Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết gia Phạm Công Thiện ra đi giữa cuộc vô thường

15/03/201110:43(Xem: 7289)
Triết gia Phạm Công Thiện ra đi giữa cuộc vô thường

phamcongthien-doanquocsy-nguyensieu





Thầy Phạm Công Thiện - một Triết gia; một nhà giáo dục; một nhà văn hóa; một thi sĩ Phật tử thuần thành quy y Tam Bảo với ôn Già Lam, pháp danh Nguyên Tánh tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, đầu thập niên 60.

Giờ đây Thầy đã xả bỏ báo thân, nhưng chưa từng một lần xả bỏ, như lời Thầy nói. Thầy đến trong cuộc đời này như “Hố Thẳm Tư Tưởng” và hôm nay Thầy ra đi như “Im Lặng Hố Thẳm”. Tất cả đều là “Hố Thẳm” của vô ngôn, không đi và không đến. Đến và đi với Thầy chỉ là một ngôn ngữ của “Hố Thẳm”, một thứ ngôn ngữ của “Im Lặng”, của “hoang vu trên mặt đất”. Hiện thân của Thầy trong cuộc đời này như sự hiện thân của đất trời man nhiên, sương mù, khói đá, biển xanh và đỉnh cao. 

Bảy mươi mốt năm ở với đời, Thầy đi bằng đôi chân của một Triết gia, “thần đồng của thời đại”; một thi sĩ “Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”; một nhà giáo dục đã dẫn tuổi trẻ đi vào tư tưởng mông lung huyền nhiệm và một nhà văn học có sức thu hút đến từng trái tim của thế hệ đôi mươi của nhiều thập niên về trước. Trong cuộc đời nhiều cảnh trạng vô thường, Thầy đã lên thác xuống ghềnh bằng bút tích dị thường để ghi lại những mảnh đời tan rồi hợp, thành rồi vỡ đầy ắp trong những tác phẩm phi thường lưu lại cho hậu thế.
Trong tầm cỡ lỗi lạc của một Triết gia được chuyên chở qua hai nền Triết học Đông Tây, Thầy đã đột nhập và phá tung cánh cửa ngôn ngữ của loài người trên mặt đất.
Nếu chịu khó đi lần vào những tác phẩm của Thầy thì sẽ thấy ngay một Triết gia, một thi sĩ, một nhà văn hóa lớn đang tĩnh tọa trên đỉnh núi cao của thế kỷ, và ở nơi đó con người mãi đắm mình trong núi rừng của ngôn ngữ Triết học, thi ca mà Thầy đã phô diễn tài tình, lịch nghiệm.
Sau đôi mươi năm làm thân kẻ sĩ giữa cuộc vô thường, Thầy đã quẳng gánh bụi hồng để bước chân vào thế giới Diệu thường của Phật pháp và từ đó, Thầy đã hóa thân theo hạnh Bồ Tát. Ngôn ngữ Bồ Tát của Thầy đã dệt thành lời để ca tụng con đường Bồ Tát Đạo, Bồ Tát Hạnh và Bồ Tát Nguyện. Thầy mang cả trái tim của người Tăng sĩ để phụng hiến cho đời. Thầy đã sống và sống một cách thành thiết an nhiên, tự tại trong nền văn hóa giác ngộ của Phật giáo Việt Nam. Thầy được un đúc, trưởng thành trong nền văn hóa giác ngộ đó để rồi hiện thân như một Lạt Ma Tây Tạng, trì chú, bắt ấn với đời sống tâm linh cao vời vượt thoát. Nơi đây, Thầy đã để lòng thương yêu đến cả loài vật, cỏ cây, sỏi đá, Thầy đã nói những lời hy hiến cả đời mình để phụng sự cho chúng sinh, và chỉ có lý tưởng phụng sự cho chúng sinh mới là lý tưởng siêu tuyệt. Lý tưởng của Bố Tát. Thầy đang làm hạnh Bồ Tát.

