Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thần Tăng Thích Tuệ Ước (慧約)

25/08/202407:18(Xem: 1593)
Thần Tăng Thích Tuệ Ước (慧約)

Dai Su Tue Uoc 

Thần Tăng Thích Tuệ Ước 

Thích Tuệ Ước tự Đức Tố, Họ Lũ, quê ở Ô Thương Đông Dương. Ông nội là Sĩ Tộc Đông Nam. Có người bói cơ nghiệp của ông rằng: Đời sau sẽ có người khổ hạnh đắc đạo làm thầy của vua. Mẹ ngài họ Lưu mơ thấy có ông già cầm tượng vàng bảo nuốt, lại thấy hào quang quanh mình, nhân đó mang thai, liền tỉnh mộng cảm thấy tinh thần sảng khoái tâm tư bừng tỉnh. Đến ngày sanh ra ngài thì hào quang và hương thơm đầy khắp, mình trắng như tuyết. Tục nhân đó gọi là Linh Xán. Lúc nhỏ ngài nhóm cát làm tháp Phật, chất đá làm tòa cao. Bảy tuổi cầu nhập học, tụng đọc Hiếu kinh, luận ngữ cho đến sử truyện xem văn rõ ý. Phía nam nhà có vườn cây trái, bọn trẻ quanh xóm đua nhau đến hái cho là họa hoạn, bèn bỏ những gì mình có được trở về tay không. Người dân quê lấy việc trồng dâu nuôi tằm làm nghề nghiệp. Ngài ôm lòng trắc ẩn u buồn, nên không mặc tơ lụa. Chú út của ngài thích săn bắn. Ngài khuyên nhưng rốt cuộc ông ấy không bỏ. Ngài thường than rằng: Loài chim bay thú chạy cách người rất xa, nhưng chúng cũng ham sống sợ chết đâu khác gì người?! Thế rồi, ngài bèn bỏ hẳn không dùng thịt cá. Người chú liền lánh đi làng khác tha hồ săn bắn. Một hôm ông mơ thấy sứ giả mặc áo đỏ tay cầm giáo mác bảo rằng: Ông suốt ngày sát sanh. Bồ Tát khuyên mà ông không chịu dừng. Nay buộc ông phải chết. Tỉnh dậy toát mồ hôi hột. Sáng ra ông hủy bỏ hết dụng cụ săn bắn, tha thiết hối lỗi trước. Sau, đến chỗ thường săn bắn thấy mấy chục con nai nhảy vọt lên thuyền, ông hổ thẹn cảm tạ. 

Một hôm, Ngài đến nơi vắng vẻ không thấy chùa, bỗng gặp một vị tăng thăm hỏi để đến giáo hoá. Vị ấy đưa tay chỉ về hướng đông nói: Phật sự ở Diệm Trung rất thạnh. Nói xong liền biến mất, ngài mới biết là thần nhân. Đến năm 12 tuổi, ngài mới đến đất Diệm lễ khắp tháp miếu, cố ý du sơn ngoạn thủ tham phương cầu học, dốc lòng nghiên cứu kinh điển. Vào niên hiệu Thái Thuỷ thứ tư đời Tống, tại chùa Đông Sơn ở Thượng Lỗ, ngài từ biệt người thân thế phát xuất gia. Năm 17 tuổi, thờ sa môn Tuệ Tĩnh ở chùa Nam Lâm. Sau theo sa môn Tuệ Tĩnh đến trụ tại chùa Phạm Cư ở đất Diệm, hầu thầy hơn 12 năm cho đến khi sa môn Tuệ Tĩnh viên tịch, tận tâm lo tang lễ. Tang lễ xong, sau đó ngài giã từ Lạp Nham đến dừng tại Nhĩ, dùng thuật trường sinh để trừ bịnh tật, kéo dài thêm tuổi thọ rất có hiệu nghiệm. Thái Tể Văn Giản Công đời Tề là Trữ Uyên từng thỉnh ngài giảng kinh Tịnh Danh và kinh Thắng Man. Một hôm, Uyên bị bịnh nằm ngủ trưa thì mơ thấy có vị sư người Ấn bảo: Bồ tát sẽ đến. Nếu thấy có đạo nhân đến là vị ấy. Lát sau, thì ngài đến, bỗng nhiên Trữ Uyên bớt bịnh, liền thỉnh nhận năm giới. Quan Cấp Sự Trung đời Tề là Lũ Ấu Du có chút ít học thuật. Ấu Du là ông tổ của ngài, mà mỗi khi thấy ngài thì đứng dậy làm lễ. Có người hỏi: “ Tuệ Ước là lớp dưới sao ông cung kính vậy?” Du ôn tồn đáp: Bồ tát ra đời mới là thầy thiên hạ, đâu chỉ mình lão phu cung kính! Người bấy giờ không hiểu, chỉ có Vương Văn Hiến hiểu rõ. Sau ngài trở lại kinh đô trụ nơi thảo am. Vào niên hiệu Long Xương, Thiếu Phó Thẩm Ước ra quận nhậm trấn có thỉnh ngài cùng đi. Ngài chỉ lấy sự tĩnh lặng thiền định làm vui, hương lạ bay vào nhà, thú dữ đến quy phục bên thềm. Ngài thường vào núi Kim Sơn hái trái rừng, có khi dừng lại ở khe Xích Tùng. Có đạo sĩ Đinh Đức Tĩnh bị chết tức tưởi ở đạo quán. Tương truyền: Chỗ đạo quán này là mộ của thần Sơn tinh. Đạo sĩ bèn dọn sạch rẩy rượu để ở, nhưng yêu mị vẫn còn. Quan Trường Sơn Lịnh là Từ Bá Siêu xây nhà giảng pháp thỉnh ngài đến ở, chưa đầy mười ngày thì yêu tinh thần mị đều dứt. Sau, ngài nằm nghỉ trưa mơ thấy đồng nam đồng nữ mặc áo xanh từ trong suối hiện ra, làm lễ sám hối thưa rằng: “Do vì nghiệp chướng đời trước sâu nặng nên đoạ làm thần Thuỷ tinh ngày đêm bị phiền não bức bách.”

