Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Ni Sư Hải Triều Hạnh

01/07/201419:41(Xem: 8297)
Tiểu sử Ni Sư Hải Triều Hạnh

IMG_0016

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NI SƯ HẢI TRIỀU HẠNH

Trụ Trì Tịnh Thất Cát Tường, Úc châu

Nam Mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Ngưỡng bái bạch chư tôn Hòa Thượng chư Thượng Toạ, Đại Đức Tăng

Ngưỡng bái bạch quý Ni trưởng, quý Ni sư chư tôn Đại Đức Ni.

Kính thưa các vị lãnh đạo chính quyền các cấp sở tại.

Kính thưa quý Phật tử gần xa.

Trước giờ phút tiễn biệt này con xin thay vì toàn thể Ni chúng các chùa trong tông môn kính tuyên đọc sơ lược tiểu sử của Nhị Sư huynh Hải Triều Hạnh.

Kính thưa chư Tôn Đức!

Ni sư Thích nữ Hải Triều Hạnh, Pháp Hiệu Hoằng Hạnh, Tự Liễu Như, thế danh Trần Duy Hạnh. Sinh năm Ất Mùi 1955 tại Gia Định sài gòn. Ni Sư sinh trưởng trong 1 gia đình gia giáo. Thân phụ là cụ ông Trần Duy Ninh PD: Hoằng Ninh, vốn là em kết nghĩa của Thầy Hải Triều Âm là một y sĩ cùng làm chung một sở y tế với Thầy, khi Thầy chưa xuất gia cụ ông luôn theo Thầy làm trưởng đoàn công tác từ thiện xã hội và Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Hoa Truật, pháp danh Mỹ Dung, sau Hòa Thượng Pháp Chủ đổi tên là Cát Tường vốn là vị hộ pháp thân tín trong thời gian Thầy xuất gia, nhập thất và suốt chặng đường hoằng Pháp của Thầy. Ni Sư Hải Triều Hạnh là người con thứ tư trong gia đình có 7 anh chị em 4 trai, 3 gái. Ngay từ nhỏ, Sư là người thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Sinh ra nơi đất Sài Thành trong một gia đình có truyền thống Đạo Đức, song có lòng tín ngưỡng Phật giáo rất sâu xa. Thắng duyên hội ngộ cả gia đình đều phát tâm quy y thọ trì ngũ giới với HT Thọ Giã, chùa Hoa Nghiêm Q Bình Thạnh, sư được Pháp hiệu là Hoằng Hạnh

Năm 1965 Khi Thầy nhập thất ở Thủ Đức sư thường theo mẹ lên Chùa Vạn Đức tiếp tế cúng dường, hộ pháp mọi việc cho Thầy an tu. Vì kính ngưỡng gương đạo hạnh của Thầy, và chủng tử tu sĩ nhiều đời trong tiềm thức bật dậy mạnh mẽ, khiến một hôm không cần thưa trước với Bố Mẹ sư lẳng lặng vào hẳn trong thất Thầy đảnh lễ xin Thầy độ cho xuất gia, lúc ấy vừa tròn 11 tuổi, nhưng Thầy đang chuyên tu miên mật nên không thể nhận đệ tử quá nhỏ, vì thế Thầy gửi lại gia đình nhờ Bố Mẹ chăm sóc dạy dỗ, khi lớn lên nếu còn giữ chí nguyện vẫn xuất gia không muộn. Kể từ đó sư lấy việc chăm học để khẳng định mình, lớn lên sống dưới thời sa hoa tráng lệ của hòn ngọc viễn đông, nhưng không quan hệ bè bạn vui chơi, không đua đòi với các mốt thời trang hiện đại, giữ vững mình trong khuôn khổ giản dị mộc mạc, chỉ chuyên tâm vào việc bồi dưỡng kiến thức học vấn, là học sinh giỏi của trường Thiên Phước Tân định, song song với việc học hành sư thường theo mẹ ăn chay tụng kinh niệm Phật để cầu mong đến ngày được Thầy thế phát xuất gia.

Năm 1974 vừa lấy xong bằng Tú tài. Đến cuối năm 1975 với biết bao tình cảm buộc ràng quý mến của người thân, sự ngưỡng mộ của các bạn đồng học, nhưng niềm tin kiên cố với Phật Pháp, Sư quyết tâm cắt dây thân ái, thoát ly muộn phiền của cuộc đời thế sự, xuất gia tại Tịnh thất Liên Hoa Lê Quang Định Q Bình Thạnh.

