at that time?”
Master said, “The flowing wind doesn’t mind about the dense flower bushes. The falling moon doesn’t fret over the deep ravines.”
Monk asked again, “Qui Tong said, ‘As big as a cat.’ What did he mean?”
Master said, “Those words said from the mouth – not the monk who met the tiger.”
Monk asked again, “Tri Kien said, ‘As big as a dog.’ What did he mean?”
Master said, “This guy seized the opportunity, sweeping all things. But, still sorry.”
Monk asked again, “Dear Master, how would you react?”
Master said, “The dog.”
Monk asked again, “Nam Tuyen said, ‘That is a tiger.’ What did he mean?”
Master said, “The heel did not touch the ground.”
7.
Lại hỏi:
- Có ba Thiền sư đi hành cước, trên đường gặp một con cọp, mỗi vị tránh một bên đi qua, khi ấy là thế nào?
Thầy đáp:
Gió thổi ngại gì đám hoa rậm,
Trăng rơi nào quản đáy khe sâu.
Lại hỏi:
- Qui Tông nói: “lớn như con mèo”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Miệng nói chẳng phải mình gặp.
Lại hỏi:
- Trí Kiên nói: “lớn bằng con chó”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Lão này dùng được thời cơ, gom hết quét sạch. Nhưng lại đáng tiếc!
Lại hỏi: - Thầy thì thế nào?
Thầy đáp: - Con chó.
Lại hỏi:
- Nam Tuyền nói: “đây là con cọp”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Gót chân không chấm đất.
8.
A monk asked, “Ven. Huong Nghiem was knowledgeable about the three baskets of scripture; however, the awakening thing did not become visible. Why?”
Master said, “Truong Phong held the bamboo staff.”

Monk asked again, “How about the story ‘Upon hearing a peeble striking a bamboo tree, the monk suddenly lost all knowledge.’ What did that mean?”
Master said, “A fisherman lost the golden sewing machine.”

Monk asked again, “What is the dharma body?”
Master said, “Next to a pond, two entities were seen; under the moon, three persons showed delight.”

Monk asked again, “Dharma body and physical body – are they the same or different?”
Master said, “The sword has the name Long Tuyen. The gem has the name Ho Phach.”

8.
Có vị hỏi:
- Ngài Hương Nghiêm thông ba tạng kinh, vì sao việc ấy chẳng hiện tiền?
Thầy đáp:
- Trường Phòng cầm gậy tre.
Lại hỏi:
- “Chọi trúc quên sở tri”, ý nghĩa thế nào?
Thầy đáp:
- Lão chài mất thoi cửi vàng.
Lại hỏi:
- Thế nào là Pháp thân?
Thầy đáp:
Bên ao thấy hai cái
Dưới trăng vui ba người.
Lại hỏi:
- Pháp thân cùng sắc thân là đồng hay khác?
Thầy đáp:
Gươm mang hiệu Long tuyền
Ngọc xưng tên hổ phách.
9.
A monk asked, “Buddha said, ‘During forty nine years after enlightenment, I have not said a single word.’ So, where did the twelve divisions of scripture come from?”
Master said, “After evaporating from a box, the fragance wants to get back in. Once the bottle is open, the precious medication wants to cure illness.”

Monk asked again, “What does the saying ‘Buddha within yourself’ mean?”
Master said, “If you don’t search for wine, you will find it’s hard to meet a vase breaker.”

Monk asked again, “How could I understand?”
Master said, “In a mansion house, sleeping in a night; on a long river, in the same ferry to reach other shore.”

9.
Có vị hỏi:
- Thế Tôn nói: “Suốt bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ.” Vậy mười hai phần giáo từ đâu mà được?
Thầy đáp:
Hơi xông khỏi hộp mong về lại,
Thuốc báu mở bình muốn bệnh tiêu.
Lại hỏi:
- Thế nào là Phật của chính mình?
Thầy đáp:
Chẳng đến rượu bồ đào
Khó gặp người đập hũ.
Lại hỏi:
- Làm sao lý hội?
Thầy đáp:
Nhà lớn một đêm ngủ
Sông dài chung đò qua.
Monk asked again, “What is the mind of the ancient Buddha?”
Master said, “Saying that there is no beauty in the city, one doesn’t know that there is a lady of great beauty in a stately home.”

