Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Tron Đời Vẹn Đạo - HT. Thích Thanh Từ

23/06/201102:13(Xem: 6788)
Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Tron Đời Vẹn Đạo - HT. Thích Thanh Từ


SƠ TỔ TRÚC LÂM YÊN TỬ TRON ĐỜI VẸN ĐẠO

HT. Thích Thanh Từ

Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.

Việt Nam thời đó chỉ có từ Thanh Hóa trở ra Bắc thôi, rất nhỏ và dân rất ít. Đứng trước thế giặc hùng hậu như vậy, sự chống trả của quân dân Việt Nam là hết sức khó khăn. Thế nhưng Ngài đã cầm binh chống giặc và đuổi được bọn chúng chạy về nước một cách vô cùng oanh liệt, khiến cho cả thế giới đều khâm phục Việt Nam.

Dẹp xong giặc ngoại xâm rồi, đất nước thái bình, Ngài nhường ngôi lại cho con đi tu. Nếu Ngài đi tu trong khi nước nhà có binh biến hoặc bị thua trận thì không có giá trị gì hết. Khi đất nước thái bình, nhân dân an lạc, nhà vua từ bỏ ngai vàng đi tu, đó là một điều hết sức phi thường. Đọc sử Phật giáo thế giới, chúng ta ít thấy vua đi tu, Thái tử thì có mà vua rất ít. Ở Việt Nam chúng ta có một vị vua biết nghĩ tới con đường giải thoát cứu khổ chúng sinh, bỏ ngai vàng đi tu thật là một điều hy hữu.

Như vậy nhìn trên lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta hãnh diện rằng đất nước mình có những người tu rất là xứng đáng. Sau khi đi tu rồi Ngài tuyên bố “Kể từ đây Ngài không đi thuyền rồng, không cỡi ngựa”. Từ thành Thăng Long lên núi Yên Tử mấy trăm cây số mà Ngài vẫn đi bộ, nhất quyết không dùng ngựa không dùng thuyền. Đó là tinh thần tu khổ hạnh, vì vậy Ngài lấy hiệu là Trúc Lâm Đại-đầu-đà. Chữ Đầu-đà là âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là khổ hạnh. Trúc Lâm là rừng trúc. Nghĩa là Ngài tu khổ hạnh trong rừng Trúc trên núi Đông Cứu.

Chính trong thời gian tu này, Ngài đã ngộ đạo và chỉ dạy lại cho mọi người, lập thành hệ phái thiền Trúc Lâm - Yên Tử tuần túy Việt Nam. Đây là phái thiền cô đọng những tinh ba của các phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Lâm Tế kết tụ thành. Như vậy thiền Trúc Lâm Yên Tử là phái thiền do Thiền sư Việt Nam, một ông vua đi tu sáng lập. Vì thế nên các vua Trần được người sau ngợi khen xem ngai vàng như dép rách, không có gì quan trọng hết.

Sau khi thành lập hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử rồi, từ đó tăng chúng các nơi tụ hội về tu hành đông đảo và Ngài luôn luôn đi trong nhân gian, giáo hóa dạy cho cư sĩ giữ năm giới, tu Thập thiện v.v... Bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Ngài, nói lên tinh thần của người ở giữa lòng trần gian bụi bặm mà vẫn có thể vui với đạo. Bài này Ngài làm trong lúc còn ở ngôi Thái thượng hoàng, tôi xin trích một đoạn đầu thế này:

Mình ngồi thành thị nết dùng sơn lâm,
Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tánh,
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.
Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quí,
Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.
Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý,
Biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm.
Nguyệt bạc vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng,
Liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Mình ngồi thành thị nết dùng sơn lâm, nghĩa là tuy ở giữa đô thị, thành phố mà tư cách giống như ở núi rừng. Ngài ngồi trong triều mà dường như đang tu trong rừng, không dính, không kẹt gì hết. Đó là tư cách của Ngài lúc làm Thái thượng hoàng.

Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tánh, nửa ngày rồi tự tại thân tâm, tuy ở giữa cõi trần, lãnh trách nhiệm lớn đối với quốc gia, nhưng nghiệp gây tạo Ngài đã dứt nên thể tánh được an nhàn. Nửa ngày rảnh rỗi thân tâm Ngài tự tại không dính không mắc, không bị buộc ràng. Đó là hình ảnh hết sức đẹp trong cuộc sống bình thường.

Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu, ngọc quí, lòng tham ái đã dừng lặng rồi cho nên không còn nhớ châu yêu ngọc quí nữa. Người còn yêu châu quí ngọc là vì tham ái còn tràn trề.

Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm, tâm thị phi đã sạch hết rồi nên dầu có yến thốt oanh ngâm cũng không dính gì với Ngài. Bởi vì trong cung quí bà phi, thường uốn ba tấc lưỡi chỉ trích nhau, nhờ lòng thị phi hết nên Ngài nghe yến thốt oanh kêu gì cũng tự tại, không buồn người này không giận người kia, không trách cứ ai hết. Một ông vua tu như vậy rất là kỳ đặc.

Chơi nước biếc ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý, thiên hạ đi du lịch nơi này nơi kia cho là thích thú, lịch lãm nên rất nhiều người đắc ý.

