Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và Con Đường Thương Yêu Đồng Loại

22/06/201320:41(Xem: 8607)
Ngọn Đuốc Tuệ 1963 Và Con Đường Thương Yêu Đồng Loại
dailetuongniem
NGỌN ĐUỐC TUỆ 1963
VÀ CON ĐƯỜNG THƯƠNG YÊU ĐỒNG LOẠI
Nguyễn Văn Sâm
(Bài nói chuyện tại
Hội Trường Jerome Center, Santa Ana CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013
nhân ngày lễ 50 cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức)

Nguye_Van_Sam

thichquangduc_luubut-contentĐã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.

Ngày 11 tháng 06 năm 1963 Ngài tự thiêu ngay tại trung tâm Sàigòn, góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Thế giới rúng động vì cử chỉ từ tốn của Ngài khi chấp tay lạy bốn phương rồi ung dung ngồi xuống kiết già để đón nhận can xăng tưới trên mình, thực hành việc tự thiêu. Thân xác Ngài chừng một giờ đồng hồ sau đã tan biến. Vâng, tan biến, cuối cùng chỉ còn lại trái tim. Trái tim bất diệt về thực thể và về tượng trưng. Với dân chúng và tín hữu thì trái tim bất diệt thực thể ai cũng thấy được, cũng xuýt xoa thán phục sự linh thiêng của Ngài, thân xác đã thành tro bụi nhưng trái tim không mất. Không mất có nghĩa là Ngài đã đến thế gian nầy và đã ra đi theo một cách thế đặc biệt trong một hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước và của Phật giáo, để lại như một chứng tích của lòng dũng cảm, dám từ bỏ chính thân xác mình khi cần thiết. Về tượng trưng thì trái tim Ngài biểu lộ trong hành vi tự thiêu. Người vô minh, mê muội còn chấp nhất đạo nầy đạo kia, còn ganh tỵ về sự lớn mạnh của một tôn giáo không phải của mình nên có những cử chỉ gọi là đàn áp. Mê, nên chỉ thấysự tự do tín ngưỡng của mình mà quên sự tự do tín ngưỡng của thành phần khác trong cộng đồng dân tộc. Mê, nên chỉ thấy cần đàn áp để mình được chút vinh danh, chút bổng lộc, chút tư thế trong guồng máy cai trị. Ngọn đuốc thắp sáng lên nếu bằng những vật liệu bình thường thì tác dụng thiệt là bình thường, có thể nói là không đáng kể, đàng nầy Ngài Quảng Đức đã lựa chọn phần quí giá nhứt của con người: mạng sống của chính mình. Với một người tu hành, tuy được thấm nhuần trong lý thuyết là thân thể nầy vốn huyễn ảo, có có không không, chẳng gì khác hơn là sự kết hợp của ngũ uẩn và tứ đại nhưng về mặt khác cũng được lưu ý là ta không thể hủy hoại thân thể mình, nó kết hợp với thần thức ta để tạo nên con người ta. Hủy hoại thân xác tức là hủy hoại luôn thần thức của một người, đó là chưa kể đạo lý bình thường nhứt là phụ công cha mẹ sinh thành nuôi nấng, theo lời dạy của Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng vốn được lưu truyền trong giới Phật giáo đồ từ thế kỷ 17 đến ngày nay bằng bản chữ Hán và cả bản dịch Nôm được phổ biến trong các chùa chiền. Thế nên ta biết chắc rằng trước khi quyết định tự thiêu Ngài đã suy nghĩ thao thức, cân phân coi đây có phải là hành động cần thiết hay không.

Sự suy nghĩ đó nằm trong hai tài liệu quan trọng của Ngài còn để lại là Đơn Xin Thiêu Thân gởi cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam viết bằng chữ Quốc Ngữ và Lời Nguyện Tâm Quyết viết bằng chữ Nôm mà ít người có cơ duyên được đọc, trong đó có những câu toát lên lòng vị tha của Ngài.