Monk asked again, “The old sages said, ‘Being mind, being Buddha.”’ Why doesn’t Buddha appear now?”
Master said, “Prying oysters, you will find pearls though with difficulty. Slitting fish to search for gems, you only waste your time.”

Monk asked again, “The old sages said, ‘Could not use mind to know, could not use consciousness to understand.’ What did that mean?”
Master said, “The wooden man enters the ocean and sings a song of formlessness. The stone girl walks through clouds and plays a flute.”

Lại hỏi:
- Thế nào là tâm cổ Phật?
Thầy đáp:
Trọn nói khắp thành không quốc sắc
Đâu hay cửa tía có thuyền quyên.
Lại hỏi:
- Cổ nhân nói “tức tâm tức Phật” vì sao Phật không hiện tiền?
Thầy đáp:
Phanh trai tìm ngọc dù khó gặp
Mổ cá cầu châu uổng công thôi.
Lại hỏi:
- “Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu” thì thế nào?
Thầy đáp:
Người gỗ vào biển hát vô sanh
Gái đá xuyên mây thổi tất lật.
Monk asked again, “Thus, that is neither consciousness nor mind?”

Master said, “Though not seeing the horses, Khong Nhan recognized the one that could gallop fast to chase the wind. Though not watching the swords, Tiet Chuc told apart the one that could cut through a feather flying in the air.”

Monk asked again , “’When you see a form, recognize the mind.’ What did that mean?”
Master said, “While coming to a country of unclothed people, take off your loincloth. While learning in Ham Dan, don’t forget your motherland.”

Lại hỏi:
- Thế ấy thì không hiểu cũng không biết?
Thầy đáp:
Khổng Nhân chưa đến, truy phong biết
Tiết Chúc chẳng nhờ, tiệt vũ hay.
Lại hỏi:
- “Thấy sắc liền biết tâm”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
Vào nước lõa thể nên cởi khố
Chớ học Hàm Đan quên ngọc đào.
10.
Monk asked, “Dear Master, what is your family tradition?”
Master said, “Leisurely, throwing wild fruits and asking monkeys for help; lazily, fishing at a creek and getting cranes to compete.”

Monk asked again, “The Patriarch’s intention and the Buddha’s teaching: are they the same or not?”
Master said, “Waves and water have different names. When a bud blooms, a flower appears.”

Monk asked, “Bodhi and suffering: are they the same or not?”
Master said, “Taste of salt is in water. Glue color is in paint color.”

Monk asked again, “What is the karma of birth and death?”
Master said, “The autumn dews scatter on reed flowers. The nightly snow sprinkles under the shining moon.”

10.
Xin hỏi:
- Thế nào là gia phong của Thượng Sĩ?
Thầy đáp:
Nhàn ném trái rừng kêu vượn tiếp
Lười câu cá suối khiến hạc tranh.
Lại hỏi:
- Tổ ý cùng giáo ý là đồng hay khác?
Thầy đáp:
Sóng, nước tên tuy khác
Búp, nở một đóa hoa.
Lại hỏi:
- Bồ-đề, phiền não đồng khác thế nào?
Thầy đáp:
Vị muối trong nước
Trong sắc màu keo.
Lại hỏi:
- Thế nào là nghiệp sanh tử?
Thầy đáp:
Sương thu lấm tấm phủ hoa lau
Đêm tuyết tung tăng trời trăng sáng.
Monk asked, “Maitreya did not practice concentration and wisdom; why would he surely become a Buddha?”
Master said, “When the right season comes, flowers on cherry trees turn red; however, it may not be springtime, when daisies on flower beds become yellow.”

Monk asked again, “So, how about sitting Zen and practicing concentration?”
Master said, “The king steps down from the chariot, and competes against frogs and toads.”

