Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Báo Tiến Cúng Dường Húy Nhật Hòa Thượng Thích Giác Tánh

17/12/201004:48(Xem: 7065)
Nghi Báo Tiến Cúng Dường Húy Nhật Hòa Thượng Thích Giác Tánh

ht thich giac tanh

NGHI BÁO TIẾN

CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ
HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH
TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC
(Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)



- Tiết thứ lâm diên:
- Chuông trống Bát nhã,
- Cử nhạc khai đàn,
- Chủ lễ lâm diên,   
- Cử nhạc tham lễ,
- Chủ lễ niệm hương
- Dâng hương tác lễ.
- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Xướng:
Hiếu đồ môn phái,
Mời đến trước đây,
Tất cả đều quì,
Đốt hương mặc niệm…
- CHỦ LỄ CHẤN LINH - Vịnh khai diên:
Kính bạch giác linh Bổn sư Hòa thượng!
Chúng con nhớ, từ ngày Người:
Niết bàn một thuở ra đi,
Cân bình nữa gánh, Tây qui nhẹ nhàng
Rồi từ đó:
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng,
Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba
Người đi dấu vết chưa nhòa,
Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng.

* Trang 139 *
device

Tam sanh hẹn kiếp tao phùng,
Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.

- TẢ BẠCH XƯỚNG: 
Dâng hương lên án cúng dường,
Cúi lễ giác linh ba lạy,
Tất cả thứ tự cùng quì,
Một lòng chí thành làm lễ.

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH – Cử tán hương:
Hương xông đảnh báu,…
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát. (3 lần)

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Xưng dương công đức:
Kính bạch giác linh Hòa thượng!
Chúng tôi thiết nghĩ, Hòa thượng - Người:
Cùng Tổ ngộ lòng thiền,
Trong cữa Hưng Long kham lời di chúc.
Và, vì người khai Phật trí,
Tại chùa Thiên Đức dựng nghiệp độ sanh.
Nhớ giác linh xưa!
Tinh túy nước non,
Đống lương Phật giáo
Đồng chơn nhập đạo,
Chánh tín xuất gia.
Sống cho mình bằng khổ hạnh đầu đà,
Vui cùng đạo với vị tha vô ngã.
Chưa mỏi mệt với chức năng hành giả,
Hơn năm mươi năm hành đạo hết mình
Từng chu toàn với hạnh nguyện độ sanh,
Gần tám mươi tuổi an nhiên xả báo!

* Trang 140 *
device

Người là bậc:
Tòng lâm Trưởng lão,
Giáo hội đại Tăng,
Tục diệm kế đăng,
Truyền y thiệu phái,
Hàng nhập thất của côn bằng pháp hải,
Lớp đăng đường của sư tượng thiền lâm.
Người đến lúc:
Phật pháp tiêu trầm,
Một gánh trùng hưng,
Chia phần trọng đại.
Người đi ngày:
Đất trời khai thái,
Trăm hoa mãn phát,
Chung phận đau thương.
Nhưng trước khi đi, Người đã cùng:
Giáo phẩm chư phương, Tăng Ni các xứ,
Bàn giao Phật sự, từ giã nhơn gian.
Rồi, mở đường lên chốn Niết Bàn,
Và, khép ngõ xuống miền sanh tử.

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH -  Tuyên pháp ngữ
Kính bạch giác linh Hòa thượng!
Như Hòa thượng đã biết:
Diệt tùng hà khứ, sanh tự hà lai?
Khứ lai sanh diệt vô tung,
Nhưng, Phật quốc thiên đường hữu lộ.
Tuy vân: Ta bà đất khổ,
Mong ngày hội ngộ trên đá tam sanh.

* Trang 141 *
device

Hoặc giả: Cực lạc trời lành,
Hẹn thuở trùng phùng trong ao thất bảo.

- CHỦ LỄ CẢM THÁN:
Than ôi! từ nay:
Tòng lâm vắng người kỳ lão,
Tịnh viện mờ bóng chủ nhân.
Do đó, đệ tử Ngài:
Biết tìm đâu người dìu dắt ân cần,
Mai chiều tham vấn.
Và, tìm đâu bậc từ uy lân mẫn,
Năm tháng tôn thờ!
Nhưng giờ này thì còn gì? còn chăng:
Ca sa tích trượng, nào biết sương mờ,
Phủ phất cân bình, đâu hay trăng lạnh
Chỉ còn: Linh quang một tánh,
Sáng chói muôn đời.
Thế thôi !...
Nhưng trước cảnh:
Nước chảy hoa rơi, sao dời vật đổi
Ở đi hai lối, cây gió chia phôi.
Nhớ Người lòng những bồi hồi,
Thấy vật, dạ càng  thổn thức.
Sao khỏi: bâng khuâng u uất,
Tiếc bấy! Thương thay!

