Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Đỗng Minh

12/06/201219:54(Xem: 6159)
Tiểu sử Hòa Thượng Thích Đỗng Minh


HT. Thich Dong Minh-3
Tiểu sử
HÒA THƯỢNG TUYÊN LUẬT SƯ
THÍCH ĐỖNG MINH

 

1. Thân thế

 

Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư.

Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.

 

2. Xuất gia học đạo

 

Vốn có sẵn hạt giống Bồ-đề, túc duyên Phật pháp, năm 13 tuổi Ngài xuất gia với Đại sư Thích Chơn Quang (vốn là chú ruột) tại chùa Khánh Vân, thôn Văn Quang, xã Phước Quang, tỉnh Bình Định. Sau đó, Ngài được Hoà thượng chùa Thiên Hưng đưa vào Phan Rang và trao cho Hòa thượng Huyền Tân chùa Thiền Lâm, làm đệ tử với pháp danh Thị Khai, tự Hạnh Huệ, hiệu là Đỗng Minh, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42.

Năm Quí Mùi (1943), Ngài thọ Sa-di tại giới đàn Thiên Đức, tỉnh Bình Định, do Quốc sư Phước Huệ chứng minh.

Năm 19 tuổi (1946), Ngài được bổn sư cho thọ Đại giới tại Đại giới đàn chùa Thiên Bình, Bình Định, Hòa thượng Huệ Chiếu làm Đàn đầu Hòa thượng. Với tuổi mười chín thì chưa đủ tuổi theo Luật định, nhưng với thiên tư đĩnh đạc Ngài được bổn sư đặc cách và Hội đồng thập sư hoan hỷ chấp thuận.

Năm 23 tuổi (Năm Canh Dần – 1950), Ngài được bổn sư đưa ra tu học tại Tăng Học Đường Nha Trang, hay gọi là Tăng Học Đường Nam Phần Trung Việt, đặt tại trường Bồ-đề - Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), do Hoà thượng Thích Thiện Minh làm giám đốc. 

Năm 1954, Ngài được Ban Giám Đốc Tăng Học Đường Nha Trang cử vào Sài Gòn, tìm học một số ngành nghề như y tá, bào chế hóa chất v.v… để bổ sung cho y phương minh, công xảo minh…, làm tư lương hành đạo sau này.

Năm 1955, sau mùa An cư, Ngài xin ra Huế tham học với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Siêu, Thích Trí Quang để hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo. Trong thời gian này, Ngài lưu trú tại chùa Từ Quang (Huế).

 

3. Hành đạo

 

Năm Kỷ Sửu (1949), Ngài được Hòa thượng bổn sư Thích Huyền Tân cử giữ chức Thủ tọa chùa Thiền Lâm (Ninh Thuận).

Năm Canh Dần (1950), khi vào tu học tại Tăng Học Đường Nha Trang, Ngài được Ban giám đốc và đại chúng đề cử giữ chức Thủ chúng, để điều hành mọi sinh hoạt của chúng Tăng. Vì thế, Tăng ni, Phật tử lúc ấy gọi Ngài là “Thầy Thủ”.

Năm Đinh Dậu (1957), sau khi hoàn tất chương trình Đại học Phật giáo, từ Huế trở về Nha Trang, Ngài đã được Tổng Hội Phật Giáo Trung Phần (lúc ấy) phân công nghiên cứu, tổ chức và thành lập hãng Vị trai lá Bồ-đề, để làm cơ sở kinh tế tự túc cho việc đào tạo Tăng tài. Sau đó, hãng này phát triển thêm được hai chi nhánh: một tại Sài Gòn và một tại Huế. Nguồn thu nhập tài chánh của ba cơ sở này đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo Tăng tài lúc bấy giờ. Ngài đã đảm nhiệm chức giám đốc của cơ sở sản xuất này từ khi thành lập cho đến lúc chuyển thể (1957-1976).

 Cũng trong năm này, Tăng Học Đường Nha Trang và Phật Học Đường Báo Quốc Huế hợp lại và thành lập Phật Học Viện Trung Phần, đặt tại chùa Hải Đức, Nha Trang (thường gọi là Phật học viện Hải Đức Nha Trang), do Hoà thượng Thích Giác Nhiên làm Viện trưởng, Hoà thượng Thích Trí Thủ làm Giám viện, Hoà thượng Thích Thiện Siêu làm Giáo thọ trưởng. Ngài được mời giữ chức Trưởng ban kinh tế tự túc, đồng thời làm Giáo thọ giảng dạy thường xuyên tại Viện và các Phật học viện phụ cận trong những năm sau đó.

Năm Quí Mão (1963), Ngài là thành viên trong Ủy ban bảo vệ Phật giáo tại Nha Trang, cùng với Tăng ni và Phật tử vận động tranh đấu, chống lại chính sách kì thị tôn giáo và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Năm Quí Mùi (1967), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất mời Ngài giữ chức Đại diện Miền Khuôn Việt, bao gồm các tỉnh Cao nguyên Trung phần.