Nhân đó, ngài truyền tam quy và năm giới cho hai vị. Từ đó không còn tai hoạ yêu quái nữa. Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Thiên Giám thứ 18, Vua phát nguyện thọ giới Bồ tát và ngự giá đến điện Đẳng Giác. Từ vua quan xuống đạo tục thứ dân đều mong được ngài độ thoát. Đệ tử của ngài được ghi chép lại khoảng bốn vạn tám ngàn người, mỗi khi thọ giới từng có càn hạc đậu bên thềm rồi bay lên có vẻ như muốn được ăn, đến khi thuyết giới xong thì mới bay đi. Lại có khi thuyết giới có hai con khổng tước đuổi không đi, vua lịnh thì nghe theo vua, đi lần đến đàn tràng thuyết pháp ngược cổ lên nghe pháp. Vua bảo: Chim này chắc sắp chết nhưng còn chịu dư báo, ngài chí thành thuyết pháp cho chúng thì vô cớ hai con chim đó cùng lúc lăn ra chết. Sau ngài tĩnh cư ở ngôi thất vắng bỗng có bà lão quê mang mấy cuốn sách đặt trên bàn kinh không nói năng gì rồi đi ra mang cây lạ tự trồng nơi sân nói là cây Thanh đình. Ngài bảo: “ Sách này hay không đợi xem còn như không hay thì cũng không nhọc để xem. Qua bảy ngày lại thấy một người già đến thỉnh sách đi. Cây ấy còn thưa lá xanh hoa hồng, lại cảm chim lạ đuôi đỏ mình dài như cái quạt theo nhau đến đậu bay ra bay vào trên cây. Vào niên hiệu Đại Thông thứ 4, một hôm, ngài mơ thấy ngôi nhà cũ bỗng nhiên tráng lệ có vách trắng, cửa đỏ, nên ngài phát nguyện xây chùa, vua ban hiệu chùa là Bản Sanh, lại ban sắc đổi làng Trúc Sơn nơi ngài cư ngụ thành làng Trí Giả. Tháng 8, niên hiệu Đại Đồng thứ nhất, sai người chặt cành cây ngoài cửa bảo rằng: Vua sẽ xa giá đến không nên cản đường, mọi người không ngăn được. Đến ngày mùng 6 tháng 9 thị hiện bịnh đầu xoay về hướng Bắc, nằm nghiêng hông bên phải tinh thần vui vẻ như hoàn toàn không có bịnh đau, bảo đệ tử rằng: “ Thầy mơ thấy bốn bộ đại chúng tràng hoa đầy khắp trên không trung nghinh tiếp Thầy lên mây mà đi. Phước báo sẽ xong. Đến ngày 16, vua ban sắc lịnh cho người lần lượt đến thăm. Ngài nói: Đêm nay sẽ đi. Đến canh năm ngài nói hai lần, hương lạ đầy thất, phải trái đầy đủ, ngài nói: Hễ sanh thì có tử là lẽ thường tự nhiên, cần tu niệm tuệ chớ khởi loạn tưởng. Nói xong, ngài chấp tay vào Niết bàn, trụ thế 84 tuổi, 63 hạ Lạp. Khi ngài vừa nhóm bịnh nằm mơ thấy một ông lão cầm tích trượng đi vào. Đến ngày ngài viên tịch, chư tăng chọn núi phía Đông chùa để an táng ngài. Vua bèn đổi mộ thành Độc Long. Xét ra ông lão mà ngài mơ thấy trước đó là ngài Chí Công đến đón ngài chăng?! Vả lại vào đêm ngài sắp viên tịch con trâu xanh mà ngài cỡi bỗng nhiên rống lên rồi rơi lệ. Đến ngày an táng vua sai lính đến khiên kim quan đi từ chùa đến núi gào khóc không ngớt. Khi mới xây tháp có con hạc trắng nhiễu quanh tháp kêu khóc âm thanh rất buồn thảm. Sau ba ngày an táng ngài thì bỗng nhiên hạc chết.

