Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tây Phương Nhựt Khóa

22/04/201311:13(Xem: 16243)
Tây Phương Nhựt Khóa

TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA
HT. Thích Thiền Tâm
Soạn thuật
---o0o---

Chớ quản gió-sương sông-núi cách,

Hoa sen Bảo-Tích sắc hương-mầu(1)



THAY LỜI TỰA...

Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột)của tôi là cố Hòa-Thượng Đại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....

Sau khi ấy, tôi tự-nghĩ lại, thấy mình nghiệp chướng hãy còn nhiều, tài, đức kém, bước đường tu-hành hãy còn sơ-bạc mà sự-nghiệp tịnh-độ của ngài lưu-lại thì quá lớn-lao, cho nên trong tâm cũng có đôi-phần e-ngại ...

Chợt nhớ lại thời-gian trước kia, khi đóng-cửa thất ẩn-tu vĩnh-viễn, với tấm lòng bi-mẫn cho các hàng Phật-tử về sau, ngài đã có soạn ra một nghi-thức "Mật-Tịnh song-tu" dưới tên là: "TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA" để cho các hành-giả tu Tịnh-độ trong thời buổi mạt pháp sau nầy có được một pháp-nghi thích-hợp và một đường lối chơn-chánh tu-hành trên bước đường về nơi Lạc-quốc, nên tôi nảy sanh ra ý định là sẽ tái-bản lại quyển nghi-thức đặc-biệt nầy, trước là cúng-dường lên giác-linh Hòa-thượng và sau nữa để hiến-dâng cho các hàng liên-hữu có được thêm phương-tiện tu-trì.

Tuy nói là tái-bản lại, nhưng thấy vì trong phần chánh-văn, cố Hòa-thượng có dùng nhiều danh-từ chuyên-môn Phật-học (theo Âm-Hán Việt)có ý-nghĩa tương-đối cao-thâm mà các hàng Phật-tử trẻ tuổi, tân-học ngày nay thì lại không rành về chữ Hán - khó có thể nào hiểu biết cho trọn nghĩa được, e rằng quý-vị ấy kém hoan-hỷ mà bỏ phế việc tu-hành (theo nghi-thức)chăng ?

Kế nữa lại có đương-kim hội-trưởng, kiêm trưởng-ban hoằng-pháp và nghi-lễ của chùa Pháp-Hoa Tucson, Arizona là Ưu-bà-di BẢO-ĐĂNG đã có đến gặp tôi và trình-bạch lên ý-định: Xin thỉnh-cầu tôi chú-giải thêm một ít phần về các thâm-nghĩa trong chánh-văn của ngài và chú-thích lại các danh-từ Phật-học khó-khăn hầu cho các Phật-tử sơ-cơ có thể nhân nơi đó được hiểu thêm mà phát-tâm tu-học nhiều hơn nữa...

Tôi hoan-hỷ chấp-nhận.

Vì thế nên quyển nghi-thức "TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA" tái-bản lần nầy có thêm các phần chú-giải đặc-biệt - Những mong các bậc thức-giả, cao-minh khi đọc đến tùy-thời phủ-chánh cho, nếu như trong đó vương phải điều chi sơ-xuất, sai-lầm. Tôi thật vô-vàn cảm đội ...

... Khách bộ-hành khi đi trên con đường gập ghềnh, hiểm-nạn, dưới ánh dương-quang thiêu đốt, chói-chang, tất-nhiên ai cũng muốn tìm đến chỗ bằng-phẳng có nhiều bóng cây râm-mát để tĩnh-dưỡng, nghỉ-ngơi, thì người Phật-tử học Phật (nói riêng)và con người (nói chung)cũng thế, nếu như quả-nhiên cảm nhận thấy rằng cuộc sống hiện-tại của mình có quá nhiều nỗi vất-vả, khổ đau, mê-muội, càng ngày càng chồng-chất thêm nhiều, ắt-nhiên trong tâm ai cũng đều phát ra ý-niệm muốn quay về con đường đạo-đức, tìm pháp-mầu tu-hành giải-thoát cho sớm ra khỏi vòng sanh-tử, ưu-bi...