Monk asked again, “So, how about neither sitting Zen nor practicing concentration?”
Master said, “Go boating like Pham Lai, and enjoy rivers and lakes.”

Lại hỏi:
- Ngài Dật-đa (Di-lặc) không tu định tuệ, vì sao thành Phật không nghi?
Thầy đáp:
Đào đỏ trên cây đúng thời tiết,
Cúc vàng bên dậu nào phải xuân.
Lại hỏi:
- Tọa thiền tập định thì thế nào?
Thầy đáp:
- Vua chúa xuống xe chọi ếch nhái.
Lại hỏi:
- Chẳng tọa thiền tập định thì thế nào?
Thầy đáp:
- Thuyền Phạm Lãi sông hồ vui thú.
11.
A monk asked, “The old sages said, ‘If you want to step on the unborn way, you need to know the root and source.’ What are root and source?”
Master said, “Searching for source, you could not see a root. Seizing a root, you could not find a source.”

Monk asked again, “The sutra says, ‘Emptiness is form; form is emptiness.’ What is that meaning?”
Master kept silent for a moment, then asked, “Do you understand?”
Monk said, “I don’t understand.”
Master said, “Do you have a bodily form?”
Monk said, “Yes, I have.”
Master said, “Why do you say that form is emptiness?”

11.
Có vị hỏi:
- Muốn đạt đường vô sanh, cần phải biết cội nguồn. Thế nào là cội nguồn?
Thầy đáp:
Tầm nguồn chẳng có cội
Bám cội cũng không nguồn.
Lại hỏi:
- Trong kinh nói: “không tức là sắc, sắc tức là không”, ý chỉ thế nào?
Thầy im lặng giây lâu, hỏi:
- Hiểu chăng?
Thưa:
- Chẳng hiểu.
Thầy hỏi:
- Ông có sắc thân không?
Thưa:
- Có.
Thầy bảo:
- Sao nói sắc tức là không?
Master continued, “Do you see whether emptiness has an appearance?”
Monk said, “No.”
Master said, “So, why do you say that emptiness is form?”

Monk asked again, “Finally, how are they?”
Master said, “Originally, form is not emptiness. Originally, emptiness is not form.”
Monk bowed.

Master said, “Listen to my poem here.
Form is emptiness; emptiness is form.
All Buddhas of the three times say that for convenience.
Originally, emptiness is not form; originally, form is not emptiness.
Shining bright, the nature neither gains nor loses.”
Katsu!

Thầy hỏi tiếp:
- Ông thấy không (hư không) có tướng mạo chăng?
Thưa:
- Không.
Thầy bảo:
- Sao nói không tức là sắc?
Lại hỏi:
- Rốt cuộc thế nào?
Thầy đáp:
Sắc vốn không không
Không vốn không sắc.
Vị Tăng lễ tạ.
Thầy bảo:
- Nghe tôi nói kệ:
Sắc tức là không, không là sắc,
Ba đời Như Lai phương tiện đặt.
Không vốn không sắc, sắc không không
Thể tánh sáng ngời không được mất.
Hét!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 14860)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
01/10/2014(Xem: 8487)
Pháp danh : Trừng Thành Pháp tự : Chí Thông, Pháp hiệu : Thích Giác Tiên. Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 Thế danh : Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển. Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Đức đời thứ 33 (1879). Chánh quán làng Giạ Lệ Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1883, lên bốn tuổi thì song thân đều mất. Ngài được ông bà bác đồng tộc đem về nuôi dưỡng. Nhờ bẩm chất thông minh nên thân thuộc cho theo Nho học một thời gian. Nhận thấy giáo lý Phật đà mới là con đường hướng đến cảnh giải thoát ; từ đó, ngài xin với thân thuộc xuất gia đầu Phật. Năm 1890, được 11 tuổi, ngài cầu thọ giáo với tổ Tâm Tịnh.
01/10/2014(Xem: 8575)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 10245)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 14161)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 8349)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 17146)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 11957)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 16689)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 12849)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]