Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Pháp Viên (1911-1988)

05/02/201206:11(Xem: 4307)
Hòa Thượng Thích Pháp Viên (1911-1988)
 Hòa Thượng Thích Pháp Viên (1911-1988)
image

Sáng ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (23.02.2014), thượng tọa Thích Quảng Tâm, Ủy viên Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức môn đồ pháp quyến, thân tộc, đệ tử và phật tử đạo tràng chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (Nha Trang) đã thành kính tưởng niệm húy nhật lần thứ 26 cố Hòa thượng Bổn sự Thích Pháp Viện.

 

Hòa Thượng Thích Pháp Viên, húy thượng Nguyên hạ Thành, tự Thiện Châu thuộc dòng Lâm Tế  Liễu Quán, đời thứ 44. Ngài thế danh Phạm Nại, sinh năm Tân Hợi (1911), tại thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thiếu thời ngài thường cùng bà con bổn đạo phật tử tứ thôn Đại Điền về Chùa Thiên Quang, làng Phú Lộc phát tâm làm công quả.

Năm 1946, nhân gặp lúc Hòa thượng Thích Nhơn Hưng, từ Chùa Khánh Long, Ba Ngòi về sắp đặt Phật sự tại chùa Tổ Linh Quang, quê nhà Đại An, Am Chúa, thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền (Diên Khánh). Trong thời loạn lạc, chùa chiền, đền miếu, ruộng nương … bị chiến tranh Pháp-Nhật o ép; cộng với lòng đau thương của cảnh gia đình, thân tộc kẻ mất người còn, và sự mất mát của người anh thứ hai hy sinh cho chiến tranh. Ngài hiểu được lý vô thường, nhận thấy duyên lành đã đến liền phát khởi ý niệm theo thầy xuất gia học đạo. Bổn sư hứa khả và đưa vào chùa Khánh Long, thôn Trà Long, Ba Ngòi (Cam Ranh) làm lễ thế phát xuất gia.

Đúng là:”Phù xuất gia giả phát túc siêu phương. tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạc tế tam hữu” Ngài ở đây đối với bổn sư vừa là thầy và cũng là bác trong dòng tộc, nên từ đó hết lòng chăm lo tu tập.

blank

Năm Nhâm Thìn, (1952), với oai nghi đỉnh đạc, hạnh nguyện sâu dầy, ngài được Hòa thượng Bổn sư cho thọ Đại giới tại Tổ đình Thiên Bửu, Ninh Hòa, do Tăng cang Hòa thượng Thích Phước Huệ, trụ trì chùa Sắc tứ Hải Đức,  làm Hòa thượng Đường đầu truyền giới.

Sau nhiều năm tháng hầu bổn sư và chăm lòng kinh kệ, đã được bổn sư cùng hàng huynh đệ đề cử làm “ Giám tự ” chùa Thanh Sơn (Núi Dốc Lân, Sở Dừa, xã Cam Thịnh, Cam Ranh). Ngài vừa tu tập, vừa lo phật sự thế bổn sư và làm kinh tế, tăng gia sản xuất nông nghiệp, khai phá thêm khu vườn chùa và vận động mua thêm ruộng để canh tác lương thực nuôi tăng chúng.

Khi có thời gian, ngài xin phép bổn sư tham học với ngài Thích Hạnh Chức, trụ trì Chùa Phước Long, (Diên Toàn) và tham học với ngài Thích Hạnh Giác, trụ trì chùa Thiên Quang, (Phú Lộc, Diên Khánh).

Thời gian ngài hành đạo nhiều nhất là tại chùa Thanh Sơn trên núi Dốc Lân vừa tu học vừa canh tác vườn ruộng của chùa giúp cho bổn sư chăm lo Phật sự tại đây nên Phật tử và nhân dân thân quen thường gọi với cái tên dân giả là “ Ông Giám Năm ”

blank

Năm 1962, Hòa thượng Bổn Sư Thích Nhơn Hưng giao hẳn kế thừa trụ trì Chùa Thanh Sơn. Nhưng sau đó Chùa lại phải lại xuống làng. Đây là dời chùa lần thứ 5 vì lúc này tình hình chiến sự ác liệt. Chùa Thanh Sơn lại nằm vùng núi tiếp giáp các vòng tuyến của 3 tỉnh: Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa. Nên  Tăng chúng và bổn đạo quá vất vả, cơ cực, nhọc nhằn.. mới lo cho chùa trọn vẹn, người còn chiếc áo tu thì phải ở tù; người thì lên núi thoát ly làm cách mạng, người lại theo…

Cuối năm Ất Tỵ (1966) chú ruột  của ngài là thầy “ Thủ Khánh ” tức Thích Pháp Ngữ, đang trụ trì Chùa Khánh Phước, Hòa Do, xã Cam Phúc (Cam Ranh) đột ngột viên tịch. Nỗi đau của chùa chưa nguôi ngoai, lại chồng chất thêm niềm buồn riêng thúc phụ cứ đến, Hòa thượng bổn sư ngày càng già yếu, mà ý còn muốn mong có ngày tháng quê hương yên bình để trở lại cảnh chùa xưa bên chân núi…