Thuở-xưa, trong thời Tây-Hán - lúc Hán-Sở tranh-hùng - Trương-Lương (Trương-Tử Phòng)thổi tiêu cùng các tùng-nhơn hát khúc Sở-ca, mà Sở-binh động lòng nhớ quê-hương, tan-rã bỏ về nhà ...

Thì ở nơi đây cũng thế ...

Qua lời Phật dạy về pháp-môn Tịnh-độ nói chung và riêng cho quyển "TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA - MẬT TỊNH PHÁP-NGHI" nầy - Nếu quả như chư liên-hữu nhận thấy nơi cõi Ta-bà, chúng-sanh chúng-ta cứ mãi sống trong vòng khổ-não, nhơ-ác của thân-tâm cùng ngoại-cảnh, tin biết rằng có một quốc-độ tên là Cực-lạc mãi-mãi trường xuân ... nơi phương Tây của thế-giới Ta-bà nầy - Một quốc-độ sáng đẹp, mầu-nhiệm và trang-nghiêm trong bổn-tánh "Diệu-minh chơn-thể" - tất-nhiên đều phát-tâm nô-nức, cầu được sanh về ...

Pháp-môn Tinh-độ đây, đích-thực là con thuyền giải-thoát quý-báu duy-nhất cho chúng-sanh trong thời buổi mạt-pháp, rốt-ráo sau nầy, không gì hơn được. Bởi thế, trong kinh Vô-Lượng Thọ, đức bổn-sư đã dạy bảo rằng:

- "Có vô-lượng Bồ-tát ở mười phương thế-giới rất muốn nghe kinh nầy mà không được ... giả-sử khắp cõi Đại-thiên, lửa đỏ cháy hừng, vì muốn cầu pháp-môn tịnh-độ nầy mà phải vượt ngang qua nơi ấy, cũng nên mong cầu" ...

Qua lời dạy trên, ta có thể hiểu rõ được giá-trị của pháp-môn tịnh-độ nầy quý-báu biết là dường nào rồi.

Nay ta và tất-cả mọi người đang sống ở trong vòng nhiệt-não của thân-tâm và thế-giới, mà lại được nghe, được biết pháp-môn niệm Phật nầy thì đó là một điều đại hân-hạnh vậy. Phải nên tinh-tấn, trước là noi theo gót chân chư vị Liên-tông Tổ-sư cùng gương sáng của các bậc tôn-đức vãng-sanh có ghi trong các quyển: Đường về Cực-lạc, Mấy điệu sen-thanh vv... và sau nữa là gương vãng-sanh hiện đại của soạn-giả quyển nghi-thức nầy: Vô-Nhất Đại-Sư THÍCH THIỀN-TÂM Hòa-thượng - mà phát-tâm tinh-tấn, tu hành nhiều hơn nữa để cầu được vãng-sanh về miền An-dưỡng, xa lánh nẻo luân-hồi phiền-lụy, khổ đau ... Chớ nên thờ-ơ, xao-lãng mà uổng-phí tháng ngày ...

Xin vì những người đã có duyên may biết được và tu-tập theo pháp-môn tịnh-độ, cùng các hữu-duyên nhơn gặp được pháp-môn tu-tập quý-báu trong quyển "TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA / MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI" nầy, mà chúc mừng rằng:

"Chìm trong biển nghiệp,

Gặp chiếc từ hàng:(1)

Giữ lòng thành-kính,

Quy-mạng Giác-Hoàng. (2)

Mê-tân thệ tách, (3)

Bờ giác bước sang.

Tín, nguyện, hạnh chuyên, (4)

Lễ Vô-Lượng Quang. "

(Lược theo ý của Vô Nhất Đại-sư THÍCH THIỀN-TÂM Hòa-thượng)

Niệm Phật Tăng

THÍCH HẢI-QUANG

(Nhi-tôn đệ-tử)

Cẩn-bút.

-----------------

Ghi-chú:

(1) Từ-hàng: là chiếc thuyền từ (thuyền bát-nhã)của chưa Phật, chư Bồ-tát với chúng-sanh trong bể khổ trầm-luân.

