Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Trí Thủ một đời vì Đạo Pháp & Dân Tộc

05/04/201102:38(Xem: 5980)
HT Thích Trí Thủ một đời vì Đạo Pháp & Dân Tộc
HT_Tri_Thu_3

MỘT ĐỜI VÌ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC
(*)
Thích Giác Toàn

Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp đầu tiên, Hòa thượng đã thác tích hiện thân đại sĩ, nương thuyền từ độ kẻ trong mê.

Duyên lành sẵn có, tâm Bồ đề sớm phát, tuổi ấu thơ đã thắm nhuần đạo vị, chùa Hải Đức trưởng dưỡng chí xuất trần. Rồi đến độ tâm hoa khai phát, lúc tuổi thanh xuân, nơi chốn Tổ Tra Am, Hòa thượng quyết chí tu hành, cắt ái từ thân, thế phát bẩm sư với Tổ Viên Thành.

Vì lòng khát ngưỡng giáo pháp Đại thừa, khi tuổi vừa tròn đôi mươi, nơi chốn Tổ Từ Vân, Hòa thượng được Bổn sư cho đăng đàn thọ Cụ túc giới.

Kể từ đây giới thể Châu viên, Tam tôn kế vị, Giới đức trang nghiêm, sáng soi như nhựt nguyệt, thanh danh Trí Thủ rạng ngời từ thuở đó.

Với trách nhiệm và bổn phận của Trưởng tử Như Lai, tiền đồ của Phật giáo nước nhà, Hòa thượng là một trong những bậc cao Tăng thạc đức đã tích cực đóng góp trí huệ và công sức trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ.

Bằng ý nguyện tinh sưu nghĩa lý để kế vãng khai lai, phò trì mạng mạch Tăng già, Hòa thượng đã tinh cần tinh tấn ôn tầm bối diệp tại các Phật học đường nổi tiếng như Thập Tháp, Tây Thiên, Báo Quốc.

Với trình độ Phật học uyên thâm, trí huệ của bậc thạch trụ Tòng lâm, vào thập niên 30, 40, Hòa thượng mở trường Phật học Tây Thiên, Linh Quang, Báo Quốc, Từ Đàm để đào tạo Tăng tài, tiếp dẫn hậu lai, truyền trì Phật pháp, chấn hưng Phật giáo nước nhà cũng như thực hiện phương tiện quyền xảo, từ bi lợi vật, Hòa thượng đã nêu cao gương uy mãnh giữa rừng tà, hoàn thành hạnh nguyện bi trí dũng của người con Phật, sáng danh con nhà họ Thích ngàn đời trong cương vị Hội trưởng Hội Phật giáo Cứu quốc Trung bộ.

Bằng uy đức trang nghiêm, trí huệ bất phàm, vào thập niên 50, với trọng trách Giám viện Phật học Viện Trung phần – Nha Trang, Hòa thượng đã đào tạo được nhiều thế hệ Tăng Ni tài đức, trở thành pháp khí đại thừa, hiện đang phục vụ các cấp Giáo hội từ trung ương đến địa phương trong cả nước, góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua từng thời đại.

Trong phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo dưới chế độ Ngô Đình Diệm, nhất là trong mùa pháp nạn 1963 và cho đến ngày thống nhất Tổ quốc, Hòa thượng là một trong những vị cao Tăng tích cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ Đạo pháp và độc lập của Dân tộc.

Với tài trí song toàn của bậc Thượng sĩ, Hòa thượng đảm nhận nhiều cương vị trọng yếu như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp, Tổng Vụ Trưởng Tài chánh, Viện trưởng Viện Cao Đẳng Phật học Sài Gòn và Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

Đặc biệt, Hòa thượng rất quan tâm đến công tác Hoằng pháp và Hòa thượng đã tổ chức 3 kỳ Đại hội tại Nha Trang, Xá Lợi - Sài Gòn, Ấn Quang - Chợ Lớn nhằm định hướng cho chương trình Hoằng Pháp lợi sinh của Giáo hội.

