Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công Án Trần Nhân Tông Nhân Chuyến Lên Yên Tử

10/08/201101:28(Xem: 4353)
Công Án Trần Nhân Tông Nhân Chuyến Lên Yên Tử


CÔNG ÁN TRẦN NHÂN TÔNG
NHÂN CHUYẾN LÊN YÊN TỬ
Thái Kim Lan

Trần Nhân Tông, người là ai?

Câu hỏi có vẻ lẩn thẩn, bởi lẽ từ khi cắp sách đến trường, bắt đầu học lịch sử dân tộc, ai là người Việt Nam mà chẳng biết qua hơn một lần trang sử đời Trần và trang sử Trần Nhân Tông? Ai là người Việt Nam đã không tự hào về những chiến thắng quân Nguyên vẻ vang của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài ba của vị vua anh minh lỗi lạc Trần Nhân Tông? Không những là một vị vua anh dũng nơi các chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây kết của Việt nam vào thế kỷ 13, vị hoàng đế “Kim Phật” này lại là một nhà lãnh đạo tư tưởng văn hoá tôn giáo ưu việt đã đem lại cho thời đại của mình và cho đời sau một niềm tự tin vững chắc và sâu đậm “Nam quốc sơn hà nam đế cư” hơn tất cả những vị anh quân cuả lịch sử VN : không những võ công mà chính là văn trị đã đưaẩnần Nhân Tông thành một nhà lãnh đạo tư tưởng Việt Nam đầy nhân ái và sáng tạo: với ồân Nhân Tông tiếng Việt được đưa vào văn học chính qui và với ồân Nhân Tông tư duy triết lý và đạo đức Việt Nam trên cơ sở Thiền học được thành lập.

Từ lớp tiểu học cho đến đại học, qua nhiều lần thi cử, chính tôi đã thuộc nằm lòng những trang sử sáng ngời Trần Nhân Tông như thế, cho đến khi xuất ngoại du học, những năm tháng xa quê hương sống nơi đất khách, mỗi khi trình bày về lịch sử và văn hóa Việt Nam, mỗi khi lý luận về bản sắc dân tộc, về văn hóa dân tộc, những trang sử Trần Nhân Tông luôn luôn là bằng chứng hùng hồn của ý thức độc lập thực sự Việt nam và là điểm tựa cho niềm tự hào và nỗi hãnh diện của tôi về văn hóa ưu việt của đất nước đối với người ngoại quốc.

Nhưng thực tình và thực sự mà nói, thì hình như trải qua mấy mươi năm đọc, học, nghe, và lặp lại những điều sử sách viết về ồân Nhân Tông, Trần Nhân Tông đối với tôi chỉ là một trang sử mở sẵn hay gấp lại để trên bàn hay trong tủ không hơn không kém, tôi chưa hề biết.

Trần Nhân Tông, người là ai?

Câu hỏi đến có vẻ hơi muộn màng sau ba giờ đồng hồ va chạm đá và đất, mồ hôi ướt áo, nếm mùi tân khổ leo núi Yên Tử trong chuyến về Hà Nội theo lời mời của Viện Goethe, nhưng thật ra không muộn màng, câu hỏi đã có từ lâu, có lẽ từ lúc mới sinh ra là người Việt Nam, câu hỏi bật ra bây giờ, cùng với tiếng cười về và của con bò cười, cùng với hoa trời màu thiên thanh loáng thoáng sau ngọn tùng cao ngất.

Hỏi Trần Nhân Tông là ai trong cái khung cảnh «Vân thủy bằng lòng; Yên hà phải thú», trong giờ phút chân tay rã rời với một niềm vui giải thoát nhẹ hửng như đám mây trắng vun vút bay nhanh để nhường màu xanh lại cho cây.

Câu hỏi như đến cùng một lúc với câu trả lời, hay câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi? từ sáng đến giờ người đồng hành với tôi từ chân núi Yên Tử lên đây nơi những bước chân chiêm nghiệm, anh L. chị S.? hay chính là Trần Nhân Tông?

