Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV-Vị Trí Văn Học

21/05/201312:48(Xem: 9043)
IV-Vị Trí Văn Học

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

--o0o--

IV


VỊ TRÍ VĂN HỌC

Việc tồn tại các kinh điển bằng tiếng Việt theo nghiên cứu của chúng tôi đã xuất hiện từ lâu, ngay khi những lời dạy của Đức Phật được truyền thụ lại cho những người Phật tử Việt Nam như Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Điều bất hạnh là do thiên tai địch họa, đặc biệt là do dã tâm diệt chủng văn hoá của kẻ thù, số kinh điển này đã không được bảo lưu cho chúng ta ngày nay một cách nguyên vẹn. Dẫu thế chúng ta biết một số chúng đã có mặt rất sớm như Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, Tạp thí dụ kinh v.v…Và qua những năm tháng sau đó chắc chắn những kinh khác cũng đã được dịch ra tiếng Việt hoặc từ chữ Phạn, Pàli hay chữ Hán, nhưng hầu hết đã bị tán thất. Bản kinh sớm nhất còn nguyên vẹn bằng tiếng Việt mà ta có hiện nay là Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh có thể coi là được thiền sư Viên Thái (k.1400-1460) dịch vào khoảng giữa những năm 1440 khi đất nước đang nỗ lực dân tộc hoá các sinh hoạt văn hoá của mình sau thời gian bị giặc Minh chiếm đóng. Rồi thiền sư Pháp Tính (k.1470-1550) đã mạnh mẽ hô hào việc học tập tiếng Việt quốc âm :

Hồng phúc tên Hương Chân Pháp Tính

Bút hoa bèn mới đính nên thiên

Soạn làm chữ cái chữ con

San bản lưu truyền ai đặt thì thông…

Vốn xưa làm nôm xe chữ kép

Người thiểu học khôn biết khôn xem

Bây chừ nôn dạy chữ đơn

Cho người mới học nghĩ xem nghĩ nhuần .

Trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, chính trong phong trào dân tộc hoá đầy khí thế này, cả một cao trào sáng tác văn học bằng chữ Việt mới ra đời, và được bảo lưu cho tới ngày nay cho những tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Viên Thái, Lê Thánh Tôn, Pháp Tính, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thọ Tiên Diễn Khánh, Phùng Khắc Khoan, Lê Đức Mao, Nguyễn Giản Thanh v.v…Sinh ra và lớn lên trong khí thế của một cao trào đang phát triển ồ ạt như thế, ta không lạ gì khi hầu như toàn bộ tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đều viết bằng tiếng Việt. Đây là một đóng góp lớn lao của Minh Châu Hương Hải đối với lịch sử văn học dân tộc ta, đặc biệt là đối với nền văn xuôi Việt Nam. Lý do nằm ở chỗ nhiều người quan niệm nền văn học dân tộc ta phần lớn gồm những truyện thơ, tức là các loại truyện bằng văn vần và không có một nền văn xuôi hoàn chỉnh. Bây giờ với việc khám phá ra bản dịch Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh và Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục của Viên Thái cùng với Tân biên truyền kỳ mạn lục giả thiết là của Nguyễn Thế Nghi và ba bản giải kinh của Minh Châu Hương Hải, tức Giải Kim Cang kinh lý nghĩa, Giải Di Đà kinh và Giải Tâm kinh ngũ chỉ, ta thấy nền văn xuôi Việt Nam đến thế kỷ thứ 17 đã phát triển rực rỡ và phong phú. Tiếng nói dân tộc được ghi lại một cách trung thành, sau các tác phẩm tiếng Việt đầu tiên hiện còn bảo tồn là Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông (1258-1308) và Vân Yên tự phú của Huyền Quang (1251-1334) .

Ngôn ngữ của bản kinh giải này đã đạt đến một vẻ đẹp văn học nhất định, chúng ta hiện có thể đọc các đoạn văn sau đây và cảm thấy chúng gần gũi với tiếng nói chúng ta ngày nay như thế nào, khi Minh Châu Hương Hải giải thích bài kệ cuối cùng của kinh Kim Cương :

"Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ư?g tác như thị quan

Hết thảy hữu vi pháp là trên tự thiên địa tạo hoá, dưới đến nhân gian vạn vật, dầu sanh lão bệnh tử, giàu khó sang hèn, sĩ nông công thương, mọi loài sắc vật, dầu nhẫn xanh vàng thâm trắng thô tế thanh trọc, dầu có dầu không, dầu hư dầu thiệt, sâu cạn thấp cao, ách thật vọng tâm khởi diệt. Hết thảy thiện ác muôn pháp cũng là hưũ vi vậy …"