(2) Mê-tân: là bến mê, bờ sanh-tử ...

(3) Giác-Hoàng hay gọi cho đủ là: - Giác-Hoàng Điều-Ngự - đây là một danh-xưng khác nửa để gọi cho chư Phật (nói chung)và riêng cho đức A-DI-ĐÀ Như-lai nơi Cực-lạc quốc.

(4) Tín, nguyện, hạnh:là 3 điều cần yếu không thể thiếu được của pháp-môn Tịnh-độ.

Tín: là tin-tưởng có cõi Cực-lạc và Phật A-DI-ĐÀ...

Nguyện: là phát nguyện được sanh về (Cực-lạc).

Hạnh: là sự thực hành (niệm-Phật).

Trong 3 điều nầy thì:

- Tín, Nguyện: Thuộc về LÝ.

- Hạnh: Thuộc về SỰ.

Đầy-đủ hết LÝ - SỰ thì được vãng-sanh.

SƠ-LƯỢC VỀ TIỂU-SỬ Của CỐ HÒA-THƯỢNG SOẠN-GIẢ Thân-thế và đạo-nghiệp)

I. THÂN-THẾ:

Hòa-Thượng pháp-danh là THÍCH THIỀN-TÂM pháp-hiệu LIÊN-DU, pháp tự VÔ-NHẤT, húy danh NGUYỄN NHỰT-THĂNG, xuất-gia vào năm ẤT-DẬU (1945)với đại-lão Hòa-Thượng THÍCH THÀNH-ĐẠO, tại chùa Sắc-Tứ Linh-Thứu (Xoài-Hột, Mỹ-Tho), thuộc dòng Lâm-Tế chánh-tông đời thứ 43.

Hòa-Thượng sanh năm ẤT-SỬU (1925)tại xã Bình-Xuân, quận Hòa-Đồng, tỉnh Gò-Gông (hiện nay là tỉnh Tiền-Giang). Thân-phụ là cụ ông Nguyễn Văn-Hương, thân-mẫu là cụ-bà Giác-Ân Trần thị-Dung.

Ngài là người con trai thứ ba trong số bốn người con trai của gia-đình.

II. THỜI-GIAN HỌC ĐẠO:

- Năm 1945: Hòa-Thượng xuất-gia tại SẮC TỨ LINH-THỨU TỰ.

- Năm 1948: Hòa-Thượng thọ Sa-di giới.

- Năm 1950: Hòa-Thượng thọ Cụ-túc đại giới tại giới đàn Ấn-Quang.

- Năm 1951: Hòa-Thượng hoàn-tất chương-trình Trung-đẳng Phật học tại Phật học-đường Liên-Hải và Ấn-Quang.

- Năm 1954: Hòa-Thượng hoàn-tất chương-trình Cao-đẳng Phật học tại Phật học-đường Nam-Việt với hạng tối-ưu.

- Năm 1955-1964: Hòa-Thượng nhập-thất tịnh-tu qua các trụ-xứ tại Cái-Bè, Vang Quới (Mỹ-tho)(Bến-Tre).

- Năm 1964: Hòa-Thượng triệu-hồi của giáo-hội, ngài trở về Sài gòn đảm-nhận việc thành-lập và giữ chức-vụ Giám-đốc Viện Cao-đẳng chuyên-biệt Phật-học tại An-Dưỡng-Địa, Phú-Lâm (tức là chùa Huệ-Nghiêm hiện nay).

- Phụ-trách phân-khoa Phật học tại Viện Đại-học Vạn-Hạnh. (Giáo-thọ dạy Duy-thức học).

- Giáo thọ sư tại các ni-trường Dược-Sư, Từ-Nghiêm.

- Năm 1967: Hòa-Thượng về Đại-Ninh kiến-lập Hương-Quang tịnh-thất, chuẩn-bị ẩn-tu.

- Năm 1968: Chánh-thức hoàn-trả chức-vụ lại cho Viện Hóa-Đạo, về hẳn tại Phú-An, Xã Phú-Hội huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm-Đồng, bế quan tịnh-tu.

