Hòa thượng Sanghasena
nhà lãnh đạo PG Nổi tiếng mang Tinh thần Nhập thế
Hòa thượng Sanghasena tục danh Tsering Wangchuk, sinh năm 1958 trong một gia đình Phật tử ở Timisgang, Ladakh thuộc Himalayan, Ấn Độ. Phụ thân của Ngài là một y sĩ; tuổi ấu niên Ngài đã rất hiếu kỳ về cuộc sống. Đến năm 1975, khi được 17 tuổi, Ngài tham gia thiếu sinh quân Ladakh thuộc quân đội Ấn Độ - là người trẻ tuổi nhất trong quân ngũ và nổi tiếng có kỷ luật và trách nhiệm - những tính cách hình thành đức hạnh của Ngài sau này.
Năm 1977, là một năm đặc biệt quan trọng trong cuộc đời Ngài, bởi đó là lúc Ngài cảm nhận được tiếng gọi thiêng liêng nội tâm và quyết định rời quân ngũ. Ngài ẩn sâu vào những ngọn núi ở Ladakh và trở thành một đệ tử của vị học giả Phật giáo nổi tiếng, Trưởng lão Hòa thượng Acharya Buddharakkhita Mahathera (1922-2007), Phương trượng trụ trì của ngôi già lam Mahabodhi Society Vihara, Bangalore, người sáng lập Hội Maha Bodhi – Bangalore.
Sau khi thụ cụ túc giới, Ngài đã nỗ lực nghiên cứu tam tạng thánh điển và thực hành nhiều phương pháp thiền định Phật giáo.
Năm 1986, Ngài sáng lập đang là vị giám đốc của Trung tâm Thiền Quốc tế Mahabodhi (MIMC) ở Ladakh, thuộc miền Bắc Ấn Độ.
Trung tâm Thiền định Quốc tế Mahabodhi (MIMC) quyết tâm thực hiện sứ mệnh đem việc thực hành đại bi tâm đến toàn thế giới. MIMC triển khai chương trình về Ngày Đại bi. Các chương trình đầu tiên diễn ra ở Ahmedabad, Delhi và Mumbai và chương trình thứ tư được tổ chức ở thành phố Nakpur, Deekshabhoomi. Chương trình tiếp theo tổ chức ở Amravati, Andhra Pradesh và thành phố này sẽ được vinh danh là thủ đô của những người từ tâm.
Những lời dạy lòng nhân ái, từ bi tâm đã được đưa vào hành động và giờ đây MIMC trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu ở Ấn Độ.
Ngày nay, công viên rộng 250 mẫu Anh được gọi là Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界) đã phát triển trở thành một trung tâm độc đáo, sôi động và quan trọng cho các chương trình phục vụ văn hóa tâm linh và nhân đạo đa dạng ở Ladakh, thuộc miền Bắc Ấn Độ và ngoài vùng đất này, một khi như một mặt trăng mọc lên giữa nơi sa mạc cằn cỗi đã trở thành chỗ dựa Tâm linh, sự tích hợp bằng cách thay thế một ngôi nhà xinh đẹp và hạnh phúc cho hàng nghìn người, kể cả trẻ em, người cao tuổi và người khiếm thị, chư tôn đức tăng, ni, thiền giả, giáo viên, bác sĩ và tình nguyện viên hiện đang sống trong Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界).
Ngoài ra, vào mỗi mùa hè, nhiều tình nguyện viên, du khách, thiền giả và những người tìm kiếm chân lý và yêu chuộng hòa bình từ nhiều nơi trên thế giới tấp nập đổ về Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界) để cùng tham gia tu tập thiền định, thực hành yoga, lễ hội phổ biến, sinh hoạt văn hóa tâm linh, chương trình giảng dạy Phật pháp và các dịch vụ nhân đạo khác nhau. Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界) từng là vùng đất hoang hóa sa mạc cằn cỗi, bây giờ đang phát triển thân thiện với môi trường với hàng nghìn cây xinh tươi mát, bao gồm các loại táo và mơ cùng vô số loài hoa mang đến một khung cảnh đầy màu sắc và hương thơm ngọt ngào vào những tháng mùa hè ấm áp. Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界) thực sự đang trở thành một hình mẫu cho những cá nhân nuôi dưỡng tầm nhìn và sứ mệnh mới mang tính cách mạng.
