Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka)

02/03/201421:51(Xem: 22357)
54. Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

2- Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka)[1]

Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo gồm có Tạng Luật (Vinaya Pitaka), Tạng Kinh (Sutta Pitaka) và Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka).

Tạng Luật (Vinaya Pitaka)

Tạng Luật được xem là cái neo vững chắc để bảo tồn con thuyền Giáo Hội Tăng Già trong những cơn phong ba bão táp của lịch sử. Đức Phật dạy “Tỳ-ni tạng trụ, Phật pháp cửu[2]trụ”, có nghĩa là Tạng Luật còn là Phật Pháp còn. Chỗ khác Phật nói “Giới Luật là mạng mạch của Phật Pháp”.

Phần lớn Tạng Luật đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni. Ngót 9 năm đầu sau khi thành đạo, đức Phật ít khi chính thức ban hành giới luật nhất định ngoại trừ Bát Kính Pháp được chế ra để đón nhận nữ giới vào Giáo Hội Tăng Già. Từ khi có sự tranh chấp giữa hai nhóm kinh sư và luật sư ở Kosambi về sau, mỗi khi có trường hợp trục trặc xảy ra, đức Phật mới họp các đại đệ tử để đặt ra những điều răn thích hợp áp dụng chung cho cả giáo đoàn. Tạng Luật (Vinaya Pitaka) nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trong trường hợp nào một giới luật (sìla) được đặt ra, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối[3](Ksamayati) , lễ tụng giới (Uposatha) của chư tăng. Trong đó có ghi chép lịch trình phát triển đạo Phật từ thuở ban khai, sơ lược đời sống và chức nhiệm của đức Phật, và những chi tiết về hai lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

Đây là những tài liệu hữu ích về lịch sử thời thượng cổ ở Ấn, về các cổ tục, lối sống, văn hóa xã hội, óc thẩm mỹ thời bấy giờ. Người đọc tạng Luật không khỏi ngạc nhiên, thán phục tánh cách dân chủ trong phương pháp thành lập và tổ chức Giáo Hội Tăng Già, việc sử dụng tài sản, đạo đức cao thượng của chư tăng và khả năng xuất chúng của đức Phật trong việc điều hành Giáo hội.

Tạng Luật Pali cúa Nam tônggồm 5 quyển :

I- Pàràjika(Ba-la-di, Đại Giới). Gồm có bốn phần dưới đây:

1. 4 Pàràjika (bất cộng trú): dâm, sát, đạo, vọng. Vị tỳ kheo nào vi phạm sẽ bị loại khỏi Tăng đoàn.

2. 13 Sanghàdisesa (tăng tàng).

3. 2 Aniyata (bất định).

4. 30 Nissaggiya Pàcittiya (ưng xả đối trị).

II- Pàcittiya(Ba-dật-đề, Tiểu Giới). Gồm có năm phần dưới đây:

5. 92 Pàcittiya (ưng đối trị).

6. 4 Pàtidesanìya (ưng phát lộ).

7. 75 Sekhiya (ưng học).

8. 7 Adhikaranasamathà Dhammà (bảy pháp dàn xếp tranh tụng).

9. Bhikkhunìvibhanga (Phân Tích Giới Tỳ Kheo Ni).

III- Mahàvagga(Đại Phẩm) nói về các lễ xuất gia, sám hối, nhập hạ, cúng dường ... trong một nhóm lớn tăng ni. Gồm 10 phần :

1. Lễ xuất gia (Pabbajjà).

2. Lễ Bố-tát (Uposatha).

3. Lễ nhập hạ (Vassa).

4. Lễ mãn hạ (Pavàranà).

5. Y phục và đồ dùng hằng ngày.

6. Thuốc men và thực phẩm.

7. Lễ phát y phục (Kathina).

8. Loại vải may áo, chỉ tịnh (ngủ), đau ốm.

9. Cách phân xử trong Giáo Đoàn.

10. Cách phân xử trong trường hợp có chia rẽ trầm trọng trong Giáo Đoàn.

IV- Cullavagga(Tiểu Phẩm) nói về bổn phận và trách nhiệm của tăng ni, thưởng phạt, sống hòa hợp, xây cất chùa tháp ... trong một nhóm nhỏ tăng ni. Gồm 12 phần :

12. Cách dàn xếp các xích mích trong chúng.

3. Cách cho tái nhập Giáo Đoàn.

4. Cách giải quyết các thắc mắc trong chúng.

5. Linh tinh về tắm rửa, ăn mặc, giặt gịa, ...

6. Nơi ăn ở, đồ dùng.

7. Sự chia rẽ.

8. Cách đối xử giữa các tỳ kheo, và bổn phận thầy trò.

9. Ai không được dự lễ Bố-tát.

10. Lễ xuất gia và cách giảng dạy cho Tỳ kheo ni.

11. Lịch sử kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại Ràjagaha.

12. Lich sử kiết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesàlì.

V- Parivàra(Toát Yếu) Tóm lược và phân loại các điều học về Giới luật, Yết-ma, Truyền giới.

Hai quyển đầu (Đại Giới và Tiểu Giới) họp thành bộ Suttavibhanga (Phân Tích Giới Bổn), gồm 227 giới cho tăng và 311 giới cho ni. Bộ này còn được gọi là Pàtimokkha (Giới Bổn) được tuyên đọc trong lễ Bố-Tát (Uposatha) mỗi nửa tháng.

Hai quyển kế (Đại Phẩm và Tiểu Phẩm) họp thành bộ Khandaka (Quảng Luật).

Tạng Luật của Bắc tông:

Đến năm -200, Phật Giáo Bắc Tông mới cho ra đời tạng Luật Vinaya Vibhasa (Tỳ-nại-da Tỳ-bà-xa)bằng tiếng Sanscrit, tại thủ đô Kudalavana của xứ Kasmira (Kế Tân). Bộ Luật này gồm 100.000 bài tụng do Tổ thứ 12 Asvaghosa (Mã Minh)chủ trương biên soạn dưới sự bảo trợ của vua Kaniska Đệ Nhất (Ca-Nị-Sắc-Ca I).

Vào năm 413, ở Trung Hoa, Đại sư Huệ Quangthuộc bộ phái Đàm Vô Đức có cho ra đời bộ Luật Tứ Phầngồm 250 giới cho Tỳ kheo và 348 giới cho Tỳ kheo ni, chia ra làm 8 loại như sau :

1- Ba-la-di (Pàràjika) : Tỳ kheo có 4 giới, Tỳ kheo ni có 8 giới.

2- Tăng tàn (Sanghàdisesa) : Tỳ kheo 13, Tỳ kheo ni 17.

3- Bất định (Aniyata) : Tỳ kheo 2.

4- Xả đọa (Nissaggiya Pàcittiya) : Tỳ kheo 30, Tỳ kheo ni 30.

5- Đơn đọa (Pàcittiya) : Tỳ kheo 90, Tỳ kheo ni 178.

6- Hối quá (Pàtidesanìya) : Tỳ kheo 4, Tỳ kheo ni 8.

7- Chúng học (Sekhiya) : Tỳ kheo 100, Tỳ kheo ni 100.

8- Diệt tránh (Adhikaranasamathà) : Tỳ kheo 7, Tỳ kheo ni 7.

Ngoài ra còn có các bộ : Luật Thập Tụngdo Đại sư Kumàrajiva (Cưu Ma La Thập) dịch năm 405, Luật Ma-Ha Tăng-Kỳ(Mahàsangika) dịch năm 418, Luật Ngũ Phầndịch năm 423, Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sadịch năm 711. Nhưng bộ Luật Tứ Phần dịch năm 413 vẫn được xem là bộ luật chánh về giới cụ túc dành cho tăng ni. Tạng Luật Bắc tông cũng có thể chia làm ba phần: Giới bổn(Vinaya-vibhanga), Tỳ-nại-da Bản sự(Vinaya-vastu) và Tỳ-nại-da Tạp sự(Vinayakshudraka).

Kinh Phạm Võng Bồ tát Tâm Địa Giới phẩm số mười[4]được xem là bộ Luật đặc biệt nhất của Đại Thừa, vì nó bao gồm cả Ba Tụ Giới là :

1- Nhiếp luật nghi giới : đoạn trừ tất cả pháp ác đã sanh, ngăn chận tất cả pháp ác chưa sanh.

2- Nhiếp thiện pháp giới : làm nẩy nở tất cả pháp thiện chưa sanh, làm tăng trưởng tất cả pháp thiện đã sanh.

3- Nhiếp chúng sanh giới : hóa độ tất cả chúng sanh mà không thấy có người độ và chúng sanh được độ.

Kinh này nêu ra 10 giới nặng và 48 giới nhẹ của người phát tâm tu hạnh Bồ tát. Hàng xuất gia cũng như hàng tại gia đều có thể thọ 58 giới Bồ tát này.

Tạng Kinh (Sutta Pitaka)

Tạng Kinh gồm những bài Pháp của đức Phật khuyên dạy tăng ni về giáo lý, các phương pháp tu tập để đi đến giác ngộ và giải thoát, và khuyên dạy cư sĩ về cách xây dựng hạnh phúc trong gia đình và ngoài xã hội. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các ngài Sàriputta, Moggallàna, Ànanda cũng được ghép vào tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời đức Phật, vì đã được đức Phật chấp nhận.

Mỗi kinh là một bài Pháp do đức Phật giảng trong một trường hợp và hoàn cảnh đặc biệt, cho một thính chúng có căn cơ và trình độ nào đó. Cho nên có nhiều kinh đề cập đến cùng một đề tài mà đã được đức Phật trình bày và giải thích khác nhau. Người học Phật nên biết nhận định đúng đắn lời Phật dạy trong mỗi trường hợp riêng biệt, để rồi từ những trường hợp riêng biệt đó đúc kết lại và suy ra giáo lý sâu rộng của ngài.

Tạng Kinh Pali của Nam tông[5]:

Dưới đây là 5 bộ của tạng Kinh Pali vào thời Đại sư Buddhaghosa (Phật Âm), thế kỷ thứ năm sau tây lịch.

1/- Dìgha Nikàya (Trường Bộ), ghi chép những bài Pháp dài, thường có hình thức đối thoại. Gồm 34 kinh (sutta) chia thành 3 tập (wagga) :

I- SÌLAKKHANDHA-WAGGA : Nói về đạo đức và giới luật. Có 13 kinh (sutta).

1- Brahmàjala sutta : (Kinh Phạm Võng) Đức Phật nói về 62 kiến chấpcủa ngoại đạo về ngã và thế giới. Người tu muốn được giải thoát, trước hết phải tự giải thoát tri kiến ra khỏi mọi kiến chấp.

2- Sàmannaphala sutta : (Kinh Sa môn Quả) Đức Phật giảng cho vua Ajàtasattu về các lợi ích mà người xuất gia có thể đạt đượctừ việc nhỏ như tránh kỳ thị đến việc lớn như quả vị A-la-hán.

3- Ambattha sutta : (Kinh Ambattha) Đức Phật nói với Ambattha về dòng dõi nhiều đời của đức Phật, trong đó có một phần về huyền thoại vua Okkàka, vị tổ 6 đời của Phật.

4- Sonadantà sutta : (Kinh Sonadantà) Đối thoại giữa Phật và vị Bà-la-môn Sonadantà về phẩm hạnh của một vị Bà-la-môn chân chính.

5- Kùtadantà sutta : (Kinh Kùtadantà) Đối thoại giữa Phật và vị Bà-la-môn Kutadantà về cách chấn chỉnh tư pháp và kinh tếđể mang đến hạnh phúc cho dân chúng, không nên sát hại thú vật để cúng tế thần linh.

6- Mahàli sutta : (Kinh Mahàli) Đức Phật nói với Mahàli Licchavi về các cõi trời và kết luận rằng việc tu tập nhằm tận diệt tham, sân, si để đạt đến Chánh Kiến là cao thượng hơn cả.

7- Jàliya sutta : (Kinh Jàliya) Phật nói câu hỏi “Mạng căn và thân thễ là một hay là khác ?” không thích hợp với người xuất gia đang lo tu tập để đạt đến giải thoát khỏi sanh tử, không còn đời sau nữa.

8- Kassapa sìhanàda sutta : (Kinh Kassapa Sư Tử Hống) Đức Phật nói với tu sĩ khổ hạnh Kassapa là việc thực tập khổ hạnh không thể đưa đến giác ngộ và giải thoát. Phải tu Giới Định Tuệ, tu Bát Chánh Đạo mới đạt đến giác ngộ và giải thoát.

