Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Còn Mãi Tôn Dung - Thích Hạnh Tuệ

28/09/201010:35(Xem: 5284)
Còn Mãi Tôn Dung - Thích Hạnh Tuệ

Còn Mãi Tôn Dung


Khấp lễ kính dâng Hòa thượng Bổn sư

Thượng QUẢNG Hạ TÂM

Đệ tử Thích Hạnh Tuệ

Nhất tâm khể thủ đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Tôn sư thùy từ chứng giám.

Cung kính lạy bạch Thầy,

Giờ này đây, một nỗi đau trầm thống, buốt giá tâm cang đang hiện hữu giữa cõi lòng của con. Bao gấm thêu của cuộc đời mờ nhạt, bao sắc hoa nơi dương thế úa tàn, bao thanh âm nơi cõi đời im bặt; thời gian dừng lại, nắng quái hanh hao, mây trời quên trôi, đọng kết vành tang hoàng thổ.

Giờ này đây, chít lên đầu chiếc khăn màu y hoại sắc.

Nhìn mênh mông trơ trọi bóng đại từ.

Cây cỏ ngoài kia buồn - gục đầu cung tiễn,

Sỏi đá cõi này sầu - rơi lệ cầu kinh.

Bạch Thầy, Thầy đi rồi:

“Nơi Trượng thất vắng hình phạm tướng,

Chốn Thiền đường lặng tiếng pháp âm”.

Nỗi nhớ khôn nguôi, cõi lòng quặn thắt

Tiếng nấc nghẹn ngào, im bặtvô thanh.

Nhớ ôi, ngày tháng nào vừa mới đây thôi, xuôi ngược Bắc – Nam thiết thi hoài bão,

Nhớ ôi, ngày tháng nào vừa mới đây thôi, ngang dọc Đông – Tây hóa duyên vô ngại.

Mưa gió của cuộc đời không làm Thầy mệt mỏi chiếc thân,

Cát bụi nơi dương gian chẳng phiền Thầy lung lay chí nguyện.

Rong ruổi muôn nơi lấy yêu thương làm vơi khổ nhọc

Lặn lội khắp cùng đem lòng từ phổ dạy quần sinh.

Kính bạch Thầy,

Huynh đệ chúng con giờ đây đã trưởng thành khôn lớn, đang nối gót Thầy vân du hóa độ khắp nơi nơi. Dẫu đi đâu, dẫu về đâu giữa dòng đời muôn hướng, chúng con nguyện trước Giác linh Thầy: hình hài này khi nào chưa băng hoại thì chí nguyện sơ tâm xuất gia còn lồng lộng ở cõi lòng. Chúng con nguyện, đem đôi tay này gieo hạt giống yêu thương, giữ gìn giềng mối thiền môn, lấy đôi chân này đạp lên bả vinh hoa, vượt thoát chông gai hệ lụy.

Kính lạy Thầy,

“Sinh như trước sam, tử như thoát khố

Tự cổ cập kim, cánh vô dị lộ…” (Vô Nhị Thượng Nhân)

(Sinh như mặc áo, chết như cởi quần, xưa nay vô cùng, không đường nào khác…)

Thầy đã đến cuộc đời này, làm thân Thích tử, phổ lợi nhơn gian, làm bóng đại từ cho đệ tử khắp đó đây quy hướng. Thầy đến nơi đâu cỏ cây nơi đó xinh tươi như thể gặp mưa trong mùa dài nắng hạn, Thầy về chỗ nào Phật tử nơi đó yên vui vì bởi gặp được minh sư dìu dắt. Để rồi sáu mươi bốn năm, trong một rán nắng chiều tịch diệt, chiếc thân mòn bỏ cho đời bụi bặm, xếp mảnh hoàng y, dép cỏ quy Tây hầu Phật. Sinh tử chốn dương gian là trò hề trong tuồng đời huyễn hóa, mượn hình hài thể nhập đạo Vô sinh. Xưa nay, không Bồ tát nào qua trần gian độ sinh mà không mượn hình hài sắc tướng, để rồi khi hạnh nguyện đã tròn cũng rũ áo xả li.

“Sinh nhi bất sinh Thích Tôn thượng Song Lâm thị tịch

Diệt nhi bất diệt Đạt Ma tằng chích lý Tây quy”

Thầy đã đến và đã ra đi như vậy đó,

“Hạc vàng cất cánh bay xa

Thiền môn thất chúng lệ nhòa trong tâm”

Kính bạch Thầy,

Trăm ngàn ngôn từ chật chội, không sao thâm chuyển ân tâm. Chúng con phủ phục trước Giác linh Thầy, đê đầu cung tiễn Thầy về cõi Phật; và với bi nguyện khôn cùng, chúng con kính cung thỉnh Thầy sớm hồi nhập Ta bà để hóa duyên độ chúng.

Chúng con thành kính cung tiễn Thầy.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chúc Thánh Tông Tứ Thập Nhất Thế, Sắc Tứ Từ Lâm Tổ Đình Phú Pháp, Khai Sơn Vĩnh Đức Tu Viện Đường Thượng, Pháp Húy NHƯ HẢO, Tự Thượng GIẢI Hạ TÂM, Hiệu AN ĐỨC, Đạo Hiệu QUẢNG TÂM, LÊ CÔNG Hòa Thượng Giác Linh.

Hanh_Tue-content

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2011(Xem: 7135)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 7312)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 6919)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
19/02/2011(Xem: 5809)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
13/02/2011(Xem: 19564)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
30/01/2011(Xem: 6066)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
14/01/2011(Xem: 6185)
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần. Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
07/01/2011(Xem: 7030)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
05/01/2011(Xem: 5862)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 5794)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]