Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Phật giáo Vương quốc Bỉ

03/05/202014:43(Xem: 5964)
Khái lược Phật giáo Vương quốc Bỉ

Buddha Face 0520Khái lược Phật giáo Vương quốc Bỉ

 

Phật giáo là một tôn giáo thiểu số tại Vương quốc Bỉ, mặc dù thiếu sự công nhận chính thức của Chính phủ Vương quốc Bỉ, nhưng Phật giáo đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Cuối thế kỷ 20, theo ước tính năm 1997, có đến 29.497 công dân Bỉ đã xác định tôn giáo của họ là Đạo Phật (khoảng 0,2% tổng dân số).

      

Phật giáo tại Vương quốc Bỉ trước khi được công nhận chính thức, Vương quốc Bỉ hấp thụ tinh hoa Phật giáo tương đối chậm so với các quốc gia khác ở châu Âu bởi không có quốc gia Phật giáo nào trong số các lãnh thổ thuộc Bỉ. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel (Louise Eugénie Alexandrine Marie David; 24/10/1868-8/9/1969) đã giới thiệu đến Hội Maha Bodhi (Maha Bodhi Society) cho Đại hội những người tư duy tự  do ở Vương quốc Bỉ vào đầu năm 1910. Một nhóm những người quan tâm đến Phật giáo đã gặp tại Bỉ trong thời kỳ giữa các cuộc chiến.

 

Ánh sáng từ bi trí tuệ, đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai đã thu hút sự chú ý của công dân Vương quốc Bỉ, về mặt học thuật, thông qua các tác phẩm và bản dịch của hai nhà Ấn Độ học nổi tiếng Louis Étienne Joseph Marie de La Vallée-Muffsin (1/1/1869-18/2/1938) tại Đại học Gent, Vương quốc Bỉ và học trò là Étienne Paul Marie Lamotte (21/11/1903/5/5/1983) tại Đại học Công giáo Louvain, tên tiếng Pháp là Université Catholique de Louvain (UCL), những vị tiền bối sáng lập trường quốc tế được gọi là Trường Nghiên cứu Phật học Vương quốc Bỉ, hiện vẫn hoạt động tại Ghent, thủ phủ và là thành phố lớn nhất ở tỉnh Oost-Vlaanderen (với The Ghent Centre for Buddhist Studies,  GCBS) và Louvain-la-Neuve, một thành phố quy hoạch trong vùng Ottignies-Louvain-la-Neuve, Bỉ, cách khoảng 30 km về phía đông nam Brussels, nằm trong vùng nói tiếng Pháp của Bỉ. Thành phố được xây dựng để phục vụ cho trường Đại học Công giáo Louvain (Université Catholique de Louvain). Cũng có một thời gian thủ đô của Vương quốc Bỉ, Brussels, một Học viện Belge des Hautes Etudes Bouddhiques, nơi một số học giả người Bỉ (Jean Dantinne, José Van den Broeck, Charles Willemen) đã xuất bản các bản dịch văn bản Phật giáo từ năm 1969 đến 1980.

 

Vương quốc Bỉ là một quốc gia luôn cảnh giác với các tôn giáo mới (mặc dù trong nhiều trường hợp họ có lịch sử lâu đời hơn Kitô giáo) và thái độ chung đã được minh họa bằng ấn phẩm của Chính phủ về một danh sách đên gồm189 tổ chức (bao gồm cả hai tổ chức Phật giáo) trong ‘Săn phù thủ’ (witch-hunt) giáo phái năm 1997 và trong thái độ đang diễn ra, đặc biệt là trong cộng đồng nói tiếng Pháp của Bỉ.

 

Tuy nhiên, vào năm 1999 có khoảng 30 tổ chức và trung tâm Phật giáo đang hoạt động tại Vương quốc Bỉ, dại diện cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Một Liên minh Phật giáo Vương quốc Bỉ (Buddhist Union of Belgium, BUB-UBB), là Thành viên Liên minh Quốc gia của EBU (National Union Member of the EBU) được thành lập năm 1997, tập hợp các trung tâm Phật giáo khác nhau ở Bỉ đã được thành lập thông qua các tổ chức từ thiện xã hội và tư nhân. Cuộc điều tra dân số năm 2011 ước tính rằng có 10.000 Phật tử có quốc tịch Bỉ, nhưng số lượng Phật tử trong dân số nhập cư đã vượt quá 20.000.

