Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc: Thiền sư Pháp Đảnh “Đệ nhất Trì Luật- Đạo hạnh Sáng ngời”

11/01/202019:10(Xem: 4112)
Hàn Quốc: Thiền sư Pháp Đảnh “Đệ nhất Trì Luật- Đạo hạnh Sáng ngời”

Hàn Quốc: Thiền sư Pháp Đảnh “Đệ nhất Trì Luật- Đạo hạnh Sáng ngời”

 

Trưởng lão Thạch trụ Tòng Lâm, Pháp Đảnh lão Thiền sư đệ nhất trì luật, thị hiện Tăng vô nhất vật. Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Ngài đã nỗ lực không ngừng trong công việc truyền trì mạng mạch Phật pháp qua chuyên trì tịnh giới. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về Đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho tứ chúng Phật tử noi theo tu học.

 

Đại tông sư Pháp Đảnh, tục danh Park Jae Cheol (Phác Tại Triết-박재철-朴在喆) pháp danh Pháp Đảnh (법정-法頂) sinh ngày 05 tháng 11 năm 1932 (08/10/Nhâm Thân), nguyên quán quận Haenam,  tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc.

 

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông Mokpo (Mokpo High School), ngài thi đỗ vào trường Đại học Jeonnam (Chonnam National University-전남 대학교) Khoa Thương mại. Sau đại học năm thứ 3, ngài đã chứng kiến sự kinh hoàng của chiến tranh Triều Tiên, và bắt đầu suy gẫm về nguồn gốc  khổ đau của con người từ vô minh sinh tử luân hồi, và quyết tâm tìm đường chân lý cầu đạo giải thoát.

 

Năm 1955, ngài vào dự khóa học Thiền viện Ngũ Đài Sơn. Nhân duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp nhiều đời hội ngộ, ngài đến đảnh lễ cầu học với Thiền sư Hiểu Phong-Học Nột (효봉학눌-曉峰學訥) (1888-1966) xin thế phát xuất gia cầu đạo Vô thượng Bồ đề, và được Hòa thượng Bổn sư ban pháp danh Pháp Đảnh (법정-法頂). Tháng 07 năm 1956, ngài thụ giới Sa di, sau đó đến tu học tại Trí Dị sơn Song Khê tự (쌍계사), quận Hadong, tỉnh Gyeongsang-do, Hàn Quốc.

 

Chân dung Thiền sư Pháp Đảnh 1Tịnh thất của ngài Pháp ĐảnhNơi rãi tro cốt của ngài Pháp Đảnh

Sau đó, ngài tiếp tục tu học các nơi Thiền viện Pháp Bảo Hải Ấn Tự (해인사),  Già Da sơn (Gada-san), xã Già Da (Gaya-myeon), Q.Xiểm Xuyên (Hapcheon-gun) tỉnh Khánh Thượng Nam (Gyeongsang-nam), Giang Nguyên (Gangwon). Tháng 03 năm 1959, ngài đăng đàn thụ Tỳ kheo, Bồ tát giới tại Tổ đình Phật Bảo Thông Độ Tự (통도사), tỉnh Khánh Thượng Nam Đạo (Gyeongsangnam-do-경상 남도).

 

Tháng 04 năm 1959, ngài tốt nghiệp Phật học viện Hải Ấn Tự do lão Hòa thượng Minh Phong (명봉스님) chủ giảng đại giáo khoa. Sau đó, ngài vân du đó đây nhập chúng tinh tấn tu tập các khóa an cư kiết hạ, kiết đông tại các ngôi già lam cổ tự Trí Dị sơn Song Khê Tự, Dà Gia sơn Hải Ấn Tư, Tào Khê sơn Tăng Bảo Tòng Quảng Tự (송광사), tỉnh Jeollanam-do.

 

Ngài từng đảm trách các chức vụ ngành văn hóa giáo dục của Trung ương Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, Ủy viên Bình luận báo chí Phật giáo, Chủ bút, Ủy viên Viện Dịch kinh Đại học Đông Quốc (동국대학교, 東國大學校), Viện trưởng Tu viện Tòng Quảng Tự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tư tưởng Phổ Chiếu Quốc sư và nhiều chức vụ khác.

 

Năm 1994, ngài khởi  xướng sáng kiến “Thanh triệt phân phương” của các đoàn thể công chúng.