Từ bi tâm đã là động lực thúc đẩy mọi công việc tiên phong của Hòa thượng Sanghasena. Ngài đang tiếp tục tiến về phía trước, qua từng năm tháng, với tín tâm kiên cố, đức tự chủ kiên định vào sức mạnh chuyển hóa trong sứ mệnh đa chiều của bản thân.
Điểm độc đáo trong tổ chức của Ngài là cách tiếp cận tích hợp cho sự phát triển nội tâm, bao gồm tất cả các hoạt động phúc lợi của con người, để trở thành đơn vị hỗn hợp tiềm năng như một mô hình cho xã hội. Bên cạnh những hoạt động văn hoá tâm linh và nhân đạo này, Ngài cũng đã tích cực tham gia vào việc thúc đẩy nhiều hoạt động xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa các tín ngưỡng và đối thoại giữa các tôn giáo, môi trường, giáo dục, y tế và các lễ hội quốc gia và quốc tế khác nhau, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn văn hóa Phật giáo và di sản Himalaya, cung cấp vô số trại tu tập thiền định và thực hành yoga.
Hòa thượng Sanghasena đã từng đó đây vân du khắp nơi trên thế giới và tham gia nhiều hội nghị, hội thảo và hội thảo quốc tế. Ngài kêu gọi mọi người thúc đẩy các giá trị văn hóa tâm linh, xóa mù chữ, bảo vệ môi trường, phi bạo lực, hòa hợp giữa các tôn giáo, cùng tồn tại hòa bình, gia đình toàn cầu và hòa bình thế giới. Ngài tích cực ủng hộ việc nâng cao địa vị của tất cả phụ nữ, những người nghèo khó và những người không có khả năng lao động. Ngoài ra, Ngài còn lên tiếng phản đối các vấn đề liên quan đến toàn thế giới như Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), hủy hoại môi trường và hệ sinh thái, sự bất công của con người, chủ nghĩa tiêu thụ, sự mất cân bằng của nền kinh tế và phân biệt chủng tộc.
Ngài mạnh mẽ đề xuất và ủng hộ việc thành lập gia đình toàn cầu như là giải pháp cuối cùng cho các cuộc chiến tranh tàn khốc và bạo lực mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Ngài đang tích cực làm việc với một số tổ chức quốc gia và quốc tế hàng đầu khác, những tổ chức cam kết thực hiện các hoạt động phát triển hướng tới một thế giới an toàn hơn, hòa bình và hội nhập hơn.
Trong những năm qua, sự nổi bật của Hòa thượng Sanghasena là nhà cải cách xã hội, kỹ năng thuyết phục, tinh thần làm việc tích cực và rất năng nổ. Ngài đã cố gắng hồi sinh và đơn giản hóa sự phức tạp của triết học cổ đại, bằng cách tập trung vào sự phù hợp với cuộc sống hàng ngày của thế hệ trẻ. Thông qua khẩu hiệu nổi tiếng của Ngài – từ bi tâm trong hành động, thiền định trong hành động, với nụ cười hoan hỷ đầy sức quyến rũ của Ngài đã chạm đến trái tim của hàng nghìn người và chuyển hóa nhiều cuộc đời trên khắp thế giới. Hiện nay, Ngài đã nhân được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế bởi những thành tích xuất sắc của Ngài trong các hoạt động nhân đạo. Phong trào thực hành Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi) được phát động gần đây, với tư cách là một chương trình chuyển hóa cá nhân và xã hội được thể hiện đầy đủ và tích cực, là một sáng kiến quan trọng khác của Ngài nhằm giải quyết nhiều thách thức và mối đe dọa mà ngày nay thế giới đang phải đối mặt – từ chủ nghĩa bè phái, bạo lực, nghèo đói, bệnh tật, suy thoái môi trường, chủ nghĩa tiêu dùng quá mức, v.v. .
Ngài tin tưởng mạnh mẽ rằng Phong trào thực hành Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi) – lòng trắc ẩn phổ quát này sẽ là chất xúc tác để tất cả mọi người đến với nhau và chung tay từ mọi tầng lớp xã hội, để tạo ra một nền tảng cho sự chuyển hóa xã hội và kêu gọi khẩn trương hành động với đại từ bi tâm để giải quyết vấn đề quốc gia và thử thách toàn cầu hóa. Phong trào thực hành Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi) toàn cầu, đã nhận được sự hưởng ứng to lớn từ mọi người.