Từ trái sang phải: Triết gia Phạm Công Thiện, 
nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thầy Nguyên Siêu
(hình chụp trong buổi ra mắt sách 
Huyền Thoại Duy Ma Cật của Tuệ Sỹ 
tại Houston, Texas ngày 04.11.07)

Một buổi sớm mai, tách café vừa cạn, điếu thuốc cũng vừa tàn, Thầy lại hóa thân vào cuộc vô thường, huyễn ảo, nhiều mộng mị. Thầy đi, đi từ thế giới phương Đông qua thế giới phương Tây và đi khắp mọi nơi trên mặt đất. Từ những dấu chân đi ấy, Thầy đã lưu lại nhiều vô kể những tư tưởng cao siêu cả đời lẫn đạo, cả Tăng lẫn tục, cả hữu ngôn lẫn vô ngôn. Thầy đã gõ cửa từng vị triết gia, tư tưởng thời ấy. Triết gia của phương Đông, tư tưởng của phương Tây như là những người bạn chí thân, tri kỷ. Thầy đọc, Thầy viết những tư tưởng của loài người như đọc và viết những tư tưởng của chính Thầy, vì đó mà Thầy được tôn xưng là Triết gia, thần đồng hay nhà văn hóa lớn của thế kỷ. Nhưng, có lẽ vì Triết gia thần đồng hay nhà thơ nhiều mộng mơ mà Thầy đã dẫm nát cả thế giới tục đế, như “những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng” và thực sự Thầy đã im lặng ra đi như chưa một lần ra đi nào cả. Thầy chỉ đau nhẹ, tự mình điều hòa hơi thở, bắt ấn tam muội đi vào thiền định.
Nơi đây, những gì đã có với Thầy một thời sinh tiền như là một kỷ niệm chỉ có thể cảm nhận mà không thể nói ra như một thứ ngôn ngữ phiêu bồng.
Giữa cuộc đời vô thường hay diệu thường, giữa cảnh giới tục đế hay chân đế, giữa bậc Thánh giả hay phàm phu, Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên.

Nguyên Siêu
Xuân Tân Mão

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM GS PHẠM CÔNG THIỆN
PHAN MINH TÀI
Xin kính trân trọng đốt nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân Gs Phạm Công Thiện đã để lại cho đời một di sản văn học rất đáng kể đến mọi thế hệ Việt Nam. Xin nguyện chúc Linh Giác của Gs sớm mãi siêu thăng nơi cảnh giới an lành. 
Người viết mấy dòng này, không bao giờ quên được hình bóng của Gs. Cũng như phần đông những sinh viên VN trước năm 1975 đều biết đến những tác phẩm như "Phê Bình Luận Án Tiến Sĩ của Nguyễn Văn Trung", "Hố Thẳm Tư Tưởng", "Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thật" v.v... Khi các sinh viên của Viện Đại Học Kinh Thương Minh Đức qua đánh bóng chuyền với sinh viên Vạn Hạnh, họ trò chuyện nhau với lòng nể nang về một tác phẩm "Phê Bình Luận Án ..." thật nhiều.
Rồi, một dạo của những năm cách nay trên 10 tấm lịch, Ls Lưu Tường Quang ở Úc đã điều hợp chương trình tại Bankstown Townhall, lúc đó có một số thuộc thế hệ học trò cũ của Gs trong đời tỵ nạn có dịp nhìn lại hình bóng và nghe Gs nói về đề tài "Bát Nhã". Ồ, kéo ra mấy quyển sách như "Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên", "Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo" mà Gs đã đề tặng trực tiếp thì mới biết là năm 1994 (ngày "27.7.1994"). Sau đó, lái xe đưa Gs đi Thủ đô Canberra, Gs cũng nhằm nói về đề tài "Bát Nhã". Đoạn đường tuy chỉ có 3 tiếng đồng hồ lái xe, cộng với nửa tiếng dừng chân uống cà phê, nhưng tôi đã học hỏi và hiểu ra được nhiều vấn đề giá trị (...) mà Gs đã vẫn tiếp tục cống hiến đời mình cho các thế hệ VN chứ không riêng gì Phật Giáo. 
Nếu hôm nay, với những giây phút sau cùng trong kiếp nhân sinh khi Gs Thiện lìa xa nhân thế, nếu chị Phạm Phong Sương có ở bên cạnh Gs thì xin thành tâm phân ưu cùng chị và tất cả tang quyến. 