Đọc các đoạn văn như thế này, rõ ràng Minh Châu Hương Hải đã có những đóng góp mới. Ông đã không dùng thủ pháp dịch đuổi mà cho đến thời ông tương đối khá phổ biến và được thử thách, thể hiện qua các công trình dịch Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh và Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục của thiền sư Viên Thái thuộc thế kỷ thứ 15 cũng như Tân biên truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi thuộc thế kỷ 16. Dịch đuổi là dịch theo lối chữ nào nghĩa đó. Trường hợp các bản thích giải của Minh Châu Hương Hải không thuộc và sử dụng thủ pháp ấy, ông đã dựa vào một câu hay đoạn văn chữ Hán rồi giải thích bằng tiếng Việt quốc âm theo cách hiểu của bản thân ông, đây có thể nói là một đóng góp mới đối với lịch sử văn học tiếng Việt, bởi vì, tiếng Việt văn xuôi được dùng một cách tự nhiên, không bị gò bó bởi câu chữ của nguyên bản tiếng Hán. Có thể nói Minh Châu Hương Hải là người đầu tiên đã ghi lại những câu nói tiếng Việt bình thường của người Việt Nam vào thời ông trong khi trao đổi ý kiến hay giảng giải cho nhau nghe về những vấn đề gì, mà họ cảm thấy quan tâm hay thích thú. Việc này giúp ta xoá bỏ vĩnh viễn thành kiến cho rằng văn học dân tộc ta không có nền văn xuôi cho đến thời kỳ mất nước của thế kỷ 20, mà trước đây thường hay rao giảng một cách vô bằng .

Điều quan trọng hơn nữa là văn xuôi hay của Minh Châu Hương Hải có thể nói là đại biểu cho tiếng nói của một dân tộc thống nhất mà vào thời ông các sử sách ta thường hay đề cập đến việc chia cắt đất nước thành hai miền khác nhau, và các nhà lãnh đạo chính trị của hai miền này thường được giả thiết là muốn biến thành hai nước khác nhau. Thực tế, Minh Châu Hương Hải đã sinh ra, lớn lên và thành đạt ở miền Nam của Tổ quốc, tức tại vùng Trị Thiên và Quảng Nam ngày nay. Rồi sau đó, ông đã ra sống 30 năm cuối cùng của đời mình tại miền Bắc, ở tỉnh Hưng Yên hiện tại. Những tác phẩm văn xuôi do ông để lại cho chúng ta vì thế, thể hiện được tiếng nói thống nhất của cả hai miền tổ quốc. Đây là một đặc điểm khác của văn xuôi Minh Châu Hương Hải, mà ta cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu được tiếng nói của dân tộc ta vào thời bấy giờ. Văn xuôi của Minh Châu Hương Hải không còn là loại văn xuôi dịch thuật, mà đã bắt đầu buớc qua địa hạt văn xuôi sáng tác, dùng văn xuôi tiếng Việt hàng ngày để thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của mình, để vươn lên và đạt tới một nền văn xuôi văn học .

Vậy thì Minh Châu Hương Hải đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam, người mở đầu cho nền văn xuôi sáng tác tại Việt Nam, mà ta hiện biết. Cho nên, phải nói rằng Hương Hải mới chính là người đã đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam bằng tiếng Việt chứ không phải tác giả Truyền kỳ mạn lục, như quan điểm của các sách về lịch sử văn học Việt Nam trước đây. Ai đã chịu khó đọc sơ qua lịch sử văn học hiện thực Trung quốc, thì cũng biết Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục đã mô phỏng theo Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh Trung quốc, trong đó thậm chí có truyện đã lấy lại hẳn cốt truyện của Cù Hựu, với chỉ một vài thay đổi về nhân danh và địa danh. Vì vậy, nói đến văn xuôi sáng tác tiếng Việt, ta phải coi Minh Châu Hương Hải là người tiên phong, tối thiểu là trong lĩnh vực sở trường của ông, lĩnh vực tư tưởng Phật giáo và sử dụng tiếng nói dân tộc .

