Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Trí Thủ- Vị thầy của nhiều thế hệ

21/03/201212:38(Xem: 6464)
HT Thích Trí Thủ- Vị thầy của nhiều thế hệ
thichtrithu-tuongniem-kyyeu
VỊ THẦY CỦA NHIỀU THẾ HỆ
Thích Thái Hòa

Tưởng niệm 28 năm Trưởng lão HT.Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch

Hòa thượng đã xả báo an tường, thu thần nhập diệt vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 2 tháng 4 năm 1984 (tức ngày 2 tháng 3 năm Giáp Tý) tại tại Tu viện Quảng Hương Già Lam, trụ thế 76 tuổi đời, 56 tuổi đạo.

thichtrithu-chandung

Chân dung Trưởng lão HT.Thích Trí Thủ

Truyền Trao Đèn Pháp

Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà - Đà Nẵng, Hải Đức - Nha Trang, Quảng Hương Già Lam - Sài Gòn. Cuộc đời của Ngài phần nhiều cống hiến cho việc đào tạo tăng tài và sự nghiệp hoằng pháp cho Đạo Phật Việt Nam hơn là những lãnh vực phật sự khác.

Đối với việc đào tạo tăng tài, Ngài đào tạo đầy đủ cả ba mặt Giới học, Định học và Tuệ học.

Đối với giới học, Ngài luôn luôn vận động chư tôn đức mở các đại giới đàn để thí giới cho các giới tử cầu thọ bao gồm cả giới tử xuất gia và tại gia đủ cả giới Thanh văn và Đại thừa giới. Không những vậy, Ngài còn dạy giới luật cho các giới tử một cách cẩn mật và tế nhị. Ngài đã dịch và chú giải các luật Yết ma, Tứ phần làm tài liệu học tập cho các học tăng của nhiều thế ở trong các Phật học viện.

Vì vậy, Ngài Giác Nhiên và nhiều cao tăng khác ở Huế đã tặng Ngài bức hoành với bốn chữ sơn son thiếp vàng: “Giới Châu Quảng Thí”. Nghĩa là vị Bồ tát có khả năng thực hành bố thí rộng rãi các loại châu báu của giới pháp.

Đối với định học, có lần Ngài hỏi anh em học tăng chúng tôi rằng: “Quý vị có biết Đức Phật dạy pháp căn bản cho sự nhiếp tâm là pháp nào không?” Anh em chúng tôi chưa ai kịp trả lời thì Ngài lại dạy tiếp: “Pháp Tứ niệm xứ và Pháp ngũ đình tâm quán là pháp căn bản cho việc nhiếp tâm”.

Ngài kết hợp nhuần nhuyễn giữa Thiền Tông và Tịnh Độ để dạy dỗ cho anh em tăng sinh chúng tôi. Ngài dạy: “Thiền là để định tâm và kiến tánh thành phật; Tịnh độ không phải chỉ để định tâm kiến tánh thành Phật mà còn phải lập Tín, Hạnh và Nguyện để trang nghiêm tự thân và thế giới, nhằm báo đáp tứ ân, cứu giúp ba cõi”. Ngài đã khuyến khích học tăng chúng tôi, phải trang nghiêm tự thân và thế giới mỗi ngày, bằng cách mỗibuổi tối phải cùng nhau ngồi thiền tại chánh điện ít nhất là từ nửa giờ cho tới một giờ, và mỗi khuya cùng nhau lễ Phật 108 lạy, để nuôi duỡng và tăng trưởng Tín, Hạnh và Nguyện.

Đối với tuệ học, Ngài đã chú giải Bát Nhã Tâm Kinh làm tài liệu cho anhem học tăng chúng tôi học tập (nghiên cứu Bát Nhã Tâm Kinh và trích dẫn lời dạy của Ngài).

Hòa Thượng không phải chỉ dạy chúng tôi bằng lý thuyết mà bằng chính sự thực hành của Ngài.

Chúng tôi là những thế hệ học tăng theo học Phật học tại Phật học Viện Báo Quốc, Huế và đã được Ngài tổ chức trao giới pháp cụ túc tại giới đàn Phước Huệ, tại Phật học viện Hải Đức Nha Trang, năm 1973, do chính Ngài làm đàn chủ và Hòa Thượng Phúc Hộ làm đàn đầu.