-  TẢ BẠCH -  Thỉnh lâm diên: (theo nhạc chuyên thân)
Kính bạch giác linh Hòa thượng!
Sám sư pháp ngữ vừa bày,
Hòa thượng giác linh đã rõ.

* Trang 142 *
device

Giờ nầy:
Pháp quyến hồ quì trên chiếu cỏ,
Tăng Ni kiều thủ trước đài hoa,
Một dạ thiết tha,
Hết lòng cung kính.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.

-  CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Sơ thỉnh: (thỉnh trụ trì Tăng)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh!
Trùng quang Thiên Đức, tái chấn Hưng Long
Thiệu cơ cừu rạng rỡ tôn phong,
Khôi tiên tự vẻ vang Tổ ấn.
Hôm nay pháp tịch phụng vì: Hưng Long phương trượng, Thiên Đức thiền đường, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 43, húy thượng Nguyên hạ Lưu, hiệu Giác Tánh bổn sư, Đại lão Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ.

- Duy Nguyện:
Hương lòng vừa bén,
Linh giác đã hay,
Pháp tịch hôm nay,
Nguyện xin chứng giám.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Tái thỉnh: (thỉnh sứ giả Tăng)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh!
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân,
Giữ một đời lạc đạo an bần,
Sống trọn kiếp lợi sanh hoằng pháp.

* Trang 143 *
device

Hôm nay pháp tịch phụng vì: Hưng Long phương trượng, Thiên Đức thiền đường, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 43, húy thượng Nguyên hạ Lưu, hiệu Giác Tánh bổn sư, Đại lão Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ.

- Duy Nguyện:
Làng xưa còn nhớ,
Chùa cũ chưa quên,
Nghi trượng cung nghinh,
Uy nghi quang giáng.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Tam thỉnh: (thỉnh phước điền Tăng)
Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh!
Thủy thanh thu nguyệt, viên đảnh phương bào,
Niết bàn ngày trước mặc tiêu dao,
Thiên Đức hôm nay xin phó hội.
Giờ này pháp tịch phụng vì: Hưng Long phương trượng, Thiên Đức thiền đường, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 43, húy thượng Nguyên hạ Lưu, hiệu Giác Tánh bổn sư, Đại lão Hòa thượng giác linh, liên đài tọa hạ.

Duy nguyện:
Hương hoa la liệt,
Phang cái huy hoàng,
Thỉnh giáng đạo tràng,
Chứng minh công đức.
Hương hoa thỉnh, hương hoa phụng thỉnh.
Nam mô Đăng Bảo Tọa Bồ Tát  (3 lần)

* Trang 144 *
device

-  TẢ BẠCH XƯỚNG: 
Sơ hiến trà - Lễ ba lạy - Cùng quì.

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - Vấn tấn quang lâm - an vị:
Hơn mười vạn dặm tự trời Tây
Phi tích quang lâm nhọc sức Thầy
Bảo tọa tuy cao nhưng chẳng ngại,
Xin Thầy an vị xuống đài mây.

- KỆ TRÀ:
Đài mây Thầy an tọa,
Chứng minh công đức nầy
Trời Tây muôn ức dặm
Đàn chỉ tức về đây.

-  CHỦ LỄ XƯỚNG SỚ:
Nguy nguy Tăng tướng,
Hạo hạo uy quang,
Thiên thượng nhơn gian
Tùy duyên ứng cúng.
Nay có hiếu chúng,
Thiết lễ tiến linh,
Tỏ tấc hiếu tình
Sớ văn bái bạch.
Duy nguyện tôn sư cảm cách,
Từ bi tác đại chứng minh.

-  CÔNG VĂN TUYÊN ĐỌC SỚ:
Kính bạch giác linh Hòa thượng!
Chúng tôi thiết nghĩ rằng:
Đức Phật xuất hưng,
Tự có ngày Niết bàn an nghỉ,