Tuy Phật sự đa đoan, nhưng Hòa thượng vẫn dành nhiều thời gian để giảng kinh, thuyết pháp, viết sách, dịch Kinh, Luật, Luận. Những tác phẩm trước tác hoặc dịch thuật của Hòa thượng vẫn còn nguyên giá trị, mang tính khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ trong thời đại hội nhập hôm nay.

Trong ý niệm trang nghiêm ngôi Tam bảo tại thế gian, báo Phật ân đức và báo đáp ân giáo dưỡng của Thầy Tổ, Hòa thượng đã nỗ lực trùng tu ngôi Tam bảo Ba-la-mật, Báo Quốc, Tra Am, Linh Quang, kiến tạo Tu viện Quảng Hương – Già Lam trở thành chốn Phạm vũ huy hoàng, xứng đáng là đơn vị tự viện của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Bằng giới đức thanh tịnh, thân giáo, khẩu giáo và ý giáo thâm nghiêm, Hòa thượng là hiện thân của giới luật, là sức sống miên viễn của Phật pháp, là người khai thông giới thân huệ mạng cho hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử và Hòa thượng chính là người đầu tiên đã tái lập hình thức truyền giới Tam sư Thất chứng, Tăng Ni nhị bộ.

Qua đó, từng lớp từng đàn giới tử giới thân, giới thể châu viên trang nghiêm dòng diệu thể, trở thành pháp khí Đại thừa, duy trì mạng mạch của Phật pháp, Trưởng tử của Như Lai, Trung tôn trong hàng đại chúng, phúc điền của chúng sinh, làm cho chính pháp cửu trụ thế gian, lợi lạc hữu tình, vẹn tròn nhân Phật, chứng quả Bồ đề vào những kiếp lai sinh trên bước đường giải thoát.

Sau khi hòa bình lập lại (1975), kế thừa hoài bảo thống nhất Phật giáo Việt Nam của các bậc cao Tăng tiền bối, với cương vị Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, Hòa thượng là nhân tố tích cực trong sự nghiệp thống nhất Phật giáoViệt Nam, xây dựng thành công ngôi nhà Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, mà Hoà thượng là thành viên sáng lập và được toàn thể đại biểu suy cử vào cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ lúc đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I cho đến ngày viên tịch (1981 - 1986), Hòa thượng đã không ngừng xây dựng và phát triển, làm cho ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng trang nghiêm và hưng thịnh trong lòng dân tộc, nhất là trong giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt Nam đầy gian nan và thử thách.

Như Hòa thượng đã từng tâm sự: “Những gì tôi làm lợi ích cho Đạo pháp tức là lợi ích cho Dân tộc; những điều tôi làm lợi ích cho Dân tộc tức là lợi ích cho Đạo pháp”.

Thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam ngày nay, là thừa hưởng gia tài quý báu của các hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, mà trong đó Hòa thượng đã đóng góp một phần công đức rất lớn trong sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam, hòa hợp dân tộc, xây dựng hòa bình thống nhất tổ quốc theo phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

Trong hơn 50 năm phụng sự đạo pháp và dân tộc, Hòa thượng đã thực hiện một cách trọn vẹn các Phật sự bằng những hành động và ý chí của mình. Quả thật: “Hạnh nguyện sáng soi cùng kim cổ, chí cả rạng ngời với sử xanh”.

Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã và đang phát triển vững mạnh trang nghiêm trong lòng dân tộc, đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), tuy Hòa thượng không còn nữa để chứng kiến cảnh hưng thịnh phát triển, trang nghiêm của Giáo hội, nhưng những công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp sẽ mãi mãi còn lưu dấu trong tâm trí Tăng Ni và Phật tử Việt Nam.

