Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Sỹ, Thái độ của một nhà sư nhập thế

29/03/201318:41(Xem: 4436)
Tuệ Sỹ, Thái độ của một nhà sư nhập thế

“TUỆ SỸ, THÁI ĐỘ CỦA NHÀ SƯ NHẬP THẾ”

Diệu Trân

Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.

Tập 1 do Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức phát hành lần thứ nhất năm 2002. Cuốn sách đó, không biết có ra mắt ở đâu không, nhưng nay đã không còn một cuốn! Quả là “hữu xạ tự nhiên hương”.

Tập 2 được chăm sóc bởi nhà in Hoa Đàm với kỹ thuật trình bầy rất trang nhã, nghệ thuật. Tập 2 hoàn thành đúng vào thời điểm những văn nghệ sỹ bên Paris tổ chức buổi thơ nhạc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 của Thiền-sư Tuệ Sỹ và ban tổ chức đã trân trọng mời Thầy Nguyên Siêu sang dự. Chúng tôi có duyên may tháp tùng Thầy trong chuyến Âu du này với hành trang là cuốn “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 2, chưa ráo mực, cùng CD Tuệ Ca 1, 2, 3 gồm 21 bài thơ nhạc sỹ Trần Quan Long phổ từ thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn của Thiền-sư Tuệ Sỹ (những CD vừa lấy ra từ nhà in, cũng chưa ráo mực!)

Trong buổi Thơ Nhạc Tuệ Sỹ ở Paris, sách và CD đã được đồng hương ưu ái đón nhận hết, dù nhiều người phải đứng ngoài hành lang vì hội trường đã đầy ắp trước giờ khai mạc. Chính trong buổi “trình làng” cuốn “TSĐS, TVPTM” tập 2 này mà khi trở về Hoa Kỳ, Thầy Nguyên Siêu đã nghĩ đến việc phải tái bản tập 1, vì ai mua tập 2 cũng hỏi “Tập 1 đâu?”

Trong buổi chiều chủ nhật 17 tháng 9 năm 2006 với nắng vàng rất đẹp tại thành phồ San Diego, đồng hương và Phật tử đã đáp lời mời của ban tổ chức, tề tựu về Hội trường để dự buổi ra mắt toàn bộ cuốn “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng”.

Chương trình rất hài hòa vì được đan lồng phần văn nghệ giữa những bài nói chuyện của các diễn giả. Sau nghi thức chào cờ trang nghiêm, đại diện ban tổ chức đã giới thiệu tác giả Nguyên Siêu bằng những lời rất chân tình, kính quý. Đại chúng hiện diện cảm nhận ngay là ngôn ngữ đang chuyên chở những rung động của trái tim chứ không chỉ là những mỹ từ vô hồn.

Giữa những cảm xúc còn mênh mang thì người điều khiển chương trình đã giới thiệu nữ danh ca Kim Tước. Chị Kim Tước bước lên sân khấu trong phong thái của của người nghệ sỹ hết sức trân quý khán thính giả của mình. Chị nói đôi lời xúc động khi nhận lời góp tiếng hát trong CD đầu tiên của Thầy Nguyên Siêu mà nhạc sỹ Trần Quan Long đã phổ 9 bài thơ của Thầy thành CD “Kim Cang 1”, cũng được ra mắt trong ngày hôm nay. Với tiếng hát vượt thời gian, chị đã trình bày hai bài trong CD này. Đó là bài “Dáng từ đồi Trại Thủy” thầy Nguyên Siêu đã viết từ tấm lòng báo đáp ân sư, và bài “Trăng nước giai không”, một giai thoại tuyệt đẹp về Thiền.

Đồng bào vẫn tiếp tục bước vào hội trường mỗi lúc mỗi đông, nhất là khi Giáo-sư Lê Phục Thủy bắt đầu bài nói chuyện giới thiệu tác phẩm. Giáo-sư đã xác định ngay, là xin được đứng trong cương vị một diễn giả để nói về một tác phẩm chứ không phải một Phật tử nói về một vị Thầy. Sự phân định ngôi thứ này quả thật là chất liệu khiến bài nói chuyện của giáo-sư mang được sự khách quan trong sáng, thoải mái và dễ dàng chuyển đạt đến người nghe những cảm nhận chân thực của giáo-sư khi đọc toàn tập sách một cách trân trọng, kính ngưỡng.

Chương trình tiếp nối với hai người trẻ Bảo Quỳnh và Bảo Long. Bảo Quỳnh vừa đáp chuyến bay đêm từ Seattle đến với buổi ra mắt sách của Thầy Nguyên Siêu để được cất tiếng hát hai bản nhạc từ CD Tuệ Ca, và Bảo Long ôm cây đàn Guitar lên sân khấu, xúc động khi bày tỏ lòng ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ và xin hát bài thơ lục bát của Thầy Tuệ Sỹ đã được phổ nhạc trong CD Tuệ Ca 1. Đó là bài “Một Bóng Trăng Gầy”.