9- Potthapàda sutta : (Kinh Potthapàda) Đức Phật giảng cho Potthapàda cách tu tập từ sơ thiền đến diệt tận địnhbằng cách diệt trừ một tưởng thấp và làm sanh trưởng một tưởng cao hơn, cuối cùng tưởng cao nhất cũng phải tận diệt. Đó là cách tận diệt “tăng thượng tưởng”. Tưởng đến trước, trí tuệ đến sau; tưởng càng cao thì trí tuệ càng cao. Cuối cùng đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi của Potthapàda về ngã và thế giới vì sự bàn luận về vấn đề đó không đưa đến giác ngộ và Niết bàn.

10- Subha sutta : (Kinh Subha) Bài Pháp của thượng toạ Ànanda nói với vị sa di Subha sau khi Phật nhập Niết bàn. Bài pháp này tóm lượt rành rẽ giáo lý của đức Phật gồm trong 3 vô lậu học là Giới Định Tuệ: Giới gồm có tiểu giới, trung giới và đại giới; Định gồm từ hộ trì sáu căn đến sơ thiền, nhị thiền ... cho đến diệt thọ tưởng; Tuệ gồm có Khổ Tập Diệt Đạo, rồi đến “Đây là lậu hoặc”, “Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc”, “Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, “Đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”, “Đây là giải thoát”.

11- Kevaddha sutta : (Kinh Kevaddha) Đức Phật nói với Kevaddha có ba loại thần thônglà biến hóa thần thông, tha tâm thần thông và giáo hóa thần thông. Hai thần thông trước không có gì thù thắng chỉ cần biết chú thuật Gandhari hoặc Maniko là có thể thực hiện được, đức Phật thấy sự nguy hiễm, nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ về hai thần thông này. Ngài chỉ cho phép đệ tử thực hiện thần thông thuyết Pháp mà thôi. Câu chuyện một khất sĩ lên các cõi trời hỏi đạo, các vị trời không đáp được bảo nên trở về thế gian hỏi Phật, đức Phật dạy “Khi thức diệt thì mọi thứ đều diệt tận”.

12- Lohicca sutta : (Kinh Lohicca) Đức Phật nói với vị Bà-la-môn Lohicca về một đạo sư chân chính có thật tu thật chứng đáng được tôn kính.

13- Tevijja sutta : (Kinh Tevijja) Đức Phật giảng cho Vàsettha và Bhàradvàja cách phân biệt giữa Chánh kiến và Tà kiến, giữa Chánh đạo và Tà đạo, giữa giáo lý và thực hành.

II- MAHÀ-VAGGA :

14- Mahàpadàna sutta : (Kinh Đại Bổn) Đức Phật nói vềsự giống nhau giữa 6 vị Phật trước và chính Ngài, từ hình thức đản sanh, đến dòng dõi, gia đình, thọ mạng, cây Bồ-đề, các đại đệ tử, số Pháp hội, thị giả, cha, mẹ, và thị trấn. Trong bài Pháp thứ nhì và thứ ba, đức Phật nói về đức Phật Vipassì (Tỳ Bà Thy) từ lúc rời cõi trời Tusita (Đâu Suất), đến lúc đản sanh, thành đạo và chuyển Pháp Luân.

15- Mahànidàna sutta : (Kinh Đại Duyên) Đức Phật giảng về 12 Nhân Duyên, tính vô ngã, bảy trú xứ của thức và tám giải thoát..

16- Mahà Parinibbàna sutta : (Kinh Đại Bát Niết Bàn) Nói về 7 Pháp Bất Thoáicủa một quốc gia, 7 Pháp Bất Thoái của Giáo đoàn khất sĩ, Lục Hòa, 3 Vô Lậu Học là Giới Định Huệ, và những tháng ngày cuối cùng của đức Phật, Phật nhập Niết bàn, phân chia xá lợi.

17- Mahà Sudassana sutta : (Kinh Đại Thiện Kiến Vương) Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật kể cho Ànanda nghe chuyện tiền thân của ngài là vua Sudassana tại Kusinàgar trước kia. Nhân dịp này Phật dạy phải từ bỏ lòng ái dục đối với tất cả dục lạc, danh lợi, tài sản thế gian vì tất cả đều vô thường biến dịch luôn, luyến ái chúng khi sắp mệnh chung là điều đau khổ, là điều đáng trách. Không nên luyến ái đời sống. Nên sẵn sàng vui vẻ ra đi.

18- Janavasabha sutta : (Kinh Janavasa) Để tiếp tục câu chuyện về các đệ tử Phật đã nhập diệt tại Nàdika có ai đã thành đạo, đức Phật thuật lại câu chuyện mà vị trời Yakkha Janavasabha đã nói với ngài về Thiên chủ Đế Thích và Phạm Thiên Sanamkumàra tán thán Phật và các đệ tử Phật mới sanh về cõi trời Đao Lợi.

19- Mahà Govinda sutta : (Kinh Đại Điển Tôn) Vị nhạc sĩ trời tên Pancasikha hiện đến trước Phật, nói về Thiên chủ Đế Thích và Phạm Thiên Sanamkumàra tán thán Phật và các đệ tử Phật mới sanh về cõi trời Đao Lợi. Rồi ông ta kể lại chuyện vị Phạm Thiên Sanamkumàra nói về sự tích ông Mahà Govinda xuất gia đi tu và được sanh về cõi Phạm Thiên. Phật nói chính ngài là Mahà Govinda trong một kiếp trước; nhưng trong kiếp này chính nhờ tu Bát Thánh Đạo mà ngài đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

20- Mahà Samaya sutta : (Kinh Đại Hội) Đức Phật nói với các vị Tỳ kheo về số chư thiên thường đến tụ hội xung quanh Phật và các Tỳ kheo thanh tịnh để chiêm ngưỡng và hộ trì.

21- Sakkapanha sutta : (Kinh Đế Thích Sở Vấn) Vua trời Đao Lợi là Sakka viếng Phật và nêu lên 10 câu hỏi cơ bản về sự tu tập. Đức Phật dạy cơ sở đầu tiên trong việc tu tập là phải biết phân biệt các điều thiện nên làm và các điều ác nên tránh. Qua lời giải đáp của Phật, Thiên chủ Sakka và một số đông Thiên chúng đắc quả dự lưu và hiểu rằng cái gì có sanh đều sẽ hoại diệt.

22- Mahà Satipatthàna sutta : (Kinh Đại Niệm Xứ) Đức Phật dạy đầy đủ bốn phép quán về Thân, về Thọ, về Tâm, về Pháp. Bốn phép quán này giúp người tu giữ vững Chánh Niệm và nhanh chóng đạt đến Chánh trí.

23- Pàyàsi sutta : (Kinh Tệ Túc) Vua Pàyàsi có quan điểm, ác kiến, tà kiến, kiến thủ như sau:”Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo!” Thượng tọa Kumàrakassapa dùng nhiều lý luận và thí dụ để thuyết phục vua Pàyàsi. Sau khi Pàyàsi qua đời, Thượng tọa Gavampati nhân lúc viếng cõi trời, biết được Pàyàsi đã tái sanh vào cõi Tứ Đại Thiên Vương, không được sanh vào cõi trời Đao Lợi, chỉ vì Pàyàsi bố thí mà không hoàn bị, không tự tay mình làm, không có suy tư, bố thí các đồ phế thải.

III- PÀTIKA-VAGGA :

24- Pàtika sutta : (Kinh Ba Lê) Đức Phật nói với du sĩ Bhaggava rằng giáo lý ngài chỉ dạy là để giải thoát khỏi mọi khổ đau và sinh tử luân hồi chứ không phải để đạt thần thông hay để giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng không phải ngài không có thần thông và không biết giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Trong kinh này ngài đã làm cả hai điều đó.

25- Udumbarika sìhanàda sutta : (Kinh Ưu Đàm Bà La Sư Tử Hống) Đối thoại giữa Phật và tu sĩ khổ hạnh Nigrodha trong vườn thượng uyển của nữ hoàng Udumbarikà về hai lối tu khổ hạnh. Tu khổ hạnh đơn thuần chỉ là cấu uế, đọa lạc. Tu khổ hạnh phải đi đôi với giới định tuệ, diệt trừ vọng tưởng và phiền não mới là cao thượng, mới đi đến giải thoát.

26- Cakkavatti sìhanàda sutta : (Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống) Đức Phật dạy các đệ tử nên nương tựa vào Chánh pháp rồi thực hành Tứ niệm xứvà sống đạo đức để được tăng tuổi thọ, tăng sắc đẹp, tăng an lạc, tăng tài sãn, tăng thế lực. Cuối kinh là lời tiên tri của Phật về Phật Di Lặc ra đời.

27- Agganna sutta : (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn) Đức Phật nói với Vàsettha về nguồn gốc các giai cấp xã hội. Ngài nói về thế giới chuyển hoại và thế giới chuyển thành như thế nào, chúng sanh chuyển hóa như thế nào và các giai cấp xã hội phát sanh như thế nào. Rồi Phật kết luận: Chỉ có Chánh Pháp là tối thượng từ đời này sang đời khác và làm tiêu chuẩn giá trị con người tùy theo trí tuệ và đức hạnh của người đó.

28- Sampasadanìya sutta : (Kinh Tự Hoan hỉ) Sàriputta tán thán đức hạnh, trí tuệ, giáo pháp và sự giác ngộ của Phật. Ngài nhắc lại sơ lược những điểm chánh trong giáo lý của Phật. Phật bảo Sàriputta nên thường nói lại chuyện này để làm tăng trưởng đức tin nơi các đệ tử và người hậu học.

29- Pàsàdika sutta : (Kinh Thanh Tịnh) Được tin cái chết của vị giáo chủ đạo Jaina là Nàtaputta tại Pàvà, đức Phật giảng về vị đạo sư hoàn hảo và vị đạo sư không hoàn hảo, hiểm họa chia rẽ trong giáo đoàncủa vị đạo sư không hoàn hảo. Rồi đức Phật khuyên các vị khất sĩ nên thường hội họp để thảo luận và học hỏi nhau trong tinh thần hòa kính và cầu tiến. Cuối cùng đức Phật dạy cách đối đáp với những câu chất vấn của ngoại đạo về đức Phật, về ngã, về thế giới.

30- Lakkhana sutta : (Kinh Tướng) Phật giảng về 32 tướng tốtcủa bậc Đại Nhân, do nhân duyên nào được 32 tướng tốt, người có 32 tướng tốt được những lợi ích gì. Qua 20 bài kệ, mỗi bài đều khởi đầu bằng “Ở đây, lời này được nói ra:” (Here it is said:).

31- Singàlovàda sutta : (Kinh Thiện Sinh) Đức Phật gặp cư sĩ Singàla (Thiện Sinh) đang đứng trước nhà lễ 6 hướng vào sáng sớm theo lời cha dạy mà không hiểu ý nghĩa việc làm này. Phật dạy lễ 6 hướng như thế là để luôn luôn ghi nhớ cách đối xử phải đạo giữa con với cha mẹ, giữa học trò với thầy tổ, giữa vợ chồng, giữa bạn bè, giữa bề trên với kẻ dưới.

32- Àtànàtiya sutta : (Hộ Kinh A Sá Nan Chi) Tứ Đại Thiên Vương đến viếng Phật và tặng ngài bài thần chú Atànàtiya(A-sá-nang-chi Hộ Kinh) để giúp các vị tu sĩ có thể sống an lạc trong rừng sâu vắng vẻ, được che chở, được hộ trì, không bị tai họa tà ma quỷ quái. Đức Phật đọc lại bài thần chú đó cho các đệ tử nghe và khuyên nên học thuộc lòng.

33- Sangìti sutta : (Kinh Phúng Tụng) Đức Phật khai mạc một giảng đường mới tại Pàvà, ngài nói pháp cho các giới chức và dân chúng Malla nghe. Sau khi các giới chức và dân chúng Malla ra về, đức Phật bị đau lưng nên bảo thượng tọa Sàriputta nói chuyện với các vị khất sĩ. Thượng tọa Sàriputta trình bày trước đại chúng một bài pháp tóm lược cả Giáo lý của đức Phật bằng những đề tài tu tập xếp theo pháp số từ 1 đến 10, được Phật ngợi khen là bài kinh hay.

34- Dasuttara sutta : (Kinh Thập Thượng) Tại Campà, dưới sự chứng minh của đức Phật, thượng tọa Sàriputta trình bày bổ túc bài kinh trước ở Pàvà với bố cục hoàn toàn cân đối: Có 10 đề tài tu tập cho mỗi nhóm pháp số từ 1 đến 10.

2/- Majjhima Nikàya (Trung Bộ), ghi chép những bài Pháp dài bậc trung, thường có hình thức đối thoại nói về các pháp môn tu. Gồm 3 tụ (nipàta), 15 phẩm (vagga), 152 kinh (sutta) xếp theo đề tài và tùy theo loại kinh nói cho cư sĩ, khất sĩ, tu sĩ khổ hạnh, vua chúa, ...