 

Cho đến tháng 12 năm 1997, ngài tiếp tục vận động duy trì và phát triển sáng kiến “Thanh triệt phân phương” của các đoàn thể công chúng, do ngài làm Hội chủ Đạo tràng “Thanh triệt phân phương” tại Cát Tường Tự (Kilsang-sa Temple).

 

Năm Đinh Mão (1987) đại thí chủ Nữ Cư sĩ Kim Yeong Han, thụ Bồ tát giới pháp danh Cát Tường Hoa (Kilsang Hwa), khi sang Hoa Kỳ, Bà cúng dường cơ sở mang tên Dae Weon Gak (Đại Viện Cát) cho lão Thiền sư Pháp Đảnh.

 

Năm Đinh sửu, ngày rằm tháng 11 (14/12/1997), ngôi Già lam Cát Tường Tự chính thức được công nhận là cơ sở tự viện của Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, chi nhánh thứ 21 của Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự.

 

Vào ngày này Đức Hồng Y Kim Su-Hwan (1922-2009), Hồng y Trưởng đẳng Linh mục của Hồng y đoàn, Tổng giám mục chính tòa Tổng Giáo phận Seoul, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, đã đến tham dự và chúc mừng ngày dựng bản hiệu ngôi Già lam Cát Tường Tự. Đáp lại thâm tình đạo hữu, Thiền sư Pháp Đảnh đã đến viếng thăm nhà thờ Meong-dong vào ngày 24/02/1998 và có một bài diễn văn đặc biệt, cho thấy sự hài hòa thắm tình đoàn kết giữa các tôn giáo.

 

Ngôi Già lam Cát Tường Tự, tọa lạc  tại số 323 Seong Buk 2-Dong, Seong Buk-Gu, Seoul, Hàn Quốc.

 

Chùa tựa lưng núi Tam Giác (Sam Gak-san) ngay trung tâm thành phố Seoul, lại gần cung Vua và Dinh Tổng Thống, nhưng lúc nào cũng giữ trạng thái yên tỉnh, khiến du khách đến đây cũng phải thanh tịnh tâm, và khi dùng chung trà thiền thật thú vị.

 

Tháng 12 năm 2003, ngài xin từ chức nghỉ hưu tịnh dưỡng. Năm 2004, ngài đã được trao giải thưởng “Đại Viên thưởng”.

 

Tuổi già sức yếu, chiếc thân tứ đại mõi mòn theo năm tháng, biết không trụ thế bao lâu, ngài chuẩn bị hậu lai kế thừa mạng mạch Phật pháp, trụ trì Cát Tường Tự và di chúc rằng: “Sau khi ta viên tịch, để không làm tốn kém tài lực công sức của đàn na tín thí, không cần quan quách tẩn liệm, chỉ để nhục thân của ta trên một tấm vạc tre và đắp một chiếc ca sa, không tổ chức nhạc lễ, trang trí xa hoa tốn kém, sau khi trà tỳ hỏa táng, thu lượm tro cốt của ta rãi trên khu vườn hoa quanh tịnh thất của ta khi còn tại thế, để máu thịt của ta hòa cùng vạn vật kết duyên bồ đề quyến thuộc Phật pháp”.

 

Duyên Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, thuận thế vô thường, ngài an nhiên viên tịch vào ngày 26 tháng giêng năm Canh Dần (thứ Năm,11/03/2010). Hưởng thọ 79 xuân. Giới lạp 56 Hạ.

 

Môn đồ pháp quyến và ban tổ chức tang lễ trong thiền phái Tào Khê, thể theo di nguyện của ngài tổ chức tang lễ tại Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự vào ngày 28 tháng giêng năm Canh Dần (thứ Bảy, 13/03/2010). Tuy đơn giản trong lễ tang, nhưng không kém phần long trọng bởi hàng triệu người khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc đều khóc thương kính tiếc một bậc chân tu thạc đức không còn trụ thế nữa.

 

Đương thời Ngài đã thể nghiệm triết lý “Tâm như  hư  không vô sở hữu”(*) làm phong phú đời sống tinh thần của người Hàn, vị Sư đáng kính này đã từ chối tất cả các nghi lễ liên quan đến đám tang của mình, thậm chí cả quan tài và áo tang. Ngài đã thực hiện và phát huy triết lý này cho đến những phút cuối của cuộc đời. Vị lãnh tụ tinh thần Phật giáo này đã Viên tịch, nhưng những lời dạy và sự thể nghiệm của Ngài sẽ mãi ghi sâu vào tâm trí người dân.

