Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Sỹ, Thái độ của một nhà sư nhập thế

29/03/201318:41(Xem: 4448)
Tuệ Sỹ, Thái độ của một nhà sư nhập thế

“TUỆ SỸ, THÁI ĐỘ CỦA NHÀ SƯ NHẬP THẾ”

Diệu Trân

Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.

Tập 1 do Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức phát hành lần thứ nhất năm 2002. Cuốn sách đó, không biết có ra mắt ở đâu không, nhưng nay đã không còn một cuốn! Quả là “hữu xạ tự nhiên hương”.

Tập 2 được chăm sóc bởi nhà in Hoa Đàm với kỹ thuật trình bầy rất trang nhã, nghệ thuật. Tập 2 hoàn thành đúng vào thời điểm những văn nghệ sỹ bên Paris tổ chức buổi thơ nhạc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Thiền-sư Tuệ Sỹ và ban tổ chức đã trân trọng mời Thầy Nguyên Siêu sang dự. Chúng tôi có duyên may tháp tùng Thầy trong chuyến Âu du này với hành trang là cuốn “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 2, chưa ráo mực, cùng CD Tuệ Ca 1, 2, 3 gồm 21 bài thơ nhạc sỹ Trần Quan Long phổ từ thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thiền-sư Tuệ Sỹ (những CD vừa lấy ra từ nhà in, cũng chưa ráo mực!)

Trong buổi Thơ Nhạc Tuệ Sỹ ở Paris, sách và CD đã được đồng hương ưu ái đón nhận hết, dù nhiều người phải đứng ngoài hành lang vì hội trường đã đầy ắp trước giờ khai mạc. Chính trong buổi “trình làng” cuốn “TSĐS, TVPTM” tập 2 này mà khi trở về Hoa Kỳ, Thầy Nguyên Siêu đã nghĩ đến việc phải tái bản tập 1, vì ai mua tập 2 cũng hỏi “Tập 1 đâu?”

Trong buổi chiều chủ nhật 17 tháng 9 năm 2006 với nắng vàng rất đẹp tại thành phồ San Diego, đồng hương và Phật tử đã đáp lời mời của ban tổ chức, tề tựu về Hội trường để dự buổi ra mắt toàn bộ cuốn “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng”.

Chương trình rất hài hòa vì được đan lồng phần văn nghệ giữa những bài nói chuyện của các diễn giả. Sau nghi thức chào cờ trang nghiêm, đại diện ban tổ chức đã giới thiệu tác giả Nguyên Siêu bằng những lời rất chân tình, kính quý. Đại chúng hiện diện cảm nhận ngay là ngôn ngữ đang chuyên chở những rung động của trái tim chứ không chỉ là những mỹ từ vô hồn.

Giữa những cảm xúc còn mênh mang thì người điều khiển chương trình đã giới thiệu nữ danh ca Kim Tước. Chị Kim Tước bước lên sân khấu trong phong thái của của người nghệ sỹ hết sức trân quý khán thính giả của mình. Chị nói đôi lời xúc động khi nhận lời góp tiếng hát trong CD đầu tiên của Thầy Nguyên Siêu mà nhạc sỹ Trần Quan Long đã phổ 9 bài thơ của Thầy thành CD “Kim Cang 1”, cũng được ra mắt trong ngày hôm nay. Với tiếng hát vượt thời gian, chị đã trình bày hai bài trong CD này. Đó là bài “Dáng từ đồi Trại Thủy” thầy Nguyên Siêu đã viết từ tấm lòng báo đáp ân sư, và bài “Trăng nước giai không”, một giai thoại tuyệt đẹp về Thiền.

Đồng bào vẫn tiếp tục bước vào hội trường mỗi lúc mỗi đông, nhất là khi Giáo-sư Lê Phục Thủy bắt đầu bài nói chuyện giới thiệu tác phẩm. Giáo-sư đã xác định ngay, là xin được đứng trong cương vị một diễn giả để nói về một tác phẩm chứ không phải một Phật tử nói về một vị Thầy. Sự phân định ngôi thứ này quả thật là chất liệu khiến bài nói chuyện của giáo-sư mang được sự khách quan trong sáng, thoải mái và dễ dàng chuyển đạt đến người nghe những cảm nhận chân thực của giáo-sư khi đọc toàn tập sách một cách trân trọng, kính ngưỡng.

Chương trình tiếp nối với hai người trẻ Bảo Quỳnh và Bảo Long. Bảo Quỳnh vừa đáp chuyến bay đêm từ Seattle đến với buổi ra mắt sách của Thầy Nguyên Siêu để được cất tiếng hát hai bản nhạc từ CD Tuệ Ca, và Bảo Long ôm cây đàn Guitar lên sân khấu, xúc động khi bày tỏ lòng ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ và xin hát bài thơ lục bát của Thầy Tuệ Sỹ đã được phổ nhạc trong CD Tuệ Ca 1. Đó là bài “Một Bóng Trăng Gầy”.

