Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - Chùa Hải Đức

08/08/201123:27(Xem: 3917)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - Chùa Hải Đức
 Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) 
Chùa Hải Đức


Sáng ngày 31 tháng 05 năm 2015 (14/04 năm Ất Mùi) tại chùa Hải Đức, phường Trường An, thành phố Huế; chư Tăng bổn tự đã trang nghiêm thành kính tổ chức Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963).

 

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni các Tổ đình, Tự viện, Niệm Phật Đường cùng quý Đạo hữu Phật tử các giới tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

 


HT Thich Phuoc Hue (1875-1963)
Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963)




Hòa thượng thế danh Nguyễn Văn Cự, pháp danh Ngộ Tánh, tự Hưng Long, hiệu Phước Huệ. Ngài sanh ngày mồng 8 tháng 4 năm Ất Hợi (1875) triều Tự Đức thứ 28. Tại làng Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Gia đình họ Nguyễn của Ngài từng có truyền thống khoa bảng và chịu ảnh hưởng nếp sống Phật giáo qua nhiều đời, trong năm đời có đến sáu vị xuất gia và đã trở thành những danh Tăng có nhiều công hạnh. Nội tổ của Ngài là cụ Nguyễn Văn Bình, đỗ Tam khoa Tú tài, từng có công mở mang hương lý, được dân làng tôn vinh và liệt vào hạng “Hậu hiền khai khẩn”.

Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Văn Khanh, từng được triều đình bổ làm quan tỉnh Bình Thuận. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Từ, người làng Diên Khánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Năm Canh Dần (1890), Ngài 16 tuổi thì mẹ mất, sau đó Ngài theo thân phụ vào Bình Thuận nhậm chức. Khi đi ngang địa phận Nha Trang,  thân phụ bỗng dưng phát bạo bệnh, phải xin tá túc nơi ngôi chùa nhỏ mang tên Hải Đức. Sau đó người cha qua đời, Ngài phải nhờ đến nhà chùa lo liệu việc mai táng.
Sau khi lo chôn cất phụ thân xong, là thiếu niên tứ cố vô thân nơi đất khách, Ngài phải tự kiếm sống bằng cách vào rừng đốn củi nuôi thân và hương khói cho cha. Phụ giúp việc chùa, mỗi tối Ngài cùng chư Tăng đọc kinh, từ đó cơ duyên Phật pháp đã bắt đầu đi sâu vào tâm thức Ngài giữa lứa tuổi thiếu niên nhiều mơ ước.

Không lâu sau, nhận thấy con đường giải thốt với nếp sống và phẩm hạnh của người xuất gia mới là cứu cánh và có thể báo hiếu tròn vẹn mang nhiều ý nghĩa nhất. Ngài quyết định đảnh lễ cầu xin xuất gia với Tổ Viên Giác (trụ trì chùa Hải Đức), được Tổ ban pháp danh là Ngộ Tánh. Vốn có căn bản Nho học từ thuở nhỏ và được gia đình hướng dẫn cách tiếp cận những tinh hoa Phật Đà, trong thời gian hành Điệu, chấp tác Ngài đã vượt trội các bạn đồng sư nên sớm được Bổn sư ban cho pháp tự là Hưng Long.

Năm Giáp Ngọ (1894), 20 tuổi, Ngài xin Tổ Viên Giác cho dời hài cốt phụ thân về kinh và cải táng tại núi Thiên Thai, bên cạnh Tổ đình Thuyền Tôn. Sau đó Ngài tiếp tục đến cầu học với Tổ Từ Hiếu. Cùng năm này, Ngài được thọ giới tại Đại giới đàn chùa Báo Quốc, do Tổ Hải Thuận, Tăng Cang chùa Diệu Đế làm Đường đầu Hòa thượng.

