Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Thiện Quả (1881-1962)

10/03/201211:55(Xem: 7390)
Hòa Thượng Thích Thiện Quả (1881-1962)


HT Thich Thien Qua
Hòa Thượng Tăng Cang
THÍCH THIỆN QUẢ (1881-1962)
(Sư Phụ của HT Thích Như Huệ)

 

Hòa thượng thế danh Dương Văn Y, sinh ngày 23 tháng Chạp năm Tân Tị (1881), nhằm vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức triều Nguyễn tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do túc duyên nhiều đời nên Ngài sinh vào gia đình chánh tín Tam Bảo. Thân phụ là Cụ ông Dương Thi An, pháp danh Chương Thái, hiệu Quảng Liên và Thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Toại. Tuổi đồng ấu, Hòa thượng có tướng mạo rất đoan nghiêm, thông minh khác chúng. Lên 10 tuổi, Ngài có ý định xuất gia nên song thân đưa Ngài đến chùa Hội Phước tại xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, Quảng Nam để tu học với Hòa thượng Như Lý-Hoằng Khâm.

Tại chùa Hội Phước, Hòa thượng tinh tấn tu học nên không bao lâu đã làu thuộc hai thời công phu cũng như các luật nghi của người mới nhập đạo. Hòa thượng Hoằng Khâm thấy Ngài sáng dạ, tương lai có thể là một bậc Long Tượng của Phật pháp nên đã đưa Ngài về Tổ  đình Chúc Thánh để tu học, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 15 tuổi. Ngài được Tổ Ấn Bính-Phổ Bảo nhận làm đệ tử và cho pháp danh Chơn Chứng, nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 40 và cũng là thế hệ thứ 7 Pháp phái Chúc Thánh.

Năm 17 tuổi, Ngài ra Tam Thai học tập kinh luật với các Hòa thượng Từ Trí, Từ Nhẫn v.v… trong thời gian 4 năm. Sự tu học của Ngài tiến bộ vượt bậc nên vào năm Tân Sửu (1901), Ngài được Bổn sư cho thọ Sa Di giới tại Giới đàn chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 21 tuổi. Sau khi thọ giới, Ngài xin Bổn sư được vào tham cứu giáo lý với các vị Tôn Túc tại Phú Yên như Hòa thượng Pháp Tạng, Pháp Hỷ v.v… Năm Canh Tuất (1910), Ngài được thọ Đại giới tại Đại giới đàn chùa Phước Lâm do Tổ Vĩnh Gia làm Đàn Đầu Hòa thượng, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 30 tuổi. Sau khi thọ giới, Hòa thượng xin phép Bổn sư tiếp tục vào tu học tại chùa Từ Quang ở Phú Yên.

Ngài tham học tại Từ Quang được một thời gian thì Bổn Sư gọi Ngài về và ấn chứng kế thừa Trụ trì Chúc Thánh, bấy giờ là năm Giáp Dần (1914), Ngài vừa tròn 34 tuổi. Cũng trong năm này, Ngài được Tổ Vĩnh Gia phú Pháp hiệu là Thiện Quả. Hòa thượng về Trụ trì Chúc Thánh một thời gian thì đạo phong của Ngài đã lan tỏa khắp nơi, đồ chúng theo về tu học rất đông và ngày mồng 8 tháng 9 năm Canh Thân (1920) nhằm năm Khải Định thứ 5, chùa Chúc Thánh được triều đình ban biển nghạch Sắc Tứ.

Năm Mậu Ngọ (1918), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhất Tôn Chứng trong Giới đàn tại chùa Báo Quốc, Huế. Năm Giáp Tý (1924), Ngài lại được chư sơn Huế cung thỉnh làm Đệ Thất Tôn Chứng tại Giới đàn chùa Từ Hiếu do Hòa thượng Tâm Tịnh làm Đàn Đầu. Năm Mậu Thìn (1928), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhất Tôn Chứng Sư trong Đại giới đàn tại chùa Từ Vân, Đà Nẵng. Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài đứng ra trùng tu lại Phương truợng chùa Chúc Thánh. Năm Quý Dậu (1933), nhằm năm Bảo Đại thứ 8, vào ngày mồng 8 tháng 7, Ngài được triều đình sắc phong Tăng Cang chùa Chúc Thánh và ban cho giới đao, độ điệp. Vào những năm 1930-1940, phong trào chấn hưng Phật giáo dấy lên mạnh mẽ khắp nơi, Hòa thượng được cung thỉnh Chứng Minh Đạo Sư cho Hội An Nam Phật Học tại Quảng Nam.