 

Triết lý “Tâm như hư không vô sở hữu” mà Ngài đã thể nghiệm là một bài học và nuôi dưỡng tinh thần cho những con người hiện đại, vốn bị cuốn hút đam mê theo nền văn minh vật chất, và khuyến khích họ có cuộc sống đầy niềm tự tin, an lạc hạnh phúc hơn.

 

Trưởng lão Hòa thượng Luật sư Pháp Đảnh đã giảng về ý  nghĩa  “Tâm như  hư  không vô sở hữu” và thực hiện triệt để điều này trong suốt cuộc đời mình. Ngài là một trong những tác giả lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta. Những dòng viết khiêm tốn và tao nhã của Ngài đã khiến công chúng hết sức xúc động và giúp chuyển hóa hành nghiệp của nhiều người. 

 

Một lời giáo huấn xứng với kim ngôn, khẩu ngọc khi nó được áp dụng vào thực tế. Các tác phẩm của Đại sư Pháp Đỉnh đã thu phục công chúng bởi bản thân Ngài đã thực hành đúng những lời dạy của mình. Ngài buông xã mọi thứ trên cõi đời và còn khước từ việc sở hữu một lượng vật chất tối thiểu mà một nhà Sư được phép có. Điều này không có nghĩa là Ngài ác cảm với sự sở hữu, mà Ngài đã thẩm thấu quy luật sinh tồn của vũ trụ nhân sinh.

 

 Một đoạn viết nổi tiếng cho thấy rằng Ngài thậm chí hỷ xả cả cây hoa lan quý giá của mình. 

 

Pháp thân của ngài để lại cho hậu thế có hơn 40 dầu sách. Những quyển sách này miêu tả cuộc sống của các vị tăng sĩ Phật giáo, lời văn đầy hương vị thiền giới đức mạch lạc rõ ràng, thu hút hấp dẫn người đọc, truyền cảm hứng cho độc giả sống thực tiễn trong ánh sáng mầu nhiệm suối nguồn từ bi, ấm áp bên ánh lửa trí tuệ.

 

Hiện thân đời thường của Thiền sư Pháp Đảnh đại biểu tán văn tập “Vô Sở hữu-무소유” đã trở thành điển tích lưu danh muôn thuở cho hàng hậu thế noi theo tu học.

 

Tác phẩm:

 

Trước tác (著作)

Pháp Văn tập (法文集)

Tùy tưởng lục (隨想錄)

 

- Linh hồn đích mẫu âm (靈魂的母音) (1973, Đông Tây Văn hóa viện 東西文化院)

 

- Vô sở hữu (無所有) (1976, Phiếm hữu xã (汎友社)

 

- Trạm trứ đích nhân môn (站著的人們) (1978, SAMTOH)

  

- Sơn phòng nhàn đàm (山房閒談) (1983, SAMTOH)

 

- Thủy thanh phong thanh (水聲風聲) (1986, SAMTOH)

 

-  Không linh đích sung mãn (空靈的充滿) (1989, SAMTOH)

 

- Như phong bất hệ ư võng (如風不繫於網- Sutta-nipāta giảng bình (講評)- (1990, SAMTOH)

 

- Ấn Độ kỷ hành (印度紀行) (1991, SAMTOH)

 

- Phóng hạ ly khai (放下離開) (1993, SAMTOH)

  

- Một hữu nhi đích thụ lâm đa ma lãnh thanh (沒有鳥兒的樹林多麼冷清) (1996, SAMTOH)

 

- Oa bằng lai tính (窩棚來信) (1999, Ire)

 

- Độc tự sinh hoạt đích hạnh phúc (獨自生活的幸福) (2004, SAMTOH)

  

- Thanh triệt phân phương (清澈芬芳) (Đại biểu tán văn tập-代表散文集) (2006, The good life)

 

- Mỹ lệ đích kết vĩ (美麗的結尾) (Thanh triệt phân phương tiền ngôn-清澈芬芳前言) (2008, Văn  học chi lâm-文學之林)

 

Dịch phẩm (譯作):

 

- Phật giáo Thánh điển (佛教聖典) (hợp trứ-合著) (1972, Đông Quốc Dịch kinh viện-東國譯經院)