Tuy nhiên, bất cứ lãnh vực nào mà Ngài đã dấn thân hành động, thì khôngphải Ngài làm cho mình, mà vì lợi ích của nhiều thế hệ học tăng, vì lợi ích của nhiều người, vì lợi ích của dân tộc, nhân loại và muôn loài. Hạnh nguyện của Ngài chỉ có một là thượng cầu phật đạo hạ hóa chúng sanh, nhưng hình thức để thực hiện hạnh nguyện ấy thì vô lượng.

Bài kệ niêm hương cúng dường vào buổi sáng của Ngài đã nói cho ta ý nghĩa ấy như sau:

“Phần hương nhất nguyện Pháp không vương
Đại nguyện đồng tham biến cát tường
Sát hải trần thân thi diệu lực
Trầm kha chướng loại tận an khương”.

“Đốt nén tâm hương dưới Phật đài
Phổ hiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo
Chữa bệnh trầm kha khắp mọi loài”.

Đối diện với kẻ ác để đấu tranh là người hùng, nhưng đi theo với kẻ ác để che chở cho những người hiền và biến kẻ ác trở thành người hiền thì không phải chỉ là người hùng mà là một vị Bồ tát đích thực. Điều ấy, tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

"Có lẽ nhờ túc duyên hiếm có, nên mỗi bước đường đạo của tôi đều gần như bước trùng lên dấu bước của thầy, khiến cho mỗi lần nghĩ nhớ thời gian quá khứ của đời mình, tôi thấy bóng dáng của mình lồng trong bóng dáng vĩ đại của Thầy”.

Giữ Tâm Bình Thường

Năm 1977, tại Phật học viện Báo Quốc - Huế, Hòa thượng dạy luật cho anhem học tăng chúng tôi, trong giờ dạy luật Hòa Thượng nói: “Bình thườngtâm thị đạo”. Nghĩa là tu tập, ta phải giữ cho cái tâm của ta luôn luôn được bình thường. Cái tâm bình dị, thường tại ấy chính là đạo.

Học đạo là học cái tâm bình dị ấy nơi ta. Tu đạo là hành theo cái tâm bình dị ấy nơi ta mỗi ngày, trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi , nhờ vậy mà ta có đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh để chế ngự và chuyển hóa tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não ngày đêm chuyển hiện ởnơi tâm thức ta.

Hòa thượng dạy rằng: “Ta đi đến đâu, mọi người đem tâm bình dị mà đối xử với ta, ta biết rằng, ta có thể sống lâu với người ấy và người ấy cóthể sống lâu với ta. Người ấy với ta có thể trở thành thân hữu lâu dài. Ta có thể lưu trú lâu dài ở nơi trú xứ của người ấy để làm phật sự”.

thichtrithu-3

“Ta đi đến đâu mà mọi người đem tâm rất mực cung kính ta, đãi đằng ta, cung đón ta với những lễ nghi trọng thể cầu kỳ, thì ta biết rằng, trú xứ ấy ta không thể sống lâu, mọi người trong trú xứ ấy không thể là thân hữu của ta lâu dài, sau khi hoàn tất công việc, ta nên cảm ơn họ và tìm cách từ giã, không nên dừng chân lâu để làm phật sự ở trú xứ đó. Tại sao? Vì sự trọng đãi tiếp rước như vậy, chúng không phải đi từ cái tâm giản dị, bình thường mà từ cái tâm cầu kỳ, mất bình thường. Cái gì phứctạp, cầu kỳ, mất bình thường, cái ấy không thể tồn tại lâu dài được”.

Đó là bài học mà tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

Giây Bìm Bị Cắt

Ở Phương trượng Tu viện Quảng Hương Già Lam, mỗi buổi sáng ba giờ là Hòa Thượng đã thức dậy, tĩnh tọa, uống trà và sau đó đi vào chánh điện Lễ Phật 108 lạy, theo nghi lễ sám mà chính Ngài đã soạn để hành trì.

Ngoài những khóa hành trì chung với đại chúng, Ngài còn hành trì riêng tại Phương trượng. Sau những thời khóa như vậy, Ngài còn tưới cây cho những cây kiểng trong vườn chùa. Việc tưới cây của Ngài không phải là để đối phó với những công việc như những người khác mà là một pháp hànhtừ bi rất thâm diệu.

