Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Duy Lực (1923-2000)

04/08/201220:26(Xem: 7722)
Hòa Thượng Thích Duy Lực (1923-2000)

HT Thich Duy Luc
 Hòa Thượng Thích Duy Lực
(1923-2000)

Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo.

Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.

Năm Mậu Tý 1948, Ngài thi đậu bằng giáo viên Hoa Văn và được mời dạy các trường tiểu học ở tỉnh Tà Keo, nước Cao Miên (Campuchia), rồi đến trường Khải Trí ở Cần Thơ; trường Cái Vồn ở Vĩnh Long. Ngài dạy học ở miền Tây trải qua 10 năm.

Năm Mậu Tuất 1958, Ngài thi lấy bằng Đông y cấp I và làm Đông y sĩ tại nhà thuốc Tế Ngươn Đường ở thị xã Cà Mau. Được một thời gian, Hội Phật học Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm ở Cần Thơ mời Ngài về phòng khám của Hội để khám bệnh miễn phí cho nhân dân, Ngài làm việc ở đây trong thời gian 8 năm.

Chính khi làm việc ở đây, nhân duyên với Phật pháp của Ngài được có cơ hội phát triển. Trong tủ sách của Hội Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm có bộ Tục tạng kinh gồm 150 quyển; lúc đầu Ngài định sẽ đọc hết toàn bộ, trải qua một năm Ngài đọc được 7 quyển, và quyết định chỉ xem phần Thiền Tông.

Cảm nhận được ý chỉ thiền học ứng hợp với căn cơ của mình, Ngài tìm đến pháp sư Diệu Duyên – Kim Phật, trụ trì chùa Thảo Đường ở Chợ Lớn, là vị đã có nhiều năm thân cận thiền sư Lai Quả và thiền sư Hư Vân, để tham học về Tổ sư thiền.

Ngày mồng 8 tháng 2 năm Quý Sửu 1973, lúc này đã 50 tuổi, Ngài gát bỏ mọi duyên trần, tìm đến chùa Từ Ân, quận 11 - Chợ Lớn, xin thế phát xuất gia với Hòa thượng Hoằng Tu và ở lại đây tu học thiền môn quy tắc. Đến tháng 5 năm 1974, Ngài được Bổn sư cho đi thọ tam đàn Cụ túc giới tại giới đàn mở tại chùa Cực Lạc - nước Malaysia.

Trải qua nhiều năm, Ngài chuyên tâm tham cứu câu thoại đầu: “ Khi chưa có trời đất, ta là cái gì ?”. Một hôm, nhân đọc đến quyển Trung Quán Luận, Ngài ngộ được ý chỉ diện mục của tánh không mà chư Tổ đã diễn đạt. Từ đó, đọc đến đâu Ngài thông suốt được diệu ý của các kinh và bắt đầu lấy pháp môn Tổ sư thiền làm căn bản hướng dẫn cho môn đồ theo học.

Ngày mồng 2 tháng 4 năm Đinh Tỵ 1977, được sự chứng minh của Hòa thượng Bổn sư, Ngài chính thức ra hoằng dương pháp Tổ sư thiền tại chùa Từ Ân, đường Hừng Vương, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, thiền sinh người Việt và người Hoa theo tu học ngày càng đông, mỗi thiền thất đều có đến hai, ba trăm người tham dự.

Tháng 2 năm Kỷ Tỵ 1989, Ngài nhận lời thỉnh cầu của Phật tử Hoa Tông ở hải ngoại, được Nhà nước cho phép sang định cư tại Mỹ Quốc. Tại đây, Ngài sáng lập Từ Ân Thiền Đường ở thành phố Los Angeles, bang California để hoằng dương thiền học. Đến tham học tại đây, có Phật tử người Tây Âu, Á châu và đông nhất là kiều bào người Việt Nam.