Một lần nữa, xin cúi đầu cảm tạ cuộc đời của Gs.

Trọng kính,
từ: http://www.hoadamonline.co

Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.

Chỉ bấy nhiêu thôi. Không nhiều hơn. Báo chí trong nước cũng im ắng, ngoài một vài trang mạng.
Tối 9-3, ngày ông mất, tôi không hay biết, ngồi đọc tình cờ bài viết về ông của Nguyễn Hưng Quốc trên chungta.com. Có lẽ đây là trang web trong nước duy nhất lưu giữ các bài viết về Phạm Công Thiện. Qua lời viết của ông Quốc, tôi cảm nhận thêm những chân trời khác của Phạm Công Thiện mà trước đây tôi chưa hề biết hay chỉ đứng mon men bên lề bỡ ngỡ không dám bước vào.

blank
Một số tác phẩm tiêu biểu của GS Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện có tầm ảnh hưởng trên thế hệ sinh viên, học sinh miền Nam những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Nhiều tác phẩm của ông được giới trẻ lúc đó đón nhận nồng nhiệt, trong đó nổi lên là cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”. Trong bối cảnh chiến tranh tan tốc, mất mát, chia ly, tuyệt vọng thì những tác phẩm của Phạm Công Thiện viết về văn nghệ, triết học, tôn giáo tạo cho giới trẻ một thế giới kích thích sự phiêu lưu, khám phá để rồi tung hô, đạp đổ, rồi quay lưng, câm lặng. Vượt lên các hiện tượng này, có lẽ lớp trẻ tìm thấy ở đó sự tin cậy hơn là chiến tranh, tìm thấy sự bình yên hơn là bom rơi đạn nổ. Ông kêu gọi sự trở về, tìm lấy những giá trị Việt trong văn chương, trong tư tưởng, trong truyền thống. Ông còn có công mở lối cho Phật giáo nhập thế, gần gũi hơn với đời, với giới trẻ.
Tôi nhớ hồi đó có những cô nữ sinh ban C, những cậu sinh viên ban triết áp trước ngực cuốn sách trên đi trên đường như một cách trang điểm, như một cách tự giới thiệu về mình. Ít ra rằng là ta không lạc hậu với thời đại. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng hầu hết chúng tôi chỉ hiểu rất ít những gì ông viết. Bởi vì hình như ông viết theo mạch cảm xúc tuôn trào. Chuyện nọ xọ chuyện kia, đọc rất mệt. Đôi khi có cả một đoạn tiếng Đức mà ông khoái, còn chúng tôi mù tịt.

Nhưng đó là phong cách của Phạm Công Thiện. Ông Nguyễn Hưng Quốc nói đọc Phạm Công Thiện trên tinh thần thi sĩ. Có những chỗ chỉ cảm mà không giải thích, lý giải được.

Bây giờ ông đã đi xa. Tôi nghĩ ông xứng đáng để được mọi người tưởng nhớ. Dù có thể với ông là thừa.

12-3-2011
Từ Nguyên Thạch

blank
Bi chú:
Trong bài tựa cho lần tái bản quyển sách nổi tiếng “ Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học “ do nhà xuất bản An Tiêm ấn hành năm 1970, ông viết :

“Bây giờ gần 30 tuổi thì tôi lại xuống núi (chứ không phải lên núi như Zarathustra) để làm nước chảy ồn ào trong những lỗ cống của cuộc đời.
Thực ra còn đến hai tháng nữa, tôi mới đúng 29 tuổi. Tôi cho phép tôi làm nước chảy trong cống rãnh trong thời gian một năm nữa thôi, từ 29 tuổi đến 30 tuổi.
Từ 30 tuổi trở đi cho đến 40 tuổi thì tôi sẽ không là tôi nữa. Đó là điều bí mật chỉ có tôi mới biết rõ vì sao tôi sẽ không là tôi nữa.
Từ 40 tuổi cho đến 50 tuổi, hư vô sẽ thổi trên mặt đất.
Từ 50 tuổi cho đến 60 tuổi thì kỷ nguyên Tây lịch đã tới năm 2000.
Từ 60 tuổi cho đến 70 tuổi thì trái đất sẽ rất nhiều chim, những con chim biết nói tiếng Phạn.
Từ 70 tuổi cho đến 80 tuổi thì núi Hy mã lạp sơn sẽ sụp đổ và chảy tan thành một đại dương mới.
Từ 80 tuổi cho đến 90 thì Thái Bình Dương sẽ trở thành nấm mồ chôn hết lục địa.
Từ 90 tuổi cho đến 100 thì mặt trời trở thành mặt trăng và mặt trăng trở thành địa cầu mới. “