I- MÙLAPARIYÀYA-VAGGA :

1- Mùlapariyàya sutta : (Kinh Pháp Môn Căn Bổn) Có ba trình độ hiểu biết là tưởng tri, thắng tri (hay tuệ tri) và liễu tri. Tưởng trilà cái biết bằng sáu căn, thường đưa đến tham sân si và sanh tử luân hồi. Thắng trilà cái biết bằng trí tuệ, không đưa đến tham sân si. Liễu trilà cái biết đúng như thật khi không còn tham sân si, cái biết của chư Phật.

2- Sabbàsava sutta : (Kinh Bảy Thứ Lậu Hoặc) Có bảy cách để trừ lậu hoặc(àsava): trừ lậu hoặc do tri kiến, do phòng hộ, do thọ dụng, do kham nhẫn, do tránh né, do trừ diệt, do tu tập.

3- Dhammadàyàda sutta : (Kinh Thừa Tự Pháp) Khất sĩ phải là người thừa kế Giáo Pháp, chứ không phải là người thừa hưởng tài sản vật chất. Giáo Pháp đó là Bát Chánh Đạo.

4- Bhayabherava sutta : (Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm) Trong khi sống độc cư để tu tập trong rừng núi hoang vu, những ai còn tham sân si, còn tham dục sân hận hôn trầm trạo cử hoài nghi, thường có tâm trạng sợ hãi và khiếp đãm. Đức Phật nhờ phát đại nguyện cứu độ chúng sanh, tinh tấn an trú chánh niệm, ly dục, ly bất thiện pháp, mới chứng được từ sơ thiền đến Tam minh.

5- Anangana sutta : (Kinh Không Uế Nhiễm) Sàriputta và Moggallàna giảng: Muốn trừ cấu uếđể được thanh tịnh thì trước hết phải biết rõ mình có cấu uế hay mình không có cấu uế.

6- Àkankheyya sutta : (Kinh Ước Nguyện) Phật dạy các Tỷ-kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh,đầy đủ giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới, thì ước nguyện gì cũng sẽ thành tựu.

7- Vatthùpama sutta : (Kinh Ví Dụ Tấm Vải) Một tấm vải dơ không thể nhuộm được màu sạch sẻ tốt đẹp. Cũng vậy, một tâm sạch cấu uế mới có thể nhuộm được màu Giới Định Tuệmột cách sạch sẽ tốt đẹp.

8- Sallekha sutta : (Kinh Đoạn Giảm) Mỗi cấp bậc thiền chứng đều do một cấp bậc đoạn giảm tà kiến và tà hạnh. Đoạn giảm tà kiến và tà hạnh ở các bậc thiền sắc giới thì chứng được hiện tại lạc trú. Đoạn giảm tà kiến tà hạnh ở các bậc thiền vô sắc giới thì chứng được tịch tịnh trú.

9- Sammàditthi sutta : (Kinh Chánh Kiến) Sàriputta nói với các vị khất sĩ: Tuệ tri được bất thiện và gốc bất thiện, tuệ tri được thiện và gốc thiện, là có Chánh Kiến. Tham và ái là gốc bất thiện, không tham không ái là gốc của thiện.

10- Satipatthàna sutta : (Kinh Niệm Xứ) Giống kinh Trường Bộ số 22 nhưng không có phần luận bàn về Tứ Đế.

II- SÌHANÀDA-VAGGA :

11, 12- Sìhanàda sutta (Culla- và Mahà-) : (Kinh Tiểu và Đại Sư Tử Hống) Để đáp lại lời xuyên tạc của Sunakkhattà, đức Phật nói với Sàriputta vì sao Giáo pháp của ngài là vô thượngvới Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên..., vì sao Như Lai là vô thượng với Mười Lực, Bốn Vô Úy, Sáu Thần Thông, Ba Minh... 

13- Mahà Dukkhakkhandha sutta : (Đại kinh Khổ Uẩn) Đức Phật giảng thế nào là vị ngọt của các dục, của nữ sắc, của các cảm thọ; thế nào là sự nguy hiểm của các dục, của nữ sắc, của các cảm thọ; thế nào là sự xuất ly các dục, nữ sắc, các cảm thọ.

14- Culla Dukkhakkhandha sutta : (Tiểu kinh Khổ Uẩn) Phật dạy Mahànàma muốn trừ tham sân siphải tuệ tri “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, rất nguy hiểm”, rồi quyết tâm ly dục, ly bất thiện pháp để đạt hỷ lạc của bậc thiền thứ nhất.

15- Anumàna sutta : (Kinh Tư Lượng) Thượng tọa Moggallàna nói một Tỳ kheo có tinh thần học hỏi cầu tiến phải từ bỏ những tánh xấu sau đây: có ác dục, phẫn nộ, sân hận, cố chấp, hay chống đối, bất mãn, tật đố, xan tham, lừa đảo, ngoan mê, quá mạn.

16- Cetokhila sutta : (Kinh Tâm Hoang Vu) Năm tâm hoang vulà nghi ngờ Phật, nghi ngờ Pháp, nghi ngờ Tăng, nghi ngờ các học pháp, phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh. Năm tâm triền phượclà tham dục, tham ái tự thân, tham ái sắc pháp, thích khoái lạc, mong cầu được sanh thiên giới. Muốn tu tiến phải đoạn trừ mười tâm ấy.

17- Vanapattha sutta : (Kinh Khu Rừng) Phật dạy cách chọn nơi cư trú thuận lợi cho việc tu tập, nơi nào nên bỏ đi, nơi nào nên ở lại.

18- Madhupindika sutta : (Kinh Mật Hoàn) Đức Phật nói một câu, và ngài Kaccàna giải thích rộng ra: 6 căn, 6 trần và 6 thức họp lại gọi là xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên tưởng (vọng tưởng), tưởng duyên hành (suy tầm), từ hành sinh ra nhận thức và hý luận về quá khứ, hiện tại, vị lai. Vọng tưởng và hý luậnđược sanh ra như thế.

19- Dvedhàvitakka sutta : (Kinh Song Tầm) Phật dạy cách quán tự tâm để biết tâm có dục tầm hay tâm ly dục tầm. Khi dục tầm khởi lên, phải tuệ tri: “Dục tầm này khởi lên nơi ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn”. Khi suy tư như vậy dục tầm biến mất trong tâm. Đó là cách ly dục ly bất thiện pháp để đạt sơ thiền.

20- Vitakkasanthàna sutta : (Kinh An Trú Tầm) Phương pháp quán tưởng để trừ các bất thiện tầmkhởi lên trong tâm: 1.Tác ý đến một thiện tầm đối nghịch; 2.Quán sát sự nguy hiễm của bất thiện tầm ấy; 3.Không ức niệm, không tác ý bất thiện tầm ấy; 4.Tác ý đến hành tướng sanh trụ dị diệt của bất thiện tầm ấy; 5.Nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy thiện tầm đối nghịch để chế ngự, nhiếp phục bất thiện tầm. Nhờ vậy tâm được an trú.

III- PHẨM THỨ BA :

21- Kakacùpama sutta : (Kinh Ví Dụ Cái Cưa) Ví như một vị khất sĩ có bị cưa hết tay chân cũng không nên khởi lòng sân hận, nếu còn sân hận thì chưa phải là đệ tử Phật.Lúc nào cũng phải nói lời đúng thời, chơn thực, nhu hòa, có lợi ích, với từ tâm.

22- Alagaddùpama sutta : (Kinh Ví Dụ Con Rắn) Phật quở tỳ kheo Arittha tu học mà không hiểu rõ Chánh Pháp cũng như bắt rắn đằng đuôi. Cuối kinh Phật giảng cách quán 5 uẩn đều là vô thường để trừ ngã chấp và được giải thoát.

23- Vammìka sutta : (Kinh Gò Mối) Một vị trời nói với thượng tọa Kumàra Kassapa một câu chuyện biểu tượng bằng hình ảnh một ổ kiến lửa lớn bốc khói ban đêm, cháy đỏ ban ngày, một vị Bà-la-môn bảo một vị khất sĩ hãy dùng một thanh gươm đào gò mối để lấy lên một then cửa, một con nhái, một con đường hai ngã, một đồ lọc sữa, một con rùa, một con dao phay, một miếng thịt, rồi đảnh lễ con rắn hổ. Đức Phật giải thích biểu tượng này.

24- Rathavinìta sutta : (Kinh Trạm Xe) Thượng tọa Punna Mantàniputta và Thượng tọa Upatissa Sàriputta đàm luận về các giai đoạn tu tậpđể tiến từ Giới thanh tịnh, Tâm thanh tịnh, Kiến thanh tịnh, ... đến mục tiêu tối hậu là Vô Thủ Trước Niết Bàn.

25- Nivàpa sutta : (Kinh Bẫy Mồi) Ma vương (Màra) được ví như một người thợ săn đặt bẫy mồi để bắt nai. Mồi chính là sắc thanh hương vị xúc; ai tham đắm vào đó sẽ sanh mê loạn và phóng dật, dễ bị Ma vương sai khiến.

26- Ariyapariyesana sutta : (Kinh Thánh Cầu) Đức Phật kể lại chuyện ngài xuất gia, học đạo với hai vị thầy là Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, thành đạo dưới cội Bồ-đề, và chuyển pháp luân tại vườn nai.

27- Culla Hatthipadopama sutta : (Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi) Du sĩ Vacchayana Pilotika ví các thời pháp của Phật như dấu chân voi chúa. Đức Phật nói với Bà la môn Janussani là ví dụ như thế chưa đầy đủ; chính sự thành đạo của ngài và sự thành đạo của các đệ tử từ sơ thiền đến tam minh mới là dấu ấn của ngài, của bậc Chánh Đẳng Giác.

28- Mahà Hatthipadopama sutta : (Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi) Bài Pháp của thượng tọa Sàriputta về cách quán niệm và hành xả về năm thủ uẩn để diệt khổ. Ngài kết luận “Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là khổ diệt”.

29- Mahà Sàropama sutta : (Đại kinh Thí Dụ Lõi Cây) Phật nói về hiểm họa của tự mãn, khen mình chê người, vào lúc Devadatta thành lập giáo đoàn riêng tại Gayàsìsa. Phật dạy “Này các Tỳ kheo, sự tu tập phạm hạnh không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Này các Tỳ kheo, tâm giải thoát bất động mới chính là mục đích của sự tu tập, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

30- Culla Sàropama sutta : (Tiểu kinh Thí Dụ Lõi Cây) Phật nói với Bà la môn Pingalakoccha “Tu tập phạm hạnh không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Tâm giải thoát bất động của Diệt Thọ Tưởng Định mới chính là mục đích của sự tu tập, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

IV- MAHÀYÀMAKA-VAGGA :

31- Culla Gosinga sutta : (Tiểu kinh Rừng Sừng Bò) Phật nói chuyện với 3 vị khất sĩ Anuruddha, Nandiya và Kimbila. Ba vị này nói với Phật cuộc sống hòa hợp và chỗ đạt đạo của mình từ sơ thiền đến Diệt Thọ Tưởng.

32- Mahà Gosinga sutta : (Đại kinh Rừng Sừng Bò) Sáu vị khất sĩ Sàriputta, Moggallàna, Mahàkassapa, Anuruddha, Ànanda và Revata thảo luận với nhau về pháp tu thù thắng. Khi cùng nhau đến hỏi Phật, Phật bảo: Mỗi ngày đều nên ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, và nghĩ rằng: “Ta sẽ không bỏ ngồi kiết già này cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ”.

33- Mahà Gopàlaka sutta : (Đại kinh Người Chăn Bò) Đức Phật nói về 11 phẩm hạnh của một khất sĩ, tương ứng với 11 phẩm hạnh của một người chăn bò giỏi.

34- Culla Gopàlaka sutta : (Tiểu kinh Người Chăn Bò) Ví như một người khôn khéo biết cách dắt bò vượt qua sông an toàn, đức Phật đã dìu dắt các đệ tử vượt qua dòng sông của Ma Vương, đạt đến các quả vị từ Dự lưu đến A la hán..

35- Culla Saccaka sutta : (Tiểu kinh Saccaka) Thảo luận trước công chúng giữa Phật và đạo sĩ Niganthaputta Saccaka về Năm Uẩn (khandha) là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật dạy năm uẩn đều là vô thường và vô ngã; không bao giờ nên nghĩ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.

36- Mahà Saccaka sutta : (Đại kinh Saccaka) Đức Phật nói với Niganthaputta Saccaka về cách quán thân và tâm, và kể lại đầy đủ những gì ngài đã thực hành từ lúc xuất gia, học đạo, tu khổ hạnh, đến khi thành đạo.