 

- Khai thị đích kính tử - Thiền gia quy giám (啟示的鏡子-禪家龜鑑) (1976, Hoằng Pháp viện 弘法院)

 

- Thoại ngữ hòa trầm mặc-Phật giáo danh ngôn (話語和沈默 -佛教名言)- (1982, SAMTOH)

 

- Phân hưởng đích hạnh phúc – Phổ Hiền Hạnh nguyện phẩm (分享的幸福 -普賢行願品) (1984, Phật nhật xuất bản xã-佛日出版社)

 

- Chân lý đích thoại ngữ-Pháp cú kinh (真理的話語 -法句經) (1984, Phật nhật xuất bản kinh-佛日出版社)

-  Tân dịch Hoa Nghiêm kinh (新譯華嚴經) (1988, Đông Quốc Dịch kinh viện-東國譯經院)

 

- Bất yếu tại ngoại bộ tầm trảo – Phổ Chiếu Thiền sư Pháp ngữ  (不要在外部尋找 -普照禪師法語) (1989, Phật nhật xuất bản xã - 佛日出版社)

 

- Thích Ca Mâu Ni (釋迦牟尼) (Độ chiếu hoành (渡照宏), 1990, SAMTOH)

 

- Nhân duyên cố sự (因緣故事) (1992, Phật nhật xuất bản xã (佛日出版社)

 

- Sutta-nipāta (1994, SAMTOH)

  

Đồng thoại (童話)

 

- Hảo cố sự (好故事) (2002, Eastland)

 

-  Minh lãng đích cố sự (明朗的故事) (2002, Eastland)

  

- Pháp Đảnh Thiền sư đích đồng thoại thế giới (法頂禪師的童話世界)1 (2003, Eastland)

 

- Pháp Đảnh Thiền sư đích đồng thoại thế giới (法頂禪師的童話世界)2 (2003, Eastland)

 

- Pháp Đảnh Thiền sư đích đồng thoại thế giới (法頂禪師的童話世界) 3 (2003, Eastland)

 

Bị dịch thành ngoại ngữ đích tác phẩm (被譯成外語的作品)

 

 - The Mirror of Zen -The Classic Guide to Buddhist Practice of Zen Master So Sahn- Thiền gia quy giám, Anh văn bản (禪家龜鑑, 英文版) (2006, Random House)

 

- May All Beings Be Happy  Hoạt trứ tựu yếu hạnh phúc, Anh văn bản (活著就要幸福, 英文版) (2006, The good life)

 

- The Sound of Water, the Sound of Wind: And Other Early Works by a Mountain Monk Tán văn tập, Anh văn bản (散文集, 英文版) (Brian Barry, Zen Master Bopjong, 2010, Jain Publishing Company)

 

- Vô sở hữu (無所有) Trung văn bản (中文版) (2005, Thiên hạ văn hóa 天下文化)

  

- Sơn trung hoa khai (山中花開) Trung văn bản (中文版) (2008, Minh danh văn hóa (明名文化)

  

- Phàm hoạt trứ đích tận giai hạnh phúc (凡活著的盡皆幸福 Trung văn bản (中文版) (2008, Viễn lưu (遠流)

 

- Vô sở hữu (無所有) Nhật văn bản (日文版) (2001, Đông phương xuất bản (東方出版)

  

- すべてを捨てて去る (Phóng hạ ly khai, Nhật văn bản (放下離開, 日文版) (2003, 麗沢大學出版會)

 

- 生きとし生けるものに幸あれ  (Hoạt trứ tưu yếu hạnh phúc, Nhật văn bản) (活著就要幸福,日文版) (2007, Lệ Trạch Đại học xuất bản hội (麗澤大學出版會)

 

- 清く香しく (Thanh triệt phân phương, Nhật văn bản) (清澈芬芳,日文版> (2008, めるくまーる)

 

Lip:

https://www.youtube.com/watch?v=D83VMJsAj3s

https://www.youtube.com/watch?v=C0hPZlLUPaw

https://www.youtube.com/watch?v=D7LTgw5AIUk

https://www.youtube.com/watch?v=6C0Faocxri4

https://www.youtube.com/watch?v=pM4ooc2OKiQ

 

Vân Tuyền dịch

(Nguồn: Phật giáo Korea)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com