Tất nhiên, tiếng Việt thời Minh Châu Hương Hải cách chúng ta gần 400 năm, có những nét đặc thù mà khi tiếp cận ta cảm thấy khó khăn cho việc nhận thức và lý hội. Chẳng hạn những từ như bui ( ), lệ ( ), hợp ( ) v.v… với nghĩa chỉ, sợ và nên ngày nay không còn dùng trong tiếng Việt hiện đại, nhưng không phải vì thế mà ta không hiểu tác phẩm văn xuôi của ông. Thực tế, như đoạn văn xuôi chúng tôi trích ở trên cho thấy tiếng Việt thời ông không xa với tiếng nói của người Việt chúng ta ngày nay bao nhiêu .

Chúng ta hãy đọc một đoạn văn mở đầu cho bản Giải tâm kinh ngũ chỉ sau đây thì cũng có thể thấy :"Nương lời trong kinh, dịch rằng Thích Ca Thế Tôn thuở trú trong Linh thứu sơn, vào tọa thiền, nhập Quang minh đại định. Khi ấy Xá Lợi Tử bạch Quán Tự Tại Bồ Tát rằng :"Dầu có chúng sinh tu hành, muốn học cửa pháp Bát Nhã thần thông vi diệu, rằng làm sao cho hiểu thấu được"Quán Tự Tại Bồ tát bèn dạy bảo Xá Lợi Tử rằng :"Thích Ca Thế Tôn diễn thuyết đại bộ Bát Nhã 600 quyển. Một Bát nhã tâm kinh này lấy làm chí tinh chí yếu, , là mẹ đại bộ chư kinh, truyền sang Đông Độ đã 5 lần dịch, đến đời Đường Huyền Tráng pháp sư lại vâng chiếu dịch truyền để Đông Độ lấy làm chính giáo thịnh hành …"

Đọc đoạn này, tiếng Việt của Minh Châu Hương Hải đâu có cách xa gì với tiếng Việt của chúng ta hiện nay. Chỉ có vấn đề là ông đã giới hạn việc sử dụng tiếng Việt trong việc giải thích các kinh điển Phật giáo, mà không mở rộng đến các lĩnh vực khác của đối tượng văn học, tất nhiên ta không thể đòi hỏi nhiều ở Minh Châu Hương Hải, những con người tiên phong .

Điểm lôi cuốn hơn nữa là Minh Châu Hương Hải không phải không biết làm thơ bằng tiếng Việt. Sự lý dung thông là một điển hình, đây là một bài thơ hay, lời lẽ điêu luyện, hình tượng hấp dẫn dài 162 câu, được viết theo thể song thất lục bát, đứng vào hàng những bài thơ song thất lục bát đầu tiên của dân tộc, mở đầu cho những danh tác về sau như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích. Vì vậy, việc ông dành một số lớn thời gian để thích giải các kinh điển Phật giáo bằng văn xuôi tiếng Việt đã chứng tỏ ông có một niềm đam mê và yêu mến như thế nào đó đối với tiếng nói hằng ngày của đồng bào mình. Tình cảm nồng đậm này phải kể là một điểm son khác của sự nghiệp Minh Châu Hương Hải. Sau ông vẫn còn tìm thâý những người Việt Nam khác đã dùng thơ truyện để diễn giải kinh truyện Phật giáo như Chân Nguyên trong Đạt Na thái tử hạnh, Nam hải Quan âm bản hạnh, v.v…và Pháp Liên trong Pháp Hoa quốc ngữ kinh. Thế mà vào thời mình, ở thế kỷ thứ 17, Minh Châu Hương Hải đã mạnh dạn giảng giải kinh điển cho đồng bào mình bằng tiếng nói thường ngày của họ. Nói khác đi, không phải Minh Châu Hương Hải không có tài làm thơ, nên ông đã dùng văn xuôi để viết nên các tác phẩm của mình. Trái lại nữa là khác, nhưng ông đã viết hầu như toàn bộ tác phẩm của mình bằng văn xuôi, mà hiện tại ta đã tìm thấy 3 tác phẩm, thì đó là một biểu hiện tấm lòng yêu mến của Minh Châu Hương Hải đối với tiếng nói thường ngày của dân tộc ta.