Trước khi tưới, Ngài lượm hết tất cả những lá vàng trên cây và trên chậu và Ngài tưới chậm rãi từ ngọn cho tới gốc và từ gốc cho tới ngọn. Ngài không phải chỉ tưới cho cây sống mà còn làm cho cây sống, xanh và sạch từ trên đọt cho xuống dưới gốc và từ dưới gốc cho đến trên đọt và từng kẽ lá.

Có lần Ngài vì Phật sự phải đi xa một tuần, đại chúng lại cử một vị khác chăm sóc vườn cây, chậu kiểng, nhưng vườn cây, chậu kiểng đã không xanh đẹp và sạch như chính Ngài đã chăm sóc. Trên chậu và cây có nhiều lá vàng úa, lại thêm cây bìm bìm leo nơi cây bồ đề, đã bị một vị khác cắt đứt dây còn vắt héo trên cây, nhân đây Ngài đã gọi anh em chúng tôi mà dạy: “Quý vị tu tập phải chăm sóc tâm từ bi của mình mỗi ngày đừng bao giờ để khinh suất. Kinh Pháp Hoa, đức Phật dạy: “Dĩ từ tu thân”, quývị đã học kinh Pháp hoa rồi mà!”

Ngài dạy: “Tất cả muôn vật từ hữu tình đến vô tình đều có sự sống, nên khi ta ngắt một ngọn lá, chặt một cành cây, để sử dụng cho một công việc phật sự nào đó là ta đều phải khấn nguyện và chú nguyện cho nó với tất cả tâm từ bi của ta, trước khi ta hành sự. Nếu ta không làm như vậy, oán khí của cây sẽ chạm vào tâm ta, khiến cho đức hạnh và tâm từ bi của ta bị thương tổn”.

thichtrithu-1

Hòa thượng dạy, người biết tu tập thì không có cử chỉ lớn nhỏ nào mà không biểu hiện đầy đủ cả đoạn đức, trí đức và ân đức của mình.

Ta biết tu tập, thì qua những động tác hàng ngày của ta, giúp cho ta thành tựu được phước đức do đoạn trừ được hết thảy phiền não mà có. Phiền não lớn thì phước đức teo lại, phiền não teo lại thì phước đức nởra, phiền não không còn thì phước đức viên mãn, toàn vẹn ấy gọi là đoạn đức.

Ta biết tu tập, thì ta có giác và chiếu trong mỗi hành động hàng ngày của ta, khiến cho cái biết đúng đắn sinh khởi trong ta, khiến cho ta không còn rơi vào những nhận thức sai lầm khi sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh, vì vậy phước đức có mặt là do trí tuệ phát sinh trong đời sống của ta. Trí năng sinh đức, đức nuôi dưỡng trí.

Ta biết tu tập, biết thiết lập hạnh và nguyện để làm lợi ích cho tất cảchúng sanh từ tâm bồ đề của ta, thì không có ý nghĩ, hành động và lời nói nào của ta là không chuyển tải chất liệu từ bi. Do hành động từ bi của ta đối với các loài hữu tình và vô tình mà phước đức của ta lớn lênvà thành tựu từ đó. Vì vậy, gọi là ân đức.

Nếu không có đoạn đức và trí đức, ta không bao giờ thành tựu được ân đức. Đoạn đức và trí đức của ta càng sâu, thì ân đức của ta càng lớn. Đoạn đức và trí đức của ta càng lớn, thì ân đức của ta càng phủ khắp và thấm nhuần khắp hết thảy chúng sanh từ hữu tình đến vô tình.

Đó là bài học mà tôi đã học được từ vị Thầy của tôi.

Đối Mặt Với Một Công Án

Kinh Bộc Lưu, Đức Phật dạy các Tỷ-kheo rằng: “Khi đi qua một dòng sông, không dừng lại, không đi theo mà hãy vượt qua”.

Nếu đi qua dòng sông ta dừng lại, ta sẽ bị dòng nước chảy xói mòn; nếu ta đi theo sẽ bị dòng sông cuốn trôi và nhận chìm. Nên, muốn không bị dòng sông xói mòn, cuốn trôi hay nhận chìm ta không nên dừng lại, khôngnên đi theo mà hãy vượt qua.