Trong Đơn Xin Thiêu Thân Ngài xác nhận rằng mình đi theo con đường chung của tín đồ Phật giáo là tranh đấu bất bạo động. Ngài nói rất rõ ràng:

Nguyện luôn luôn son sắt bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.
Tự thiêu là con đường bất bạo động tuyệt cùng. Không muốn làm đau đớn cũng như không muốn làm hại người khác, dầu cho người khác đó đã bách hại tôn giáo mình, tàn sát tín hữu mình.

Trong Lời Nguyện Tâm Quyết mà ta có thể coi là lời tuyệt mệnh của Ngài, ta không thấy một chút xíu giận ghét nào, chỉ thấy lòng Ngài bao la, bình tâm cầu mong cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt giải quyết vấn đề êm đẹp, cầu mong cho Tổng Thống lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo.
Ta hãy đi vào chính văn bức thơ, ở đoạn quan trọng đó:

Một là mong ơn Phật Trời gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo.

Hai là nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.

Ba là mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác.

Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo….

Chắc chắn rằng dưới mắt Ngài, Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là người đối nghịch cần phải triệt diệt, Tổng Thống chỉ do vướng mắc trong sự mê lầm nhứt thời cho nên Ngài cầu mong Tổng Thống được sáng suốt, sáng suốt với vấn đề và sáng suốt áp dụng sự bình đẳng đối với toàn thể các tôn giáo và với toàn thể quốc dân.

Những sự việc xảy ra sau ngày Ngài tự thiêu là những sự việc của chánh trị, của sự sắp xếp bàn cờ thế giới hay nói cách khác là sự kết hợp của những nhân duyên của thời đại mà không phải ai cũng dự kiến được. Ta biết chắc chắn rằng với lòng từ bi của Ngài, nếu biết chuyện xảy ra vào cuối năm 1963 như đã xảy ra sau nầy chắc chắn ngài cũng chẳng vui vẻ gì và có thể, tôi nói có thể, Ngài đã chọn sự thể hiện tư tưởng mình một cách khác hơn là tự thiêu.

Trở lại sự kiện tự thiêu. Bình luận, khen chê, trách móc đối với một hành vi nào đó thế nào cũng có. Đó là chuyện bình thường của cuộc đời. Tôi chỉ xin lược qua mấy ý từ bài Lửa Từ Bi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, vị thầy khả kính của tôi, với những câu thơ rất đáng được chú ý.

Thi sĩ coi sự Tự Thiêu Xác Thân nầy là hành động bi hùng khiến rơi lệ cả thế giới, cả vũ trụ:

Hai vầng sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc.

Kết quả là:

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt.

Toàn dân trong nước lúc đó có bớt sân si chăng? Điều nầy tùy thuộc nghiệp lực của cả dân tộc: cộng nghiệp của quốc gia Việt Nam ta, việc nầy liên quan đến nhiều yếu tố, khó lòng mà thấy ngay được.

Mỗi cá nhân có bớt sân si chăng? Điều nầy nằm trong cái biệt nghiệp của mỗi con người tại thế nầy. Hòa Thượng đốt đuốc soi đường, nhưng mỗi cá nhân chúng ta phải nhìn vào đó bằng chính con tim mình để sửa lại đường đi của mình cho đúng. Đúng đường đời và đúng đường đạo. Chính mỗi con người thời dầu sôi lửa bỏng đó và mãi mãi về sau phải tự rút ra bài học hướng dẫn hành động của đời mình. Hòa Thượng chỉ hiến thân mình làm Đuốc Tuệ, chẳng mưu cầu gì ở lời ca tụng, ở bia ký, ở đài kỷ niệm, ở bút giấy ghi công, ở lời ngợi ca sùng thượng:

Ngọc hay đá tượng chẳng cần ai tạc,
Lụa hay tre nào khiến bút ai ghi…
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác.