Tại New Delhi, ngày 4 tháng 2 năm 2017, dịp kỷ niệm Phong trào thực hành Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi), trong bài phát biểu quan trọng của Tiến sĩ Karan Signh, nhà Ấn Độ học vĩ đại và là thành viên Quốc hội Ấn Độ, Cựu Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Hoa Kỳ, đã đề xuất giải thưởng Nobel hòa bình vì sự xuất sắc và đạt thành tích các dịch vụ nhân đạo dành cho Hòa thượng Sanghasena.
Hòa thượng Sanghasena là người sáng lập Tổ chức Save the Himalaya Foundation (SHF), New Delhi – cống hiến cho dãy núi Himalaya xinh đẹp, tổ chức Indian Buddhists (FIB) New Delhi – cống hiến cho sự hồi sinh của Phật giáo Ấn Độ. Quỹ Phong trào thực hành Maha Karuna (Đại Bát Nhã Và Đại Từ Bi), New Delhi – dành riêng để thúc đẩy lòng trắc ẩn phổ quát và Diễn đàn Think Tank Ladakh – dành riêng cho tầm nhìn tương lai của Ladakh.
Trả lời phỏng vấn rằng nếu đạo Phật là hy vọng duy nhất của nhân loại, Hòa thượng Sanghasena chia sẻ: “Ý tôi là những kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn từ Đức Phật chứ không phải đạo Phật như một tôn giáo. Thế nhân nhầm lẫn giữa những lời giảng dạy của Đức Phật với đạo Phật như một tôn giáo. Riêng tôi, Đức Phật, Chúa Jesus, Mohammad Paigambar, thần Ram và thần Krishna là những bậc giác ngộ. Các vị ấy như vầng Nhật, Nguyệt cùng nuôi dưỡng vạn vật. Nhân loại vì vô minh tự đặt ra những rào cản tôn giáo, tín ngưỡng, tông phái, phong tục, truyền thống. Họ bám chặt chúng một cách mù quáng mà không biết các đấng giác ngộ giáo huấn chúng ta hướng đến toàn bộ pháp giới chúng sinh. Dù cho chúng ta thực hành các nghi thức cầu nguyện hay thiền định Phật giáo đều nên hiểu điều này.”
Hòa thượng Sanghasena chia sẻ thêm: “Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật thuyết nhất thiết duy tâm tạo hay tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Tất cả đều từ vọng tâm, ảo giác thức mà ra, toàn thể thế giới quanh ta là do vọng tâm, ảo giác thức tạo nên, không có một thế giới thực, một thế giới độc lập tồn tại khách quan với con người. Vậy là, thế giới con người đang sống với nó là không thực có, đó chỉ sản phẩm của vọng tâm, ảo giác thức tạo tác mà thành, sự tồn tại và biến hiện của nó phụ thuộc hoàn toàn vào vọng tâm, ảo giác thức. Tâm thức con người tạo ra tất cả mâu thuẫn và khủng hoảng trên thế giới. Thay vì thực hành lễ nghi mù quáng, mọi người hãy chân chính học tập, tu dưỡng đạo đức và thực hành thiền định để tịnh hóa tam nghiệp (ý nghĩ, lời nói và hành động), phát triển tuệ giác, vận mệnh thế giới sẽ chuyển hóa hoàn hảo”.
Hòa thượng Sanghasena tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật với tâm thái tích cực. Theo đó, Ngài thường chia sẻ: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễn thuyết đến Niết bàn* là sự an lạc vĩnh viễn, vô điều kiện, không có hạn lượng và không có mất mát. Xưa kia, nhiều người phải đó đây khắp nơi để tìm kiếm một bậc đạo sư giác ngộ. Nhưng thời hiện đại với sự phát triển vật chất, một người có nhiều cơ hội tiếp xúc với một vị thầy của mình qua những thiết bị điện tử. Họ tiếp thu đạo lý và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, công nghệ cũng truyền bá những tư tưởng bất hảo đến với xã hội”.
* Niết bàn: Bản thể của tự tính đầy khắp thời gian, bất sinh bất diệt, chẳng quá khứ, hiện tại, vị lai, vô thủy vô chung (Hán văn dịch là viên tịch, chẳng phải chết).
Những thành tựu tiên phong về Hòa bình, Văn hóa và Nhân đạo của Hòa thượng Sanghasena
Thành tích & Giải thưởng
Năm 1986, Những thành tựu tiên phong về Hòa bình, Văn hóa và nhân đạo của Hòa thượng Sanghasena.