Được biết, sau năm 1975, bấy giờ ông Mai Chí Thọ làm giám đốc Sở Công an Thành phố HCM, mời Hòa thượng Thích Trí Thủ làm việc, Ông Mai Chí Thọ nói với Hòa thượng rằng: “Phật giáo có theo chính quyền không? Nếu không theo là chống. Nếu Phật Giáo chống chính quyền, chính quyền có công an, có quân đội, có nhà tù…”. Hòa Thượng cười và trả lời: “Phật giáo chúng tôi không theo mà cũng không chống”.

thichtrithu-2

Câu trả lời ấy là một bài học quý báu cho tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta khôngnhững trong hiện tại mà còn ngay cả tương lai. Phật giáo không xu phụ bất cứ quyền lực chính trị nào và lại càng không lợi dụng bất cứ thế lực chính trị nào để truyền đạo. Tại sao? Bởi vì mọi quyền lực chính trị của thế gian đều là tạm thời, nó không phải là vĩnh cửu. Trong lúc đó đạo giải thoát, giác ngộ là vĩnh cửu và cùng khắp. Ta không thể dùngcái vĩnh cửu và cùng khắp để chạy theo và xu phụ cái tạm thời và giới hạn. Vì vậy, Hòa thượng đã trả lời cho ông Mai Chí Thọ rằng: “Phật giáokhông theo chính quyền”.

Và, Hòa thượng cũng đã trả lời cho ông Mai Chí Thọ rằng: “Phật giáo không chống chính quyền”. Tại sao? Bởi vì, trong thế gian nầy không có bất cứ đối tượng nào là đối tượng để cho Phật giáo chống đối cả, kể cả chính quyền. Mọi đối tượng đang hành hoạt ở trong thế gian đều đang bị ràng buộc bởi nhân duyên sanh tử, và đang bị thúc đẩy bởi những động cơ chấp ngã và chấp pháp. Phật giáo không hề đặt những cố chấp ấy như là những đối tượng để chống đối mà đặt nó như là những đối tượng để thiền quán, để thấy rõ bản chất bất thực của chúng, nhằm vượt qua, khiến cho những bản chất bất thực ấy, không thể đánh lừa, nhằm tựu thành phẩm chấttoàn giác.

Lại nữa, trong Phật giáo chỉ có cái thấy đúng như thực đối với vạn hữu để sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống không còn gieo những hạt nhân xấu ácđể khỏi phải bị gặt quả khổ đau. Và trong Phật giáo chỉ có tâm từ bi, để giúp người khác sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống không còn gieo nhữnghạt nhân xấu ác để cho họ khỏi bị gặt những kết quả khổ đau ở trong đời nầy và đời sau.

Vậy, với cái thấy ấy và với tâm từ bi ấy, Phật giáo chẳng chống ai mà cũng chẳng theo ai, mà chỉ thể hiện cái thấy ấy, cái tâm ấy dưới nhiều hình thức thuận nghịch để cứu người, giúp đời, chứ không phải bám lấy cuộc đời để hưởng thụ ngũ dục hoặc chạy theo ngũ dục trong đời để bị chúng nhận chìm trong tăm tối khổ đau.

Do đó, lời nói của Hòa thượng “Không chống mà cũng không theo” cho ông Mai Chí Thọ ngày ấy, không phải là một công án của Thiền học Việt Nam hiện đại cho tất cả chúng ta thực tập để khám phá chân nghĩa thâm diệu ởthời đại của chúng ta hay sao?!