 

Hy vọng cho Phật giáo đạt được sự công nhận chính thức tại Vương quốc Bỉ.

 

Lần đầu tiên Chính phủ Vương quốc Bỉ tiếp cận vào ngày 10 tháng 6 năm 2005 để công nhận Phật giáo là một tôn giáo chính thức, một quá trình dự kiến sẽ  hoàn thành năm 2008. Các nguồn độc lập hiện ước tính số lượng Phật tử tại Vương quốc Bỉ là khoảng 29.467.

 

Viện Phật học:

 

- Tibetaans Instituut, Schoten

 

- Naropa Instituut, Cadzand

 

- Nalanda Instituut, Brussels

 

- Yeunten Ling, Huy

 

- Zangdok Palri Institute, Florennes

 



Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel 2
Tiểu sử

Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel,

người mang ánh sáng Đạo Phật đến Vương quốc Bỉ vào đầu thế kỷ 20

( 24/10/1868-8/9/1969)

 

Trưởng lão nữ Cư sĩ Alexandra David-Néel (tên khai sinh Louise Eugénie Alexandrine Marie David; sinh: 24/10/1868- về cõi Phật: 8/9/1969), nhà thám hiểm, nhà văn người Pháp chuyên viết về Phật giáo và triết học phương Đông, được biết đến nhiều nhất qua chuyến thám hiểm của bà đến Lhasa, thủ đô quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng vào năm 1924, khi nơi đó còn là vùng cấm địa đối với người ngoại quốc. Bà viết trên 30 tác phẩm về tôn giáo phương Đông, triết học và các chuyến du hành của bà. Những tác phẩm của bà đã ảnh hưởng đến các giới văn nghệ sĩ như ông Jack Kerouac (12 /3/1922 -21/10/1969), một tiểu thuyết gia và nhà thơ Mỹ; ông Anllen Ginsberg, (3/6/1926-/5/4/1997) là một nhà thơ Mỹ, một trong những thủ lĩnh của Thế hệ Beat của thập niên 1960 và của cả thế hệ phản văn hóa sau đó;  Cư sĩ Alan Watts, (6/1/1915-16/11/1973) là một nhà văn và diễn giả người Anh nổi tiếng với việc giải thích và hoằng dương chính pháp Phật đà, Đạo giáo và Ấn Độ giáo cho khán giả phương Tây; Trưởng lão Cư sĩ Baba Ram Dass (4/1931-22/12/2019), vị giáo thọ tâm linh, nhà tâm lý học, vị lãnh đạo tinh thần của nền văn hóa đối lập những thập niên 1960 giữa thế kỷ 20; Trưởng lão cư sĩ Benjamin Crème (5/12/1922-24/10/2016), nghệ sĩ Phật tử, tác giả, nhà bí truyền học, và biên tập viên của tạp chí Share International.

 

Tiểu sử:

 

Thời niên thiếu

 

Tên khai sinh Trưởng lão nữ cư sĩ Louise Eugénie Alexandrine Marie David; sinh ngày  24 tháng 10 năm 1868 tại Saint-Mandé, một xã trong vùng hành chính Île-de-France, thuộc tỉnh Val-de-Marne, quận Nogent-sur-Marne, tổng Saint-Mandé, là một người con gái duy nhất, yêu quý nhất của cha bà, theo đạo Tin Lành Cải cách tại Pháp (Huguenots), giáo viên (một nhà hoạt động Cộng hòa trong cuộc cách mạng năm 1948, và là  bạn của nhà địa lý học/phi chính phủElisée Reclus), và mẫu thân theo Công giáo La Mã, người Bỉ.