Chẳng may, ông đã mất năm 71 tuổi. Ông không kịp chờ cho “núi Hy mã lạp sơn sẽ sụp đổ và chảy tan thành một đại dương mới. “ (T. Vấn)

Nguồn:http://diemnhin.vn


blank
TẢN MẠN CUỐI NĂM
THÍCH NHUẬN CHÂU
1- Thomas L. Friedman, nhà báo phụ trách chu
yên mục đối ngoại của tờ
The New York Times, trong tác phẩm đang gây xôn xao dư luận hiện nay
là The World is Flat (Thế giới phẳng) đã viết: "Nhân tố làm phẳng thế
giới thứ nhất là khi các bức tường Berlin sụp đổ (ngày 9/11/1989) và
phần mềm Windows lên ngôi... Không chỉ có người Mỹ, người châu Âu và
những người dân đế chế Xô-viết đều ăn mừng về sự kiện nầy. Một người
khác đang nâng cốc chúc mừng, nhưng đó không phải là sâm banh mà là cà
phê đặc Thổ nhĩ kỳ, đó là Bin Laden, hắn cho rằng chính những chiến
binh tham gia cuộc thánh chiến Hồi giáo ở Afghanistan trong đó có hắn
là những người làm cho đế chế Xô-viết sụp đổ bằng việc buộc Hồng quân
phải rút ra khỏi Afghanistan...Cùng một sự kiện bức tường Berlin sụp
đổ, nhưng có nhiều cách nhìn khác nhau."
Thomas L. Friedman còn có một tác phẩm khác nữa là The Lexus and the
Olive tree.
Nhiều điều nữa trong cuốn sách nầy, cho thấy Thomas L. Friedman có cái
nhìn rất gần với thế giới quan của kinh Hoa Nghiêm, nhưng rất hay một
điều là Friedman không nhân danh một cái gì cả. Không tự cho mình là
dân xuất thân từ academics, cũng không xiển dương cho một học thuyết
hay tín ngưỡng nào, ông chỉ trình bày cái thấy của mình, rất đơn giản
như mọi điều xảy ra hằng ngày trên hành tinh mà mọi người ai cũng phải
tiếp cận hằng ngày. Nhưng không ai nói được như thế, Thomas L.
Friedman đã có ngôn ngữ để diễn đạt và mọi người đều hoan nghênh, vì họ đã thấy chính mình trong đó. Người viết đưa ra một tấm gương trong, đó là bối cảnh thời
đại, không nguỵ biện, không cực đoan, nhà Phật gọi là phi nhị nguyên,
trung đạo, không tính.., nên ai cũng soi thấy mình trong đó cả.
2- Google, cỗ tìm kiếm mạnh nhất trên thế giới hiện nay mà những ai
dùng Internet đều biết, họ chỉ mới được biết đến chưa đầy 10 năm nay,
nhưng đã thể hiện rõ tính tin cậy và ưu việt trên phương diện cung
cấp tư liệu. Báo giới đặt cho họ cụm từ Google culture (văn hoá
Google). Gần đây giới truyền thông Việt Nam dùng nhiều từ như Văn hóa Ẩm thực, Văn hoá
Lễ hội, Văn hóa..., nhưng chẳng thấy có điều gì thiết thực tác động
đến sinh hoạt cũng như tri thức con người cả. Còn những gì liên quan
đến đạo học tâm linh, thì họ gọi là Văn hoá phi vật thể (non-material
culture). Vậy thì cái văn hoá mà họ đang được phép dùng và cổ xuý có
lẽ là cái văn hoá vật thể, văn hoá vật chất... ại sao lại phải tránh né Văn hóa tâm linh?
3- Chuyện Nguyên Sa và Phạm Công Thiện, những dòng chữ bút chì ở trang đầu của cuốn sách, đọc mà thấy đau lòng. Ai có thể nhảy qua được cái hố nầy. Xưa, ở thành
Tì-da-ly Ấn Độ, ngài Duy-ma-cật cũng đã phê phán khá gay gắt chuyện
nầy khi các đệ tử hàng đầu đến thăm bệnh ngài. Những lời ngài phản bác
A-nan, Ca-chiên-diên, Xá-lợi-phất... còn như vang vọng bên tai. Và gần
đây ở Việt Nam, Phạm Công Thiện đã làm được điều đó khi nói chuyện với