Năm 1986, Ngài sáng lập đang là vị giám đốc của Trung tâm Thiền Quốc tế Mahabodhi (MIMC) ở Ladakh, thuộc miền Bắc Ấn Độ.
Năm 1991, Ngài thành lập Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界) trên 200 mẫu đất cằn cỗi và biệt lập tọa lạc tại Choglamsar, cách thị trấn Leh khoảng 10 km.
Năm 1991, Ngài thành lập Mahabodhi Girls Hostel, một dự án tiên phong cung cấp giáo dục toàn diện và môi trường gia đình an toàn cho các thiếu nữ có hoàn cảnh khó khăn từ những ngôi nhà hẻo lánh nằm rải rác khắp Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, phía đông giáp với Khu tự trị Tây Tạng, phía tây giáp bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.
Năm 1992, Ngài thành lập Trường dân cư Mahabodhi, chuyên cung cấp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm xóa nạn mù chữ, nghèo đói trên toàn khu vực. Ngôi trường này hiện đang cung cấp giáo dục cấp Trung học phổ thông cho khoảng 600 học sinh.
Năm 1992, Ngài thành lập Trung tâm Thiền định Mahabodhi, dành riêng cho việc thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần, hòa hợp xã hội và hòa bình thế giới.
Năm 1992, Ngài thành lập Bệnh viện Từ thiện Mahabodhi – bệnh viện phi chính phủ đầu tiên ở Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ - chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cho những bệnh nhân kém may mắn thông qua một bệnh viện 50 giường được xây dựng có mục đích và được trang bị hoàn hảo.
Năm 1992, Ngài Bắt đầu Dự án Xanh Mahabodhi, theo đó hàng chục nghìn km đã được trồng cây xanh tươi mát trên vùng đất cằn cỗi và biệt lập tại Công viên Thế giới Cực Lạc (The Devachanic Plane, 極樂世界).
Năm 1993, Ngài thành lập Phòng khám Y tế Di động Mahabodhi, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thăm khám nha khoa thường xuyên cho các cộng đồng ở vùng xa và trước đây không thể tiếp cận được.
Năm 1995, Tổ chức Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới (Sakyadhita: International Association of Buddhist Women) ở Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Gyalmo Deskit (Her Highness the Queen of Ladakh) và Tôn giả Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche, một nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng, đại diện cho truyền thống Drikung Kagyu là những vị khách mời chính thức. Nhiều nữ giới Phật giáo, giáo viên, nhà lãnh đạo và tư tưởng gia lỗi lạc của các truyền thống và tông phái Phật giáo khác nhau từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia vào cuộc hội ngộ lịch sử này. Hội nghị này có ý nghĩa lo lớn trong việc hướng tới cải thiện giáo dục, mức sống của các tầng lớp dân cư và địa vị, công nhận chung việc thụ giới Tỳ kheo ni cho các nữ tu và nữ giới ở Ladakh, Ấn Độ.
Năm 1996, với sự hỗ trợ hào phóng của thân hữu và những nhà hảo tâm từ Đài Loan, đã tổ chức Đại lễ cúng dường Trai tăng – tứ sự cúng dường (cúng y phục, cúng vật thực, cúng nhà thất, giường nệm, cúng thuốc để trừ bệnh.) cho khoảng 6.000 vị tăng sĩ từ khắp Ladakh. Đây là Đại lễ được tổ chức đầu tiên tại Ladakh. Buổi đại lễ có sự hiện diện của Tôn giả Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche là một nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng, đại diện cho truyền thống Drikung Kagyu, tất cả những vị lãnh đạo tối cao của các giáo phái Phật giáo khác nhau của Ladakh. Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh, Chủ tịch Hiệp hội Tu viện Ladakh (Gompa), và Ủy viên điều hành chính của Hội đồng phát triển vùng đồi tự trị Ladakh (LAHDC) và nhiều vị chức sắc địa phương và quốc tế khác.
Năm 1996, Ngài thành lập Mahabodhi Boys Hostel, chuyên cung cấp giáo dục toàn diện và xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em từ gia đình kém may mắn từ những những hộ gia đình hẻo lánh nằm rải rác khắp Ladakh. Hiện tại, có khoảng 150 thanh thiếu niên sinh sống trong ký túc xá này.
Năm 1996, Ngài thành lập Chi nhánh Mahabodhi New Delhi.