Hoa Yên Tử - Trần Nhân Tông: «Ta (thật tận tình) là Ta»

trannhantong-tuongniem-07

Chùa Hoa Yên, nơi thờ vị tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm vua Trần Nhân Tông, mở ra từ những bậc đá từ dưới nhìn lên thoạt tiên quen thuộc như… «vườn nhà» với các bụi chuối hai bên lối đi, sau khi đã quanh co với những cây cổ thụ, bạch tùng, xích tùng lạ kỳ hiếm có, bỗng nhiên gặp lại vườn chuối tiêu điều, như ngõ sau quê mẹ…thế này?! Khác với Hoa Yên của tam tổ Huyền Quang (sách đã dẫn):

Hồ sen trương tán lục;

Suối trúc phiếm đàn tranh…

Nhưng rồi vượt hết các bậc đá, Hoa Yên bỗng chơi vơi trên không với một tầm nhìn sơn hà bao quát lồng lộng, núi non rừng cây trùng điệp mấy tầng nâng Yên Hoa lên trong thế rồng ngồi với một kiến trúc vườn cây lăng miếu hài hoà thuần túy Việt Nam.

Tôi đứng trên bậc cấp cuối cùng giữa hai cây “trượng phu tùng” (Huyền Quang, sách đã dẫn)), gió lộng bốn bề trước cảnh non nước gấm vóc, rồi quay mặt trực diện với bệ thờ Điều Ngự Giác Hoàng, trong một giây cảm xúc tôi có cảm tưởng thấy được chân dung thực sự của Trần Nhân Tông.

Như chia với nhau cùng một ấn tượng chúng tôi ba người đều thấy cùng một lúc chưa có nơi nào trên đất nước Việt Nam “Việt Nam” hơn Yên Hoa của Yên Tử với lối kiến trúc khiêm tốn nhưng thâm u, thiên nhiên thô sơ nhưng không thô kệch, tinh vi nhưng không phù phiếm.

Trần Nhân Tông đó, có thể ngẩng mặt nhìn sang Bắc để nói “Ta cũng như người”, để hướng về phương Đông mà nói “Ta khác với người”, nhìn về Tây mà nói “Ta không thua người”, nhìn về Nam mà nói “Ta cùng với người”.

Đã thấy lăng tẩm các vị vua chúa triều Nguyễn, mới thấy Trần Nhân Tông” Việt Nam” ngay từ từng viên đá, không một chút ảnh hưởng của Trung Hoa trong sự khiêm tốn nhân ái ngược với kiến trúc tráng lệ đến vô nhân, Hoa Yên lại khác với Nhật trong chất đá thiên nhiên., với Nam Dương trong nghệ thuật tinh vi. Tôi bỗng hiểu được tại sao người Nhật mê và tìm học kỹ thuật đồ gốm đời Trần. Chén gốm đời Trần có một sắc thái tinh vi trong chất đá thô kệt, không hào nhoáng bóng bẩy như của Tàu, cho biết nghệ nhân có một bản lĩnh cao cường trong lúc sáng tạo, vừa thấu hiểu bản chất sự vật để gìn giữ bản chất ấy đồng thời nâng sự vật lên thành tác phẩm nghệ thuật.

Chẳng khác chi bản sắc của một dân tộc mà Trần Thái Tôn trong trách nhiệm cầm cân nảy mực phải dùi mài trau chuốt, vừa gìn giữ để không bị đồng hóa vừa phát huy để đừng bị thoái hoá. Và trong trăm ngàn trách nhiệm, chưa thấy vị vua nào như những vị vua đời Trần đã miệt mài nói về chữ Tâm Việt Nam như một lời tuyên ngôn làm kim chỉ nam để phát huy bản chất Việt Nam như thế, nói về chữ Tâm Việt Nam bằng ngôn ngữ Việt Nam, cho nên không ngại đi ngược lại với thời thượng và mặc cảm của sĩ phu Việt Nam sau một ngàn năm đô hộ của Tàu.

Cần phải đi ngược để khẳng định cho được phong cách con người Việt Nam với giá trị văn hoá đạo đức phương Nam

Từ Trần Thái Tôn trở về sau, chữ Tâm đã được thay thế bằng chữ Lòng trong những tác phẩm văn chương đời Trần viết bằng chữ Nôm. “Thay đổi cách hành văn là thay đổi tư duy, thay đổi tư duy là thay đổi cách hiện hữu, cách sống” Nietzsche đã có lý khi nói như thế.