37- Culla Tanhàsankhaya sutta : (Tiểu kinh Đoạn Tận Ái) Vua trời Đao Lợi là Sakka đến viếng Phật và hỏi “Thế nào là ái tận giải thoát”. Phật dạy quán tánh vô thường, ly tham, đoạn diệt, xả ly các cảm thọ để đoạn phiền não, chứng niết bàn.

38- Mahà Tanhàsankhaya sutta : (Đại kinh Đoạn Tận Ái) Phật bác bỏ ý nghĩ của khất sĩ Sati cho rằng thức là chủ thể đi tái sanh. Phật giảng 12 nhân duyên để chỉ rõ vô thường, vô ngã, tái sanh và pháp môn tu tập giải thoát.

39, 40- Assapura sutta (Mahà- và Culla-) : (Đại và Tiểu kinh Xóm Ngựa) Đức Phật giảng về sa môn hạnhtại thôn Assapura. Một sa môn chân chánh phải thực hành các hạnh từ dễ đến khó như sau: thành tựu tàm uý, thân khẩu ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, hộ trì các căn, tiết độ ăn uống, chánh niệm tỉnh giác, trừ 5 triền cái, ly dục ly bất thiện pháp, nội tĩnh nhất tâm, xả niệm lạc trú, xả niệm thanh tịnh, thành tựu tam minh.

V- CULLAYÀMAKA-VAGGA :

41- Sàleyyaka sutta : (Kinh Sàleyyaka) Đức Phật nói với các vị Bà-la-môn ở Sàleyya, lý do vì sao có người lên thiên đàng có người xuống địa ngục: Chính là do các hành nghiệp thiện ác về thân khẩu ý của mỗi người.

42- Veranjàka sutta : (Kinh Veranjàka) Đức Phật lập lại bài pháp trên cho các cư sĩ tại Veranjà nghe.

43, 44- Vedalla sutta (Mahà- và Culla-) : (Đại và Tiểu kinh Phương Quảng) Trong kinh đầu, thượng tọa Sàriputta đàm luận với thượng tọa Mahà Kotthita về các danh từ liên hệ đến các cấp bậc tu chứng, từ liệt tuệ đến bất động tâm giải thoát. Trong kinh thứ nhì, sư cô Dhammadinnà nói với nam cư sĩ Visàkhà cùng một đề tài nhưng dưới hình thức từ tự thân đến niết bàn.

45, 46- Dhammasamàdàna sutta (Culla- và Mahà-) : (Tiểu và Đại kinh Pháp Hành) Phật nói về bốn lối sống(pháp hành): Hiện tại vui, đời sau khổ; hiện tại khổ, đời sau khổ; hiện tại khổ, đời sau vui; hiện tại vui, đời sau vui. Hai kinh giống nhau nhưng kinh sau đầy đủ hơn kinh trước.

47- Vìmamsaka sutta : (Kinh Tư Sát) Phật chỉ cách quan sát, nhận xét, tìm hiểu Phật để có được chánh tín vững chắc, không nên tin mù quáng.

48- Kosambiya sutta : (Kinh Kosambiya) Khi các vị khất sĩ tại Kosambi tranh cãi nhau dữ dội vì một xích mích nhỏ, Phật giảng về Lục hòa, cách trừ 5 triền cái, và cách thành tựu 7 tri kiến của bậc Thánh để tạo thành tương ái, tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

49- Brahmànimantànika sutta : (Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh) Đức Phật nói với các vị khất sĩ chuyện ngài lên cõi trời Phạm Thiên (Brahmà) độ vị trời Baka bỏ chấp thường. Tất cả sự vật đều do duyên hợp và sanh khởi trong Chơn tánh, chơn không diệu hữu.

50- Màratajjaniya sutta : (Kinh Hàng Ma) Chuyện Ma Vương chun vào bao tử của thượng tọa Moggallàna. Moggallàna bảo Ma vương hãy đi ra, và kể lại cho hắn nghe trước kia Moggallàna cũng là Ma vương tên Dusi và Ma Vương hiện nay lúc đó là cháu gọi ông bằng cậu. Moggallàna khuyên Ma Vương không nên làm hại Phật và đệ tử Phật, vì làm như thế sẽ bị đau khổ lâu dài nơi địa ngục.

VI- GAHAPATI-VAGGA :

51- Kandaraka sutta : (Kinh Kandaraka) Đức Phật nói chuyện với Pessa và Kandaraka về 4 hạng người: có người tự hành khổ mình, có người hành khổ người, có người vừa tự hành khổ mình vừa hành khổ người, có người vừa không hành khổ mình vừa không hành khổ người. Hạng cuối cùng là người biết tu tập theo Chánh pháp.

52- Atthakanàgara sutta : (Kinh Bát Thành) Thượng tọa Ànanda nói với cư sĩ Dasama về tám con đường đưa đến Niết bàn. Ngài giảng rất đầy đủ các pháp hành sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ bi hỷ xả, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, và vô sở hữu xứ.

53- Sekha sutta : (Kinh Hữu Học) Đức Phật khai mạc một giảng đường mới tại Kapilavatthu, nhưng vì mệt nên ngài bảo Ànanda ra nói chuyện với những người dòng Sàkya. Ànanda nói về sự tu tập của các đệ tử Phật:thành tựu giới hạnh, hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, thành tựu bảy diệu pháp, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thành tựu Tam Minh.

54- Potaliya sutta : (Kinh Potaliya) Đức Phật giải thích cho Potaliya biết rõ thế nào là sự đoạn tận toàn diện, toàn bộ và toàn mặt tất cả sự nghiệp thế gian trong giới luật của bậc Thánh.

55- Jìvaka sutta : (Kinh Jìvaka) Jìvaka hỏi Phật có phải chính ngài đã cho phép các vị khất sĩ ăn thịt do tín thí dâng cúng không ? Đức Phật bảo có ba trường hợp thịt không được thọ dụnglà khi thấy, nghe hay nghi tín thí vì mình mà giết thú vật. Và ngài xác nhận trong vài trường hợp đặc biệt các vị khất sĩ có thể ăn “ngũ tịnh nhục”.

56- Upàli sutta : (Kinh Upàli) Cư sĩ Upàli ở Balaka được giáo chủ đạo Jaina là Nàtaputta gởi đến tranh luận với Phật về tội do tâm tạo và tội do thân tạocái nào nặng hơn. Rốt cuộc Upàli được Phật độ.

57- Kukkuravatika sutta : (Kinh Hạnh Con Chó) Đức Phật trả lời câu hỏi về nghiệp báo đối với 2 tu sĩ khổ hạnh, Seniya thực hành lối sống như chó, và Punna Koliyaputta thực hành lối sống như bò. Phật dạy “Mỗi chúng sanh đều thừa tự hạnh nghiệp của mình”.

58- Abhaya Ràja Kumàra sutta : (Kinh Vương Tử Abhaya) Vương tử Abhaya được giáo chủ đạo Jaina là Nàtaputta xúi đến hỏi Phật xem có bao giờ ngài nói lời gì làm buồn lòng người nghe không. Nếu Phật đáp có thì ngài chẳng khác gì phàm phu; nếu Phật đáp không thì ngài nói dối vì chính ngài đã nói Devadatta sẽ bị đọa địa ngục vô gián. Đức Phật đáp là ngài lúc nào cũng chỉ nói những lời đúng sự thật và có ích lợi cho người nghe.

59- Bahuvedaniya sutta : (Kinh Nhiều Cảm Thọ) Đức Phật phân loại các lạc thọ từ thấp lên cao, từ lạc thọ của phàm phu đến lạc thọ của vị đã chứng phi tưởng phi phi tưởng.

60- Apannaka sutta : (Kinh Không Gì Chuyển Hướng) Đức Phật giảng về sự nguy hại của các tà kiếnnhư chấp thường, chấp đoạn, chấp không nhân duyên, chấp không nhân quả tội phước, ...Vì những tà kiến đó sẽ đưa đến tà tư duy, tà ngữ, tà hạnh, thân hành tà, khẩu hành tà, ý hành tà ... chẳng những mang đến hậu quả tai hại trong hiện đời mà cả trong đời sau nữa.

VII- BHIKKHU-VAGGA :

61- Ambalatthikà Ràhulovàda sutta : (Kinh Giáo Giới La Hầu La ở Ambalatthikà) Đức Phật dạy Ràhula giữ giới không nói dối, và dạy pháp môn tịnh hóa thân khẩu ý, tại lâm viên Ambalatthikà.

62- Mahà Ràhulovàda sutta : (Đại kinh Giáo Giới La Hầu La) Đức Phật dạy Ràhula pháp quán tứ đại(đất, nước, gió, lửa) với ý nghĩ “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta". Phật dạy Ràhula cách tu tập theo tứ đại để bỏ lòng tham đắm và sân hận. Phật dạy Ràhula pháp quán niệm hơi thởđể an tịnh thân tâm và ý.

63- Culla Màlunkyaputta sutta : (Tiểu kinh Màlunkyaputta) Đức Phật nói với khất sĩ Màlunkyaputta nên thọ trì những gì Phật giảng dạyvì những điều đó có lợi ích cho sự tu tập để giải thoát khỏi mọi khổ đau và đạt đến niết bàn an lạc thanh tịnh, và không nên thắc mắc về những câu hỏi siêu hình về ngã và thế giới vì những điều đó không có lợi ích gì cho sự tu tập.

64- Mahà Màlunkyaputta sutta : (Đại kinh Màlunkyaputta) Đức Phật nói với khất sĩ Màlunkyaputta và Ànanda về 5 hạ phần kiết sửlà tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi. Phật chỉ con đường để đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử bằng cách tu tập từ Sơ thiền đến Vô sở hữu xứ để đạt tâm giải thoát hay tuệ giải thoát tùy theo căn tánh mỗi người.

65- Bhaddàli sutta : (Kinh Bhaddàli) Bhàddali sám hối với Phật lỗi lầm của mình đã không tôn trọng giới “Nhất tọa thực”. Phật dạy tỳ kheo phạm giới phải biết sám hối, và các vị tỳ kheo khác nên có lòng từ bivà đối xử tử tế với tỳ vị kheo phạm lỗi. Cuối kinh có ví dụ về người huấn luyện ngựa giỏi.

66- Latukikopama sutta : (Kinh Ví Dụ Chim Cáy) Phật dạy trì giới phải miên mật, không nên xem thường các giới nhẹ, không nên nãn chí đối với các giới nặng; nên trì giới với tâm hoan hỉ, tín thọ, phụng hành, thì việc trì giới mới trở nên dễ dàng và đưa đến kết quả tốt đẹp. Chính nhờ trì giới, xa lìa, từ bỏ, đoạn trừ, diệt tận các ái dục và bất thiện pháp mà người tu mới có thể tiến từ sơ thiền đến diệt thọ tưởng định.

67- Càtuma sutta : (Kinh Càtuma) Đức Phật không hài lòng về một nhóm khất sĩ trẻ ồn ào như chợ cá tại Càtuma, ngài đuổi họ ra. Sau khi được Sàriputta và Moggallàna hướng dẫn vào sám hối với Phật, Phật giảng về bốn hiểm họa chờ đợi những người mới xuất gia: buồn giận vì tự ái, quen tham ăn, quen hưởng dục lạc của 5 giác quan, bị dục tình cám dỗ.

68- Nàlakapàna sutta : (Kinh Nàlakapàna) Đức Phật hỏi Anuruddha và 6 đệ tử khác về lý do xuất gia. Phật nói lý do chánh đáng để xuất gia là muốn hết đau khổ được an lạc. Muốn được như vậy thì việc đầu tiên phải thành tựu là ly dục, ly bất thiện pháp để tâm sanh hỷ lạc. Nhờ có tâm hỷ lạc cao thượng này mới diệt trừ được tâm dục lạc phàm phu.

69- Gulissàni sutta : (Kinh Gulissàni) Thượng tọa Sàriputta nhắc nhở các giới luật mà những tu sĩ quen sống độc cư trong rừng núi như Gulissàni phải tôn trọng khi trở về sống chung với tăng đoàn ở thành thị.

70- Kìtàgiri sutta : (Kinh Kìtàgiri) Phật dạy nên từ bỏ các lạc thọ làm tăng trưởng các bất thiện pháp, và nên an trú các lạc thọ làm tăng trưởng các thiện pháp; nhưng sau khi an trú một thời gian cũng phải từ bỏ các lạc thọ đó để tu tiến đến các lạc thọ cao hơn, cho đến khi đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc và đạt được tịch tịnh giải thoát.