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài được cung thỉnh làm Giáo Thọ A-Xà-Lê tại Giới đàn chùa Thạch Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Bính Tý (1936), vào ngày 17 tháng 4 nhằm năm Bảo Đại thứ 11, Ngài  được triều đình sắc phong Tăng Cang Tam Thai - Linh Ứng nhị tự. Năm Canh Thìn (1940), Ngài được quý Hòa thượng Huệ Chấn cũng như Sơn môn Chúc Thánh tại Gia Định cung thỉnh vào chứng minh trường kỳ mở tại chùa Hưng Long. Năm Giáp Ngọ (1954), Ngài trùng tu ngôi Chánh điện, Đông đường, Tây đường khang trang để có nơi cho chư Tăng tu học và tạo cho Chúc Thánh có một nét kiến trúc đặc biệt xứng đáng với tầm vóc Tổ đình của một Thiền phái lớn.

Là một bậc Cao Tăng, Hòa thượng đã đào tạo được nhiều Tăng tài cho Phật giáo Xứ Quảng. Đệ tử xuất gia của Ngài có đến hằng trăm và đều là những đống lương của Phật giáo Quảng Nam trong thời hiện đại và có một số vị hoằng hóa tại các tỉnh thành phía Nam cũng như hải ngoại như:

Cố Hòa Thượng Thích Trí Giác: Trụ trì chùa Phước Lâm – Tam Thai. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Nhãn: Trụ trì Tổ đình Chúc Thánh. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh: Trụ trì chùa Pháp Bảo. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Như Vạn: Trụ trì chùa Phước Long. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm: Trụ trì chùa Bửu Đà, Sài Gòn. 

Cố Hòa Thượng Thích Như Huệ: Khai sơn chùa Pháp Hoa, Nam Úc (xem tiểu sử)

Vào mùa Hạ năm Nhâm Dần (1962), Ngài thị bịnh và viên tịch ngày mồng 6 tháng 7, thế thọ 82 tuổi. Bảo tháp của Ngài được môn đồ an trí bên cạnh tháp Tổ Minh Hải trong khuôn viên Tổ đình Chúc Thánh.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, tại Quảng Nam, Ngài đã cùng Hòa thượng Phổ Thoại lãnh đạo Tăng tín đồ xây dựng lại nền đạo giáo vốn bị suy đồi do Thực dân gây nên. Công đức và đạo hạnh của Ngài vẫn mãi tỏa rạng trong dòng sử Phật giáo đất Quảng.
ht thich nhu hue

Phụ Lục:

Chuyện kể về Hòa thượng Thiện Quả.

1. Chuyện về đức độ của Hòa thượng: Một lần, một đạo hữu trong phố Hội An có con trẻ bị người âm nhập. Vị ấy ra mời Hòa thượng vào  chữa trị. Hòa thượng vốn không thích việc chữa trị tà ma nhưng vì cảm tình bổn đạo nên Ngài hứa khả vào cầu an. Buổi chiều chạng vạng, Ngài cùng với đệ tử Trí Nhãn khăn đảy vào phố. Khi đến gần miếu Ông Cọp, thấy có người đội nón cời ngồi chắn giữa đường. Hòa thượng hỏi: - Ai ngồi giữa đường đó?
Người ấy trả lời: - Là tôi?

Hòa thượng hỏi: - Tôi là ai?

Người ấy trả lời: - Là ma đây.

- Vậy chứ ngồi đây làm gì?

Ma kia trả lời:- Thưa Hòa thượng! Tôi vốn là cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa, đói khát cơ nhỡ. Nay tôi bắt thằng bé này để nhà nó cúng cho tôi ăn, nếu Ngài vào thì làm sao tôi ăn được.

Hòa thượng bèn khuyên:- Thôi đừng làm việc ác đức đó, hãy tha cho người ta đi rồi về chùa tôi cúng cho mà ăn.

