Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vạn Duyên Tiễn Bước .

01/09/201709:31(Xem: 3822)
Vạn Duyên Tiễn Bước .

ht chanh ke

Vạn Duyên Tiễn Bước .

Sương mù Đà lạt ngàn Thông,

Xuân Hương in bóng, bụi hồng trăng thanh.

Linh sơn gián vẽ như tranh,

Giăng sầu mù trắng, bước chân an lành.

Quãng trị nuôi chí minh anh,

Cố đô gieo hạt, âm kinh vang đời.

Vân du hành hoá độ người,

Niềm sương mù sáng, vén lời tình ca.

Rong chơi vạn cảnh thiên hà,

Dừng chân hoá độ, dẹp tà tục chơn.

Kỳ viên*Thầy đã dừng chân,

Y truyền kinh kệ, bốn ân pháp huyền.

Du già*mật ngữ uy nguyên,

Tay nâng kiết ấn,*tâm hiền dung nghi.

Bang trao sữa ngọt từ bi,

Trầm hùng thức tánh, nguyện đi về nguồn.

Bao lời tán tụng kim ngôn,

Dùng lời tâm chú, hồng ân Phật Đà.

Bốn hàng tăng chúng gần xa,

Chữ tâm nối gót, châu pha ngàn đời

Chánh tà an trú ba hơi,

Kế ngôi đài vị, toạ ngôi muôn trùng.

Bích ngọc sáng ánh uy hùng,

Phương dung tự tại, vọng từng câu kinh.

An nhiên Thong thả tâm tình,

Hết duyên du hoá, lộ trình dừng chân.

Ngồi nhìn tánh Phật rõ tâm,

Cười vang một kiếp, thâu thần về Tây.

Ru tình Đà lạt treo mây,

Ta về bến tịnh, tình thầy bao dung.

Vượt qua thuyền tịnh nghìn trùng,

Di Đà thánh chúng, chín tầng đài sen.

Thong dong tất dạ nhìn xem,

Vạn duyên tiễn bước, như lên Phất đài.

Tâm thầy dự trí hoa khai,

Ta bà quẩy dép, thơm vài mùi hương.

Nam mô từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập thế, Hải Đức pháp phái, Kỳ Viên đường thượng, huý thượng Chơn hạ Truyền, tự Chánh Kế, hiệu Bích Phương, Nguyễn Công đại lão hòa thượng tân viên tịch . (1930 - 2016 ), Trụ thế 87 năm xuân, Hạ lạp 63 năm viên dung giới luật.


Hàng hậu học Tk: Thích Minh Thế
Kính khể thủ Bái vọng giác linh ngài .



Ghi chú: 

1: Kỳ viên:Chùa Kỳ Viên được cố Đại lão HT. Thích Đạo Quang ( là một bậc cao tăng đức độ ) thành lập vào năm 1950 với diện tích 15.000 m2, lúc bấy giờ đây là một khuôn hội với tên gọi “Niệm Phật Đường Kỳ Viên".

Năm 1993, đáp lại lời thỉnh cầu của phật tử địa phương và được sự chấp thuận của BTSPG tỉnh Lâm Đồng, HT. Thích Chánh Kế đã về trú trì chùa Ký Viên . Năm 2001, HT. khởi công xây dựng ngôi đại hùng bửu điện, thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ,  cao 7, 3 m .Năm 2009, do niên cao, lạp trưởng; HT. Thích Chánh Kế đã đề xuất Ban Trị Sự phật giáo địa phương chấp thuận  ĐĐ. Thích Quảng Đại,  kế nhiệm trú trì cho đến ngày hôm nay . 