VIII- PARIBBÀJAKA-VAGGA :

71- Tevìjja Vacchagotta sutta : (Kinh Vacchagotta về Tam Minh) Đức Phật bác bỏ lời đồn : “Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết trí, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến hoàn toàn khi đi, khi đứng, khi ngủ, khi thức, tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục”. Phật bảo Vacchagotta sự thực chỉ nên nói “Sa môn Gotama là bậc có Tam Minh(Tevìjja)” tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.

72- Aggi Vacchagotta sutta : (Kinh Vacchagotta về Lửa) Vacchagotta nêu ra những câu hỏi về thế giới, về sinh mạng, về Như Lai đều bị Phật phủ nhận câu trả lời định sẵn. Phật bảo những câu hỏi đó đều phát sinh từ kiến chấp và tà kiến cho nên những câu trả lời kia cũng đều nằm trong kiến chấp và tà kiến không đưa đến từ bỏ, đoạn diệt và giải thoát. Đức Phật hỏi lại: Sau khi ngọn lửa tắt, ngọn lửa đi về đâu ?

73- Mahà Vacchagotta sutta : (Đại kinh Vacchagotta) Đức Phật giải thích cho tu sĩ khổ hạnh Vacchagotta về các thiện và bất thiện pháp; nói về số tứ chúng đã thành đạo lúc bấy giờ; dạy cách tu tập chỉ và quán để đạt định, tuệ, lục thông và tam minh.

74- Dìghanakha sutta : (Kinh Trường Trảo) Đức Phật bác bỏ chủ thuyết của tu sĩ khổ hạnh Dìghanakha, và giải thích về tánh vô thường của thân và ba cảm thọ(lạc, khổ, trung tính). Cuối cùng Phật dạy từ bỏ các kiến chấp và cảm thọ để trừ tham dục và đạt giải thoát. Đại đức Sàriputta nhân dịp này đắc quả A-la-hán. Dìghanakha được pháp nhãn thanh tịnh và xin quy y Tam Bảo.

75- Màgandiyà sutta : (Kinh Màgandiyà) Du sĩ Màgandiyà nghe lời xuyên tạc của ngoại đạo cho rằng “Sa môn Gotama là người phá hoại sự sống” vì Phật dạy phòng hộ sáu căn không nên ái nhiễm sắc thanh hương vị xúc pháp. Phật giảng phải từ bỏ dục lạc của sáu căn để được hỷ lạc cao hơndo ly dục ly bất thiện pháp có tầm có tứ; rồi diệt tầm và tứ để được hỷ lạc của tâm định, và tiến lần đến các lạc thọ vi tế thanh cao hơn.

76- Sandaka sutta : (Kinh Sandaka) Thượng tọa Ànanda nói với tu sĩ khổ hạnh Sandaka về tám luận thuyết sai lầm của ngoại đạo, và trình bày pháp môn thiền của Phật dạy để tu chứng từ sơ thiền đến tam minh.

77- Mahà Sakuludàyi sutta : (Đại kinh Sakuludàyi) Phật nói với du sĩ Sakuludàyi về 5 lý do vì sao đức Phật được tôn vinh: Phật đầy đủ Giới hạnh, đầy đủ Tri kiến, đầy đủ Trí tuệ, Giáo pháp Tứ đế đáp ứng đúng nhu cầu giải khổ của chúng sanh, nhiều Pháp môn tu thích hợp với từng căn cơ của mỗi người. Trong kinh này Phật kể ra rất nhiều pháp môn tu mà Phật đã dạy.

78- Samanàmandikà sutta : (Kinh Samanàmandikà) Phật dạy 10 pháp tu để trở thành bậc vô thượng giác: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.

79- Culla Sakuludàyi sutta : (Tiểu kinh Sakuludàyi) Sakuludàyi, một bậc giáo thọ trong giáo phái Nigantha Nàtaputta, trình bày giáo lý của đạo này. Đức Phật chỉ rõ những chỗ sai lầm trong giáo lý đó, và nói đường lối tu tập trong giáo lý của Phật từ sơ thiền đến tam minh.

80- Vekhanassa sutta : (Kinh Vekhanassa) Phật nói chuyện với du sĩ Kaccàna Vekhanassa giống như kinh 79 nhưng không có phần chỉ về đường lối tu thiền của Phật dạy.

IX- RÀJA-VAGGA :

81- Ghatìkàra sutta : (Kinh Ghatìkàra) Đức Phật nói với Ànanda về kiếp trước của ngài là Jotipàla và bạn thân là Ghatikàra, và về chuyện đức Phật Kassapa từ chối lời mời của vua Kiki xứ Kasi thỉnh Phật nhập hạ tại Baranasi vì Phật đã nhận lời mời của người thợ đồ gốm Ghatikàra, một đàn tín thù thắng, thỉnh Phật nhập hạ tại Vebhalinga.

82- Ratthapàla sutta : (Kinh Ratthapàla) Thanh niên Ratthapàla xin phép cha mẹ đi xuất gia với Phật. Sau khi thành đạo ông nói với cha mẹ và vua Koravya xứ Kuru lý do vì sau ông xuất gia. Chính là vì nhận thức được hiễm họa của vô thường, giả dối, tham ái, tham dục, tham vọng, đau khổ ở đời qua các bài giảng của đức Phật.

83- Makhàdeva sutta : (Kinh Makhàdeva) Chuyện tiền thân đức Phật là vua Makhàdeva, truyền ngôi đến đời vua Nemi. Sau câu chuyện, Phật bảo Ànanda: "Truyền thống tốt đẹp Thánh Đạo Tám Ngành này do Ta thiết lập, các Ông hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta". Người tối hậu là người làm gián đoạn truyền thống.

84- Madhura sutta : (Kinh Madhura) Thượng tọa Kaccàna thuyết pháp cho vua Madhura ở xứ Avanti về sự bình đẳng của bốn giai cấpKhattiya, Bràhmana, Vessa và Sudda; giá trị con người chỉ căn cứ vào hành động thiện hay ác của mỗi người.

85- Bodhiràja Kumàra sutta : (Kinh Vương Tử Bồ Đề) Đức Phật viếng vương tử Bodhi, và nói với ông về chuyện ngài xuất gia, tinh tấn tu tập và thành đạo. Như trong kinh số 26 và 36.

86- Angulimàla sutta : (Kinh Angulimàla) Chuyện đức Phật độ tên sát nhân Angulimàla (Vô Não) ở Sàvatthi.

87- Piyajàtika sutta : (Kinh Ái Sanh) Đức Phật an ủi một người đàn ông mất con rằng “có thương thì có khổ”. Vua Pasenadi và hoàng hậu Mallikà bất đồng ý kiến với nhau về lời khuyên này.

88- Bàhitika sutta : (Kinh Bàhitika) Ànanda trả lời câu hỏi của vua Pasenadi về giá trị các hành động, tư tưởng và lời nói của Phật; vua tặng ông một tấm vải quý (bàhitika) để may y.

89- Dhammacetiya sutta : (Kinh Pháp Trang Nghiêm) Vua Pasenadi viếng Phật tại Medalumpa gần Kapilavatthu. Vua Pasenadi bày tỏ đức tin của mình đối với Tam Bảo bằng cách trình bày với Phật những nhận xét của mình về các đức tính của Phật, của Giáo pháp và của chư Tăng.

90- Kannakatthala sutta : (Kinh Kannakatthala) Phật trả lời các câu hỏi của vua Pasenadi về nhất thiết trí (omniscience), về sự thanh tịnh của bốn giai cấp xã hội, về chư Thiên và Phạm thiên còn phải trở lại đời sống thế gian không.

X- BRÀHMANA-VAGGA :

91- Brahmàyu sutta : (Kinh Brahmàyu) Bà-la-môn Brahmàyu là người cao niên, giàu có, danh vọng, giỏi chú thuật và tướng số, cùng với đệ tử là Uttara đến viếng Phật để xem32 tướng tốt, quan sát sinh hoạt hằng ngày của Phật và nghe pháp. Brahmàyu được Phật độ và thành đạo.

92- Sela sutta : (Kinh Sela) Tu sĩ khổ hạnh Keniya thỉnh Phật và các vị khất sĩ đến nhà dự lễ cúng dường. Vị Bà-la-môn Sela nhìn thấy 32 tướng tốtcủa Phật liền xin xuất gia. Sau 7 ngày cả Keniya và Sela đều thành đạo.

93- Assalàyana sutta : (Kinh Assalàyana) Đức Phật dùng nhiều thí dụ thiết thực để chỉ cho vị Bà-la-môn trẻ tên Assalàyana thấy rõ thành kiến phân chia giai cấp xã hội là phi lý. Giá trị mỗi người chỉ tùy thuộc vào tư cách đạo đức và hành động của người ấy.

94- Ghotamukha sutta : (Kinh Ghotamukha) Sau khi Phật nhập niết bàn, thượng tọa Udena giảng cho Bà-la-môn Ghotamukha về hạng người cao thượng nhất trong bốn hạng người. Đó là hạng người vừa không làm khổ mình, không chuyên tâm làm khổ mình, vừa không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người, không tham dục, an lạc tịch tịnh.

95- Cankì sutta : (Kinh Cankì) Đức Phật giảng cho Bà-la-môn Kapathika về cách hộ trì chân lý, giác ngộ chân lý và chứng đạt chân lý. Kinh này rất ích lợi cho những người muốn tìm học Chánh pháp.

96- Esukàri sutta : Đức Phật giảng cho Bà la môn Esukàri về tính bình đẳng của giá trị con người trong mọi giai cấp xã hội. Việc phụng sự cho một người chỉ có giá trị thực sự nếu người phụng sự và người được phụng sự đều trở nên tốt hơn nhờ việc phụng sự đó. Bất cứ người trong giai cấp nào quyết tâm tu tập theo Chánh pháp cũng đều có thể thành đạo.

97- Dhànanjàni sutta : (Kinh Dhànanjàni) Thượng tọa Sàriputta nói với vị Bà-la-môn Dhànanjàni rằng bổn phận đối với gia đình và xã hội không phải là lý do để làm chuyện quấy.Bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng có thể làm việc thiện. Khi Dhànanjàni hấp hối, Sàriputta hộ niệm và độ ông sanh vào cõi Phạm Thiên.

98- Vàsettha sutta : (Kinh Vàsettha) Phật giảng cho Vàsettha và Bhàradvàja thế nào là một vị Bà-la-môn chân chính: chính là do giới hạnh tức là do đạo đức và hành động chứ không phải do dòng dõi cha mẹ ông bà.

99- Subha sutta : Đức Phật nói với Subha Todeyyaputta là cư sĩ hay tu sĩ đều có thể thành đạo, nhưng trước hết phải diệt trừ năm triền cái và xả ly năm dục trưởng dưỡngthì mới có được tri kiến như thật để vào dòng thánh.

100- Sangàrava sutta : (Kinh Sangàrava) Đức Phật nói với Bà-la-môn Sangarava về đời sống xuất gia, tinh tấn tu hành và thành đạo của mình như trong kinh số 26 và 36.

XI- DEVADAHA-VAGGA :

101- Devadaha sutta : (Kinh Devadaha) Đức Phật chỉ rõ những điểm mâu thuẩn trong giáo lý của giáo phái Nigantha, và chỉ rõ đường lối tu tập theo Chánh pháp. Đường lối tu tập này có khả năng đưa đến an lạc và hạnh phúc ngay trong hiện tại và cả trong đời sau.

102- Pancattàya sutta : (Kinh Năm Ba) Đức Phật nói về 5 quan niệm thông thường về ngã, có thể tóm lược lại còn 3 là chấp ngã, chấp dị ngã và chấp tương tại ngã đối với 5 uẩn. Đức Phật nói: Các chấp về ngã và thế giới đều nằm trong các pháp hữu vi, Như Lai đã tự giải thoát khỏi hữu vi pháp, đã vượt khỏi hữu vi pháp, đã tuệ tri vô thượng tịch tịnh, tối thắng đạo,nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải thoát không chấp thủ.

103- Kinti sutta : (Kinh Như Thế Nào) Phật dạy các vị khất sĩ phải đối xử với nhau như thế nào khi có sự bất đồng ý kiến về ý nghĩa hay về văn tự trong Giáo pháp, hay khi có vị khất sĩ vi phạm giới luật. Không nên tranh cãi vô ích, nhưng nên giúp đỡ nhau trên đường tu tiến.

104- Sàmagàma sutta : (Kinh Làng Sàma) Được tin giáo chủ đạo Jaina là Nàtaputta qua đời tại Pàvà (như trong Kinh Trường Bộ số 29), đức Phật dạy 7 nguyên tắc xử lý các cuộc tranh cãi(Thất diệt tránh pháp), và 6 nguyên tắc sống hòa hợp(Lục Hòa) trong Giáo Đoàn.

