Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Thiện Quả (1881-1962)

10/03/201211:55(Xem: 7409)
Hòa Thượng Thích Thiện Quả (1881-1962)


HT Thich Thien Qua
Hòa Thượng Tăng Cang
THÍCH THIỆN QUẢ (1881-1962)
(Sư Phụ của HT Thích Như Huệ)

 

Hòa thượng thế danh Dương Văn Y, sinh ngày 23 tháng Chạp năm Tân Tị (1881), nhằm vào năm thứ 33 đời vua Tự Đức triều Nguyễn tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do túc duyên nhiều đời nên Ngài sinh vào gia đình chánh tín Tam Bảo. Thân phụ là Cụ ông Dương Thi An, pháp danh Chương Thái, hiệu Quảng Liên và Thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Toại. Tuổi đồng ấu, Hòa thượng có tướng mạo rất đoan nghiêm, thông minh khác chúng. Lên 10 tuổi, Ngài có ý định xuất gia nên song thân đưa Ngài đến chùa Hội Phước tại xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, Quảng Nam để tu học với Hòa thượng Như Lý-Hoằng Khâm.

Tại chùa Hội Phước, Hòa thượng tinh tấn tu học nên không bao lâu đã làu thuộc hai thời công phu cũng như các luật nghi của người mới nhập đạo. Hòa thượng Hoằng Khâm thấy Ngài sáng dạ, tương lai có thể là một bậc Long Tượng của Phật pháp nên đã đưa Ngài về Tổ  đình Chúc Thánh để tu học, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 15 tuổi. Ngài được Tổ Ấn Bính-Phổ Bảo nhận làm đệ tử và cho pháp danh Chơn Chứng, nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 40 và cũng là thế hệ thứ 7 Pháp phái Chúc Thánh.

Năm 17 tuổi, Ngài ra Tam Thai học tập kinh luật với các Hòa thượng Từ Trí, Từ Nhẫn v.v… trong thời gian 4 năm. Sự tu học của Ngài tiến bộ vượt bậc nên vào năm Tân Sửu (1901), Ngài được Bổn sư cho thọ Sa Di giới tại Giới đàn chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 21 tuổi. Sau khi thọ giới, Ngài xin Bổn sư được vào tham cứu giáo lý với các vị Tôn Túc tại Phú Yên như Hòa thượng Pháp Tạng, Pháp Hỷ v.v… Năm Canh Tuất (1910), Ngài được thọ Đại giới tại Đại giới đàn chùa Phước Lâm do Tổ Vĩnh Gia làm Đàn Đầu Hòa thượng, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 30 tuổi. Sau khi thọ giới, Hòa thượng xin phép Bổn sư tiếp tục vào tu học tại chùa Từ Quang ở Phú Yên.

Ngài tham học tại Từ Quang được một thời gian thì Bổn Sư gọi Ngài về và ấn chứng kế thừa Trụ trì Chúc Thánh, bấy giờ là năm Giáp Dần (1914), Ngài vừa tròn 34 tuổi. Cũng trong năm này, Ngài được Tổ Vĩnh Gia phú Pháp hiệu là Thiện Quả. Hòa thượng về Trụ trì Chúc Thánh một thời gian thì đạo phong của Ngài đã lan tỏa khắp nơi, đồ chúng theo về tu học rất đông và ngày mồng 8 tháng 9 năm Canh Thân (1920) nhằm năm Khải Định thứ 5, chùa Chúc Thánh được triều đình ban biển nghạch Sắc Tứ.