Những năm sau đó, uy tín và đạo lực của Ngài vang xa; Ngài được cung thỉnh đến các nước như : Cannada, Australia, Hong Kong, Đài Loan và các thiền đường tại Mỹ để giảng dạy pháp Tổ sư thiền. Tuy nhiên, Ngài vẫn thường xuyên trở về Việt Nam để tiếp tục sự nghiệp thiền học mà Ngài đã gầy dựng và truyền bá, cùng giảng dạy ở các tự - viện Phật giáo trong thành phố Hồ Chí Minh, nơi có điều kiện mở thiền thất thỉnh cầu.

Năm Bính Tý 1996, Ngài về nước thành lập một trang trại trồng rau sạch không dùng phân bón và thuốc sát trùng tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh để làm kinh tế tự túc cho thiền đường. Lần lượt Ngài được mời thỉnh đi đến các tỉnh thành như : Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Bình Định, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh . . . để thuyết giảng thiền học.

Năm Mậu Dần 1998, Ngài được chư tôn túc Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời làm Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương, chính thức là Giảng sư của Giáo hội, được phân công thuyết giảng tại các khóa bồi dưỡng Hoằng pháp do Giáo hội tổ chức tại các tỉnh thành.

Năm Kỷ Mão 1999, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, Ngài quyên góp từ các Phật tử ở hải ngoại, về Việt Nam thành lập phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngoài các Phật sự và giảng dạy, Ngài còn để thời gian trước tác và dịch thuật trên 20 tác phẩm - dịch phẩm các loại về kinh điển, ngữ lục thiền học . . . đã được xuất bản cùng tái bản nhiều lần :

- Kinh Lăng Nghiêm

- Kinh Lăng Già

- Kinh Pháp Bảo Đàn

- Kinh Viên Giác

- Kinh Duy Ma Cật

- Phật Pháp với Thiền Tông

- Đại Huệ Ngữ Lục

- Tham Thiền Cảnh Ngữ

- Thiền Thất Khai Thị Lục

- Góp nhặt lời Phật Tổ Thánh Hiền

- Công án của Phật Thích Ca&Tổ Đạt Ma

- Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục

- Truyền Tâm Pháp Yếu

- Cội Nguồn Truyền Thừa

- Danh từ Thiền học

- Chư Kinh Tập Yếu

- Tín Tâm Minh tịch nghĩa giải

- Vũ Trụ Quan thế kỷ 21

- Yếu chỉ Trung Quán Luận

- Yếu chỉ Phật Pháp . . . .


Suốt cuộc đời hành đạo, Ngài tùy duyên hóa độ, tận tụy với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Ngài ứng hiện ở đời làm nên bao công hạnh, để rồi khi hóa duyên đã mãn, Ngài ra đi về cõi tịch tĩnh mà không chi bận lòng . . .

Ngày 07 tháng 1 năm 2000, tức ngày mồng Một tháng Chạp năm Kỷ Mão; Ngài thâu thần thị tịch tại California, Mỹ Quốc, trụ thế 77 năm, hành đạo 25 mùa Hạ. Môn đồ pháp quyến trà tỳ nhục thân Ngài, phân chia xá lợi, xây Bảo tháp tôn thờ ở Từ Ân Thiền Đường - Mỹ Quốc và ở chùa Từ Ân - Việt Nam.

_________

Tư liệu liên hệ:

Tuyển Tập Tưởng Niệm Cố Hoà Thượng Thích Duy Lực

Thư Mục Hòa Thượng Thích Duy Lực

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2013(Xem: 7888)
Tôi gặp Hòa thượng Nguyên Lai cũng nhờ Ni sư Nguyên Thanh (mà nay là Pháp vị Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh, đương kim Viện chủ chùa An Lạc, San Jose). Trước tiên là cám ơn Ni trưởng Nguyên Thanh hằng năm cung thỉnh chúng tôi về chứng minh, thuyết giảng hầu hết những Đại lễ mà đặc biệt là vía đức Phật Di Đà. Kể từ khi Giáo chỉ số 9 ra đời, thì chúng tôi không còn diễn giảng hay chứng minh bất cứ một lễ nào nữa
05/06/2013(Xem: 16240)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11569)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7443)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12392)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15903)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5384)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10216)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6307)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7133)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]