2: Du già:Vô thượng du-già (zh. 無上瑜伽, sa. anuttarayoga), cũng được gọi dạng dài là Vô thượng du-già-đát-đặc-la (zh. 無上瑜伽怛特羅, sa. anuttara-yogatantra, bo. rnal `byor bla na med pa`i rgyud རྣལ་འབྱོར་བླ་ན་མེད་པའི་རྒྱུད་) là Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. tantra) cao cấp nhất (vô thượng, sa. an-uttara) trong bốn loại Đát-đặc-la Phật giáo. Ba loại khác là Tác (sa. kriyā), Hành (sa. caryā) và Du-già (sa. yoga). Các Đát-đặc-la này nằm trong Đại tạng của Tây Tạng, thuộc phần thứ bảy trong Cam-châu-nhĩ (zh. 甘珠爾, bo. bka` `gyurབཀའ་འགྱུར་) và bao gồm 22 bộ. Hai bộ Đát-đặc-la danh tiếng nhất được xếp vào hạng Vô thượng du-già là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Hô kim cương (sa. hevajratantra).

Trước khi được Quán đỉnh (sa. abhiṣeka), được khai thị vào Vô thượng du-già, hành giả cần phải đi qua những cấp Đát-đặc-la khác đã nêu trên, giữ giới luật (sa. vinaya) nghiêm ngặt để dần dần thanh lọc thân tâm. Trong cấp Vô thượng du-già thì tất cả những nghi quỹ đều được gạt qua một bên, hành giả đã vượt qua thế giới nhị nguyên, tương đối, phụ thuộc.

Hai cấp đầu của Đát-đặc-la được xem là cấp thấp vì ở đây thiếu những yếu tố cần được phân tích bằng trí huệ và nội dung của chúng không vượt ra khỏi những nghi lễ. Nói chung, Tác và Hành đát-đặc-la là sự tương giao với thế giới hiện hữu, vẫn còn nằm trong phạm vi cố định, phụ thuộc.

Ngược lại trên, hai cấp Du-già-đát-đặc-la và Vô thượng du-già-đát-đặc-la chứa đựng những mầm mống triết lí cao đẳng của Đại thừa Phật giáo. Những hành giả thực hành hai Đát-đặc-la này (sa. tāntrika hoặc sādhaka) phải nắm vững những tư tưởng căn bản của Đại thừa trước khi bước vào một Vô thượng du-già-đát-đặc-la và sau khi đạt yếu chỉ, họ được gọi là một Tất-đạt (sa. siddha), một Thành tựu giả, "người thành đạt".

Triết lí nền tảng của Vô thượng du-già là Trung quán(sa. mādhyamika), chủ trương nhấn mạnh sự bình đẳng tuyệt đối của Niết-bàn (sa. nirvāṇa) và Luân hồi(sa. saṃsāra). Vì thế nên không có sự khác biệt giữa kinh nghiệm thu thập qua các giác quan, thế giới hiện hữu, và kinh nghiệm huyền diệu khi đã đến đích, Niết-bàn. Không có một sự khác biệt nào giữa chủ thể và khách thể, tất cả đều "không hai" (bất nhị, sa. a-dvaya). Sự trực nhận thấy chân lí này chính là niềm vui vô biên (đại lạc 大樂, sa. mahāsukha) xuất phát từ những vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha), được chư vị trình bày trong các bài Chứng đạo ca(sa. dohā, dịch âm Hán Việt là Đạo-bả 道把).

Các kinh nghiệm giác ngộ của chư vị được trình bày trong các kệ tụng có thể được tóm tắt, trình bày như sau:

Chỉ có Phật mới nhận ra Phật

Mỗi khoảnh khắc của nhận thức là Phật

Tất cả các dạng hiện hữu là thân Phật

Tất cả âm thanh là lời Phật

Tất cả tâm trạng thanh tịnh là tâm Phật

Tất cả hiện hữu đều là Tâm

Không có gì cấu uế, nhưng có ý niệm cấu uế

Đạo là mục đích, mục đích là Đạo

Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.