Sau đó Hòa thượng vào tụng thời Kinh Phổ Môn cầu an và đứa bé hết bệnh. Xong rồi Ngài về chùa nấu cháo cúng thí.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức độ của Hòa thượng cảm hóa được quỷ thần, khiến họ không còn quấy nhiễu nhân gian. Điều này khiến chúng ta càng hiểu rõ hơn câu nói của người xưa: "Đức trọng quỷ thần kinh"

2. Chuyện về Chẩn tế cô hồn: Hằng năm vào ngày Rằm tháng 7, phần lớn các chùa đều Chẩn tế âm linh cô hồn để cầu âm siêu dương thạnh. Riêng tại Chúc Thánh thì Ngài không chủ trương như vậy. Thỉnh thoảng quý Thầy cũng xin được lập đàn Chẩn tế nhưng Hòa thượng khước từ. Mỗi chiều Rằm tháng 7, Hòa thượng cùng đại chúng đem Khoa Du Già lên Chánh điện tụng đọc để cầu siêu thôi, chứ không làm rình rang như các chùa khác.

3. Chuyện mở Giới đàn: Sau Giới đàn Từ Vân năm 1928 thì Quảng Nam gần như không mở Giới đàn. Thỉnh thoảng Hòa thượng Đương Như, Trụ trì chùa Long Tuyền xuống đàm đạo và khẩn khoản xin Ngài mở Giới đàn tại Chúc Thánh và tôn Ngài lên ngôi Đường Đầu Hòa thượng. Tuy nhiên Hòa thượng từ chối và nói: Tôi nhiều lần được thỉnh làm Tôn chứng, Giáo thọ ở các Đàn giới, thấy giới tử lạy lục cầu xin thọ giới mà hổ thẹn. Mình giới đức không bao nhiêu mà để người ta lạy nhiều, tổn phước lắm. Những mẫu chuyện về cuộc đời của Ngài đã được chư vị Tôn đức lưu truyền. Xin trân trọng ghi lại nơi đây để làm rõ nét hơn về đạo đức và sự khiêm cung của một bậc Danh Tăng nơi xứ Quảng.


Thích Như Tịnh

(Chùa Viên Giác, Hội An)


HT Tang Cang Thich Thien Qua_1

HT Tang Cang Thich Thien Qua_2

HT Tang Cang Thich Thien Qua_3



Bia trong_Ky yeu Tuong Niem_HT Nhu Hue_1934_2016



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 20063)
Thượng Tọa Thích Minh Tân - Giáo Thọ tại TTPG-Chùa Việt Nam, Houston, Texas. - Lãnh đạo tinh thần Chùa Bảo Quang, San Antonio, Texas. - Viện Chủ Chùa Viên Giác, Richmond, Virginia. Đã viên tịch vào lúc: 01:10 sáng Thứ Ba ngày 04/02/2014 sau một cơn tai biến (Stroke). Trụ thế 58 năm, trong sự hộ niệm của đại chúng.
30/01/2014(Xem: 10062)
Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định.
28/01/2014(Xem: 13359)
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT CÁO PHÓ Gia đình Tang Quyến Chúng Con, Chúng Tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức cùng Quý Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu gần xa, Chồng, Cha, Ông chúng con, chúng tôi là: Cụ Ông NGUYỄN NGỰ Pháp danh: NGUYÊN BỬU Sinh năm: Quý Dậu (1933) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng Chạp năm Quý Tỵ (Nhằm ngày 27-01-2014) tại Sài Gòn, Việt Nam Chương trình Tang Lễ: - Lễ Nhập Liệm lúc 7am ngày 29-01-2014 tại Sàigòn - Lễ Thọ Tang lúc 7pm (29-1-2014) tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu - Lễ Di Quan từ Sàigòn về Huế: 6am ngày mùng 2 Tết Giáp Ngọ (01-02-2014) - Lễ Động Quan và đưa đi an táng tại Huế lúc 6am ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Chúng con đề đầu đảnh lễ và cúi xin Tôn Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử thân hữu gia tâm niệm Phật để giúp trợ niệm cho Thân Phụ chúng con sớm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
21/01/2014(Xem: 16168)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
31/12/2013(Xem: 19878)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
15/12/2013(Xem: 8898)
Tổ thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch: “Ta ra đời nhằm ngày Đản Sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hoàng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo Hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Tổ nói: “Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm...”.
15/12/2013(Xem: 17962)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi. Lễ Nhập Liệm lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật 15/12/2013 (13-11-AL); Lễ Động Quan lúc 6 giờ sáng ngày thứ tư 18-12-2013 (16-11-Al) tại Sài gòn, Việt Nam. Liên lạc vói tang quyến: [email protected]
06/12/2013(Xem: 10439)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
06/12/2013(Xem: 13161)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
05/12/2013(Xem: 13057)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]