Năm Mậu Ngọ (1918), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhất Tôn Chứng trong Giới đàn tại chùa Báo Quốc, Huế. Năm Giáp Tý (1924), Ngài lại được chư sơn Huế cung thỉnh làm Đệ Thất Tôn Chứng tại Giới đàn chùa Từ Hiếu do Hòa thượng Tâm Tịnh làm Đàn Đầu. Năm Mậu Thìn (1928), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhất Tôn Chứng Sư trong Đại giới đàn tại chùa Từ Vân, Đà Nẵng. Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài đứng ra trùng tu lại Phương truợng chùa Chúc Thánh. Năm Quý Dậu (1933), nhằm năm Bảo Đại thứ 8, vào ngày mồng 8 tháng 7, Ngài được triều đình sắc phong Tăng Cang chùa Chúc Thánh và ban cho giới đao, độ điệp. Vào những năm 1930-1940, phong trào chấn hưng Phật giáo dấy lên mạnh mẽ khắp nơi, Hòa thượng được cung thỉnh Chứng Minh Đạo Sư cho Hội An Nam Phật Học tại Quảng Nam.

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài được cung thỉnh làm Giáo Thọ A-Xà-Lê tại Giới đàn chùa Thạch Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm Bính Tý (1936), vào ngày 17 tháng 4 nhằm năm Bảo Đại thứ 11, Ngài  được triều đình sắc phong Tăng Cang Tam Thai - Linh Ứng nhị tự. Năm Canh Thìn (1940), Ngài được quý Hòa thượng Huệ Chấn cũng như Sơn môn Chúc Thánh tại Gia Định cung thỉnh vào chứng minh trường kỳ mở tại chùa Hưng Long. Năm Giáp Ngọ (1954), Ngài trùng tu ngôi Chánh điện, Đông đường, Tây đường khang trang để có nơi cho chư Tăng tu học và tạo cho Chúc Thánh có một nét kiến trúc đặc biệt xứng đáng với tầm vóc Tổ đình của một Thiền phái lớn.

Là một bậc Cao Tăng, Hòa thượng đã đào tạo được nhiều Tăng tài cho Phật giáo Xứ Quảng. Đệ tử xuất gia của Ngài có đến hằng trăm và đều là những đống lương của Phật giáo Quảng Nam trong thời hiện đại và có một số vị hoằng hóa tại các tỉnh thành phía Nam cũng như hải ngoại như:

Cố Hòa Thượng Thích Trí Giác: Trụ trì chùa Phước Lâm – Tam Thai. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Nhãn: Trụ trì Tổ đình Chúc Thánh. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Minh: Trụ trì chùa Pháp Bảo. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Như Vạn: Trụ trì chùa Phước Long. (xem tiểu sử)

Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm: Trụ trì chùa Bửu Đà, Sài Gòn. 

Cố Hòa Thượng Thích Như Huệ: Khai sơn chùa Pháp Hoa, Nam Úc (xem tiểu sử)

Vào mùa Hạ năm Nhâm Dần (1962), Ngài thị bịnh và viên tịch ngày mồng 6 tháng 7, thế thọ 82 tuổi. Bảo tháp của Ngài được môn đồ an trí bên cạnh tháp Tổ Minh Hải trong khuôn viên Tổ đình Chúc Thánh.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, tại Quảng Nam, Ngài đã cùng Hòa thượng Phổ Thoại lãnh đạo Tăng tín đồ xây dựng lại nền đạo giáo vốn bị suy đồi do Thực dân gây nên. Công đức và đạo hạnh của Ngài vẫn mãi tỏa rạng trong dòng sử Phật giáo đất Quảng.
ht thich nhu hue

Phụ Lục:

Chuyện kể về Hòa thượng Thiện Quả.

1. Chuyện về đức độ của Hòa thượng: Một lần, một đạo hữu trong phố Hội An có con trẻ bị người âm nhập. Vị ấy ra mời Hòa thượng vào  chữa trị. Hòa thượng vốn không thích việc chữa trị tà ma nhưng vì cảm tình bổn đạo nên Ngài hứa khả vào cầu an. Buổi chiều chạng vạng, Ngài cùng với đệ tử Trí Nhãn khăn đảy vào phố. Khi đến gần miếu Ông Cọp, thấy có người đội nón cời ngồi chắn giữa đường. Hòa thượng hỏi: - Ai ngồi giữa đường đó?
Người ấy trả lời: - Là tôi?

Hòa thượng hỏi: - Tôi là ai?

Người ấy trả lời: - Là ma đây.