- Năm 1970-1974: Qua sự tha-thiết thỉnh-cầu của tứ-chúng ngài tạm thời ra thất, kiến lập Hương-Nghiêm Tịnh-Viện (cho chư tăng)và Phương-Liên Tịnh-Xứ (cho chư ni). Mở khóa tu-học Tịnh-Độ chuyên-biệt tại 2 đạo-tràng nầy trong 3 năm liên-tiếp.

- Từ năm 1975-1992: Hòa-Thượng hoàn-toàn viễn-ly với bên ngoài, bế quan tịnh-tu vô thời-hạn. Ngài dự biết trước ngày giờ vãng-sanh hơn 6 tháng.

... Đến 4 giờ sáng ngày 21/11 Âl năm Nhâm-thân, (1992)Hòa-Thượng cho gọi thị-giả và cũng là trưởng-tử của ngài là ni-sư Thích-nữ THANH-NGUYỆT, triệu-tập các môn-đồ, pháp-quyến vào trong tịnh-thất hộ-niệm.

Đúng 6 giờ 15 phút sáng ngài lưu lại kệ sau cùng và an-nhiên thị-tịch ngay trên bản-tọa.

Đại-sư hưởng thọ tuổi đời 68, tăng-lạp 48.

Ngài là một cao-tăng đắc-đạo và được vãng-sanh Cực-lạc duy-nhất trong thời buổi cận-đại nầy.

Ngoài các công-nghiệp Tịnh-độ ra, Hòa-Thượng còn có lưu lại một hạt Ngũ Sắc Kim-Cang nha-xỉ Xá-Lợi. (Một răng-cấm 5 màu còn nguyên vẹn cứng như kim-cương, được bảo-toàn kỹ-lưỡng).

III. ĐẠO-NGHIỆP:

Hòa-Thượng đã lưu lại cho đời một số kinh-sách (đại-lược sau đây):

a. Phiên-dịch:

- Đại-bi tâm Đà-ra-ni kinh.

- Quán vô-lượng-thọ kinh.

- Đại-nhựt kinh.

- Quê-hương Cực-Lạc.

- Tịnh-độ thập-nghi luận.

- Thiện-ác nhân-quả báo-ứng kinh.

- Nhân-quả luân-hồi tạp-lục ký.

- Tam-Bảo cảm-ứng yếu-lược lục.

- Lá thơ Tịnh-độ.

b. Soạn-thuật:

- Duy-thức học cương-yếu.

- Phật-học tinh-yếu (1-2-3).

- Tịnh học tân-lương (1-2-3).

- Niệm-Phật thập-yếu.

- Mấy điệu sen-thanh (1-2-3-4-5-6-7).

- Tây-phương nhật-khóa.

- Tịnh-độ pháp-nghi ... vv ...

(Riêng quyển "Niệm-Phật thập-yếu" được xem như là một quyển sách hoằng-dương Tịnh-độ có giá-trị bậc nhất hiện-thời).

c. Trứ-tác:

- Thiền-Tâm thi-tập (gồm hơn ngàn bài-thơ đạo đủ các thể loại).

- Ẩn-tu ngẩu-vịnh, bá bát thi.

Hòa-Thượng là một đại tôn-sư hoằng-dương cả 2 pháp-môn Tịnh-độ cùng Mật-tông lững-lẫy nhất của Phật-giáo Việt-Nam đương-kim.

Sự "hoàn-nguyên" của ngài một mất-mát vô-cùng lớn-lao của giáo-hội, và để lại cho toàn-thể tăng, tín-đồ Việt-Nam ở khắp mọi nơi vô-vàn nhớ-nhung, thương-tiếc...

Pháp-Hoa Tự

Tucson, Arizona ÚA

Ưu bà-di BẢO-ĐĂNG

(Lược-thuật)

THƠ ...

TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA ĐỀ-VỊNH ...

Muôn-luận, ngàn kinh nghĩa rối phiền,

Tây-Phương Nhật-Khóa hậu lưu-truyền.

Thiền-Tâm, Vô-Nhất chuyên lòng soạn,

Hải-Quang Đại-Đức giải lời khuyên

Nhắn ai Liên-hữu người tu TỊNH,

An-dưỡng cầu sanh chớ lạc miền.