Đầu năm Bính Ngọ (1966), được bổn sư hứa khả và phật tử phát tâm nên đã mua đất tại Xóm Mới tạo được cơ sở tạm thời để có nơi ăn ở, tu học, mong qua cơn khói lửa của quê hương. Vâng lệnh bổn sư ngài vào tại Xóm Mới, Cam Thịnh Đông, (Cam Ranh) tìm đất lập chùa ngài đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhơn Hưng khai sáng ngôi chùa mới và an danh là " Thanh Hải Tự ". Đây là ngôi chùa thứ 6, Hòa thượng Thích Nhơn Hưng chứng minh sáng lập, trong bước đường hoằng dương phật pháp.

blank

Năm 1967 xây dựng chánh điện, năm 1968, đúc Đại Hồng chung. Năm 1970 xây nhà tổ và ngày mùng 2 đến mùng 4 tháng 8 năm Canh Tuất 1970 làm lễ khánh thành.

Chùa Thanh Hải được lập thành lập trong lúc dân cư làng “ Xóm Mới ” còn thưa thớt, nhưng đã hoàn thành được tâm nguyện của bổn sư với một lòng nhất y, nhất thuận.

Ngày mùng 7 tháng 5 năm Tân Hợi (1971) Hòa thượng Thích Nhơn Hưng thuận thế vô thường, an tường viên tịch. Ngài xây tháp phụng thờ cư tang, báo ân sư trưởng, viên mãn:

“Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”

blank

Năm 1975 lịch sử sang trang

Năm 1978,  chùa Thanh Hải , tạm đóng cửa và sau đó dùng làm Ủy Ban Nhân Dân xã Cam Thịnh Đông. Rồi sự thế vô thường, tất cả đều theo quy luật thành trụ hoại không, do tuổi cao, sức yếu, Hòa thượng Thích Pháp Viên, húy thượng Nguyên hạ Thành đã an tường viên tịch ngày 24, tháng Giêng, năm Mậu Thìn (1988), tại Chùa Khánh Quang, Tỉnh hội Phật Giáo Hậu Giang, (Cần Thơ), Miền Tây Nam Việt. Trụ thế 78 năm, hạ lạp 40 năm. Sau đó môn đồ đệ tử là Tỳ kheo Thích Quảng Tâm và thượng tọa Thích Chơn Kiến thỉnh linh cốt về tôn trí tại Chùa Thiên Phú, Nha Trang (Khánh Hòa)

Hàng môn phong , đệ tử dâng câu đối truy tán công đức của Hòa thượng bổn sư

" Khi xưa, Chùa Thanh Sơn , Sở Dừa bên núi ngắm trăng trong gió mát thảnh thơi ; Từ độ Chùa Thanh Hải , Xóm Mới  cảnh quê nhà  dẫu biển  sóng  triều   lãng đãng hết lòng xây dựng bỏ chuyện buồn, phải chăng lòng đạo trắng ngần truyền Đệ tử "

" Ban đầu, Chùa Khánh Long, Ba Ngòi hầu thầy tụng kinh vàng kệ ngọc ngân nga; Lúc già Chùa Khánh Quang , Cần Thơ  nơi xứ lạ cùng bạn ngày tháng  thênh thang  nhẹ bước thong dong theo dấu Phật . Nghiệm biết lý vô thường hay cho Còn Mất "

blank

Ngày 24 tháng Giêng năm Tân Mão (2011), Môn đồ thỉnh Linh cốt từ Chùa Thiên Phú, Nha Trang về tôn trí tại tháp Tổ chùa Thanh Hải (Cam Ranh). Mong ngày về chốn xưa nơi Chùa Núi-Thanh Sơn Tự.

Sáng ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (23.02.2014), thượng tọa Thích Quảng Tâm, Ủy viên Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trụ trì chùa Thanh Hải, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cùng chư tôn đức môn đồ pháp quyến, thân tộc, đệ tử và phật tử đạo tràng chùa Linh Thứu, chùa Linh Quang (Nha Trang) đã thành kính tưởng niệm húy nhật lần thứ 26 cố Hòa thượng Bổn sự Thích Pháp Viện.

NAM MÔ TỰ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG, TỨ THẬP TỨ THẾ THANH HẢI TỰ , TRỤ TRÌ Húy thượng NGUYÊN hạ THÀNH tự THIỆN CHÂU hiệu PHÁP VIÊN Hòa Thượng Giác linh thuỳ từ chứng giám

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 5529)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3920)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5032)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4909)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3976)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4900)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4319)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 4246)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 3698)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
09/08/2011(Xem: 4115)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567