 

Thời thơ ấu bà đã có nhiều ước vọng khốc liệt về tự do và các vấn đề tâm linh. Đến tuổi xuân sắc 18, bà tự du hành đến các quốc gia châu Âu Vương quốc Anh, Thụy Sỹ và Tây Ban Nha, bà đã có duyên thời gian theo học với Hội Thông Thiên học (Theosophical Society) sáng lập bởi Trưởng lão nữ Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891). Bà tham gia hoạt động xã hội nhiều bí mật khác nhau, bà hy vọng sẽ đạt đến cấp độ thứ 30 trong Nghi thức tự do hỗn hợp của người Scotland, trong khi các nhóm nữ quyền và nhà phi chính phủ chào đón bà với sự nhiệt tình . . . Trong suốt thời thơ ấu và tuổi thiếu niên, bà đã liên kết với Trưởng lão cư sĩ Elisée Reclus (15/3/1820-4/7/1905), nhà địa lý học người Pháp và nhà phi chính phủ nổi tiếng. Ông đã xuất bản kiệt tác 19 tập sách. Điều này khiến bà trở nên hứng thú với những ý tưởng phi chính phủ thời đó và về nữ quyền, điều này đã thôi thúc bà xuất bản Pour la vie (For Life) vào năm 1898. Năm 1899, bà sáng tác một chuyên luận về phi chính phủ với lời tựa của Trưởng lão cư sĩ Elisée Reclus. Các nhà xuất bản từ chối cấp phép cuốn sách này, mặc dù bạn của bà là Jean Haustont đã tự in các bản sao và cuối cùng tác phẩm của bà đã được dịch ra 5 thứ ngôn ngữ.

 

Theo nhà văn Raymond Brodeur, Trưởng lão nữ cư sĩ Louise Eugénie Alexandrine Marie David đã cải đạo sang Phật giáo vào năm 1889, bởi bà đã ghi chú trong cuốn nhật ký của bà được xuất bản dưới tựa đề “La Lampe de Sagesse” (Ngọn đèn của Trí tuệ) vào năm 1896. Cùng năm này, để tinh chỉnh tiếng Anh, một ngôn ngữ không thể thiếu cho sự nghiệp của người phương Đông, bà đã đến Luân Đôn, nơi bà thường lui tới thư viện của Bảo tàng Vương quốc Anh và gặp gỡ một số thành viên của Hiệp hội Thần học. Năm sau, bà trở lại Pari, bà giới thiệu với tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng và làm theo các hướng dẫn khác nhau tại Collège de France, một cơ sở giáo dục đặc biệt nằm ở khu phố La Tinh, Quận 5 thành phố Paris. Không phải một đại học, cũng không phải một trường lớn, nhưng Collège de France tổ chức các khóa học cao cấp về khoa học, văn học và nghệ thuật và Trường Nghiên cứu Cao học (École Pratique des Hautes Études - EPHE, Đại học Sorbonne, Paris) lại không bao giờ vượt qua các kỳ thi nơi đây. Theo nhà báo, nhà văn người Pháp Jean Chalon, ân gọi của bà là một người phương Đông và Phật giáo bắt nguồn từ Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật châu Á-Guimet, là một bảo tàng về nghệ thuật châu Á ở Paris.

 

Cuối thế kỷ 19, khoảng 1890-1891, bà từng bước chân an lạc hành hương chiêm bái khắp các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ, quay trở về chỉ khi tiền sạch túi. Tại Tunis, thủ đô và thành phố lớn nhất của Tunisia, duyên tiền định bà gặp kỹ sư đường sắt Philippe Néel, người bà thành hôn vào năm 1904.

 

Năm 1911, Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel tiếp tục hành trình lần thứ hai đến Ấn Độ, để nghiên cứu thêm về tinh hoa Phật học. Bà được mời đến tu viện Hoàng gia của Sikkim, thiên đường nơi hạ giới, bang thứ 22 của Ấn Độ, giáp Vương quốc Phật giáo Bhutan, Nepal và Tây Tạng. Dãy Hy Mã Lạp Sơn bao quanh biên giới phía bắc, phía đông và phía tây của Sikkim nơi này mang trong mình vẻ hùng vĩ và hoang dã, nơi đó bà gặp Maharaj Kumar (Thái tử), Sidkeon Tulku (1879-5/12/1914). Bà trở thành “người bạn tâm giao và em gái tinh thần” của Thái tử Sidkeon Tulku (theo như Ruth Middleton), cũng có thể là người yêu của vị Thái tử  (Foster & Foster).