Có thể nói Trần Nhân Tông đã tiếp tục sứ mạng “làm người Việt Nam” toàn vẹn nhất, tận tình nhất, hùng hồn và sâu thẳm, sáng tạo và đôn hậu trong sự nhất quán, trong sự thấu suốt cuộc đời bên ngoài, cuộc đời thành thị và cuộc sống nội tâm, cuộc sống tinh thần nơi chốn sơn lâm.

”Nghiã hãy nhớ đạo chẳng quên” (TNT, CTLD, hồi thứ 7)

Hãy xá vô tâm
tự nhiên hợp đạo
Sạch giới lòng, dồi giới tướng
nội ngoại nên Bồ Tát Trang Nghiêm
Ngay thờ chúa thảo thờ cha
Đi đỗ mới trượng phu trung hiếu”
(Trần Nhân Tông, bài phú Cư Trần Lạc Đạo, sách đã dẫn)

Tôi lùi lại phía sau, đến cạnh bệ thờ có tượng Trần Nhân Tông, nhìn ra phía trước. Tôi muốn biết Trần Nhân Tông từ chỗ ngồi này đã nhìn gì, thấy gì khi người còn sống “am mây một sập Thiền”, khi người đã chết, từ hơn 800 năm trước cho đến bây giờ...Có phải

“Ta nay : ngồi đỉnh Vân Tiêu, cỡi chơi Cánh Diều” (2)

Coi Đông sơn tựa hòn kim lục

Xem Nam Hải tựa miệng con ngao“ (Vịnh chùa Hoa Yên, Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang)

như Huyền Quang ngày trước đã tả không, thì thấy rừng cây trùng điệp mà chúng tôi đã đi qua như những cánh phượng hoàng phấp phới trong gió, núi mờ núi đậm tiếp vai nhau ở chân trời xa thẳm, làng mạc nằm chơi vơi trong màu nắng thanh lam như trôi lững lờ vào trong màu xanh vô tận của bầu trời, khói nước từ biển khơi lung linh giữa thinh không mờ ảo như thật như hư, con đường ngoằn ngoèo dưới chân núi như một vệt sáng lấp lánh xuyên hút qua lòng núi…

Phong ba hay thái bình, Trần Nhân Tông “ngồi” đây với “non nước.. nghìn thu” ấy như một chiêm nghiệm sâu thẳm về hiện hữu vật chất và tinh thần, ngoại tâm và nội tâm của một con người Việt Nam. Tuy “ngồi” nhưng đã “đi” thẳng vào đạo tâm của cả non sông, dân tộc.

Dựng cầu đò, dồi chiền tháp
ngoại trang nghiêm tự tướng hãy tu;
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi
nội tự tại Kinh Lòng hằng đọc”

(Trần Nhân Tông, Cư Trần Lạc Đạo Phú, Hồi thứ 8, sách đã dẫn)
Tại sao về núi giới lòng?

Rời Hoa Yên, con đường dẫn lên đỉnh núi đi qua một đoạn rừng trúc xào xạc, trúc lâm Yên Tử trên đỉnh núi lạnh không cao lớn, thân cây vàng sắc, lá săn nhỏ nhọn, mảnh mai gầy guộc nhưng đầy sức dẻo dai, gió núi có hun hút cay độc mấy đi nữa, khi thổi qua rừng trúc thấp la đà cũng phải thành hiền để rì rào những lời “kinh lòng hằng đọc”.


trannhantong-tuongniem-08
Bỏ rừng trúc, vượt con đường đá gay go dốc ngược, lên gần thấu đỉnh bỗng thấy mình chơ vơ giữa khoảng không lộng gió, trên đầu chỉ có bầu trời, xung quanh là đá núi. Chỉ có ta với ta, ta với trời, ta với đất. Một mình giữa đất trời bao la !