Tiếng hát vừa dứt thì tiếng ngâm thơ của Hoàng Yến réo rắt ngân lên với phần phụ họa đàn tranh tuyệt vời của BS Đăng Khoa. Chị Hoàng Yến đã chọn ngâm hai bài thơ tràn đầy ẩn tình của Thầy Tuệ Sỹ, bài “Khung Trời Hội Cũ” đã đi vào lòng người và bài “Thương Nhớ” nghẹn ngào tình Cha!

Phần chủ đề của chương trình mà mọi người chờ đợi là khi ban tổ chức trân trọng, chậm rãi giới thiệu tác giả “TSĐS, TVPTM”. Thầy Nguyên Siêu bước lên trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Thầy đứng đó, trên bục hội trường, nhân dáng nhu hòa, điềm đạm như khi Thầy đăng tòa giảng pháp trong chánh điện chùa Phật Đà. Những lời Thầy nói, như đang từ trái tim của vị Tỳ-kheo, tuyên lại lời Đức Thế Tôn “Hãy là kẻ thừa tự Chánh Pháp của Như-Lai, chớ đừng là kẻ thừa tự tài vật”; như đang từ tấm lòng người đệ tử hướng về sư-phụ phương xa “Người viết muốn nói chuyện của một người, muốn nói đến cái Dũng của kẻ bất khuất trước bạo lực, cái Hùng trong những nỗi nguy nan và cái Bi giữa biển đời nhiều khổ lụy”.

Có lẽ, những người đọc, cầm hai cuốn sách dày 650 trang trong tay với những tài liệu, dữ kiện lịch sử, những bài tiểu-luận, nghiên cứu giá trị, những áng văn, thơ lồng lộng trời mây, đều trầm trồ khen ngợi công trình biên khảo của Thầy; nhưng là tác giả, Thầy Nguyên Siêu chỉ nghẹn ngào bộc lộ rằng “Bằng tấm lòng chân thành của người học trò nghĩ về bậc Thầy cao cả - đứng trước ngọn cuồng phong, hứng chịu những cơn lốc thời đại mà lưng Thầy không cong, chân Thầy không quỵ - mạo muội làm công việc biên soạn này”.

Cái vô ngã của người xuất gia là thế, chỉ thầm lặng làm những điều đáng làm mà không chờ nhận một hào quang nào. Nhưng buổi chiều nắng đẹp trong hội trường của Hiệp Hội Người Việt San Diego, hào quang Thầy Nguyên Siêu không chờ nhận đã được đại chúng hiện diện tự nguyện dâng tặng. Thầy vừa dứt lời, toàn thể hội trường đã đồng loạt đứng lên với tiếng vỗ tay liên tục, không dứt. Đây là hiện tượng rất hiếm thấy trong sinh hoạt của người Việt Nam. Đáp lễ hay cảm phục ai đó thì cùng lắm cũng chỉ là những tràng pháo tay, nhưng toàn thể hiện diện, không ai bảo ai mà đều nhất loạt đứng lên thì hiếm lắm, vì chúng ta chưa quen với sự bày tỏ này.

Kính thưa Thầy Nguyên Siêu.

Kẻ viết bài này, đứng lặng trong phút giây cực kỳ xúc động đó đã không cầm được nước mắt, và bất giác nhìn sang màn ảnh lớn đang chiếu chân dung “Nhà Sư Nhập Thế” Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, bỗng mơ hồ thấy như có ánh Vô Lượng Quang toát ra từ nhân dáng gầy guộc của Ngài, một thông điệp thầm lặng: “TRI THỨC CHÂN CHÍNH CỦA VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ KHIẾP NHƯỢC”.

Có lẽ vì cảm nhận được không khí hội trường quá chìm lắng trong xúc động nên khi nữ ca sỹ Hồng Hạnh bước lên sân khấu đã trình bày ngay một bản nhạc vui tươi với sự phụ họa của nhạc sỹ Đức Hưng. Tiếng hát trẻ trung của cô đã lập tức trang hoàng hội trường bằng muôn cánh hoa tươi với bài “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên, rồi lại đưa người nghe về nỗi niềm hoài cổ với “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành.

Chương trình tiếp tục trong không khí đầy đạo vị ấm cúng khi ban tổ chức mời đồng bào hiện diện dùng tiệc trà thân mật do quý Phật tử chùa Phật Đà khoản đãi.

Thầy Nguyên Siêu phải dùng tới cây bút thứ hai vì …. ký nhiều sách quá! Kẻ viết bài loáng thoáng nghe thấy hai Phật tử nói đùa nho nhỏ với nhau một cách rất thân thương “Tội nghiệp Thầy ký sách chắc đã mỏi tay, mình tới ký phụ Thầy đi!”

Kẻ viết bài thì xin khẽ hỏi một câu khác: “Thưa Thầy, Thầy đã bắt đầu viết “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 3 chưa ?

Diệu Trân

Như-Thị-Am, tháng 9, 2006)

Xem tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 6563)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 4576)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4517)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 10382)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
18/03/2013(Xem: 5189)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6007)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6556)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7860)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9050)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 14544)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567