Tiếng hát vừa dứt thì tiếng ngâm thơ của Hoàng Yến réo rắt ngân lên với phần phụ họa đàn tranh tuyệt vời của BS Đăng Khoa. Chị Hoàng Yến đã chọn ngâm hai bài thơ tràn đầy ẩn tình của Thầy Tuệ Sỹ, bài “Khung Trời Hội Cũ” đã đi vào lòng người và bài “Thương Nhớ” nghẹn ngào tình Cha!

Phần chủ đề của chương trình mà mọi người chờ đợi là khi ban tổ chức trân trọng, chậm rãi giới thiệu tác giả “TSĐS, TVPTM”. Thầy Nguyên Siêu bước lên trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Thầy đứng đó, trên bục hội trường, nhân dáng nhu hòa, điềm đạm như khi Thầy đăng tòa giảng pháp trong chánh điện chùa Phật Đà. Những lời Thầy nói, như đang từ trái tim của vị Tỳ-kheo, tuyên lại lời Đức Thế Tôn “Hãy là kẻ thừa tự Chánh Pháp của Như-Lai, chớ đừng là kẻ thừa tự tài vật”; như đang từ tấm lòng người đệ tử hướng về sư-phụ phương xa “Người viết muốn nói chuyện của một người, muốn nói đến cái Dũng của kẻ bất khuất trước bạo lực, cái Hùng trong những nỗi nguy nan và cái Bi giữa biển đời nhiều khổ lụy”.

Có lẽ, những người đọc, cầm hai cuốn sách dày 650 trang trong tay với những tài liệu, dữ kiện lịch sử, những bài tiểu-luận, nghiên cứu giá trị, những áng văn, thơ lồng lộng trời mây, đều trầm trồ khen ngợi công trình biên khảo của Thầy; nhưng là tác giả, Thầy Nguyên Siêu chỉ nghẹn ngào bộc lộ rằng “Bằng tấm lòng chân thành của người học trò nghĩ về bậc Thầy cao cả - đứng trước ngọn cuồng phong, hứng chịu những cơn lốc thời đại mà lưng Thầy không cong, chân Thầy không quỵ - mạo muội làm công việc biên soạn này”.

Cái vô ngã của người xuất gia là thế, chỉ thầm lặng làm những điều đáng làm mà không chờ nhận một hào quang nào. Nhưng buổi chiều nắng đẹp trong hội trường của Hiệp Hội Người Việt San Diego, hào quang Thầy Nguyên Siêu không chờ nhận đã được đại chúng hiện diện tự nguyện dâng tặng. Thầy vừa dứt lời, toàn thể hội trường đã đồng loạt đứng lên với tiếng vỗ tay liên tục, không dứt. Đây là hiện tượng rất hiếm thấy trong sinh hoạt của người Việt Nam. Đáp lễ hay cảm phục ai đó thì cùng lắm cũng chỉ là những tràng pháo tay, nhưng toàn thể hiện diện, không ai bảo ai mà đều nhất loạt đứng lên thì hiếm lắm, vì chúng ta chưa quen với sự bày tỏ này.

Kính thưa Thầy Nguyên Siêu.

Kẻ viết bài này, đứng lặng trong phút giây cực kỳ xúc động đó đã không cầm được nước mắt, và bất giác nhìn sang màn ảnh lớn đang chiếu chân dung “Nhà Sư Nhập Thế” Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, bỗng mơ hồ thấy như có ánh Vô Lượng Quang toát ra từ nhân dáng gầy guộc của Ngài, một thông điệp thầm lặng: “TRI THỨC CHÂN CHÍNH CỦA VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ KHIẾP NHƯỢC”.

Có lẽ vì cảm nhận được không khí hội trường quá chìm lắng trong xúc động nên khi nữ ca sỹ Hồng Hạnh bước lên sân khấu đã trình bày ngay một bản nhạc vui tươi với sự phụ họa của nhạc sỹ Đức Hưng. Tiếng hát trẻ trung của cô đã lập tức trang hoàng hội trường bằng muôn cánh hoa tươi với bài “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên, rồi lại đưa người nghe về nỗi niềm hoài cổ với “Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành.

Chương trình tiếp tục trong không khí đầy đạo vị ấm cúng khi ban tổ chức mời đồng bào hiện diện dùng tiệc trà thân mật do quý Phật tử chùa Phật Đà khoản đãi.

Thầy Nguyên Siêu phải dùng tới cây bút thứ hai vì …. ký nhiều sách quá! Kẻ viết bài loáng thoáng nghe thấy hai Phật tử nói đùa nho nhỏ với nhau một cách rất thân thương “Tội nghiệp Thầy ký sách chắc đã mỏi tay, mình tới ký phụ Thầy đi!”

Kẻ viết bài thì xin khẽ hỏi một câu khác: “Thưa Thầy, Thầy đã bắt đầu viết “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 3 chưa ?

Diệu Trân

Như-Thị-Am, tháng 9, 2006)

Xem tiếp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2013(Xem: 6711)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 5361)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 4868)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 5265)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 6094)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 5926)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 9317)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 4992)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 5292)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
21/09/2012(Xem: 9212)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567