Đây là một số những thu hoạch sơ bộ của chúng tôi, khi nghiên cứu các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, để cho ra đời toàn tập này. Chúng ta cần nghiêm chỉnh tìm hiểu sâu xa hơn để xác định đúng đắn không những vị trí của Minh Châu Hương Hải trong lịch sử văn học dân tộc, mà còn để làm rõ quá trình phát triển và tiến hoá của lịch sử văn học Việt Nam, giúp cho con cháu ta nhận thức chính xác những cống hiến to lớn của tổ tiên trong việc giữ gìn và bồi đắp tiếng nói của dân tộc. Quá trình phát triển văn học dân tộc bằng tiếng Việt là một quá trình đấu tranh cam go, khốc liệt chứ không phải là quá trình phát triển dễ dàng và êm thắm, đặc biệt là trong lĩnh vực văn xuôi. Quá trình này có sự đóng góp của nhiều người qua nhiều thế kỷ, mà ngày nay tác phẩm phần lớn đã bị thất truyền, từ những bản kinh đầu tiên thời Hùng vương cho đến những tác phẩm của Từ Đạo Hạnh v.v…cuối cùng đến Trần Nhân Tông và Huyền Quang, chúng ta có được những tác phẩm đầu tiên của dân tộc được bảo tồn nguyên vẹn, rồi đến Trần Tùng Quang, Nguyễn Biểu, nhà sư chùa An Quốc, Nguyễn Trãi, Viên Thái v.v…chúng ta có một loạt những tác phẩm văn học được lưu truyền cho đến ngày nay. Tới nhóm thơ Tao Đàn do Lê Thánh Tôn thành lập rồi các tác phẩm của Pháp Tính, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v…cả một cao trào sử dụng tiếng Việt để làm thơ, văn đang hừng hực vươn lên chiếm lĩnh vị thế chủ đạo, Pháp Tính đã mạnh dạn nói rằng mình đã kế thừa sự nghiệp tự điển quốc âm của Sĩ nhiếp, thiết định lại chữ viết tiếng quốc âm cho mọi người dễ học, dễ nhớ. Nhưng tất cả các vị này hầu hết đều bằng tiếng Việt thơ mà không phải tiếng Việt văn xuôi, điều này ta phải đợi đến Minh Châu Hương Hải mới có được những thành tựu đầu tiên hiện được lưu truyền. Chúng ta cần phải trân trọng những thành tựu đó và cần nghiên cứu thêm hơn nữa để hiểu biết trọn vẹn hơn quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc ta .