- Vậy chứ ngồi đây làm gì?

Ma kia trả lời:- Thưa Hòa thượng! Tôi vốn là cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa, đói khát cơ nhỡ. Nay tôi bắt thằng bé này để nhà nó cúng cho tôi ăn, nếu Ngài vào thì làm sao tôi ăn được.

Hòa thượng bèn khuyên:- Thôi đừng làm việc ác đức đó, hãy tha cho người ta đi rồi về chùa tôi cúng cho mà ăn.

Sau đó Hòa thượng vào tụng thời Kinh Phổ Môn cầu an và đứa bé hết bệnh. Xong rồi Ngài về chùa nấu cháo cúng thí.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy đức độ của Hòa thượng cảm hóa được quỷ thần, khiến họ không còn quấy nhiễu nhân gian. Điều này khiến chúng ta càng hiểu rõ hơn câu nói của người xưa: "Đức trọng quỷ thần kinh"

2. Chuyện về Chẩn tế cô hồn: Hằng năm vào ngày Rằm tháng 7, phần lớn các chùa đều Chẩn tế âm linh cô hồn để cầu âm siêu dương thạnh. Riêng tại Chúc Thánh thì Ngài không chủ trương như vậy. Thỉnh thoảng quý Thầy cũng xin được lập đàn Chẩn tế nhưng Hòa thượng khước từ. Mỗi chiều Rằm tháng 7, Hòa thượng cùng đại chúng đem Khoa Du Già lên Chánh điện tụng đọc để cầu siêu thôi, chứ không làm rình rang như các chùa khác.

3. Chuyện mở Giới đàn: Sau Giới đàn Từ Vân năm 1928 thì Quảng Nam gần như không mở Giới đàn. Thỉnh thoảng Hòa thượng Đương Như, Trụ trì chùa Long Tuyền xuống đàm đạo và khẩn khoản xin Ngài mở Giới đàn tại Chúc Thánh và tôn Ngài lên ngôi Đường Đầu Hòa thượng. Tuy nhiên Hòa thượng từ chối và nói: Tôi nhiều lần được thỉnh làm Tôn chứng, Giáo thọ ở các Đàn giới, thấy giới tử lạy lục cầu xin thọ giới mà hổ thẹn. Mình giới đức không bao nhiêu mà để người ta lạy nhiều, tổn phước lắm. Những mẫu chuyện về cuộc đời của Ngài đã được chư vị Tôn đức lưu truyền. Xin trân trọng ghi lại nơi đây để làm rõ nét hơn về đạo đức và sự khiêm cung của một bậc Danh Tăng nơi xứ Quảng.


Thích Như Tịnh

(Chùa Viên Giác, Hội An)