105- Sunakkhattà sutta : (Kinh Thiện Tinh) Đức Phật giảng cho Sunakkhattà biết sự khác biệt giữa người thật sự thành đạo và người tưởng lầm là mình đã thành đạo. Người thật sự thành đạo không còn tìm cầu 5 dục trưởng dưỡng nên được giải thoát; người chưa thành đạo vẫn còn tìm cầu 5 dục trưởng dưỡng, vẫn còn các kiết sử tham sân si, nên vẫn còn đau khổ.

106- Ànanjasappàya sutta : (Kinh Bất Động Lợi Ích) Đức Phật giảng các phương pháp thiền quántừ Bất động tưởng, Vô sở hữu xứ tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cuối cùng cũng không chấp thủ, phải xả bỏ tất cả để được giải thoát hoàn toàn.

107- Ganaka Moggallàna sutta : (Kinh Ganaka Moggallàna) Đức Phật nói với Bà la môn Ganaka Moggallàna về cách Ngài dạy đệ tử tuần tự theo thứ lớp từ dễ đến khó. Người mới tu cũng nên theo đúng thứ tự này.

108- Gopàka Moggallàna sutta : (Kinh Gopàka Moggallàna) Sau khi Phật nhập diệt, thượng tọa Ànanda xác nhận với Gopàka Moggallàna là hiện chưa có vị đệ tử nào bằng Phật cả. Thượng tọa nói với vị đại thần Vassakàra rằng đức Phật không có chỉ định ai kế vị Phật cả, Phật bảo các khất sĩ phải lấy Giáo Pháp và Giới Luật làm nơi nương tựa, y chỉ.

109- Mahà Punnàma sutta : (Đại kinh Mãn Nguyệt) Nhơn một đêm trăng rằm, đức Phật giảng cách quán 5 uẩn(khanda) đều là vô thường, là khổ, là vô ngã để trừ ngã chấp và đạt giải thoát.

110- Culla Punnàma sutta : (Tiểu kinh Mãn Nguyệt) Nhơn một đêm trăng rằm, đức Phật giảng thế nào là người bất chánh, thế nào là người chơn chánhvà sự tái sanh của hai hạng người này.

XII- ANUPADA-VAGGA :

111- Anupada sutta : (Kinh Bất Đoạn) Đức Phật nói về phương pháp thiền quán liên tục không gián đoạn của thượng tọa Sàriputta. Đây là một bài pháp về Thiền đầy đủ nhất từ Sơ thiền đến Diệt thọ tưởng.

112- Chabbisodana sutta : (Kinh Sáu Thanh Tịnh) Đức Phật chỉ cách làm sao biết được một khất sĩ đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát.

113- Sappurisa sutta : (Kinh Chân Nhân) Phật dạy: Một người xuất gia chân chính(Chân nhân) không bao giờ có ý khen mình chê người bất cứ vì lý do gì, bất cứ trong trường hợp nào, trái lại phải luôn luôn lo diệt trừ tham sân si trong tâm mình.

114- Sevitabba asevitabba sutta : (Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì) Đức Phật nêu ra vắn tắt những điều nên làm và những điều không nên làm. Thượng tọa Sàriputta giải thích rộng ra lý do vì sao. Tóm lại điều nào làm tăng thiện pháp và làm giảm bất thiện pháp là điều nên làm.

115- Bahudhàtuka sutta : (Kinh Đa Giới) Đức Phật nói với thượng tọa Ànanda những điều mà một tỳ kheo hiền trí nên suy tưtìm hiểu để vượt qua mọi sợ hải, thất vọng và hoạn nạn.

116- Isigili sutta : (Kinh Thôn Tiên) Đức Phật giải thích tên của ngọn núi Isigili ở Ràjagaha, và kể tên các vị Bích Chi Phật trước kia ở đây.

117- Mahà Cattàrìsaka sutta : (Đại kinh Bốn Mươi) Đức Phật giảng về Bát Chánh Đạovà nói thêm về Chánh tríChánh giải thoát. Từ Chánh kiến đến Chánh giải thoát là 10 Chánh đạo. Mười Chánh đạo làm sanh khởi 10 thiện pháp. Mười Tà đạo làm sanh khởi 10 bất thiện pháp. Như vậy là Đại pháp môn Bốn Mươi, gồm 20 thiện phần và 20 bất thiện phần.

118- Ànàpànasati sutta : (Kinh An Bang Thủ Ý) Phật dạy 16 phương pháp quán niệm hơi thởvào ra và sự lợi ích của việc thực hành Quán Niệm Hơi Thở. Cách thực hành song song Quán niệm hơi thở, Quán bốn niệm xứ và Bảy giác chi để đạt đến giải thoát viên mãn.

119- Kàyagatàsati sutta : (Kinh Thân Hành Niệm) Nói về phương pháp và sự lợi ích của việc thực hành Quán Niệm Về Thân, tức phần đầu của Tứ Niệm Xứ.

120- Samkhàruppatti sutta : (Kinh Hành Sanh) Phật nói về sự tái sanh của một người tùy theo hành nghiệp và nguyện lực của người đó.

XIII- SUNNATA-VAGGA :

121- Culla-Sunnata sutta : (Kinh Tiểu Không) Phật dạy cách tu tập quán và an trú tánh Không, từ Không vô biên xứ đến Diệt thọ tưởng, để chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh.

122- Mahà-Sunnata sutta : (Kinh Đại Không) Đức Phật chỉ cáchan chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm, cách tu chứng từ sơ thiền đến tứ thiền, cách an trú thiền trong khi đi đứng ngồi nằm, cách quán sát tự tâm để trừ năm dục trưởng dưỡng, cách tùy quán sự sanh diệt để đoạn tận 5 thủ uẩn.

123- Accariyabbhutadhamma sutta : (Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp) Ngài Ànanda kể lại lời Đức Phật nói về những điều hy hữu và huyền diệu trong đời vị Bồ tát Vessantàra(Hộ Minh), từ lúc rời cung trời Đâu Suất (Tusita), nhập thai và đản sanh.

124- Bakkula sutta : (Kinh Bakkula) Thượng tọa Bakkula kể lại cho bạn ông là đạo sĩ lõa thể Acela Kassapa về cuộc đời 80 năm xuất gia của ông không bao giờ có dục tưởng. Nghe xong Acela Kassapa bày tỏ lòng khâm phục và xin xuất gia theo Phật, ít lâu sau đắc quả A la hán.

125- Dantàbhùmi sutta : (Kinh Điều Ngự Địa) Đức Phật nói cách điều phục voiđể chỉ sa di Aciravata cách thuyết pháp hướng dẫn hoàng tử Jayasena theo thứ lớp tu tập từ dễ đến khó tùy theo căn cơ và khả năng.

126- Bhùmija sutta : (Kinh Phù Di) Hoàng tử Jayasena hỏi đại đức Bhumija cần có ước nguyện thực hành phạm hạnh để dạt được các quả vị tu chứng không ? Đại đức đáp xong, đến hỏi Phật xem câu trả lời của mình có đúng không. Phật đưa ra nhiều thí dụ để chỉ rằng điều kiện tiên quyết để đạt được các quả vị là phải thực hành phạm hạnh đúng Chánh pháp.

127- Anuruddha sutta : (Kinh A Na Luật) Anuruddha nhận lời đến thọ trai tại nhà cư sĩ Pancakanga, và giải thích cho ông về sự khác biệt giữa Đại hành tâm giải thoát và Vô lượng tâm giải thoát, và sự khác nhau giữa các hào quang của chư Thiên.

128- Upakkilesa sutta : (Kinh Tùy Phiền Não) Đức Phật tìm cách hòa giải cuộc tranh cãi giữa hai nhóm khất sĩ tại Kosambì. Cuối cùng đức Phật bỏ đi. Phật gặp đại đức Bhagu ở làng Balakalonakara. Rồi Phật đến Pacinavamsadaya gặp các đại đức Anuruddha, Kimbila và Nandiya, giảng về cách đoạn trừ phiền não trong tâm và cách tu tập ba loại địnhtrong khi thực hành thiền để đạt được hào quang, các sắc pháp, tri kiến và giải thoát.

129- Bàlapandita sutta : (Kinh Hiền Ngu) Đức Phật nói về ba ác nghiệp của người nguđưa đến các quả báo ác như thế nào, và ba thiện nghiệp của người tríđưa đến các quả báo thiện như thế nào ở đời này và cả đời sau.

130- Devadùta sutta : (Kinh Thiên Sứ) Đức Phật nói về những thống khổ cùng cực của những chúng sanh sống phóng dật theo ba nghiệp ác về hành động, lời nói, ý tưởng. Đức Phật nói về các Thiên sứ ở đời, về vua trời Yama và các cực hình đáng ghê sợ trong cảnh giới Địa ngục.

XIV- VIBHANGA-VAGGA :

131- Bhaddekarattà sutta : (Kinh Nhất Dạ Hiền) “Đừng tìm về quá khứ, Đừng tưởng tới tương lai, Quá khứ đã không còn, Tương lai thì chưa tới, Hãy quán sát sự sống, Trong giờ phút hiện tại, An lạc và thảnh thơi...”

132- Ànanda bhaddekarattà sutta : (Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền) Thượng tọa Ànanda thuyết giảng lại bài kệ trên.

133- Mahàkaccàna bhaddekarattà sutta : (Kinh Đại Ca Chiên Diên Nhất Dạ Hiền) Thượng tọa Mahàkaccàna giảng rộng ý nghĩa bài kệ trên tại tinh xá Tapoda ở Ràjagaha.

134- Lomasakangiya bhaddekarattà sutta : (Kinh Lomasakangiya Nhất Dạ Hiền) Đức Phật giải thích bài kệ trên cho ông Lomasakangiya tại tinh xá Nigrodha ở Kapilavatthu. Đại ý như kinh số 133.

135- Culla kammavibhanga sutta : (Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt) Subha Todeyyaputta hỏi Phật vì sau cũng đồng là người mà có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Đức Phật giải thích về thân, khẩu, ý nghiệp và hậu quả của chúng ở đời sau.

136- Mahà kammavibhanga sutta : (Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt) Ngoại đạo Potaliputta vu cáo Phật nói thân nghiệp và khẩu nghiệp đều là hư vọng, chỉ có ý nghiệp mới là chân thật. Đức Phật trình bày quan điểm của mình về nghiệp quả trong ba đời: có nhân quá khứ quả hiện tại, có nhân hiện tại quả hiện tại, có nhân hiện tại quả vị lai.

137- Salàyatanavibhanga sutta : (Kinh Phân Biệt Sáu Xứ ) Đức Phật giảng về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc, 18 ý hành, 36 loại hữu tình, và 3 niệm xứ của bậc Thánh.

138- Uddesavibhanga sutta : (Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết) Đức Phật tổng thuyết pháp tu căn viên thông và thức thanh tịnh; thượng tọa Mahàkaccàna giải thích chi tiết.

139- Aranavibhanga sutta : (Kinh Vô Tránh Phân Biệt) Đức Phật giảng về Vô Tránh[6]Pháp tức là Chánh ngữ, và Vô Tránh Đạo tức là Chánh đạo, làTrung đạo, là Bát chánh đạo.

140- Dhàtuvibhanga sutta : (Kinh Giới Phân Biệt) Đức Phật giảng cho khất sĩ Pukkusàti, một đệ tử chưa bao giờ gặp mặt, về cách an trúsáu giới[7], sáu xúc xứ[8], mười tám ý hành[9], bốn thắng xứ[10]để đạt niết bàn tịch tịnh.

141- Saccavibhanga sutta : (Kinh Phân Biệt Sự Thật) Đức Phật trình bày Bốn Thánh Đế, thượng tọa Sàriputta giải thích chi tiết.

142- Dakkhinàvibhanga sutta : (Kinh Phân Biệt Cúng Dường) Nhân dịp hoàng hậu Mahà Pajàpati cúng dường Phật hai áo cà-sa; đức Phật giải thích về 14 loại cúng dường hay bố thítùy theo hạng người nhận, và 4 sự thanh tịnh của các loại cúng dường hay bố thí.

XV- SALÀYATANA-VAGGA :

143- Anàthapindikovàda sutta : (Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc) Thượng tọa Sàriputta hộ niệm cho ông Anàthapindika lúc sắp qua đời. Ngài chỉ cho ông cách hộ trì sáu căn, quán mười giới (10 đại) đều vô ngã, quán năm uẩn là không, xả Không vô biên xứ, xả Thức vô biên xứ, xả Vô sở hữu xứ, xả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, xả tất cả thế giới. Sau khi chết, ông Anàthapindika được sanh về cung trời Đâu Suất (Tusita), và trở về thế gian viếng Phật.