Mỗi khi đối mặt với công án ấy, tôi thấy cuộc sống thật có ý vị và tôi đã thấy Thầy tôi luôn luôn nhìn những thế hệ học trò của Người để mỉm cười, dẫu rằng Người đã đi xa…

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ, HÚY THƯỢNG TÂMHẠ NHƯ, TỰ ĐẠO GIÁM HIỆU TRÍ THỦĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÙY TỪ CHỨNG GIÁM.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12662)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
10/04/2013(Xem: 6526)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 9837)
Hòa thượng thế danh là Nguyễn Hữu Độ, sinh ngày 01 tháng 11 năm Nhâm Thân (nhằm ngày 28/11/1932) tại thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Oai, thân mẫu là cụ bà Đặng Thị Kiếm. Hòa Thượng là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh em.
10/04/2013(Xem: 8411)
Vào lúc 14 giờ ngày 20-10-2011, Thiền viện Vạn Hạnh, TP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 94 của Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ và công chiếu bộ phim “Cuộc đời và Đạo nghiệp Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu” do Thiền viện phối hợp cùng Công ty Phim - Ảnh và Tư liệu Sen Việt thực hiện.
10/04/2013(Xem: 10119)
Đại đức thế danh Ngô Văn Quý, pháp danh Trừng Thông, pháp tự Giác Tấn, pháp hiệu Chơn Khánh. Sinh ngày 02/01/1953 (Nhâm Thìn) tại thôn Phú Vinh – Vĩnh Thạnh – Tp Nha Trang, trong một gia đình có truyền thống kính tin tu Phật. Thân phụ tên Ngô Văn Hường pháp danh Thanh Ân thân mẫu tên Nguyễn Thị Môn pháp danh Trừng Xuân.
10/04/2013(Xem: 7964)
Ni Trưởng Thích Nữ Hạnh Viên Tọa Chủ Chùa Linh Sơn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ni Trưởng, thế danh BÙI THỊ HẢI, húy thượng TÂM hạ ĐĂNG. Tự HẠNH VIÊN, hiệu CHƠN NHƯ, đời thứ 43 dòng Lâm Tế.
10/04/2013(Xem: 9153)
Ni Trưởng họ Hứa húy Thị Hai, sinh ngày 07 / 07 năm Ất Sửu (1925 ), tại làng Tân Nhựt, tỉnh Chợ Lớn – Sài Gòn. Thân phụ là ông Hứa Khắc Lợi; Thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Năng; Gia đình có 02 người con, Ni Trưởng là chị cả và người em trai là Hứa Khắc Tuấn.
10/04/2013(Xem: 8031)
Ni trưởng huý thượng Thị hạ Mậu, tự Thông Huyền, thế danh Đào Thông Thoại, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Sửu (1925). Tại thôn Xuân Quang, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức Nho giáo nhiều đời thâm tín đạo Phật, thân phụ là cụ ông Đào Đãi, pháp danh Thị Thiện, tự Giản; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Chư, pháp danh Thị Hiền. Hai cụ đều là Phật tử thuần thành, hết lòng tôn kính và hộ trì Phật pháp. Ni trưởng là con thứ 6 trong gia đình có mười anh chị em. Vốn sẵn có thiện duyên từ bao đời với Phật pháp, nên từ thời thơ ấu đã chuyên tâm học đạo và sớm quy y Tam Bảo với bổn sư huý thượng Như hạ Từ, pháp hiệu Tâm Đạt tại chùa Thiên Bình, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong , huyện An Nhơn , tỉnh Bình Định.
10/04/2013(Xem: 7052)
Sư Cô Thích Nữ Liên Thi, tên đời Hồ Thị Kim Cúc, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, xuất gia ngày 18 tháng 5 năm 1990 tại Tịnh Xá Vân Sơn thuộc Xã Lương Sơn, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Sư Cô đến Hoa kỳ ngày 26 tháng 5 năm 2008, mất tích ngày 23 tháng 4 năm 2010 và Phật tử đã tìm ra thi thể của Sư Cô năm tháng sau khi mất tích, ở sân sau của Tịnh Xá Từ Quang thành phố Midway City, tiểu bang California vào ngày thứ năm 23 tháng 9 năm 2010, nơi mà Sư Cô đã sinh hoạt trong suốt thời gian từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến ngày mất tích. Sư Cô hưởng dương 42 tuổi đời, 20 tuổi đạo.
10/04/2013(Xem: 9556)
GS Phạm Công Thiện: Ra đi An Lạc Trong Thiền Định; Lễ Cầu Siêu Tại Chùa Viên Thông, Bellflower, Vào Chủ Nhật, 13-3 Nhà Thơ, Giáo Sư Phạm Công Thiện tại Tòa Soạn Việt Báo. (Hình Việt Báo, chụp vào tháng 11 năm 2009.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]