---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2021(Xem: 4362)
Tán Thán Công Hạnh Tôn Sư Thành Kính Tưởng Niệm Cố Thượng Toạ thượng Chơn hạ Kiến. Kính nguyện Giác Linh Thượng Toạ Cao Đăng Phật Quốc. Vạn Đức già lam nhập đạo thiền Tinh cần sớm tối học kinh thiêng Đèn tâm chiếu sáng thơm hương giới Đuốc tuệ ngời soi toả đức nguyền Chơn Kiến suy tầm chân diện mục Ẩn Minh hiển thị diệu tâm nguyên Hoằng dương giáo pháp noi gương tổ Hoá độ sinh linh, độ chúng duyên.
14/06/2021(Xem: 8074)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Thay mặt Tu Viện Quảng Đức & Trang Nhà Quảng Đức chúng con thành tâm phân ưu: Hòa Thượng Thích Bổn Đạt (Bổn Sư của TT Nguyên Mãn) Giáo Hội Canada cùng môn nhơn pháp quyến Chùa Long Hoa, Toronto, Canada. Nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Thượng Tọa Thích Nguyên Mãn Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kinh Tế-Tài Chánh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada Trụ Trì Chùa Long Hoa, Toronto, Canada Thuận thế vô thường viên tịch vào ngày 5/6/2021 (25/4/Tân Sửu) tại Canada Trụ thế : 75 năm ; 25 Hạ lạp CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC *** Nay Thành kính Phân Ưu Thượng Tọa Thích Tâm Phương Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Đại Đức Thích Đăng Từ Tri Sự Tu Viện Quảng Đức Nguyên Dũng Phạm Thanh Hùng Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức Quảng Tịnh Nguyễn Kim Phương Ban Quảng Đức Đạo Ca
14/06/2021(Xem: 9696)
Cáo Bạch Tang Lễ Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (vừa viên tịch tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc)
12/06/2021(Xem: 14836)
Viết về lịch sử của một Dân Tộc hay của các Tôn Giáo là cả một vấn đề khó khăn, đòi hỏi ở người viết phải am tường mọi dữ kiện, tham cứu nhiều sách vở hay là chứng nhân của lịch sử, mới mong khỏi có điều sai lệch, nên trước khi đặt bút viết quyển “Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại trước và sau năm 1975” chúng tôi đắn đo suy nghĩ rất nhiều...
05/06/2021(Xem: 4761)
Tôi gặp Đệ Quang Sơn lúc đang còn là chú Sa Di, nhân duyên ấy là từ nguồn Facebook, nên Huynh đệ có những lần đàm thoại. Xa vắng một khoảng thời gian Đệ Quang Sơn phải chuyên tâm Ôn Luật, để xứng danh là Hàng thích tử của Như Lai, dự vào ngôi nhà Tăng Bảo. Mãi đến năm 2018, tôi tình cờ gặp lại trong tang lễ của bố chị Thanh Lan ở phố cổ Hà Nội, lúc bấy giờ Huynh đệ thêm nhiều câu chuyện. Hôm ấy, vào mùa Hạ tháng nhuận năm Kỷ Hợi, huynh đệ về thăm chùa Kim Lôi- Thôn An Tiến,Xã An Ninh, Huyện Bình Lục- Tỉnh Hà Nam. Tôi lưu trú một đêm, nên huynh đệ đã tâm sự. Đệ bảo rằng:
29/05/2021(Xem: 3942)
Đệ Tử chúng con, hàng hậu học Tỳ Kheo Thích Minh Thế- Huế thuộc Môn Phong Tổ Đình Từ Hiếu, được nhân duyên diện kiến Ngài 3 lần, một lần Chùa Bát Nhã, Lúc ở Chùa Hải Quang, trong mùa Huý Kỵ Ngài Nhật Lệ. Năm 2007-2008,2009,2010. Hay tại Chùa Quảng Hương Già Lam, nhân Huý kỵ Tôn Sư Thượng Trí Hạ Thủ- 2012-2014, tất cả đều ở Sài Gòn. Diện kiến Ngài là một lần học được tâm hạnh Khiêm cung, luôn lấy pháp Mật chú mà gia trì. Lấy giới luật mà dụng tu, lấy công phu trì niệm Pháp Hoa, Sám Lễ, Trì Chú Niệm Phật A Di Đà, để Huân nhiên chủng tánh. Diện kiến Ngài lúc nào cũng có chiếc gậy bên mình, vì đôi chân có phần chưa tốt, nên từ đó Diện kiến Ngài là đều hi hữu. Ngài từng dạy tại Trường Bồ Đề, nơi trú xứ Buôn Ma Thuột, giữ những lời dạy sâu sắc, tiếp nối truyền thừa lưu lại đàn hậu tấn về sau, các vị được thọ ân từ Ngài, giờ này cũng chấp cánh bay xa bên xứ ngoài, hay trong xứ, làm niềm vui an tịnh cho chính mình ở Bồ đề Tại xứ Buôn Mê. Ngài từng ngồi hành pháp
25/05/2021(Xem: 9135)
Đã nhiều năm rồi, Phật Tử Việt Nam cử hành đại lễ trong niềm hân hoan tự hào về một ngày lễ Vesak trọng đại được xưng danh một cách trang trọng là "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc." Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn của nhân loại. Con số Phật Tử dù vậy cũng chỉ khoảng 400-600 triệu. Với con số khiêm nhường đó, tiếng nói của Phật giáo không có ảnh hưởng gì đáng kể trong các quyết định của Liên Hiệp Quốc về vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Phật Tử Việt Nam chính thức đón nhận "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc" từ năm 2008. Từ đó đến nay, những phát biểu bởi các đại biểu từ nhiều nước tán dương Đức Phật quả là quá nhiều, nhưng chưa có bất cứ đóng góp thiết thực đáng kể nào cho khát vọng hòa bình của nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột bởi chính quyền của nước mình; bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền của nước lớn.
22/05/2021(Xem: 6379)
Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch thế danh Nguyễn Thanh Bình, sinh năm Tân Mùi (1931) tại thôn Mỹ Duyệt Hạ, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Như Hưng, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Huấn, Trưởng lão Hòa thượng là con thứ hai trong bốn anh em (hai trai hai gái). Lúc lên 11 tuổi (1942), được sự cho phép của song thân, Hòa thượng đến chùa Đặng Lộc đảnh lễ ngài Hòa thượng Thích Định Tuệ xin được xuất gia và được bổn sư ban cho pháp danh Lệ Chân, pháp tự Thiện Hạnh.
16/05/2021(Xem: 12078)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
30/04/2021(Xem: 6900)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]