Nguyễn Văn Trung. Phạm Công Thiện đã vượt qua được cái hố nhị nguyên
(dualism) nên mới mở được con đường thênh thang cho trí thức Việt nam.
Điều đáng buồn bây giờ, giới nầy không thấy được những tấm gương
sáng đó, mà lại còn quay lưng lại. Đáng buồn thay! Mong rằng giới trí
thức khoa bảng xứ sở chúng ta sẽ không mắc phải những điều nầy để
không ai phải viết lên những điều đau lòng như vậy.
4- Ghi lại mấy dòng thơ trong ký ức, có thể không chính xác vì đã quá lâu:
*. Bất nhị
mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông
*. Cây khế đồi hoang
Buổi chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi hoang trổ hết bông.
(Phạm Công Thiện)
5- Sáng Chủ Nhật ngồi ở Thị Ngạn Am của Thầy Tuệ Sỹ trong khuôn viên
Quảng Hương Già Lam. Lá khô lặng lẽ trên lối đi rải sỏi, không ai buồn quét,
không gian đã cô tịch lại càng tịch lặng hơn. Nếu giới hoạ sĩ hay
nhà văn tự xưng là Hậu hiện đại (Post Modern) thấy được khoảnh khắc
dừng lại nầy thì cũng đành ngậm ngùi vì không thể nào diễn tả hết
được. Có lẽ họ cũng bị nhân danh quá nhiều, khoác cho mình những chiếc
áo, dán cho mình nhiều label.... Nhưng chỉ cần họ thở ra được chút
phong thái bất cần của H. Miller hoặc cháy bỏng như Hemingway thì
tuyết trên đỉnh Kirimanjaro sẽ chảy thành nước dưới chân họ, không
cần kêu gào biện minh gì nhiều để người ta chú ý. Thảm thương thay!
Thầy nhắn tôi về để bàn một số việc... Ngày 15 tháng chạp nầy Thầy sẽ nhập thất khá dài.
Tôi về SG dự tất niên mấy lớp học. Sáng nay, có được vài khoảnh khắc thanh thản bàn chuyện với Thầy.
Hương trà quyện trong mùi lá khô cỏ mục. Mọi người toan tính cho một
năm mới bằng những chuẩn bị tất bật. Chúng tôi định hướng lâu dài
bằng những cuộc hành trình đi vào tĩnh lặng. Lá rơi. Mây bay. Hương cỏ mục tan trong gió sớm.. Ai biết được chỗ dừng của chúng?
6- Có lẽ trong không gian nầy, lảy mấy câu của Bùi Giáng là vui nhất:
Xin chào nhau giữa con đường,
Mùa Xuân phía trước, miên trường phía sau.
Nguồn :http://trathomonline.blogspot.com
blank

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2024(Xem: 2094)
Vào lúc 10 giờ ngày chủ nhật 21/01/2024, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Ave, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Đại tường - tưởng niệm cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022; Lễ Tiểu tường - tưởng niệm vào ngày 07/01/2023 có đông chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử tham dự.
07/01/2024(Xem: 1669)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
07/01/2024(Xem: 1435)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 1904)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 1746)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 3176)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 4889)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 5319)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 2604)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
09/11/2023(Xem: 2470)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]