 

Nhân duyên bồ đề quyến thuộc Phật pháp nhiều đời, bà hân hạnh được bái kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 (Thubten Gyatso, 12/2/1876-17/12/1933) vào năm 1912, và diễm phúc có cơ hội để tham vấn thêm nhiều về tinh hoa đạo Phật, một điều chưa bao giờ xảy ra đối với một phụ nữ phương Tây thời gian đó.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Phật giáo Kim Cương thừa Mật giáo Tây Tạng. Ngài là một nhà cải cách trí tuệ người đã chứng tỏ là một chính trị gia khéo léo khi Tây Tạng trở thành một con tốt trong trò chơi lớn giữa đế quốc Nga, nhà Thanh của Trung Quốc và đế quốc Anh. Ngài là người chịu trách nhiệm chống trả cuộc xâm lược Tây Tạng của Anh, khôi phục kỉ luật trong đời sống các cơ sở tự viện Phật giáo, và tăng cường số lượng viên chức không phải là tăng lữ để tránh việc tập trung quyền lực vào tay các nhà sư.

 

Trong giai đoạn 1914-1916, bà sống trong một hang động tại Sikkim, gần biên giới Tây Tạng, tu tập tâm linh, cùng với một nhà sư trẻ người Sikkim là Đại đức Aphur Yongden (25/12/1899/7/10/1955), người trở thành đạo hữu đồng hành suốt đời bà trên bước đường tu tập và hoằng dương chính pháp. Từ đó họ vượt biên giới vào lãnh thổ cao nguyên Phật giáo Tây Tạng, vào tháng 8 năm 1916, hai người có duyên được gặp ngài Ban Thiền Lạt Ma thứ mười của phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng Chökyi Gyaltsen (19/2/1938 – 28/1/1989) tại  Shigatse, nay là một thị xã và là đô thị lớn thứ hai tại khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Khi chính quyền Anh biết được điều đó – Sikkim lúc đó dưới quyền bảo hộ của Đế quốc Anh, Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel và Đại đức Aphur Yongden phải rời khỏi Vương quốc Sikkim và không thể quay lại châu Âu vào giữa Đệ nhất Thế chiến, họ du hành đến Nhật Bản.

 

Nơi đây, Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel gặp Ekai Kawaguchi (河口慧海, Kawaguchi Ekai) ( 26/2/1866 - 24/2/1945), vị tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản, nổi tiếng nhà hành hương chiêm bái Nepal, Tây Tạng, một công dân Nhật Bản được ghi nhận đầu tiên đi hành hương du lịch ở một trong hai quốc gia, người đã viếng thăm thủ đô Lhasa, Tây Tạng vào năm 1901 giả dạng như là một bác sĩ Trung Quốc, và điều này gợi cho bà ý nghĩ đến viếng thăm Lhasa giả trang như một du khách hành hương. Sauk hi băng qua ngang Trung Quốc từ đông sang Tây, họ đã đến thủ đô Lhasa, Tây Tạng vào năm 1924, ở lại đây gần 2 tháng.

 

Năm 1928, bà đã ly thân với người chồng kỹ sư đường sắt Philippe Néel. Sau này họ lại giảng hòa, và người chồng kỹ sư đường sắt luôn ủng hộ bà cho đến khi an nhiên về cõi Phật năm 1941. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel định cư tại Digne, tỉnh lỵ của tỉnh Alpes-de-Haute-Provence, thuộc vùng hành chính Provence-Alpes-Côte d'Azur của nước Pháp, và trong suốt 10 năm sau đó bà trước tác rất nhiều sách quý giá để lại cho hậu thế.

 

Năm 1937, Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel và Đại đức Aphur Yongden thông qua Liên Xô đi vào Trung Quốc, du hành trong suốt thời gian diễn ra Đệ nhị Thế chiến. Cuối cùng họ đã đến Tachienlu (nay là Khang Định (康定), một thành phố cấp quận của tỉnh tự trị Tây Tạng, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc), nơi bà tiếp tục nghiên cứu tinh hoa Phật giáo Tây Tạng.