Năm 1997, Ngài thành lập Ni viện Mahabodhi, một dự án thực sự tiên phong nhằm cung cấp một nền giáo dục toàn diện và tích hợp đầy đủ cho các nữ tu trẻ.
Tháng 7 năm 1998, Ngài phối hợp với Hiệp hội Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Association for Religious Freedom: IARF), có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã tổ chức một hội nghị quốc tế kéo dài 3 ngày dành cho những người trẻ tuổi, thuộc các tín ngưỡng khác nhau nhằm thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, cùng tồn tại hòa bình và tình huynh đệ. Nhiều đại biểu đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ và nước ngoài đã tham gia hội nghị quan trọng này. Tất cả những người lãnh đạo tôn giáo của các giáo phái khác nhau của Ladakh đã tham dự và tham gia vào sự kiện này. Tiến sĩ Karan Singh, Trưởng đại diện của Ấn Độ tại Đại hội đồng UNESCO là vị khách mời chính thức. Những người tham gia đã đến viếng thăm các trung tâm tôn giáo khác nhau (một ngôi chùa Phật giáo, một Thánh đường Hồi giáo, một nhà thờ và một Gurudwara) ở Ladakh, với mục đích xây dựng sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn giữa những đại biểu tham gia.
Năm 1999, Ngài thành lập Trường chi nhánh Mahabodhi ở làng Tingmosgang, Ladakh, phía tây bắc Ấn Độ, chuyên cung cấp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở vùng nông thôn hẻo lánh này, nơi hiện có khoảng 150 học sinh theo học mỗi ngày.
Từ năm 2001, nhiều học sinh đến từ Bangalore, thuộc bang Karnataka miền nam Ấn Độ đã tốt nghiệp tại Trường nội trú Mahabodhi.
Nam Ấn Độ theo đuổi các nghiên cứu giáo dục đại học của họ với sự khuyến khích và hỗ liên tục của Trung tâm Thiền định Quốc tế Mahabodhi.
Năm 2022, Ngài sáng lập “Giải thưởng Nhân đạo Acharya Buddharakkhita” – được trao cho những công dân cao quý, những người phục vụ cho những cộng đồng nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất, đảm bảo cả sự khen ngợi và công nhận. Trong danh sách những người được trao giải như các Ngài Kushok Bakula Rinpoche, cố Lạt ma trưởng của Ladakh, Ngài Shri. Thupstan Tsewang, cựu Nghị sĩ danh dự của Ladakh, Ngài Shri. BK Modi, người sáng lập và Chủ tịch Spice Global India) & Lamdon Social Welfare, Leh.
Năm 2003, Ngài thành lập Ngôi nhà Mahabidhi cho Người già và Người nghèo, một dự án tiên phong nhằm cung cấp một ngôi nhà an toàn, chăm sóc cá nhân xã hội, đồng thời tôn trọng những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Ladakh.
Năm 2004, Ngài thành lập Tu viện Mahabodhi Jetavana, dành riêng cho việc cung cấp cả giáo dục tâm linh truyền thống và giáo dục hiện đại cho các nhà sư trẻ.
Từ những thập niên 1996, Hòa thượng Sanghasena là một thành viên tích cực của Hiệp hội Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Association for Religious Freedom: IARF), có trụ sở tại Vương quốc Anh, tích cực tham gia các hội nghị tại các quốc gia Ý, Hungary, Hàn Quốc và nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ. Bên cạnh đó, Ngài đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu, hội thảo và đối thoại liên tôn giáo, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và hòa bình hơn nữa trong khu vực.
Năm 2005, Ngài tổ chức Quốc tế lễ Phật Đản (Vesākha, Buddha Jayanti) Phật lịch 2550, có sự hiện diện của Tiến sĩ Abdul Kalam, cố Tổng thống thứ 11 của Ấn Độ, Trung tướng SK Sinha, Thống đốc bang Jammu & Kashmir (lãnh thổ liên bang) bấy giờ, Shri. Ghulam Nabi Azad, Thủ hiến bang Jammu & Kashmir bấy giờ. Nhiều chức sắc nổi tiếng từ các quốc gia khác nhau, cũng như chư tôn đức tăng ni, đã tham gia vào tuần lễ Quốc tế Phật đản này. Tổ chức các phong trào ủng hộ việc không sát sinh động vật, không lạm dụng uống rượu bia, hút thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện khác. Ngoài ra, Ngài đã tổ chức một cuộc tuần hành hòa bình quy mô lớn.