Hai chữ “một mình” thường gây một nỗi hoang mang sợ hãi của người đang đứng bên bờ vực thẳm, nhưng ngày hôm ấy sau khi rời Hoa Yên, bầu trời mênh mang trên đầu bỗng cho tôi một cảm giác gần gũi với ý niệm “giải thoát” như một sợi tơ trời bay bổng trên không, cảm giác không có gì ngăn cách giữa trời và ta, một cảm giác “ sâu xa rộng mở” của Bồ Đề Đạt Ma. (3)

Có phải “về núi giới lòng” là để “mở rộng lòng” với người với đất với trời?
Đứng trên đỉnh núi với ngôi chùa Đồng bé tí như một món đồ chơi – khác hẳn một ngôi chùa đồng vĩ đại trong tưởng tượng khi nghe bạn bè nói về Chùa Đồng Yên Tử, - đỉnh núi cheo leo, lởm chởm đá, những tảng đá thi gan, khổ hạnh, đã mấy trăm hay mấy ngàn năm, như một bình phong tròn đứng chắn gió cho bốn phương cảnh vật nhu hoà, nhân ái quyện dưới chân núi.

Bỗng thấy núi Yên Tử như một thiền sư, Trần Nhân Tông là núi Yên Tử, thân tâm vững như núi :

Nhìn lên càng cao
Dùi càng bền cứng
Chợt ở phía sau
Thấy liền trước đứng…

(Trần Nhân Tông, Ca ngợi Tuệ Trung Thượng Sĩ, sách đã dẫn)

Buổi xế trưa gió núi vun vút không ngừng bay về trời trên đỉnh Yên Tử, nghe trong gió tiếng núi vang vọng câu trả lời :

“Hiểu theo lối trước lại chẳng phải”
(Trần Nhân Tông tại sao về núi giới lòng? Đáp: “Hiểu theo…”. Bài giảng tại chùa Sùng Nghiêm, sách đã dẫn)

Đã đi đến hết đường Yên Tử, đã hấp tấp ham hố chụp hết phim nơi trạm Hoa Yên, chẳng còn một chút phim để ghi lại hình ảnh bầu trời trên đỉnh núi, là cái đích của cả chuyến đi! Thôi đành ghi nhớ “nằm lòng”!

Yên Tử mà tôi đã đi qua, Yên Hoa mà tôi đã dừng lại, Chùa Đồng mà tôi đã đứng cheo leo, Vân Tiêu, Cánh Diều mà tôi đã chắp cánh bay theo, nếu hiểu như tôi đã hiểu theo sách vở lại là CHẲNG PHẢI !

Vậy thì “Dùng công án cũ để làm gì? Đáp : Mỗi lần nêu ra một lần mới.” (Trần Nhân Tông, Bài giảng cuối đông năm Giáp Thìn 1304 tại chùa Sùng Nghiêm, sách đã dẫn)(4)

Trần Nhân Tông là một công án cho tôi!

Đường về “Cư Trần Lạc Dạo

Xuống núi thật nhanh. Trời mới xế chiều. Lên xe. Nằm dài trên ghế. Chúng tôi chỉ ba người, xe rộng thênh thang. Tôi đã ngủ một giấc ngủ “cư trần lạc đạo”: mệt ngủ liền!

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
(Trần Nhân Tông, Cư Trần lạc đạo phú, sách đã dẫn)

Thái Kim Lan
(Tia sáng)

Ghi chú 1.Những cấp bậc Thiền định 2.Hai ngọn trong dãy núi Yên Tử 3.Câu trả lời của Bồ Đề Đạt Ma khi Lương Vũ Đế hỏi về Thiền 4.Sẽ triển khai trong bài “Công Án Trần Nhân Tông II