Vô thượng du-già đưa ra một loạt phương pháp tu tập thiền định để đạt được kinh nghiệm nói trên. Hầu hết tất cả những phương pháp thiền định (được gọi là Nội du-già) này đều được sự phụ trợ của những nghi lễ, khế ấn, thủ ấn (Ngoại du-già). Những nghi lễ này đều mang một biểu hiện tâm lí thâm sâu và tất cả những nghi quỹ, hành động của hành giả Đát-đặc-la đều không tự có giá trị – chúng chỉ là những biểu tượng tư tưởng của người thực hiện. Kinh nghiệm tối thượng của Vô thượng du-già chính là sự thống nhất, sự hoà hợp của hai yếu tố chính để đạt Niết-bàn, đó là trí huệ (sa. prajñā) và phương tiện(sa. upāya). Hai yếu tố này đã đưa đến cho Vô thượng du-già những biểu tượng tính dục nam nữ và trong đây, trí huệ được xem là nữ tính, phương tiện thuộc nam tính. Biểu tượng giao hợp (sa. yuganaddha, bo. yab-yum ཡབ་ཡུམ་) của nam nữ được sử dụng vì trong tục thế, không có biểu tượng nào gần gũi, cô đọng hơn và cũng vì những biểu tượng này mà Vô thượng du-già thường bị hiểu lầm. Vô thượng du-già bộ không được truyền qua Trung Quốc và vì vậy, sử sách ở đây hay gọi sai là "tả (với ý nghĩa tà) đạo" mặc dù tại đây chưa bao giờ có truyền thống, điều kiện tu tập. Dù muốn hay không, mỗi người tu tập đạo – có quyến thuộc hay không quyến thuộc – đều là kết quả của sự giao hợp này và nó chính là sự dung hoà, tổng hợp giữa âm và dương mà ở đâu người ta cũng có thể thấy được (tương ưng với mặt trời, Mặt Trăng trong vũ trụ,…, các cặp âm dương câu sinh, đối đãi của thế giới hiện hữu). Kết quả của sự phối hợp giữa Bát-nhã (般若, sa. prajñā) và phương tiện (zh. 方便, sa. upāya) được gọi là Bồ-đề tâm (zh. 菩提心, sa. bodhicitta). Trong khía cạnh tuyệt đối (sa. vivṛti), Bồ-đề tâm là một kinh nghiệm thật tại siêu việt, được miêu tả bằng nhiều tên như Đại lạc (sa. mahāsukha), Tự chứng phần (sa. svasaṃvedya), cái Tự có sẵn (câu sinh khởi 俱生起, sa. saha-ja).

Hai đặc điểm khác của Vô thượng du-già là cách sử dụng những Mạn-đồ-la (sa. maṇḍala) và ăn những thức ăn hành lễ. Những Mạn-đồ-la này được vẽ như những bức tranh để các hành giả dùng để thiết tưởng linh ảnh hoặc được vẽ thẳng ngay dưới đất, được sử dụng trong lúc hành lễ. Còn những món ăn bao gồm nhiều loại khác nhau (năm loại thịt,…) và các luận giải cho rằng, các món ăn này có công dụng thanh lọc Thân khẩu ý một cách nhanh chóng. Về phần nội dung thì hai bộ Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Hô kim cương đát-đặc-la (sa. hevajratantra) nói trên tương đối giống nhau, mặc dù Bí mật tập hội ghi rõ hơn về những thành tựu pháp(sa. sādhana) trong lúc thực hành nghi lễ. Các bộ Vô thượng du-già-đát-đặc-la đều được ghi lại bằng một ngôn ngữ bí mật, nhiều nghĩa, có thể giảng giải bằng nhiều cách và nếu không có Đạo sư (sa. guru) truyền lại những khẩu quyết thì không ai có thể thực hành được. Vì lí do này và những lí do khác đã nói, Vô thượng du-già-đát-đặc-la được giữ kín, bí mật, chỉ dành cho hạng thượng căn có duyên.

Nói tóm lại, cách tu tập theo Vô thượng du-già với mục đích "Thành Phật trong kiếp này với thân này" rất khó và chỉ có những ai dày công tu luyện, đã đạt tâm vô chấp, những kiến giải nhị nguyên phân biệt đã tan biến phần nào mới có thể bước vào pháp môn này được.