144- Channovàda sutta : (Kinh Giáo Giới Channa) Thượng tọa Sàriputta và Thượng tọa Mahàcunda hộ niệm cho Thượng tọa Channa(Xa Nặc) bệnh nặng. Thượng tọa Sàriputta chỉ cách quán 18 giới phân biệt; Thượng tọa Mahàcunda chỉ cách hành xả, không chấp trước. Nhưng cuối cùng Channa tự sát. Phật nói Channa không tự sát để chấp thủ thân khác.

145- Punnovàda sutta : (Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na) Đức Phật dạy thượng tọa Punna Mantàniputta về tập khởi của dục hỷ từ nơi sáu căn là tập khởi của đau khổ. Rồi Phật phái thượng tọa đi hoằng pháp tại xứ Sunaparantà ở phương tây, nơi có dân chúng rất hung dữ và thô bạo.

146- Nandàkovàda sutta : (Kinh Giáo Giới Nandàka) Hoàng hậu Mahà Pajàpati và 500 nữ khất sĩ thỉnh Phật ban huấn từ. Phật bảo đại đức Nandàka (Nandà) làm việc này. Đại đức giảng về 18 giới và 3 loại cảm thọ đều là vô thường, mà vô thường là khổ, vậy nên tu tập 7 giác chiđể xa lìa, ly tham, đoạn diệt, từ bỏ, hầu đạt đến chánh trí và giải thoát.

147- Culla Ràhulovàda sutta : (Tiểu kinh Giáo Giới La Hầu La) Đức Phật dắt Ràhula vào rừng Andhavana, giảng cho nghe về 6 căn, 6 trần, 6 thức và 5 uẩn đều là vô thường, khổ, biến hoại, do đó không có gì đáng gọi là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Vậy nên tu tập xa lìa, ly tham, từ bỏ để được giải thoát. Nghe xong kinh này Ràhula và hằng ngàn chư thiên đều hết lậu hoặc.

148- Chachakka sutta : (Kinh Sáu Sáu) Đức Phật giảng về 6 căn, sáu trần và 6 thức duyên sanh 6 xúc, 6 xúc duyên sanh 6 thọ, 6 thọ duyên sanh 6 ái. Tất cả 36 pháp ấy đều là vô thường, không thể chấp thủ là tự ngã, mà phải xa lìa, ly tham, từ bỏ để được giải thoát.

149- Mahà Salàyatanika sutta : (Đại kinh Sáu Xứ) Đức Phật tóm lượt con đường tu tập tuần tự từ Chánh kiến về 6 căn đến Tam minh và Giải thoát.

150- Nàgaravindeyya sutta : (Kinh nói cho dân Nàgaravinda) Đức Phật nói với dân chúng làng Nàgaravinda về các Sa-môn và Bà-la-môn nào đáng được tôn vinh. Đó là những vị đang tịnh hóa 6 căn và 3 nghiệp để làm giảm thiểu tham sân si.

151- Pindapàtapàrisuddhi sutta : (Kinh Khất Thực Thanh Tịnh) Đức Phật khen thượng tọa Sàriputta thường an trú nơi tánh không; rồi ngài nói một Tỳ kheo, trong khi đi khất thực, phải làm cho việc khất thực được thanh tịnh bằng cách lo đoạn trừ dục, tham, sân, si và hận tâm, đoạn trừ 5 dục trưởng dưỡng, 5 triền cái, liễu tri 5 thủ uẩn, tu tập 37 phẩm trợ đạo, tu tập chỉ và quán, chứng ngộ minh và giải thoát; khi đã đạt được kết quả rồi nên an trú hỷ và hân hoan để tiếp tục tu học các thiện pháp.

152- Indriyabhàvanà sutta : (Kinh Căn Tu Tập) Đức Phật dạy pháp tu Căn viên thông: Khi căn, trần và thức duyên sanh xúc, xúc duyên sanh khổ thọ, lạc thọ hay bất khổ bất lạc thọ, người tu đều phải xa lìa tất cả xúc thọ, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

3/- Samyutta Nikàya[11](Tương Ưng Bộ), gom góp những bài Pháp rải rác để giải thích từng điểm trong Phật pháp, sắp xếp theo từng đề mục. Nội dung nhằm giúp người học Phật hiểu rõ Giáo lý của đức Phật. Gồm 5 tập (vagga), 56 chương (tương ưng, samyutta), 2.889[12]kinh (sutta) :

Tập I- SAGÀTHA-VAGGA (Thiên có kệ): Có 11 chương (samyutta):

Chương 1: Tương ưng Chư Thiên (Devata samyutta).

Chương 2: Tương ưng Thiên Tử (Devaputta samyutta).

Chương 3: Tương ưng Kosala (Kosala samyutta).

Chương 4: Tương ưng Ác Ma (Màra samyutta).

Chương 5: Tương ưng Tỳ Kheo Ni (Bhikkhuni samyutta).

Chương 6: Tương ưng Phạm Thiên (Brahmà samyutta).

Chương 7: Tương ưng Bà La Môn (Bràhmana samyutta).

Chương 8: Tương ưng Trưởng Lão Vangìsa (Vangìsa samyutta).

Chương 9: Tương ưng Rừng (Vana samyutta).

Chương 10: Tương ưng Dạ Xoa (Yakkha samyutta).

Chương 11: Tương ưng Sakka (Sakka samyutta).

Tập II- NIDÀNA-VAGGA (Thiên Nhân Duyên): Có 10 chương (samyutta):

Chương 12: Tương ưng Nhân Duyên (Nidana samyutta: Paticca-samuppada).

Chương 13: Tương ưng Minh Kiến (Abhisamayà samyutta).

Chương 14: Tương ưng Giới (Dhatu samyutta).

Chương 15: Tương ưng Vô Thỉ (Anatamagga samyutta).

Chương 16: Tương ưng Kassapa (Kassapa samyutta).

Chương 17: Tương ưng Lợi Đắc Cung Kính (Labhasakkara samyutta).

Chương 18: Tương ưng Ràhula (Ràhula samyutta).

Chương 19: Tương ưng Lakkhana (Lakkhana samyutta).

Chương 20: Tương ưng Thí Dụ (Opamma samyutta).

Chương 21: Tương ưng Tỳ Kheo (Bhikkhu samyutta).

Tập III- KHANDHA-VAGGA (Thiên Uẩn): Có 13 chương (samyutta):

Chương 22: Tương ưng Uẩn (Khandha samyutta).

Chương 23: Tương ưng Radha (Radha samyutta).

Chương 24: Tương ưng Tà Kiến (Ditthi samyutta).

Chương 25: Tương ưng Nhập (Okkantà samyutta).

Chương 26: Tương ưng Sanh (Uppada samyutta).

Chương 27: Tương ưng Phiền Não (Kilesa samyutta).

Chương 28: Tương ưng Sàriputta (Sàriputta samyutta).

Chương 29: Tương ưng Loài Rồng (Nàga samyutta).

Chương 30: Tương ưng Kim Xí Điểu (Supanna samyutta).

Chương 31: Tương ưng Càn Thát Bà (Gandhabbakaya samyutta).

Chương 32: Tương ưng Thần Mây (Valahaka samyutta).

Chương 33: Tương ưng Vacchagotta (Vacchagotta samyutta).

Chương 34: Tương ưng Thiền (Jhana samyutta).

Tập IV- SALÀYATANA-VAGGA (Thiên Sáu Xứ): Có 10 chương (samyutta):

Chương 35: Tương ưng Sáu Xứ (Salàyatana samyutta).

Chương 36: Tương ưng Thọ (Vedanà samyutta).

Chương 37: Tương ưng Nữ Nhân (Matugama samyutta).

Chương 38: Tương ưng Jambukhadaka (Jambukhadaka samyutta).

Chương 39: Tương ưng Samandaka (Samandaka samyutta).

Chương 40: Tương ưng Moggallàna (Moggallàna samyutta).

Chương 41: Tương ưng Tâm (Citta samyutta).

Chương 42: Tương ưng Thôn Trưởng (Gamani samyutta).

Chương 43: Tương ưng Vô Vi (Asankhata samyutta).

Chương 44: Tương ưng Không Thuyết (Avyakata samyutta).

Tập V- MAHÀ-VAGGA (Thiên Đại Phẩm): Có 12 chương (samyutta):

Chương 45: Tương ưng Đạo (Magga samyutta).

Chương 46: Tương ưng Bảy Giác Chi (Bojjhanga samyutta).

Chương 47: Tương ưng Bốn Niệm Xứ (Satipatthàna samyutta).

Chương 48: Tương ưng Năm Căn (Indriya samyutta).

Chương 49: Tương ưng Năm Chánh Cần (Sammàppadhana samyutta).

Chương 50: Tương ưng Năm Lực (Bala samyutta).

Chương 51: Tương ưng Bốn Như Ý Túc (Iddhipada samyutta).

Chương 52: Tương ưng Anuruddha (Anuruddha samyutta).

Chương 53: Tương ưng Thiền (Jhana samyutta).

Chương 54: Tương ưng Quán Niệm Hơi Thở (Ànàpàna samyutta).

Chương 55: Tương ưng Dự Lưu (Sotapatti samyutta).

Chương 56: Tương ưng Bốn Sự Thật (Sacca samyutta).

4/- Anguttara Nikàya[13](Tăng Chi Bộ), gồm 11 chương (nhóm, nipàta), 171 phẩm (vagga), 2.308 kinh (sutta). Nipàta thứ nhất nói về nhận thức thật đơn giản của con người đối với một sắc, một thanh, một hương, một vị, một xúc, một pháp. Nipàta thứ hai nói về nhận thức của con người đối với hai sắc, hai thanh, hai hương, hai vị, hai xúc, hai pháp. Lần đến nipàta thứ 11 nói về 11 đức tính của một em bé chăn trâu giỏi, tương ứng với 11 đức tính mà một vị khất sĩ giỏi cần có.

1- Chương Một Pháp (Ekakanipàta)

01 Phẩm Sắc (Cittapariyàdànavaggo)

02 Phẩm Đoạn Triền Cái (Navaranappahànavaggo)

03 Phẩm Khó Sử Dụng (Akammanayavaggo)

04 Phẩm Không Điều Phục (Adantàvaggo)

05 Phẩm Đặt Hướng và Trong Sáng (Panihita-acchavaggo)

06 Phẩm Búng Ngón Tay (Pabhassaravaggo)

07 Phẩm Tinh Tấn (Viriyàrambhavaggo)

08 Phẩm Làm Bạn Với Thiện (Kalyànamittavaggo)

09 Phẩm Phóng Dật (Pamàdavaggo)

10 Phẩm Phi Pháp (Ajjhattikavaggo)

11 Phẩm Thứ Mười Một (Adhammavaggo)

12 Phẩm Vô Phạm (Anàpattivaggo)

13 Phẩm Một Người (Ekapuggalavaggo)

14 Phẩm Người Tối Thắng (Yodhajivavaggo)

15 Phẩm Không Thể Có Được (Annhànapàli)

16 Phẩm Một Pháp (Ekadhammapali)

17 Phẩm Chủng Tử

18 Phẩm Makkhali

19 Phẩm Không Phóng Dật

20 Phẩm Thiền Định (1)

21 Phẩm Thiền Định (2)

2- Chương Hai Pháp (Dukanipàta)

01 Phẩm Hình Phạt (Vassapanàyikàvaggo)

02 Phẩm Tranh Luận (Adhikaranavaggo)

03 Phẩm Người Ngu (Bàlavaggo)

04 Phẩm Tâm Thăng Bằng (Samacittavaggo)

05 Phẩm Hội Chúng (Parisavaggo)

06 Phẩm Người (Puggalavaggo)

07 Phẩm Lạc (Sukhavaggo)

08 Phẩm Tướng (Sanimittavaggo)

09 Phẩm Các Pháp (Dhammavaggo)

10 Phẩm Kẻ Ngu (Bàlavaggo)

11 Phẩm Các Hy Vọng (Asàvaggo)

12 Phẩm Hy Cầu (Ayàcanavaggo)

13 Phẩm Bố Thí (Dànavaggo)

14 Phẩm Đón Chào (Santhàravaggo)

15 Phẩm Nhập Định (Samàpattivaggo)

16 Phẩm Phẫn Nộ (Kodhavaggo)

17 Phẩm Thứ Mười Bảy (Sattarasamovaggo)

3- Chương Ba Pháp (Tikanipàta)