Năm Mậu Thân (1968), Ngài giữ chức Vụ trưởng Phật học vụ, thuộc Tổng vụ giáo dục, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, với trách nhiệm điều phối và chăm sóc 22 Phật học viện các cấp trong toàn Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Năm Canh Tuất (1970), Phật Học Viện Trung Phần (chùa Hải Đức, Nha Trang) mở lớp chuyên khoa Phật học, Ngài được mời giữ chức Giám học, thường xuyên đôn đốc việc tu học của Tăng sinh.

Ngày 19 tháng 9 năm Quí Sửu (1973), Ngài cùng Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Thủ mở Đại giới đàn Phước Huệ cho Tăng ni từ Quảng Trị trở vào Nam thọ giới. Đây là giới đàn lớn nhất; Hội đồng thập sư được cung thỉnh từ Trung vô Nam và Đại lão Hoà thượng Thích Phúc Hộ làm Đàn đầu Hoà thượng.

Năm Giáp Dần (1974), Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức – Nha Trang thành lập, do Hoà thượng Thích Thiện Siêu làm Viện trưởng, Ngài giữ chức Phó Viện trưởng điều hành, theo dõi chăm sóc mọi sinh hoạt của Viện.

Từ ngày thành lập Phật học viện đến viện Cao đẳng, Ngài và Hoà thượng Thích Trừng San là hai trợ lý đắc lực cho Hoà thượng Giám viện Thích Trí Thủ.

Đầu Năm Mậu Ngọ (1978), Ngài đi Sài Gòn dự lễ tang đức Phó tăng thống GHPGVNTN, trên đường trở về lại Nha Trang, đã bị chính quyền chận bắt. Mười tám tháng bị giam cầm đủ để thử sức nhẫn nhục của Ngài và cũng là thời gian để Ngài tu dưỡng. Bộ Tỳ-ni nhật dụng được dịch ra văn vần trong thời gian này. 

Năm 1982 và 1983, Ngài an cư và dạy Luật tại Tu viện Quảng Hương Già-lam và Phật học Vạn Hạnh. Từ năm 1983, Ngài được mời làm thành viên Ban giáo dục Tăng ni Trung ương trong suốt 4 nhiệm kì.

Năm 1990, trường Cơ bản Phật học Khánh Hoà thành lập, Ngài được cung thỉnh giữ chức Giáo thọ trưởng và giảng dạy cho trường.

Năm 1991, phân viện nghiên cứu Phật học Hà Nội mời Ngài vào thành viên Hội đồng phiên dịch Luật tạng Phật giáo Việt Nam.

Từ năm 1993 đến năm 2001, Ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư cho các Đại Giới đàn: Trí Thủ I (1993), Trí Thủ II (1997) và Trí Thủ III (2001), đều được tổ chức tại chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa.

Năm Ất Hợi (1995), được sự tài trợ của hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài Loan, Ngài tổ chức đào tạo một lớp phiên dịch cho Tăng ni; sau đó tiếp tục hướng dẫn Tăng ni và Cư sĩ dịch được nhiều bộ kinh trong tạng Đại Chánh Tân Tu. Ngài tự đảm nhiệm công việc “chứng nghĩa” cho tất cả các bản dịch này.

Năm Bính Tý (1996), Ngài được cung thỉnh làm Tuyên luật sư cho Đại giới đàn Thiện Hòa tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu.

Năm Đinh Sửu (1997), Ngài được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong Hòa thượng và suy tôn vào Hội đồng chứng minh trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm Tân Tỵ (2001), trong Đại hội nhiệm kỳ III, Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Khánh Hoà cung thỉnh Ngài làm chứng minh và cố vấn cho Tỉnh hội; đồng thời thỉnh Ngài làm cố vấn cho Ban Tăng sự và Ban giáo dục Tăng ni của Tỉnh hội.

Năm Nhâm Ngọ (2002), được sự hỗ trợ nhiệt thành của các pháp hữu (cựu học tăng Phật học viện Hải Đức, Nha Trang) ở hải ngoại, Ngài liền vận động thành lập Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam; chính Ngài giữ trách nhiệm Trưởng ban, hướng dẫn Tăng ni và Cư sĩ phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ Hán ngữ và các ngoại ngữ khác sang Việt ngữ. Từ đó đến nay (năm 2005), nhiều kinh sách đã được phiên dịch và lưu hành rộng rãi cả ở trong nước lẫn ngoài nước.

Năm Quí Mùi (2003), Ngài được Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam mời giữ chức Phó viện trưởng và cố vấn chỉ đạo Ban phiên dịch Hán tạng.