( khi còn hành Đạo Trưởng lão Hoà thượng Thích Chánh Kế đã dùng Pháp du già để gia trì trong đàn tràng chẩn tế, ngài là bậc uyên thâm trong sự và lý, Đức hạnh tuyệt vời )

3: Kiết ấn: 

Với mức độ thư giãn của các ngón tay thì khí lực mới cộng hưởng với tâm lực mà phát ra được.

Kiết ấn có ba trường hợp:

a. Tu sĩ mới tu hành và có những hiện tượng như sau:

1. Đã tu tập và có sử dụng "Thần Quyền" vào những việc như đánh võ, chữa bệnh, viết bùa... Rất là nhiều lần, một cách siêng năng.

2. Khi đang tu tập một mình mà cửa tự mở hay là đồ đạc trong phòng tự di chuyển.

3. Tiền kiếp đã tu về "Thần Quyền".

Thực hành:

Tu sĩ kiết ấn bằng tay và hộ thân theo công thức.

b. Tu sĩ có khuynh hướng xuất hồn, hay là khi tập thì nó đau ngay ngực: 

Hiện tượng này xảy ra là vì đang tu đến khoảng Tam Thiền và lúc này các trung tâm năng lực nó bị nở ra quá! Nhất là trung tâm năng lực Anahata (ngay ngực).

Thực hành:

Tu sĩ bất ấn bằng cách quán hình ellipse (hột gà dựng đứng với hai đầu bằng nhau) màu vàng khè. Trong hình ellipse vày có một tu sĩ đầu trọc và bận áo cà sa màu vàng khè. Tu sĩ quán cho ông tu sĩ này hộ thân. Khi ấn chạm tới đâu thì tu sĩ sẽ thấy chỗ đó lóe hào quang, căn cứ vào mức độ lóe sáng này thì tu sĩ sẽ biết được mức độ vững chắc của cách hộ thân.

c. Kiết ấn với trình độ "Thường Trú Tam Bảo".

Cách này dành cho Tứ Thiền Hữu Sắc trở lên. Ở trình độ này, khi tu sĩ để ý đến trên đảnh của mình, thì tu sĩ có thể thấy có những người ngồi hay đứng trên hoa sen. 

Những người này được sắp xếp theo thứ tự sau đây:

Gần mình nhất có thể là vị Thầy của mình và cũng có thể là cái vòng phép (Mandala) mà mình đang học.

Cao hơn một tý thì những vị Thầy khác và cao hơn tý nữa thì tới những vị Phật. Có hai trường hợp rõ ràng:

1. Tu sĩ chưa vào các định ở Vô Sắc: Vị Phật cao nhất là Tỳ Lô Giá Na phát quang màu xanh dương.

2. Tu sĩ vào được các định ở Vô Sắc: Vị Phật cao nhất là Hắc Bì Phật phát quang 7 màu cầu vòng.

Các vị này cư ngụ thường xuyên trên đảnh của tu sĩ: Nên gọi là "Thường Trú Tam Bảo".

Đây là một tình trạng cao cấp của Mật Tông. Tuy nhiên nó lại có những mức độ cao thấp của chính nó.

Mức độ 1: Tu sĩ thấy hào quang của những vị này phát sáng rất là linh động, nhưng pháp thân thì cứng đơ, y như là hình chụp. Muốn tiến tu thì tu sĩ dùng nguyên tắc: "Muốn có thì phải cho" có nghĩa là tiếp tục cho và tiếp tục làm việc thí pháp..."

Mức độ 2: Hào quang linh động và Pháp Thân cũng sinh động luôn. Đây quả thật là trình độ cao cấp nhất của Mật Tông.

Lúc này tu sĩ làm bất cứ việc gì thì những hành động này đều là "Ấn".

Và dĩ nhiên là tu sĩ nói bất cứ điều chi thì lời nói này đều là "Thần chú".

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2013(Xem: 5006)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 8195)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 6367)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 7968)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 6804)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 5478)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 6039)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 9686)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 5808)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
10/04/2013(Xem: 10865)
Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết - Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap - Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sau Tương chao nhà quê Tăng Lữ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567