Thấm thoát ngày qua tháng lại, kể từ ngày hạt vàng khuất bóng, chùa Già Lam mây ẩn bóng ưu đàm, thuyền Bát nhã xuôi dòng bản thể, dù thời gian có trôi qua, không gian có thay đổi, nhưng công đức và đạo nghiệp của Cố Hòa thượng vẫn còn sống mãi trong tâm tư, trong ký ức của Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trong trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Hôm nay nhân ngày Lễ húy kỵ lần thứ 27, ngày Cố Hòa thượng trở về thế giới Niết bàn vô tung bất diệt và hiệp kỵ chư Sơn Thiền đức tiền bối hữu công, chư Tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN, xin thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đốt nén hương lòng kính dâng lên cúng dường Giác linh Hòa thượng và chư Sơn Thiền đức tiền bối hữu công, chư Tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Ngưỡng mong Pháp thân Hòa thượng từ bi gia hộ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển trang nghiêm, hưng thịnh, Phật pháp xương minh, tông phong xán lạn huy hoàng, rừng thiền tâm hoa khai phát, pháp âm vĩnh xướng nhân gian và hộ trì cho thế giới Ta bà, vườn hoa xã hội nở hoa bốn mùa.

Đồng thời, chúng tôi xin kính nguyện kề vai sát cánh bên nhau, hòa hợp đoàn kết một lòng, để trang nghiêm ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển huy hoàng trong lòng dân tộc.

(*) Trích lời Tưởng niệm của GHPGVN do HT Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS tuyên đọc tại lễ tưởng niệm lần thứ 27 ngày HT Thích Trí Thủ viên tịch.

thichtrithu_3

HT. Thích Giác Toàn

thichtrithu_2thichtrithu_1

  • Lễ tưởng niệm cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ

  • Ngày đăng tin: 04/04/2011

    Lễ tưởng niệm cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I TW GHPGVN và Thành Hội Phật Giáo TP.HCM

  • Sáng ngày 3/4 tại TPHCM, Ban thường trực Hội đồng trị sự Gíao hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 27 tưởng niệm cố Đại lão hòa thượng Thích Trí Thủ - nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ I (1981-1987) . Tham dự có Hoà thượng Thích Đức Nghiệp – Phó thư ký Hội Đồng Chứng Minh Trung ương Gíao hội Phật Gíao Việt Nam ; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Đồng Trị sự Trung ương Gíao hội Phật giáo Việt Nam ; Chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh , Hội đồng Trị sự , đại diện các ban ngành , đoàn thể Trung ương và TPHCM cùng môn đồ, pháp quyến của cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Thủ .

    Hòa thượng Thích Trí Thủ húy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sanh ngày 19 tháng 9 năm Kỷ Dậu tức ngày 01 tháng 11 năm 1909, tại làng Trung Kiên , tổng Bích La , phủ Triệu Phong , tỉnh Quảng Trị. Thân Phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiểu , cả hai cụ thân sinh đều thuộc gia đình nhiều đời tin Phật . Hoà thượng là con trưởng trong gia đình có ba anh em . Năm lên 7 Hoà thượng bắt đầu học chữ Hán , năm lên 9 tuổi Hoà thượng được vào học trường làng . Năm 14 tuổi Hoà thượng đã vào học kinh Phật ở chùa Hải Đức – Huế . Năm 17 tuổi , Hoà thượng xuất gia tu học với Thiền Sư Viên Thành tại chùa Tra Am – Huế được ban Pháp danh Tâm Như , Pháp tự Đạo Gíam. Hai mươi tuổi, Ngài thọ cụ túc giới tại chùa Từ Vân ở Đà Nẵng .

    Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại công lao to lớn của cố Đại lão hòa thượng Thích Trí Thủ trong phong trào đấu tranh cho sự bình đẳng tôn giáo, đòi tự do tín ngưỡng, bảo vệ đạo pháp và dân tộc . Hoà thượng là một trong những bậc cao Tăng đã tích cực đóng góp trí huệ và công sức trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ . Hoà thượng đã mở các trường Phật học Tây Thiên , Linh Quang , Báo Quốc , Từ Đàm đào tạo nhiều thế hệ Tăng ni tài đức góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua từng thời đại. Trong phong trào đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo trong những năm 1963 và cho đến ngày thống nhất Tổ quốc , Hoà thượng đã cùng các vị cao Tăng tích cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc . Với tài trí song toàn của bậc Thượng sĩ , Hoà thượng đảm nhận nhiều cương vị trọng yếu như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp , Tổng vụ trưởng Tài chánh , Viện Trưởng Viện Cao đẳng Phật học Sài gòn và Viện Trưởng Viện Hoá đạo Gíao hội Phật giáo Việt Nam thống nhất . Đặc biệt Hoà thượng rất quan tâm công tác hoằng pháp và dành nhiều thời gian để giảng kinh, thuyết pháp , viết sách , dịch Kinh , Luật, Luận . Những tác phẩm trước tác của Hoà thượng vẫn còn nguyên giá trị , mang tính khế lý, khế cơ , khế thời và khế xứ trong thời đại hội nhập hôm nay . Bằng giới đức thanh tịnh , thân giáo , khẩu giáo và ý giáo thâm nghiêm , Hoà thượng là hiện thân của giới luật , là sức sống miên viễn của Phật Pháp , là người khai thông giới thân huệ mạng cho hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử ; Hoà thượng cũng chính là người đầu tiên tái lập hình thức truyền giới Tam sư Thất chứng , Tăng Ni nhị bộ.

    Tại Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức ở thủ đô Hà Nội ngày 7.11.1981, Hòa thượng đắc cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên , xây dựng thành công ngôi nhà giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển trong lòng dân tộc với tâm nguyện :'' Những gì tôi làm lợi ích cho Đạo pháp tức là cho Dân tộc ; những gì tôi làm lợi ích cho Dân tộc tức là cho Đạo pháp .''

    Trong hơn 50 năm phụng sự đạo pháp và dân tộc , Hoà thượng đã thực hiện trọn vẹn các Phật sự , hạnh nguyện của Hoà thượng mãi mãi còn lưu dấu trong tâm trí Tăng Ni và Phật tử Việt Nam

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 20054)
Thượng Tọa Thích Minh Tân - Giáo Thọ tại TTPG-Chùa Việt Nam, Houston, Texas. - Lãnh đạo tinh thần Chùa Bảo Quang, San Antonio, Texas. - Viện Chủ Chùa Viên Giác, Richmond, Virginia. Đã viên tịch vào lúc: 01:10 sáng Thứ Ba ngày 04/02/2014 sau một cơn tai biến (Stroke). Trụ thế 58 năm, trong sự hộ niệm của đại chúng.
30/01/2014(Xem: 10046)
Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định.
28/01/2014(Xem: 13355)
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT CÁO PHÓ Gia đình Tang Quyến Chúng Con, Chúng Tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức cùng Quý Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu gần xa, Chồng, Cha, Ông chúng con, chúng tôi là: Cụ Ông NGUYỄN NGỰ Pháp danh: NGUYÊN BỬU Sinh năm: Quý Dậu (1933) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng Chạp năm Quý Tỵ (Nhằm ngày 27-01-2014) tại Sài Gòn, Việt Nam Chương trình Tang Lễ: - Lễ Nhập Liệm lúc 7am ngày 29-01-2014 tại Sàigòn - Lễ Thọ Tang lúc 7pm (29-1-2014) tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu - Lễ Di Quan từ Sàigòn về Huế: 6am ngày mùng 2 Tết Giáp Ngọ (01-02-2014) - Lễ Động Quan và đưa đi an táng tại Huế lúc 6am ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Chúng con đề đầu đảnh lễ và cúi xin Tôn Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử thân hữu gia tâm niệm Phật để giúp trợ niệm cho Thân Phụ chúng con sớm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
21/01/2014(Xem: 16162)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
31/12/2013(Xem: 19832)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
15/12/2013(Xem: 8891)
Tổ thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch: “Ta ra đời nhằm ngày Đản Sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hoàng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo Hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Tổ nói: “Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm...”.
15/12/2013(Xem: 17942)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi. Lễ Nhập Liệm lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật 15/12/2013 (13-11-AL); Lễ Động Quan lúc 6 giờ sáng ngày thứ tư 18-12-2013 (16-11-Al) tại Sài gòn, Việt Nam. Liên lạc vói tang quyến: [email protected]
06/12/2013(Xem: 10345)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
06/12/2013(Xem: 13143)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
05/12/2013(Xem: 12940)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]