 

4. Phiên dịch Luật tạng

 

Vì bản hoài sách tấn Tăng ni nghiêm trì giới luật, thể hiện đạo phong trưởng tử Như Lai, phụng sự đạo pháp, nên từ lâu Ngài đã dụng công nghiên cứu Luật tạng. Trong khoảng hơn 10 năm, từ 1978, Ngài đã phiên dịch toàn bộ hệ thống Luật tạng trong bộ Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh; dịch phẩm của ngài gồm có các bộ:

-         Tứ phần luật (60 quyển), Hán dịch:  Diêu Tần - Phật-đà-da-xá và Trúc Phật Niệm … Đại chánh 22n1428.

-         Di-sa-tắc bộ Hòa-hê Ngũ phần luật (30 quyển), Hán dịch: Lưu Tống - Phật-đà-thập cùng Trúc Đạo Sinh … Đại chánh 22n1421.

-         Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da (50 quyển), Hán dịch: Đường – Nghĩa Tịnh. Đại chánh 23n1442.

-         Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Bí-sô-ni Tỳ-nại-da (20 quyển), Hán dịch: Đường – Nghĩa Tịnh. Đại chánh 23n1443.

-         Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Bách nhất yết-ma (10 quyển), Hán dịch: Đường – Nghĩa Tịnh. Đại chánh 24n1453.

Ngoài ra, Ngài còn dịch các bộ:

Trùng trị Tỳ-ni sự nghĩa tập yếu (19 quyển, Bản biệt hành), Sa-môn Trí Húc biên soạn.

-         Luật Tỳ-kheo giới bổn sớ nghĩa (2 quyển, Bản biệt hành), Sa-môn Truyền Nghiêm tập thuật.

Biên soạn:

-         Tỳ-ni, Sa-di, oai nghi, cảnh sách (Dịch thuộc lòng bộ Luật tiểu 4 quyển ra văn vần).

-         Nghi truyền giới.

Song song với việc dịch thuật, Ngài còn hướng dẫn phiên dịch và chứng nghĩa từ tập 1 đến tập 17 trong tạng Đại Chánh.

 

5. Viên tịch

  

Cuộc đời Ngài với nhiều sóng gió, đến lúc già mới có phần nhẹ nhàng. Nhưng nếp sống khắc kỷ, cả tuổi già sức yếu do bao gian nan thời niên thiếu, Ngài lâm trọng bệnh. Thân bệnh mà tâm luôn an nhiên tự tại. Biết ngày về với Phật không còn lâu, Ngài đã sắp xếp việc phiên dịch, dùng tịnh tài trị bệnh của mình còn lại vào việc dịch thuật, ấn tống kinh sách, và khuyên Thị giả cố gắng tiếp nối công việc này.

Ngày 11 tháng 5 năm Ất Dậu (17. 06. 2005), cảm thấy yếu dần, từ võng Ngài bảo Thị giả đưa qua giường nằm. Đến 18 giờ 35 phút, Ngài an nhiên xả báo thân trong tư thế cát tường, tại chùa Long Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngài trụ thế 79 năm, 59 hạ lạp.

Cuộc đời Ngài quả là một tấm gương sáng chói, cả về đạo hạnh lẫn sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Ngài luôn thể hiện nếp sống của bậc chân tu, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, gắn liền đời sống của mình với sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng tài. Mặc dầu về già, Ngài chuyên về dịch thuật nhưng vẫn luôn theo dõi khích lệ đàn hậu bối. Sự dịch thuật của Ngài cũng nhằm mục đích giáo dục. Nhưng tiếc thay, tâm nguyện cuối cùng là hoàn thành kho Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam của Ngài chưa thành tựu viên mãn, thì Ngài đã xả bỏ báo thân, về nơi An dưỡng!

Hôm nay, Ngài không còn nữa, nhưng tấm gương nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, tiếp dẫn hậu lai vẫn mãi mãi sáng tỏa rạng ngời, để đàn hậu tấn noi theo, tự đào luyện thân tâm, phụng sự đạo pháp; chúng con xin nguyện cố gắng hết sức mình để nối tiếp tâm nguyện của Ngài trong việc hoàn thành kho Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam.

 

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Ninh Thuận Thiền Lâm Phó Pháp, Khánh Hòa Long Sơn Hoá Đạo, Húy Thượng Thị Hạ Khai, Tự Hạnh Huệ, Hiệu Đỗng Minh Hòa Thượng Giác Linh.

 

Nha Trang, ngày 17 tháng 6 năm 2005
Môn Đồ Pháp Quyến
 (trong và ngoài nước)
phụng soạn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2020(Xem: 8614)
Lễ Huý Kỵ Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Như Huệ tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc,Chủ Nhật 05/07/2020 (15/05/Canh Tý).
04/07/2020(Xem: 9405)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
28/06/2020(Xem: 23733)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5643)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8606)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9468)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6707)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8148)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11628)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18335)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]