Đến đầu năm 1976 Thầy trở về Tổ đình Linh Quang nhập thất, Ni sư Hải Triều Hạnh theo lên Đại Ninh thị giả hầu Thầy và học Pháp.

Năm 1982 Ni sư được Thầy cử ra Bắc học Pháp Phản văn với Hòa Thượng Đệ nhất Pháp Chủ. Khi trở về lại chùa Liên Hoa Ni sư làm Ban Thủ hướng dẫn lớp chuyên tu Phản văn đàn đầu gồm 14 vị.

Năm 1985 Thầy rời Liên Hoa về Đại Ninh, Ni Sư lên Thủ đức nhập thất chuyên tu vào sâu Pháp Nhĩ căn Viên Thông.

Năm 1991 cuộc thế xoay vần Ni sư đi nước ngoài định cư tại Syned úc châu, và được cử làm Giáo thọ Ni chúng chùa Phước Huệ

Năm 1995 Ni Sư Đảm nhận trách nhiệm làm Nhân viên tuyên úy, tình nguyện vào An dưỡng đường, chia sẻ an ủi với những bịnh nhân sắp chết biết đến Phật Pháp, một mình lái xe đi hàng mấy trăm cây số sáng đi chiều về, đến các trại tù để giáo hóa các tù nhân biết bỏ ác làm lành sống đời lương thiện, một mình thân nữ dặm trường Ni sư đã làm những công hạnh thật sự phi thường. Trong suốt thời gian ở úc châu, Ni sư vừa tinh chuyên tu học, vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa lãnh việc giảng dạy cho Phật tử. Mặc dù thân mang trọng bịnh, nhưng nhờ công đức ấy Ni sư đã duy trì thọ mạng hơn 12 năm.

Suốt thời gian qua các y Bác Sĩ tại Úc châu đã tận tình điều trị với các phương pháp hiện đại, nhưng với căn bịnh hiểm nghèo, Ni sư biết mình không thể qua khỏi, nên đã quyết định trở về nương đức Đại Chúng trong những ngày tháng cuối cùng. Tối ngày mồng 8 tháng 5 năm Giáp Ngọ (2014) lúc 8g tối Ni sư đã xả báo an tường trong tiếng niệm Phật tha thiết của Đại chúng, trụ thế 60 năm, 39 hạ lạp. Thần thức lên miền An dưỡng, nghiệp chướng bỏ lại trần lao, hoa khai chín phẩm sen vàng, Phật rủ nhất thừa thọ ký

“Thấy nghe như huyễn lóa 
Ba cõi tựa không hoa 
Xoay nghe huyễn hóa trừ 
Trần tiêu giác viên tịnh
Thường tịch quang thông suốt 
Tịch chiếu khắp hư không

Cuộc đời của Ni sư Hải Triều Hạnh là một bản trường ca về sự tu tập và cống hiến cho tha nhân, một nghị lực phi thường đấu tranh với bịnh tật, những công hạnh phi thường vượt qua biết bao thử thách của nghiệp lực, để giữ trọn chí nguyện xuất thế cho đến ngày từ tạ thế gian.

Giờ đây chúng em xin đốt nén tâm hương, để tưởng nhớ về vị sư tỷ khả kính. Cầu nguyện Sư tỷ: “Sớm xả thân tứ đại khói, để cao đăng tinh thần ở trời Tây”. Toàn thể chư huynh đệ trong sơn môn Pháp quyến đồng kính bái.

Nam Mô Pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật

Tác đại chứng minh.

IMG_0013

IMG_0037

IMG_0038

IMG_0252

IMG_0255

IMG_0256

IMG_0259

IMG_0262

IMG_0264

IMG_0268

IMG_0348

IMG_0357

IMG_0358

IMG_0383

IMG_0416

IMG_0431

IMG_0460

IMG_0464

IMG_0466

IMG_0468

IMG_0471

IMG_0478

IMG_0480

IMG_0534

IMG_0687

IMG_0689

IMG_0691

IMG_0707

IMG_0709

IMG_0711

IMG_0746

IMG_0756

IMG_0762

IMG_0771

IMG_0772

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4571)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4513)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4446)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10372)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
18/03/2013(Xem: 5186)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6003)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6550)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7849)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9046)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 14531)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567