Biết đào hồng hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm, thấy đào hồng thì biết đào hồng, nhìn liễu lục thì hay liễu lục, thấy biết rõ ràng như vậy, trong khắp thiên hạ chẳng được mấy người.

Nguyệt bạc vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng. Mặt trăng sáng giữa bầu trời xanh, ánh sáng ấy soi rọi trên cỏ cây như một dòng sông thiền tràn trề lai láng.

Liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm, thấy liễu mềm hoa đẹp tất cả đều là hiện tướng của trí tuệ tràn đầy. Mọi cây cối, mọi hiện tượng chung quanh đều là thiền, là trí tuệ chớ không còn nhiễm mê nữa.

Đọc qua đoạn này tuy ngắn nhưng chúng ta có thể biết rõ con người Ngài dù sống giữa cõi trần tục nhưng không còn bị nhiễm nhơ, dính mắc, trói buộc nữa. Nên người thật tâm tu hành dù cư sĩ hay xuất gia, trọng tâm ở chỗ đừng dính mắc nhiễm nhơ, chớ hình thức không quan trọng. Thấy rõ trọng tâm của sự tu như thế, dù ở nơi nào, hình thức nào chúng ta cũng không nhiễm nhơ không dính mắc. Đó là người tu chân thật, chắc chắn sẽ được tốt đẹp, an vui.

Tôi nghĩ rằng chúng ta học Phật, tu Phật nên nhìn đức độ của Ngài, chớ không nên tưởng tượng quá nhiều về sự mầu nhiệm. Phải học gương xử sự khéo léo, tấm lòng thương mênh mông, trí tuệ tràn trề của Ngài đối với tất cả chúng sanh. Tinh thần Phật dạy là tinh thần xuất thế, rất gần gũi con người. Vì thế Phật không muốn dùng những phương tiện kỳ lạ để giáo hóa con người, đó là hình ảnh rất thích ứng với hoàn cảnh chúng ta ngày nay. Có thế nhân loại mới thấy đạo Phật thực tế, thân thiết và tu tập được.

Phật tử chúng ta có thể hãnh diện vui mừng rằng, đức Phật là bậc thầy của tất cả muôn loài rất thực tế, rất gần gũi, rất chí thiết. Những nếp sống của Ngài đều là tấm gương sáng cho chúng ta tu học theo một cách hiện thực sống động, chớ không phải chuyện xa lạ. Đó là ý nghĩa rất thâm trầm của đạo Phật. Vì vậy tôi muốn nhắc toàn thể Tăng Ni cũng như Phật tử nên nhìn đạo Phật bằng cái nhìn cụ thể, chớ không nên nhìn đức Phật với cái nhìn phi thường xa lạ. Cái phi thường của đức Phật là tâm không dính mắc, là trí tuệ tràn trề, là lòng từ bi mênh mông, chớ không phải phi thường của những huyền bí, phép lạ.

Như vậy đức Phật của chúng ta là bậc đã giác ngộ, giải thoát với trí tuệ và tình thương tràn đầy. Đây chính là nền tảng của đạo Phật, là cái sẵn có nơi mỗi người chúng ta. Tăng Ni, Phật tử cố gắng thực hiện, cố gắng tu tập rồi sẽ đạt được kết quả viên mãn như Phật.

HT. Thích Thanh Từ
(Giác Ngộ)

07-04-2007 05:23:34

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2023(Xem: 2220)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 2242)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 2482)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
02/04/2023(Xem: 1993)
Từ phương xa, chúng con xin chấp tay cúi đầu đảnh lễ Tiễn đưa Thầy về cảnh giới Tây Phương Tám mươi năm trụ đời, Thầy đã sống chung cùng nỗi khổ của Quê Hương Ánh đạo vàng loan tỏa khắp muôn phương. Thầy dạy chúng con, lấy từ bi trí tuệ làm đầu. Trong Pháp Phật có tứ trọng ân Ân Tổ Quốc là ân cao nhất, phải giữ gìn mảnh đất tiền nhân. Vận nước nổi trôi!
01/04/2023(Xem: 1788)
Huế lưu ảnh, dòng Hương Giang thơ mộng. Vọng chuông ngân, chùa Thiêng Mụ Thơm trong. Thơm mùi đạo, áo tràng lam trượng thất. Mõ nhịp đều, sương mờ ảnh sắc không. Mây phủ kính, dòng tâm tang tiễn góc. Dấu phong Trần, năm ấm vội tang thông. Mượn huyễn thân, khoác lên áo nâu sòng. Tu tinh tấn, tâm Phật ngộ bên trong.
28/03/2023(Xem: 2490)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)
27/03/2023(Xem: 3343)
Từ Quảng Trị, quê xưa nuôi dưỡng. Chốn Thiền gia, quy ngưỡng Phật Tâm. Xuất Trần quyết chí dấn thân. Nuôi Bồ đề nguyện, độ nhân qua đò.
25/03/2023(Xem: 2511)
Điện Thư Phân Ưu kính gởi Môn Đồ Pháp Quyến của Ni Trưởng Thích Nữ Chơn Hiền (1930-2023)
24/03/2023(Xem: 3168)
Tin Viên Tịch: Hòa Thượng Thích Thông Anh, Trụ Trì Chùa Từ Vân, TP Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa vừa viên tịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]