11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2022(Xem: 3369)
Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
21/04/2022(Xem: 2989)
Hồng Trần Chốn Cũ Dạo Chơi, Bấy Nhiêu Cuộc Lữ, Nụ Cười Thong Dong. Đến Đi Như Hạt Sắc Không, Nhẹ Buông Hơi Thở, Hoá Trông Vô Thường.
15/04/2022(Xem: 4623)
Trưa Chủ Nhật ngày 30/1/2022, chúng con hàng đệ tử xuất gia và tại gia thuộc Tu Viện Quảng Đức, thành phố Melbourne, Úc Châu, đã trang nghiêm chí thành tổ chức lễ Tưởng Niệm Sư Ông Làng Mai, ngõ hầu đáp đền phần nào công ơn giáo dưỡng của Người đối với Đạo Tràng Quảng Đức chúng con.
08/04/2022(Xem: 2697)
Kính bạch Giác linh Tôn sư. Từ trời Tây Hoa Kỳ, bên này bờ Đại dương Thái bình xanh ngắt Chúng con vọng về quê hương Việt Nam , Thành phố Sài gòn, là "Hòn ngọc viễn đông" một thuở. Tại đây hai năm về trước, Ba độ mai vàng trổ nụ khai hoa. Ngày đó 29 tháng giêng năm Canh Tý, (2020) Tôn sư đã nhẹ gót đi xa, Nơi ấy thời gian không có nữa.
07/04/2022(Xem: 3015)
Mấy hôm Quang Thiện vắng tiếng Kinh Hôm nay điện thoại báo hung tin Sư Cô Phổ Nguyện duyên trần mãn Xả bỏ báo thân, khép hành trình…
02/04/2022(Xem: 3009)
Sơ lược tiểu sử và Công Hạnh kham nhẫn kiên trì đại nguyện của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận người thừa hành kiến tạo xây dựng hai ngôi chùa Linh Sơn Việt Nam tại Kushinaga nơi Đức Thế Tôn nhâp Niết Bàn và nơi đức Thế Tôn Đản sinh Lumbini. Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận thế danh là Cúc Thị Philip sinh năm Bính Tuất 1946 tại Làng Đại Áng, Thành Phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Miền trung Việt Nam. Cô Cúc Thị Philip Sinh ra trong một gia đình tín tâm Tam Bảo, thâm tín Phật Pháp nhiều đời. Thân phụ tên Nguyễn Linh PD Như Nguyên. Thân mẫu tên Nguyễn Thị Tiềm PD Tâm Xứng, có cả bảy anh chị em, ba trai bốn gái, Cô Cúc Thị Philip là người thứ sáu. Trước cuộc chiến tranh 1975. Cô Cúc Thị Philip đã di tản sang Hoa Kỳ và định cư tại Tiểu bang Michigan. USA. Sau những biến cố thăng trầm dâu bể Vô thường của cuộc đời, Cô Cúc Thị Philip cũng biết một vài Sư phụ khác nhưng cuối cùng những buổi thuyết pháp tại Mỹ Quốc của Đức Tăng Thống Thượng Huyền Hạ Vi thuyết giảng, tác động tâm thức, Cô Cúc Thị Ph
01/04/2022(Xem: 8069)
Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thế danh Trương Thái Siêu, sinh năm Ất Dậu 1945, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đã viên tịch vào lúc 6 giờ chiều, ngày 20 tháng 3 năm 2022 (nhằm ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Dần), thế thọ 78, lạp thọ 58. Chương trình Tang Lễ sẽ được thông tri đầy đủ đến chư tôn Thiền Đức và quý Thiện nam Tín nữ qua Thông Tư sắp tới của Giáo Hội. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm: Giác Linh Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên cao đăng Phật quốc.
23/03/2022(Xem: 3243)
Tập sách này do một nhóm Phật tử và thiền sinh biên soạn nhân dịp Hòa thượng Kim Triệu Khippapañño được 65 tuổi hạ và 85 tuổi đời, với mục đích duy nhất là để bày tỏ lòng tri ân lên một bậc tu hành đã trọn đời hết lòng cho Đạo Pháp. Đây chỉ là vài góp nhặt đơn sơ từ các lời chia sẻ trung thực giữa Thầy và trò hoặc từ những cảm nghĩ chân phương của trò về Thầy nên nội dung sách có phần nào hơi riêng tư và giới hạn. Ước mong trong trong lai, các bậc tôn túc sẽ hợp soạn một quyển tiểu sử đúng nghĩa hơn với công đức và tầm vóc về sự nghiệp hoằng pháp của Ngài. Chỉ mong tập sách nhỏ này là món quà tinh thần của học trò kịp dâng lên Thầy lúc còn hiện tiền để Thầy được hoan hỷ nhìn thấy phần nào hoa trái của những nhân lành mà Thầy đã không ngừng gieo rải suốt gần bảy mươi năm hành đạo.
19/03/2022(Xem: 12478)
Trong không khí thanh thoát của đất trời mùa tuôn dậy, Tăng thân Làng Mai rất hạnh phúc được chia sẻ với quý thân hữu Lá thư Làng Mai số 45 - 2022. Đây là một món quà mà tăng thân kính dâng lên Sư Ông – người Thầy thương kính và cũng để mừng Làng Mai 40 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567