Năm Kỷ Hợi (1899), lúc 25 tuổi, Ngài xin phép được lập thảo am nhỏ để tu trì đồng thời có nơi phụng thờ song thân, tại làng Bình An cách chùa Từ Đàm về phía Đông cách 500 mét, Lấy hiệu là Hải Đức Am (sau này là chùa Hải Đức, đường Phan Bội Châu, Huế).
Năm Giáp Thìn (1904), Ngài đắc pháp với Hòa thượng Tâm Truyền (trụ trì Tổ đình Báo Quốc – Huế), pháp hiệu là Phước Huệ với bài phú kệ như sau:
上  乘  佛  祖  振  宗  風 
                             付  偈  傳  燈  法  法  同 
                             善  果  圓  成  增  福  慧    
                             將  祈  道  德  永  興  隆 。
Phiên âm:             Thượng thừa Phật tổ chấn tôn phong;  
                             Phó kệ truyền đăng pháp pháp đồng.                
                             Thiện quả viên thành tăng phước huệ.   
                             Tương kỳ đạo đức vĩnh hưng long.  

Tạm dịch:
                             Ngưỡng thừa Phật Tổ chấn tông phong
                             Trao kệ, truyền đèn, mọi pháp đồng
                             Quả thiện trọn thành, thêm phước huệ
                              Những cầu đạo đức mãi hưng long.

Năm 1905, Ngài nhận chức trụ trì chùa Kim Quang (làng An Cựu – Huế) do bà Từ Minh, Hồng Thái Hậu đời vua Thành Thái kiến lập. Do đó vua Thành Thái có cơ duyên được gần gũi và nghe pháp nơi này, từ đó cảm mến và rất quý trọng Ngài.

Năm Giáp Dần (1914), Ngài trở lại Nha Trang để thăm Bổn sư, nhưng khi đến nơi thì Tổ Viên Giác đã viên tịch lâu rồi! Trong khi đó chùa Tổ lại xiêu vẹo, hoang tàn, không một bóng Tăng chúng. Ngài liền ra sức vận động trùng tu lại ngôi chùa và không lâu sau chùa Hải Đức đã thực sự trở thành một đạo tràng thanh lịch giữa thành phố Nha Trang.

Năm Giáp Tý (1924), đã 50 tuổi, Ngài được chư Sơn tỉnh Khánh Hòa suy tôn làm Đường đầu Hòa thượng tại Đại giới đàn Nha Trang.

Sau đó Ngài trở lại Huế, biến am Hải Đức thành ngôi chùa nguy nga tráng lệ ở đất Thần kinh như ngày nay.

Năm Giáp Tuất (1934) Ngài về nơi sinh quán tỉnh Quảng Trị vận động trùng tu ngôi Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang ở làng Ái Tử, công việc trùng tu mất hơn bốn năm mới hồn thành. Đó là năm Canh Thìn (1940), sau khi khánh thành Tổ đình Tịnh Quang, Ngài được Giáo hội tỉnh Quảng Trị thỉnh làm Đường đầu Hòa thượng trong Đại giới đàn của tỉnh. Cũng trong năm đó, vua Bảo Đại ban chiếu chỉ cử Ngài làm Tăng Cang Tổ đình Báo Quốc.