* Trang 145 *
device

Tôn sư nhập diệt,
Há không dịp thù báo thâm ân?!
Sự chẳng thể quên,
Lý đâu lại chấp.
Sớ rằng:
Nay có Tỳ kheo Thích..., cùng bốn chúng Tăng Ni, mười phương Phật tử thuộc chùa Thiên Đức, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Giờ nầy, chí thành quì trước linh đài,
Cung kính dâng lên bảo tọa,
Hương thơm một nén,
Hoa quý đôi cành,
Trai bồ soạn vị thanh,
Trà Triệu châu hương đạm.
Ngưỡng mong Tôn sư cảm cách,
Dũ ánh từ nhãn chiếu lâm.
Đệ tử chúng đẳng rất đau lòng vì Tôn sư - Người:
Đạo rõ nguồn chơn,
Lý minh tướng thật,
Xưa Thầy tại nhựt,
Tả hữu nhờ ơn,
May được thắng nhơn,
Thấm nhuần pháp nhũ.
Y truyền pháp phú,
Ơn cả nghĩa dày
Xin tỏ lòng đây,
Mong trên soi xét. 
Nay thời:

* Trang 146 *
device

Đạo tràng sơ khải,
Hiếu sự cử hành,
Xin có sớ văn,
Trước đài bái bạch.
Nam mô Hưng Long phương trượng, Thiên Đức thiền đường, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 43, húy thượng Nguyên hạ Lưu, hiệu Giác Tánh, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh.
- Phục nguyện:
Một tánh viên minh,
Tây phương trực vãng,
Ba thân thanh tịnh,
Phật đạo viên thành.
Chứng pháp nhẫn vô sanh,
Ngộ chơn thừa đại định,
Mong Phật thọ ký,
Ứng hóa độ sanh.
Cẩn sớ!
Nay ngày… tháng… năm…, PL 25…
Sa môn Thích..., Hòa nam thượng sớ.
- TẢ BẠCH XƯỚNG:
Tái hiến trà - Lễ ba lạy - Cùng quì
- CHỦ LỄ RUNG LINH -  Vịnh 2: (Đợi trông, cách trở)
Từ ngày quảy dép trở về Tây,
Trượng thất hoa viên vắng bóng Thầy,
Bãng hát âm vang cơn gió thoảng,
Oai nghi dáng dấp áng mây bay.

* Trang 147 *
device

KỆ TRÀ:
Mây bay ngờ dáng dấp
Gió thoảng ngỡ âm vang
Vườn nhà ôi vắng bóng,
Thầy quảy dép liên bang.

- TẢ BẠCH XƯỚNGPhụng thực!
- Tụng: Cúng dường Nam mô Tát phạ...

- TẢ BẠCH XƯỚNG: 
Chung hiến trà - Lễ ba lạy - Cùng quì

- CHỦ LỄ CHẤN LINH - Vịnh 3: (Cây cỏ trông chờ)
Cữa tùng mấy độ trăng chờ chủ,
Ngõ trúc bao phen gió đợi Thầy
Tùng trúc, gió trăng nào có biết,
Thầy về trong khói diệu hương này.

- KỆ TRÀ:
Hương nầy mùi vi diệu,
Phưởng phất khắp muôn phương,
Cảm thông tình tùng trúc,
Thầy trở gót cố hương.
Nam mô Thiền Duyệt Tạng Bồ Tát (3 lần)

- Tụng : Ma ha Bát nhã...
- HỒI HƯỚNG - KẾT DIÊN:
Vừa rồi, bao nhiêu công đức
Bấy nhiêu hương hoa,
Thành kính thiết tha,
Nguyện xin cúng dưỡng.
Thiên Đức Hòa thượng,

* Trang 148 *
device

Linh giác tọa tiền,
Duy nguyện ai liên,
Thùy từ nạp thọ.

- Phục nguyện:
Ta bà nghiệp tạ,
Phật quốc hoa khai,
Nước cam lồ rửa sạch trần ai
Đèn trí tuệ sáng soi tăm tối.
Cao đăng bất thoái,
Lập chứng vô sanh,
Phật đạo viên thành
Chúng sanh độ tận.
- (Đồng hòa:) Nam mô A Di Đà Phật.

- TÁN ĐƯA:
Pháp hội đến đây xin tạm mãn,
Hương hoa chung cổ tiễn chân Thầy,
Đường mây xe gió Thầy dời bước,
Xin nguyện bình an thế giới nầy.
Nam mô Đăng Vân Lộ Bồ Tát  (3 lần)

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH: Xướng
-  Thù ân báo đức, lễ đã viên thành,
-  Chung cổ hòa thanh, lễ từ ba lạy.