HT Tang Cang Thich Thien Qua_1

HT Tang Cang Thich Thien Qua_2

HT Tang Cang Thich Thien Qua_3



Bia trong_Ky yeu Tuong Niem_HT Nhu Hue_1934_2016



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2017(Xem: 11962)
Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm - Một cao tăng cận đại - Biên soạn: Bảo Đăng
01/06/2017(Xem: 21278)
Sư Trưởng pháp húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, thế danh Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại tỉnh Hà Đông, nay thuộc thủ đô Hà Nội. Thân phụ là một công chức người Pháp, cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là một y sĩ người Việt, cụ bà Nguyễn Thị Đắc. Vì thế Sư Trưởng còn có tên thế tục tiếng Pháp là Eugénie Catallan.
20/05/2017(Xem: 6744)
Gần như một quy luật tất yếu khi nói đến Hòa Thượng Lê Khánh Hòa ( 1877 - 1947 ) ( Tổ Khánh Hòa - Ngài) phải đề cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX . Cả một cuộc đời dấn thân trên lộ trình tiến tu giải thoát, luôn nặng gánh ưu tư cho tiền đồ Phật giáo trước mối suy vong song hành cùng vận mệnh dân tộc dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Là một tăng sĩ với trọng trách "sứ giã Như Lai", Tổ Khánh Hòa đã sớm nhận thức rõ trách nhiệm cao cả ấy và vận dụng đạo đức, năng lực bản thân tữ mình thắp lên ngọn đuốc tiên phong, vén màn đêm dày đặc, bước đi từng bước nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để tạo nên một luồng gió chấn hưng mang vô vàn lợi lạc cho Phật giáo mà cho đến tận hôm nay sử sách vẫn còn ghi đậm những dòng chữ vàng son óng ánh chưa hề phai nhạt.
22/04/2017(Xem: 9165)
CT HTB số 205 cho thứ 7 ngày 22/4/2017 Chủ đề: Nhân ngày lễ Phật Đản ôn lại Tổ sư Thiền của Phật giáo Việt Nam. Thành viên thực hiện: Lâm Như Tạng, Lê Tâm.
19/04/2017(Xem: 6159)
Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn
15/04/2017(Xem: 8181)
Thiền Sư Pháp Loa với công trình văn hóa đời Trần
01/04/2017(Xem: 14643)
Trọn một ngày làm nhà tu hành – ăn như sư, ngủ cạnh sư, thiền và đọc kinh cùng sư, lao động cùng sư. Có những lúc đã cảm thấy phát điên về sự chậm rãi trong hoạt động, sự khắc khổ trong cuộc sống. Nhưng cũng ngộ ra nhiều điều! Và 24 giờ đó quả là kinh nghiệm đặc biệt trong đời làm báo. Vào những tháng đông đầu năm 1998, khi đang làm việc cho đài phát thanh NHK của Nhật Bản, tôi đề xuất chủ đề tôn giáo với mục đích giới thiệu đầy đủ hơn về các đạo tồn tại ở Nhật cho thính giả Việt Nam, bên cạnh Thần đạo đã được nói đến quá nhiều. Nhưng việc đi thực tế trong lĩnh vực này không đơn giản. May được một đồng nghiệp người Nhật tích cực tìm kiếm và phát hiện một ngôi chùa có thu nhận người nước ngoài. Mọi công việc thu xếp qua điện thoại và… email do người bạn Nhật đảm trách, và đúng ngày hẹn tôi khoác balô lên đường.
24/03/2017(Xem: 8600)
Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.
18/03/2017(Xem: 7386)
Di cốt của vị thiền sư đã khai sáng ra dòng thiền Lâm Tế - Liễu Quán ở đàng Trong - dòng thiền thứ hai sau thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được nhập vào một ngôi tháp cổ kính ở xứ Huế. Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) là người đã khai sáng ra chi phái Thiền mới (Thiền phái Liễu Quán), mang đậm phong cách của Văn hóa phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Sau khi viên tịch, di cốt của thiền sư được nhập vào bảo tháp thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa (Thừa Thiên Huế). Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Nhiều du khách lần đầu đến Huế, nếu không biết thì có thể nhầm đây là lăng tẩm của một vua chúa nào đó của triều Nguyễn bởi quy mô xây dựng, kiến trúc và địa thế phong thủy của bảo tháp.
06/03/2017(Xem: 7145)
Nhân lễ húy nhật lần thứ 18 Sư Bà Thích Đàm Lựu, vị Thầy sáng lập chùa Đức Viên vào năm 1980 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ; chùa Đức Viên đã tổ chức khóa niệm Phật báo ân trong hai tuần, từ ngày 18 tháng 02 đến ngày 04 tháng 3 năm 2017. Buổi lễ tưởng niệm chính thức được tổ chức vào sáng ngày 04 tháng 3 năm 2017. Đặc biệt, vào tối ngày 03 tháng 3 năm 2017, chùa đã tổ chức đêm đốt nến tưởng niệm Sư Bà, vị Thầy kính yêu của Ni chúng. Đêm huyền diệu với tiếng tụng kinh cầu nguyện, những lời tâm sự bên những ngọn nến lung linh, những giọt nước mắt chảy dài trên má chư Ni và Phật tử. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính, tràn đầy cảm xúc, lòng kính thương vô biên Sư Bà tọa chủ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]