Bài học, cái nhìn ý nghĩa từ hành động của Ngài và sự cố gắng của mỗi người để thực hành bài học đó mới đáng kể, kỳ dư chỉ là phù phiếm, chỉ là kiến thức vô bổ. Ngọn đuốc Tuệ đã được thắp lên, soi tỏ cho chúng sinh để từ đó giúp chúng sinh đem cái Tuệ của riêng mình mà thoát khỏi mê lầm. Nhưng chúng sinh có mở mắt chăng mới là điều quan trọng.

Tiếp theo ngọn đuốc Tuệ của Ngài, nương theo ánh sáng đạo mầu dẫn dắt nên trong suốt thời gian mấy mươi năm trôi qua, biết bao nhiêu tăng ni đã theo gương ngài mà dùng chính thân mình soi sáng đường cho thế gian bớt mê lầm, không phải chỉ trong nước Việt ta mà ở trong các nước Phật giáo khác nữa. Hiện trạng tự thiêu hằng loạt ở Tây Tạng có thể coi là một minh chứng.

Nhưng than ôi! Con người vốn mê lầm nên nhân loại còn chiến tranh dài dài, còn chia rẽ và còn đày đọa nhau không thể kể hết. Chúng ta hằng năm ôn lại hành động của Ngài để cố đứng ra ngoài những mê lầm bởi vì Tỉnh thời Là Phật, Mê là Chúng Sanh. (Toàn Nhật Quang Đài).

Vì Ngài đã thành một nhân vật lịch sử sáng giá. Hành động của Ngài là hành động có một không hai ở Việt Nam, hơn nữa tuy vô tình nhưng đem đến hệ quả làm thay đổi một giai đoạn lịch sử của VNCH cho nên nhà cầm quyền hiện tại ở VN cố lái ý nghĩa của sự tự thiêu nầy, cố mập mờ về tiểu sử của Ngài, cố tạo cho Ngài một ý muốn mà tôi biết rằng thâm tâm Ngài không hề có là:

(1) Muốn đánh đổ chế độ Cộng Hòa của Miền Nam, và
(2) Đòi cho được sự không kỳ thị tôn giáo đối với Phật giáo đồ ở giai đoạn 1963.

Thật ra theo tôi Hòa Thượng Thích Quảng Đức không chủ trương hai điều nầy: Xin xem lại Lời Nguyện Tâm Quyết:
Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc nghĩa là không có đánh nhau để giành dân chiếm đất, không có giết hại dân đen vô tội, không có khủng bố viên chức, càng không có chuyện làm xụp đổ chế độ nọ để áp dụng chế độ kia. Chuyện đánh đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là chuyện chắc chắn không có trong ý niệm của Ngài Quảng Đức khi Ngài toan tính chuyện tự thiêu.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo….

Tổng Thống nên lấy lòng bác ái đối với quốc dân, thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo có nghĩa là bình đẳng đối với tất cả tôn giáo, không có một sự quá trọng đối với bất cứ một tôn giáo nào mà coi thường những tôn giáo khác. Sự đòi hỏi của Ngài tuy không nói ra rõ ràng nhưng hàm chứa phải có sự bình đẳngđối với 4 tôn giáo lớn của Miền Nam là Thiên Chúa giáo, Phật Giáo, đạo Hòa Hảo, Cao Đài giáo… Đòi hỏi sự bình đẳng chungcho các đạo vượt trên sự đòi hỏi không bị kỳ thị chỉ riêng cho tôn giáo của mình. Tâm hồn cao đẹp của Ngài nằm trong mấy chữ vừa nêu lên: bình đẳng tôn giáo.

Xin nói thêm một lần nữa về sự tự thiêu.