Thời gian từ năm 1941 đến 1945, Ngài liên tục đảm nhận chức Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già tỉnh Thừa Thiên.
Trong xu thế chung của Phật giáo nước nhà, công việc chấn hưng cũng là mối bận tâm không nhỏ nơi Ngài. Vì thế, Ngài chọn Hồ thượng Bích Không, là một người am tường nhiều sở học, hỗ trợ Ngài thực hiện các Phật sự quan trọng. Đầu tiên là dời chùa Hải Đức từ thành phố Nha Trang lên núi Trị Thủy nằm ở ngoại ô thành phố, thuộc làng Phước Hải, cách cửa biển Nha Trang một cây số để tiện việc quy tụ Tăng Ni tu học và mở rộng khi cần. Công việc dời chùa ấy được tiến hành trong năm Quý Mùi (1943) và ngôi chùa đã trở thành một cơ sở đào tạo quan trọng rất lừng danh là Phật học viện Hải Đức – Nha Trang sau này.
Năm Tân Mẹo (1951), Ngài đến thăm bạn đồng môn là ngài Phổ Nhãn, đang trụ trì Tổ đình Thiên Bửu. Ngài đã vận động ngài Phổ Nhãn tiến cúng ngôi Tổ đình cho Giáo hội Ninh Hòa, làm trung tâm hoằng dương chánh pháp nơi địa phương.
Năm Giáp Ngọ (1954) khi khánh thành Tổ đình Thiên Bửu, Giáo hội Ninh Hòa khai mở Đại giới đàn tại đây và cung thỉnh Ngài làm Đường đầu Hòa thượng.
Năm Bính Thân (1956) Ngài đã ký văn bản tiến cúng chùa Hải Đức Nha Trang cho Giáo hội Trung phần làm nơi đào tạo Tăng tài.
Văn bản đề ngày 27.07 và ngày 29.09 là lễ bàn giao. Do yêu cầu thiết yếu của công việc đào tạo, hướng về tương lai phồn thịnh mọi mặt, nên Ngài đã không ngần ngại quyết định một cách nhanh chóng như thế.
Năm Nhâm Dần (1962), Ngài trở ra Quảng Trị kiến thiết tượng đài Quan Thế Âm tại Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang.
Trong cuộc đời hoằng hóa của Ngài, 70 năm trải đều trên con đường xuyên Việt, từ Trị Thiên đến Khánh Thuận. Ngồi những việc làm tích cực mang ý nghĩa đạo pháp to lớn, Ngài còn để tâm đến những việc nhỏ khác. Tiêu biểu cho những việc làm ấy như sau:
- Để bầu ra được Ban Quản Trị Tổ đình Báo Quốc, Ngài phải đứng đầu phiên họp của Hội đồng Sơn môn Tăng già Thừa Thiên ngày 4 tháng 4 năm Mậu Tý (1948).
- Ngài đã vận động các vị Tỳ-kheo còn nặng nợ trần, nhanh chóng giao trả Tổ đình Từ Đàm lại cho Giáo hội.
- Đại trùng tu chùa Kim Quang ở An Cựu – Huế.
- Chứng minh và cổ động cho việc trùng hưng chùa Phổ Đà, Đà Nẵng.
- Chùa Phật Quang – thị xã Phan Thiết cũng được Ngài tận tình chiếu cố.
Ngồi ra, có một thời gian Ngài tranh thủ ra Bắc học thêm Pháp môn Mật tông, do đó, Ngài đã từng chữa lành bệnh cho không ít người tìm đến, nhất là bệnh tâm thần.
Trong sự nghiệp nhiếp hóa đồ chúng, tiếp dẫn hậu lai, Ngài đã đào tạo được một tầng lớp đệ tử tiêu biểu sau:
- Hòa thượng Bích Phong (1900-1968), trụ trì chùa Quy Thiện và kế thừa Tổ đình Báo Quốc.
- Hòa thượng Bích Không (1894-1954), nguyên trụ trì chùa Hải Đức (1943).
Ngồi ra, còn có không ít các vị đệ tử của Ngài là người nước ngồi, đủ thành phần quốc tịch, đặc biệt trong đó, có một người Mỹ (làm Kỹ sư) tên Frank M.Bazl, ngày 27.04.1958 đã đến xin nhận Ngài làm cha đỡ đầu trên bước đường tu học.
Ngài thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch:

“Ta ra đời nhằm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hồng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Ngài nói: “ Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm…”.

Và quả đúng như lời của bậc thánh giả, lúc 11 giờ 30 ngày rằm tháng 4 năm Quý Mão (1963), Ngài thị tịch, thọ 89 tuổi với 69 hạ lạp. Bảo tháp của Ngài được tôn trí trong khuôn viên chùa Hải Đức – Huế.

Một số hình ảnh của buổi lễ:  


  Hòa thượng Thích Trí Hải niệm hương tưởng niệm

 

  TT. Thích Phước Minh cử hành Nghi lễ cầu nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Nhạc lễ truyền thống

 

   

Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh TT. Huế
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6743)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
09/04/2013(Xem: 14139)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10769)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8096)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5970)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2666)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5550)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16717)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9151)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4672)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567