 

Có một lời giải đáp bí ẩn nhỏ liên quan đến Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel. Trong Forbidden Journey, p. 284, tác giả đã tự thắc mắc làm thế nào mà thư ký của Mme. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel, Violet Sydney, đã quay trở về thế giới văn minh năm 1993 sau khi cuốn sách Sous dé nuées d'orage (Storm Clouds) được hoàn thành ở Tachienlu (nay là Khang Định (康定), một thành phố cấp quận của tỉnh tự trị Tây Tạng, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc). Peter Goullart trong cuốn sách Land of the Lamas (không nằm trong danh sách tham khảo của Forbidden Journey), pp. 110-113 đã kết lại việc ông đi cùng Ms. Violet Sydney một phần đoạn đường quay về, sau đó nhờ băng đảng Llo bảo vệ để tiếp tục cuộc hành trình về Chengdu. Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel rõ ràng đã ở lại Tachienlu trong thời gian chiến tranh.

 

Trong khi ở miền đông Tây Tạng Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel và Đại đức Aphur Yongden đã hoàn thành hành trình vòng quanh (circumambulation) ngọn núi linh thiêng Anye Machen. Cả hai người quay trở lại Pháp quốc vào năm 1946. Lúc này bà đã 78 tuổi.

 

Và năm 1955, Đại đức Aphur Yongden đã viên tịch và Trưởng lão nữ cư sĩ Alexandra David-Néel tiếp tục nghiên cứu tinh hoa Phật giáo và viết sách cho đến lúc bà về cõi Phật hưởng đại thọ bách niên giai lão 100 xuân.

 

Các tác phẩm:

 

- 1898 Pour la vie

 

- 1911 Le modernisme bouddhiste et le bouddhisme du Bouddha

 

- 1927 Voyage d'une Parisienne à Lhassa (1927, My Journey to Lhasa)

 

- 1929 Mystiques et Magiciens du Tibet (1929, Magic and Mystery in Tibet)

 

- 1930 Initiations Lamaïques (Initiations and Initiates in Tibet)

 

- 1931 La vie Surhumaine de Guésar de Ling le Héros Thibétain (The Superhuman Life of Gesar of Ling)

 

- 1933 Grand Tibet; Au pays des brigands-gentilshommes

 

- 1935 Le lama au cinq sagesses

 

- 1938 Magie d'amour et magic noire; Scènes du Tibet inconnu (Tibetan Tale of Love and Magic)

 

- 1939 Buddhism: Its Doctrines and Its Methods

 

- 1940 Sous des nuées d'orage; Recit de voyage

 

- 1949 Au coeur des Himalayas; Le Nepal

 

- 1951 Ashtavakra Gita; Discours sur le Vedanta Advaita

 

- 1951 Les Enseignements Secrets des Bouddhistes Tibétains (The Secret Oral Teachings in Tibetan Buddhist Sects)

 

- 1951 L'Inde hier, aujourd'hui, demain

 

- 1952 Textes tibétains inédits

 

- 1953 Le vieux Tibet face à la Chine nouvelle

 

- 1954 La puissance de néant, by Lama Yongden (The Power of Nothingness)

Grammaire de la langue tibetaine parlée

 

- 1958 Avadhuta Gita

 

- 1958 La connaissance transcendante

 

- 1961 Immortalite et reincarnation: Doctrines et pratiques en Chine, au Tibet, dans l'Inde

L'Inde où j'ai vecu; Avant et après l'independence

 

- 1964 Quarante siècles d'expansion chinoise

 

- 1970 En Chine: L'amour universe! et l'individualisme integral: les maitres Mo Tse et Yang Tchou

 

- 1972 Le sortilège du mystère; Faits étranges et gens bizarre rencontrés au long de mes routes d'orient et d'occident

 

- 1975 Vivre au Tibet; Cuisine, traditions et images

 

- 1975 Journal de voyage; Lettres à son Mari, 11 août 1904 - 27 decembre 1917. Vol. 1. Ed. Marie-Madeleine Peyronnet

 

- 1976 Journal de voyage; Lettres à son Mari, 14 janvier 1918 - 31 decembre 1940. Vol. 2. Ed. Marie-Madeleine Peyronnet

 

- 1979 Le Tibet d'Alexandra David-Neel

 

 -1986 La lampe de sagesse

 

Nhiều cuốn sách của Mme. David-Neel được xuất bản cả bằng tiếng Pháp lẫn tiếng Anh.

 

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Buddhism in Belgium)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]