* Trang 149 *
device

ĐIẾU VĂN

 
Kính bạch giác linh Hòa thượng Thiên Đức!
Thưa Ngài!
Hôm mùng ba Tết vừa rồi, tôi được tin Ngài về nằm bệnh tại Long Khánh – Qui Nhơn. Qua hôm sau, mùng năm, tôi lại được tin Ngài viên tịch tại phương trượng Thiên Đức. Hai tin trên đến dồn dập làm lòng tôi bối rối vô cùng. Rất buồn là không biết làm sao để được đích thân đến cúng hương, nghiêng mình trước di ảnh và đưa Ngài vào bảo tháp – nơi an nghỉ nghìn thu, sau hơn năm mươi năm làm đạo không mệt mỏi.
Ngài đến thế giới này vào thập niên đầu thế kỷ, và ra đi vào cuối thập niên thế kỷ này. Ngài đến trước HT. Tâm Hoàn, HT. Bình Chánh, nhưng Ngài lại đi sau các vị ấy và đi trước chúng tôi đây.
Than ôi! Người đi không một lời từ giã. Kẻ ở như tôi đây còn tệ hơn, không nửa bước đưa đường.
Vậy mới biết: lúc đến không cùng ai hẹn đến, khi đi cũng chẳng rủ ai đi. Chỉ một điều: kẻ trước người sau; nhưng cùng gặp nhau, trên một con đường: con đường  hoằng pháp. Và, cùng một quê hương: quê hương Bình Định.
Thưa ngài!
Trong gần hết cuộc đời làm đạo của tôi, tôi được hân hạnh gần gũi quý đồng nghiệp như Ngài, Ngài

* Trang 150 *
device

Tâm Hoàn, Ngài Bình Chánh…Nhưng nay quý vị ấy đã ra đi. Tôi rất ân hận là không được đưa quý Ngài đi về cõi Phật, vì tôi lận đận nơi xa.
Nhưng giờ này, Ngài không còn nữa. Quí vị trên đã lần lượt ra đi, không hẹn ngày về lại. Tôi cảm thấy mất mát rất nhiều vị Tri thức, đã đồng cam cộng khổ, gần năm mươi năm chung làm Phật sự. Trên mảnh đất thân yêu, vốn có một ĐẠO MẠCH dồi dào, trong sáng của Tổ sư Nguyên Thiều và sự truyền thừa tôn phong Tổ ấn của lịch đại Tổ sư PHƯỚC HUỆ, PHỔ HUỆ, BÍCH LIÊN, LIÊN TÔN, TRÍ ĐỘ, HUỆ CHIẾU, BẠCH SA, MINH TỊNH…
Thưa Ngài!
Chúng ta rất may mắn là đã sống dưới sự giáo dưỡng ân cần, ưu ái của các bậc minh sư thời đại, và đã trưởng thành cũng như đã thành tựu ít nhiều Phật sự, mà thời đại và lịch sử quê hương ta đòi hỏi. Điều đó cũng đã làm cho chúng ta đạt được phần nào tâm nguyện nhựt tụng:
Sanh phùng Việt Nam
Trưởng ngộ minh sư
Chánh tín xuất gia,
Đồng chơn nhập đạo.
Giờ nầy:
Công đức Ngài, đạo nghiệp Ngài,
Đã được thập phần viên mãn
Ngài tự tại quảy dép ra đi
An nhiên nhập diệt.

* Trang 151 *
device

Còn tôi, giờ này (qua người đại diện) ngậm ngùi ra trước linh đài tang nghiêm, trước Giáo hội thương tiếc. Trước hiếu đồ tang quyến, và Tăng Ni Phật tử xa gần đau buồn, tôi chỉ biết:
Thành tâm cúng dường Ngài một nén hương lòng với sự mến thương vô biên và một điếu từ ghi vội, tầm thường. Mong ngài chứng giám.         
Điếu rằng:
Quả mãn nhơn viên, Sứ giả Như Lai,
nửa gánh cân bình về đất Phật.
Văn thành ấn hoại, Đạo sư Giáo hội,
một đời đạo nghiệp gởi trời Nam.
Kính bái biệt Ngài, và hẹn sẽ gặp Ngài và quý vị đi trước tại  một thế giới an vui thanh tịnh khác.  
 
Nay kính,
Quãng Ngãi, ngày mùng 6 tháng giêng năm Đinh Mão
Phật lịch 2531
Pháp đệ HUYỀN QUANG
Cẩn bạch.
 
Nhân đây tôi xin phép Giáo hội nhà, chư Tôn giáo phẩm, Hiếu đồ Tăng Ni, và tang quyến, “Tôi xin chịu tâm tang và chi phần đau thương thiệt thòi chung của chúng ta trước sự cố VÔ KHẢ NẠI nầy”. Trân trọng kính chào quý vị.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2010(Xem: 7055)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 6655)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
02/11/2010(Xem: 6949)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 1032)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 34002)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 4764)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 4691)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 4657)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 4599)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 4939)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567