Tự thiêu khác với ‘đánh bom tự sát’ về nhiều mặt. Tự thiêu không có mục tiêu sát thương dân chúng và chức quyền của đối phương càng nhiều càng tốt. Cũng không có ý rằng cái chết của mình sẽ được đền bù gì đó ở Thiên Đàng hay Niết Bàn…. Tự thiêu là hành vi vô hóa xác thân mình bằng đường hòa bình, đem từ tâm mình thức tỉnh mê tâm của bên phe mà mình đương nói chuyện với. Tự thiêu do đó được nễ phục bởi phe đương đối thoại, được kính trọng khắp nơi trên thế giới do mình hiểu thấu sự huyển ảo của thân xác mà hành động, do thấu hiểu sự từ bi mà đem thân làm đuốc.

Một bài thơ nhỏ trong một tác phẩm xưa như sau, diển tả sự huyển ảo của tất cả mọi thứ theo quan niệm của người thấu hiểu Phật đạo, chắc chắn rằng Ngài Thích Quảng Đức đã đọc hay ít nhứt đã nghiền ngẫm những ý tưởng tương tợ rải rác đây đó trong các kinh kệ:

Tự không nhi sắc, sắc nhi không, 自空而色色而空,
Tịch mịch hư vô lý mạc cùng. 寂寬虚無理莫穷
Thố giác trượng khiêu đàm để nguyệt, 兔角杖挑潭底月
Qui mao thằng truyện thụ đầu phong. 龜毛绳傳𣗳頭風

dịch:

Từ không thành có, có thành không
Tịch mịch hư vô, chuyện chẳng cùng
Sừng thỏ sao khều trăng đáy nước,
Lông rùa chẳng buộc gió trên cây.

Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.

Thì sự có - không của thân xác một con người ở trong một sát na của thời gian miên viễn có gì đâu là quan trọng. Thì sự tự thiêu của người liễu đạo cũng là lẽ bình thường.

Xưa Đức Phật một đêm nọ bỏ cung điện ra đi và nguyện: “Ta sẽ trở về khi thấy Đạo, giải thoát nhân gian vượt bể sầu đau.” Bể sầu đau của nhân sinh, cách nầy hay cách khác, do Sinh Lão Bịnh Tử và do lòng sân si, đam mê vọng động của Tâm thường tình ở trong mỗi con người.

Đức Phật xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường, năm 1963 Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng, ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do đương diễn ra ở trong nước.

Con đường thương yêu đồng loại, thương yêu đồng bào là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy!

Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyễn văn Sâm tháng 6/2012, viết thêm tháng 06/2013.
(Nguyên Giáo Sư thỉnh giảng Viện Đại Học Vạn Hạnh trước năm 1975)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2021(Xem: 5888)
Hòa thượng Thích Minh Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, môn đồ pháp quyến, chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang cáo bạch kính tiếc báo tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn - trú trì chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang.
23/08/2021(Xem: 4570)
Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ). Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh. Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành t
20/08/2021(Xem: 9815)
Sư Phụ Tôi người hiền hoà chất phát Sống một đời giản dị rất bình dân Bất cứ ai dù ở chốn xa gần Khi cần đến Ngài sẵn sàng cứu giúp. Ngài thuộc bậc hàng cao Tăng thạc đức Nhưng lúc nào cũng tỏ hạ khiêm cung Sống giản đơn nhưng sắc thái kiêu hùng Bình thuận tỉnh, đệ huynh đều kính mến. Không phung phí của Đàn na tín thí Từng hạt cơm, hạt đậu cả hạt mè Quần áo thì vài ba bộ che thân. Ngày ba bữa cháo rau cùng tương đậu. Thời khoá biểu Ngài luôn thường nhắc nhở
11/08/2021(Xem: 7210)
Toàn tập Kinh Tạng Nikaya cho Iphone & Ipad (cảm ơn TT Tâm Hải đã gởi tặng, mời đại chúng vào download để đọc kinh Tạng)
04/08/2021(Xem: 6684)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
26/07/2021(Xem: 8183)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Minh Có, pháp danh Huệ Đạt, pháp hiệu Hoàn Thông, sinh năm Đinh Tỵ (1917) triều Khải Định năm đầu, tại ấp Hội An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phuông, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sửu, Ngài mồ côi cha lúc 13 tuổi. Thiện duyên đưa đến cho hạt mầm Bồ đề trong tâm Ngài phát triển. Năm 1930, trong thân tộc có ông Hồ Trinh Tương, gia tư khá giả, phát tâm phụng sự Tam Bảo, xuất tiền của xây một ngôi chùa, lấy hiệu là Hội Thắng Tự. Ông xuất gia đầu Phật, húy là Tường Ninh, pháp danh Đắc Ngộ, pháp hiệu Niệm Hưng và làm trú trì chùa này để hoằng dương đạo pháp. Ngài được thân mẫu cho phép xuất gia với Sư cụ trú trì chùa Hội Thắng khi vừa mồ côi cha, được ban pháp danh Huệ Đạt. Năm 16 tuổi (1933) Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa Di.
12/07/2021(Xem: 4186)
Trăm Năm Cõi Mộng Phù Hương, Vọng Lời Kinh Phật, Mở Đường Pháp Sinh. Lời Thầy Còn Đọng Chút Tình, “Sông Bờ” Ai Đợi, Dáng Hình Trí Yên. Quê Quảng Bình, Dấu Phật Thiên. Nuôi Mầm Học Hạnh, Giãi Niềm Gia Lai. Thầy Dụng Võ, Ngọc Liên Đài, Thâu Lời Kinh Luận, Bỏ Ngoài Tục Danh.
26/06/2021(Xem: 4122)
Quên sao được những ngày đầu nhập đạo Quỳ trước Thầy con phát nguyện xuất gia (1) Cuộc đời con nay đã được an hòa Sống giải thoát trong tình thương Thầy, bạn Nương Chùa Tỉnh (Pháp Bảo) thăng hoa từng ngày tháng Từ học hành đến tu tập nâng cao Từng trải nghiệm với Phật Pháp nhiệm mầu Hành tinh tấn chuyển hóa nhiều nghiệp lực Sống vị tha khiêm cung tròn phước đức Học hạnh Thầy dung nhiếp độ chúng sanh Viện Huệ Nghiêm, Vạn Hạnh chưa viên thành (2) Đường phụng sự tham gia Đoàn Xã Hội (3) Nhưng tu hành Thầy khuyên đừng nên thối Tinh tấn lên nhân quả rất công bằng Việc sẻ chia thực hiện hết khả năng Đời ý nghĩa mang niềm vui dâng hiến Đức hài hòa của Thầy luôn thể hiện (4) Tròn vai trò Hội Chủ suốt nhiều năm Lòng của Thầy trong sáng tợ trăng rằm Quyết độ tận chúng sanh vơi đau khổ !!! Chùa Pháp Hoa, 26/06/2021 Thích Viên Thành
22/06/2021(Xem: 13270)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
21/06/2021(Xem: 5946)
Kính mời quý vị tham dự lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn chùa Pháp Hoa, thượng NHƯ hạ HUỆ vào Chủ Nhật 27/6/21, và khóa an cư Kiết Đông từ ngày 4 đến 10/7/2021 theo chương trình như sau: 1.Lễ húy kỵ Hòa Thượng khai sơn: Chủ Nhật, 27/6/21: 8:00am: Phật tử công quả phước điền, 9:00am: Tụng kinh, niệm Phật. 10:30 am: Lễ Húy Kỵ Hòa Thượng Khai Sơn: (Có chương trình riêng). 12:00pm: Cơm chay đạo vị. 2.Lễ kiết giới an cư: Chủ Nhật, 4/7/21: 8:00am: Chư Tăng Ni và Phật tử câu hội và ổn định chổ ở. 9:30am: Lễ khai mạc, công bố nội quy tu học, và Lễ kiết giới tràng, 11:00am: Quá đường, ngọ trai và Lễ Xả giới tự tứ ngày Thứ Bảy 10/7/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]