A-DI-ĐÀ PHẬT tâm luôn niệm.

Chín phẩm đồng quy vĩnh-viễn yên.

Tuyển trong kinh-luận những lời hay,

Giải-thích xem xong động cảm hoài.

Chớ nói nhà xưa về chẳng được,

Tây-Phương Nhật-Khóa chỉ đường ngay.

A-DI sáu chữ bày tông-chỉ,

Mười vạn ức đường thẳng tắt bay.

Tam-thánh đài sen trao đở gót.

Lìa xa sanh-tử, vững lòng thay.

Nghiệp sạch, tình không chẳng dễ gì,

PHÁP-VƯƠNG nguyện-lực bất tư-nghì.

Chín-phẩm sen vàng, ba cảnh-giới, (1)

Quyết chí về Tây tắm bảo-trì.

TÂY-PHƯƠNG Nhật-Khóa bày hương-lý,

THANH-LƯƠNG cố-quốc thẳng đường đi.

Lãng-tử hồi quê ôi thỏa-dạ,

Cha lành xem lại THIỆT A-DI.

Trọng Đông, Bính-Tý niêm.

Ngày mồng một tháng giêng.

Trưởng-ban

Hoằng-pháp và nghi-lễ

Pháp-Hoa Tự, Tucson - Arizona

THÍCH HẢI-QUANG trưởng-tử.

Ưu bà-di BẢO-ĐĂNG.

(Cẩn-đề)

LỜI KHẨN-NGUYỆN CỦA NGƯỜI GIẢI-THÍCH

Kính lạy Tây-phương Tam Thánh-Tôn,

Trí-quang nguyền chiếu phá mê-hôn.

Nguyện-lực, từ-bi xin tiếp-độ,

Liên-hữu đồng quy cửu phẩm môn.

Trọng-đông, Bính-Tý niên.

PHÁP-HOA TỰ, Tucson - Arizona.

THÍCH THIỀN-TÂM, môn-hạ.

Mạt học, Niệm-Phật tăng.

THÍCH HẢI-QUANG

Kính-bái.

---------------------------

(1) - Ba cảnh giới là:

- Phàm thánh đồng cư độ (3 phẩm sen HẠ)

- Phương-tiện hữu-dư độ (3 phẩm sen TRUNG)

- Thật-báo trang-nghiêm độ (3 phẩm sen THƯỢNG)

Ba cảnh giới này bao gồm hết chín phẩm sen.

---o0o---

Vi tính: Thích Đức Tuấn -Bảo Trân

Trình bày: Nhị Tường

Ý kiến bạn đọc
16/05/201916:22
Khách
làm sao tải sách về đuọc ạ....cảm ơn nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4570)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 4513)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 4446)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 10367)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
18/03/2013(Xem: 5186)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 6003)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 6550)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 7849)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
10/02/2013(Xem: 9046)
Từ những con người bình thường, không được sinh ra ở cung vàng điện ngọc, nhưng rồi trở thành những vị vua anh minh tài kiêm văn võ, tư tưởng và nhân cách cao siêu, mãi còn đọng lại với thời gian. Dù sống ở hoàng cung nhưng tâm lúc nào cũng vượt thoát, làm bậc đế vương nhưng hạnh vẫn là một sơn Tăng, ưa vui với gió nội mây ngàn, thở nhịp cùng đất trời nhân gian cây cỏ. Để rồi trở thành những người con Phật vĩ đại, trí tuệ và công hạnh thắm đượm cả không gian, thức tỉnh chúng ta trên bến bờ sinh tử của mê ngộ, đậm nét trong lòng người đến tận hôm nay. Bồ Tát Lương Võ Đế ( 463-549 ) của Trung Hoa và Trần Thái Tông ( 1218-1277) của Việt Nam, dù ở hai phương trời xa cách, sinh ra ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một tấm lòng, mang an lạc thịnh vượng đến cho nhân dân, và một hạnh nguyện chuyển hoá cứu độ quần sanh.
07/02/2013(Xem: 14531)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567