(Trích từ Đại Tạng Kinh No: 2064
Thần Tăng Truyện quyển thứ 3)
Thích Chúc Hiền (dịch)




Dai Su Tue Uoc


No: 2064

 

慧約

釋慧約。字德素。姓婁氏。東陽烏傷人也。祖世為東南仕族。有占其塋墓者云。後世當有苦行得道者為帝王師焉。母留氏夢長人擎金像令吞之。又見紫光繞身。因而有孕。便覺精神爽發思理明悟。及載誕之日。光香充滿身白如雪。俗因名為靈粲。兒童時聚沙為佛塔。壘石為高座。七歲便求入學。即誦孝經論語。乃至史傳披文見意。宅南有果園隣童競採常以為患。乃捨己所得空拳而返。鄉土以蠶桑為業。常懷悲惻。由是不服縑纊。季父 喜畋臘化終不改。常歎曰。飛走之類去人甚遠。好生惡死此情何別。乃絕羶腥。叔父遂避於他里恣行勦戮。夢赤衣使者手持矛戟。謂曰。汝終日殺生。菩薩教化又不能止。捉來就死。驚覺汗流。旦便毀諸獵具深改前咎。約復至常所獵處。見麋鹿  數十頭騰 倚 隨船。若有愧謝者所居 僻左不嘗見寺, 忽值 一僧訪以至教,彼乃 舉手東指云剡 中。佛事甚盛. 因 仍不見方悟 神人.至年 十二始遊于剡遍禮 塔廟, 肆意 山川遠會 素心多究 經典. 宋泰 始四年於上虞東山寺辭親剪落, 時年十七事南 林寺沙門慧靜。隨靜住剡之梵居寺。服勤就養年踰一紀。及靜之亡。盡心喪之。禮服闋: khuyết: xong之。後却粒巖栖餌以松朮。蠲疾延年深有成益。齊太宰文簡公褚淵。嘗請講淨名勝鬘。淵遇疾晝寢。見梵僧云。菩薩當至。尋有道人來者是也。俄而約造焉。遂豁然病愈。即請受五戒。齊給事中婁幼瑜少有學術。約之族祖也。每見輒起為禮。或問。此乃君族下班。何乃恭耶。瑜曰。菩薩出世方師於天下。豈老夫致敬而已。時人未喻此旨。惟王文憲深以為然。後還都又住草堂。少傅沈約。隆昌中外任携與同行在郡。惟以靜漠自娛禪誦為樂。異香入室猛獸馴階。常入金華山採結。或停赤松澗。有道士丁德靜。於館暴亡。傳云。山精所斃。乃要大治祭酒居之。妖猶充斥。長山令徐伯超立議請約移居。曾未浹旬而神魅弭息。後晝臥見二青衣女子從澗水出。禮悔云。夙障深重。墮此水精。晝夜煩惱。即授以歸戒。自爾災怪永絕。天監十八年已亥四月八日。天子發弘誓心受菩薩戒。乃幸等覺殿。皇儲已下爰至道俗士庶。咸希度脫。弟子著錄者凡四萬八千人。嘗受戒時。有一乾鵲曆階而昇。狀若餐受。至說戒畢然後飛騰。又嘗述戒有二孔雀。驅斥不去。勅乃聽上。徐行至壇俛頸聽法。上曰。此鳥必欲滅度別受餘果。矜其至誠更為說法。無何二鳥同化。後靜居閑室。忽有野媼齎書數卷置經案上。無言而出。并持異樹自植於庭云。青庭樹也。約曰。此書美也不俟看之。如其惡也亦不勞視。經七日又見一叟請書而退。此樹葉綠花紅扶疏尚在。又感異鳥身赤尾長形如翡翠。相隨棲息出入樹間。大通四年夢見舊宅白壁朱門赫然壯麗。仍發願造寺。詔乃號為本生焉。又勅改所居竹山里為智者里。大同元年八月使人伐門外樹枝曰。輿駕當來勿令妨路。人未之測。至九月六日現疾北首右脅而臥。神識恬愉了無痛惱。謂弟子曰。我夢四部大眾幡花羅列空中迎我凌雲而去。福報當訖。至十六日勅遣舍人徐儼參疾。答曰。今夜當去。至五更二唱。異香滿室。左右肅然。乃曰。夫生有死自然恒數。勤修念慧勿起亂想。言畢合掌便入涅槃。春秋八十有四。六十三夏。初臥疾時。見一老公執錫來入。及遷化日諸僧咸卜寺之東巖。帝乃改葬獨龍。抑其前見之叟則誌公相迎者乎。又臨終夜所乘青牛。忽然鳴吼淚下交流。至葬日勅使牽從部伍。發寺至山吼淚不息。又建塔之始白鶴一雙。繞墳鳴淚聲甚哀惋。葬後三日欻然永.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]