Năm 2005, Ngài thành lập Chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ cao tuổi Mahabodhi, dành riêng cho việc cung cấp giáo dục cơ bản và trao quyền cho phụ nữ cao tuổi trên khắp Ladakh.
Năm 2005, Ngài thành lập trường học và ký túc xá đầu tiên, dành cho học sinh khiếm thị ở Dalakh, do Ngài Tiến sĩ Abdul Kalam, cố Tổng thống thứ 11 của Ấn Độ chủ lễ cắt băng khánh thành, trước sự chứng kiến của Ngài Thống đốc và Thủ hiến của bang Jammu & Kashmir (lãnh thổ liên bang).
Năm 2006, Ngài thành lập Chi nhánh Mahabodhi tọa lạc tại Bodhkharbu, Kargil Tehsil, huyện Kargil, bang Jammu và Kashmir, chuyên cung cấp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở những ngôi làng xa xôi và kém phát triển này ở quận Kargil của Ladakh.
Năm 2007, Ngài thành lập Chương trình Đào tạo Nghề Mhabodhi, một dự án tiên phong nhằm cung cấp một nền tảng dạy nghề thực tế cho những học sinh bỏ học, giúp chúng nó phát triển và thệ hiện tài tăng của bản thân trong nghệ thuật âm nhạc, chạm khắc gỗ và hội họa truyền thống, cũng như cung cấp cho chúng nó một phương tiện quan trọng để tạo ra nguồn thu nhập.
Năm 2008, Ngài thành lập Chi nhánh Mahabodhi tọa lạc tại quận Jammu, dành riêng cho việc bồi dưỡng và thúc đẩy sự tinh thần hài hòa xã hội, cũng như hòa bình thế giới.
Tháng 9 năm 2008, Ngài Tổ chức một Hội nghị Thanh niên Tăng già Phật giáo Quốc tế kéo dài thời gian 5 ngày, cùng với Hội đồng Tăng già Phật giáo Thế giới, trong đó đại diện của các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa từ các quốc gia khác nhau, bao gồm Đài Loan, Sri Lanka, Malaysia và Ấn Độ, đã cùng nhau hợp tác, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu rộng hơn, tình pháp lữ toàn cầu và hòa bình thế giới.
Năm 2010, Ngài Phối hợp với Bảo tàng Tôn giáo Thế giới, có trụ sở tại Đài Loan, đã tổ chức Hội nghị Đối thoại Phật giáo-Hồi giáo Quốc tế, kéo dài 3 ngày nhằm thúc đẩy hòa bình, hòa hợp và hữu nghị hơn nữa giữa hai tôn giáo đông dân nhất của Ladakha. Sự hiện diện tham gia sự kiện lịch sử này, có các Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ 12 Jigme Pema Wangchen, vị lãnh đạo tối cao của dòng truyền thừa Drukpa, Phật giáo Tây Tạng, Shri. Nawang Rigzen Jora, Bộ trưởng Danh dự về Du lịch và Văn hóa, liên bang Jammu & Kashmir), Maulana Umair Ahmed Ilyasi, Chủ tịch các Tổ chức Imams of Mosques của New Delhi, Ấn Độ, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Ladakh, Hiệp hội Anjuman Imamia, Leh, Shri. Asgar Ali Karbalai, cựu Ủy viên Hội đồng Điều hành, Kargil, LAHDC và nhiều chức sắc quan trọng khác đến từ các nước Hoa Kỳ, Đức, Malaysia, Đài Loan, Pháp, Sri Lanka và Ấn Độ. Các sinh viên của các trường khác nhau đã tích cực tham gia vào cuộc đối thoại này. Sau đó, tất cả những người tham gia đã đến viếng thăm và hành hương chiêm bái tại Chùa Phật giáo chính Leh, Leh Jamia Masjid, Leh Imambara và Imambara tại làng Shey.
Năm 2010, Ngài thành lập Chi nhánh Trung tâm Thiền định Mahabodhi ở Chandigarh, dành riêng cho việc thúc đẩy tinh thần hài hòa xã hội và hòa bình thế giới.
Năm 2010, Ngài thành lập Nhà trọ Nữ sinh Mahabodhi ở Chandigarh, trong đó 100 nữ sinh viên có thể ở trong một môi trường gia đình an toàn, nơi họ có thể tập trung vào việc học đại học.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: bhikkhusanghasena-org