01 Phẩm Người Ngu (Bàlavaggo)

02 Phẩm Người Đóng Xe (Rathakàravaggo)

03 Phẩm Người (Puggalavaggo)

04 Phẩm Sứ Giả Của Trời (Devadatavaggo)

05 Phẩm Nhỏ (Cullavaggo)

06 Phẩm Các Bà La Môn (Bràhmanavaggo)

07 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

08 Phẩm Ànanda (Anandavaggo)

09 Phẩm Sa Môn (Sàmanavaggo)

10 Phẩm Hạt Muối (Lonaphalavaggo)

11 Phẩm Chánh Giác (Sambodhivaggo)

12 Phẩm Đọa Xứ (Apàyikavaggo)

13 Phẩm Kusinâra (Kusinàravaggo)

14 Phẩm Kẻ Chiến Sĩ (Yodhàjavavaggo)

15 Phẩm Cát Tường (Mangalavaggo)

16 Phẩm Lõa Thể (Accelavaggo)

4- Chương Bốn Pháp (Catukkanipàta)

01 Phẩm Bhandagàma (Bhandagàmavaggo)

02 Phẩm Hành (Caravaggo)

03 Phẩm Uruvelà (Uruvelavaggo)

04 Phẩm Bánh Xe (Cakkavaggo)

05 Phẩm Rohitassa (Rohitassavaggo)

06 Phẩm Nguồn Sanh Phước (Punnàbhisandavaggo)

07 Phẩm Nghiệp Công Đức (Pattakammavaggo)

08 Phẩm Không Hý Luận (Apannakavaggo)

09 Phẩm Không Có Rung Động (Macalavaggo)

10 Phẩm Asura (Asuravaggo)

11 Phẩm Mây Mưa (Valàhakavaggo)

12 Phẩm Kesi (Kesivaggo)

13 Phẩm Sợ Hãi (Bhayavaggo)

14 Phẩm Loài Người (Puggalavaggo)

15 Phẩm Ánh Sáng (Abhavaggo)

16 Phẩm Các Căn (Indriyavaggo)

17 Phẩm Đạo Hành (Panipadàvaggo)

18 Phẩm Tư Tâm Sở (Sancetanàvaggo)

19 Phẩm Chiến Sĩ (Bràhmanavaggo)

20 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

21 Phẩm Bậc Chân Nhân (Sappurisavaggo)

22 Phẩm Ô Uế (Parisasobhanavaggo)

23 Phẩm Diệu Hạnh (Sucaritavaggo)

24 Phẩm Nghiệp (Kammavaggo)

25 Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội (Apattibhayavaggo)

26 Phẩm Thắng Trí (Abhinnàvaggo)

27 Phẩm Tham (Ràgàpeyyàlam)

5- Chương Năm Pháp (Pancakanipàta)

01 Phẩm Sức Mạnh Hữu Học (Sekhabalavaggo)

02 Phẩm Sức Mạnh (Balavaggo)

03 Phẩm Năm Phần (Pancangikavaggo)

04 Phẩm Sumana (Sumanavaggo)

05 Phẩm Vua Munda (Mundaràjavaggo)

06 Phẩm Triền Cái (Navaranavaggo)

07 Phẩm Tưởng (Sannavaggo)

08 Phẩm Chiến Sĩ (Yodhàjavavaggo)

09 Phẩm Trưởng Lão (Theravaggo)

10 Phẩm Kakudha (Kakudhavaggo)

11 Phẩm An Ổn Trú (Phàsuvihàravaggo)

12 Phẩm Andhakavinda (Andhakavindavaggo)

13 Phẩm Bệnh (Gilànavaggo)

14 Phẩm Vua (Ràjavaggo)

15 Phẩm Tikandaka (Tikandakavaggo)

16 Phẩm Diệu Pháp (Saddhammavaggo)

17 Phẩm Hiềm Hận (Aghàtavaggo)

18 Phẩm Nam Cư Sĩ (Upàsakavaggo)

19 Phẩm Rừng (Arannavaggo)

20 Phẩm Bà La Môn (Bràhmanavaggo)

21 Phẩm Kimbila (Kimbilavaggo)

22 Phẩm Mắng Nhiếc (Akkosakavaggo)

23 Phẩm Du Hành Dài (Dìghacàrikavaggo)

24 Phẩm Trú Tại Chỗ (Avàsikavaggo)

25 Phẩm Ác Hành (Duccaritavaggo)

26 Phẩm Cụ Túc Giới (Upasampadàvaggo)

6- Chương Sáu Pháp (Chakkanipàta)

01 Phẩm Đáng Được Cung Kính (Ahuneyyavaggo)

02 Phẩm Cần Phải Nhớ (Sàrànayavaggo)

03 Phẩm Trên Tất Cả (Anuttariyavaggo)

04 Phẩm Chư Thiên (Devatàvaggo)

05 Phẩm Dhammika (Dhammikavaggo)

06 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

07 Phẩm Chư Thiên (Anàgàmivaggo)

08 Phẩm A La Hán (Arahattavaggo)

09 Phẩm Mát Lạnh (Sativaggo)

10 Phẩm Lợi Ích (Anisansavaggo)

11 Phẩm Ba Pháp (Tikavaggo)

12 Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm (Sàmannavaggo)

7- Chương Bảy Pháp (Sattakanipàta)

01 Phẩm Tài Sản (Dhanavaggo)

02 Phẩm Tùy Miên (Anusayavaggo)

03 Phẩm Vajji (Vajjisattakavaggo)

04 Phẩm Chư Thiên (Devatàvaggo)

05 Phẩm Đại Tế Đàn (Mahàyannàvaggo)

06 Phẩm Không Tuyên Bố (Abyàkatavaggo)

07 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

08 Phẩm Về Luật (Vinayavaggo)

09 Phẩm Các Kinh Không Nhiếp (Sàmannavaggo)

8- Chương Tám Pháp (Atthakanipàta)

01 Phẩm Từ (Mettàvaggo)

02 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

03 Phẩm Gia Chủ (Gahapativaggo)

04 Phẩm Bố Thí (Dànavaggo)

05 Phẩm Ngày Trai Giới (Uposathavaggo)

06 Phẩm Gotamì (Gotamivaggo)

07 Phẩm Đất Rung Động (Càpàlavaggo)

08 Phẩm Song Đôi (Yamakavaggo)

09 Phẩm Niệm (Sativaggo)

10 Phẩm Tham Ái (Ràgàpeyyàlaü)

9- Chương Chín Pháp (Navakanipàta)

01 Phẩm Chánh Giác (Sambodhivaggo)

02 Phẩm Tiếng Rống Sư Tử (Sihanàdavaggo)

03 Phẩm Chỗ Cư Trú Các Hữu Tình (Sattàvàsavaggo)

04 Đại Phẩm (Mahàvaggo)

05 Phẩm Pancala (Pancalavaggo)

06 Phẩm An Ổn (Khemavaggo)

07 Phẩm Niệm Xứ (Satipannhànavaggo)

08 Phẩm Chánh Cần (Sammappadhànavaggo)

09 Phẩm Bốn Như Ý Túc (Iddhipàdavaggo)

10 Phẩm Tham (Ràgàpeyyàlaü)

10- Chương Mười Pháp (Dasakanipàta)

01 Phẩm Lợi Ích (Anisaüsavaggo)

02 Phẩm Hộ Trì (Nàthavaggo)

03 Phẩm Lớn (Mahàvaggo)

04 Phẩm Upàli và Ànanda (Upàlivaggo)

05 Phẩm Mắng Nhiếc (Akkosavaggo)

06 Phẩm Tâm Của Mình (Sacittavaggo)

07 Phẩm Song Đôi (Yamakavaggo)

08 Phẩm Ước Nguyện (Akankhavaggo)

09 Phẩm Trưởng Lão (Theravaggo)

10 Phẩm Upàli (Upàlivaggo)

11 Phẩm Sa Môn Tưởng (Sàmanasannavaggo)

12 Phẩm Đi Xuống (Paccorohanivaggo)

13 Phẩm Thanh Tịnh (Parisuddhavaggo)

14 Phẩm Thiên Lương (Sàdhuvaggo)

15 Phẩm Thánh Đạo (Ariyavaggo)

16 Phẩm Người (Puggalavaggo)

17 Phẩm Janussoni (Janussonivaggo)

18 Phẩm Thiện Lương (Sàdhuvaggo)

19 Phẩm Thánh Đạo (Ariyamaggavaggo)

20 Phẩm Các Hạng Người (Aparapuggalavaggo)

21 Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh (Karajakàyavaggo)

22 Phẩm Không Có Đầu Đề (Sàmannavaggo)

11- Chương Mười Một Pháp (Ekadasakanipàta)

01 Phẩm Y Chỉ (Nissayavaggo)

02 Phẩm Tùy Niệm (Anussativaggo)

03 Phẩm Tổng Kết (Sàmannavaggo)

5/- Khuddaka Nikàya[14](Tiểu Bộ), ghi chép những bài kệ vắn tắt, gồm 15 tập, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 tập như sau :

1/ Khuddaka Pàtha, Tiểu Tụng, gồm 9 kinh Ngắn :

1- Saranattàya: Kinh Quy Y Tam Bảo

2- Dasasikkhàpada: Kinh 10 Giới của sa di; cư sĩ giữ 5 giới đầu.

3- Dvattimsàkàra: Kinh 32 Thành Phần của cơ thể con người.

4- Kumàrapanhà: Kinh Nam Tử Hỏi Đạo, gồm 10 câu hỏi dành cho người mới vào đạo.

5- Mangala sutta: Kinh Điềm Lành, gồm 12 bài kệ dạy người mới vào đạo nên làm gì để được phước báo cao thượng nhất.

6- Ratana sutta: Kinh Bảo Châu. Đức Phật nói lên sự thật cao quý của Tam Bảo, của những người quy y Tam Bảo và giữ gìn 5 giới, để cầu nguyện cho dân chúng Vesàlì được hết bệnh dịch tả.

7- Tirokudda sutta: Kinh Ngoài Bức Tường, nói về lợi ích của việc cúng kiến thân nhân qua đời.

8- Nidhikanda sutta: Kinh Bảo Tàng, nói về công đức do tạo phước nghiệp mới là kho báu thật sự.

9- Metta sutta (Karaniya sutta, Maitri sutra): Kinh Từ Bi nói về tình thương cao cả. “... Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài...”

2/ Dhammapada, Pháp Cú, gồm 423 bài kệ (gatha) của đức Phật, chia ra theo đề tài thành 26 tập (vagga).

3/ Udàna, Cảm Hứng Ngữ hay Phật Tự Thuyết, gồm 80 Udàna chia ra thành 8 tập (vagga), là những lời tuyên bố long trọng của đức Phật trong những trường hợp đặc biệt. Phần lớn bằng văn vần, có kèm theo phần văn xuôi kể lại Phật nói trong trường hợp nào.

4/ Itivuttaka, Bổn Sự hay Phật Thuyết Như Vầy, gồm 112 bài kinh ngắn chia thành 4 nipàta (nhóm), mỗi kinh bắt đầu bằng "iti vuccati" có nghĩa là Thế Tôn đã nói như vầy. Cung nữ Khujjuttarà vâng lệnh hoàng hậu Samavati ở Kosambi xứ Vatsa đi nghe Phật thuyết pháp rồi về kể lại cho bà nghe.

5/ Sutta-Nipàta, Những Bài Kinh Sưu Tập, quan trọng về phần huyền thoại và cấu trúc phức tạp. Các kinh đều bằng văn vần, có phần mở đầu bằng văn xuôi. Gồm 5 phẩm (vagga) :

1- Uraga vagga (Phẩm Rắn): có 12 kinh. Kinh 3 là Khaggavisana (Kinh Độc Giác Ngưu), thường lập lại câu “Hãy để cho vị khất sĩ đi lang thang một mình như con độc giác ngưu”; Kinh 8 là Mettà (Từ Bi) giống như kinh 9 trong Tiểu Tụng; Kinh 10 là Àlavaka (Quỷ Khoáng Dã).

2- Culla vagga (Tiểu Phẩm): có 14 kinh. Kinh 1 là Ratana (Bảo châu); kinh 2 là Amagandha (Hôi thối).

3- Mahà vagga (Đại Phẩm): có 12 kinh. Các kinh quan trọng: Kinh 1 (Pabbajjà) nói về cuộc gặp gỡ giữa Phật và vua Bimbisàra trước khi Phật thành đạo; Kinh 2 (Padhana) nói về sự tinh tấn của đức Phật và sự mê hoặc của Ma vương; Kinh 8 (Mũi Tên) nói về sự sống chết của con người; Kinh 11 (Nàlaka) có lời mở đầu (vatthu-gatha) nói về đạo sĩ Asita xem tướng cho thái tử sơ sanh Siddhattha; Kinh 12 (Tùy quán) Phật dạy cách diệt khổ.

4- Atthaka vagga (Artha varga, Phẩm Tám) có 16 kinh: Kinh 1 nói về Dục, kinh 14 (Tuvataka) nói về Con đường tu mau chóng.

5- Pàràyana vagga (Phẩm Trên Con Đường Đến Bờ Bên Kia): có 17 kinh, gồm 16 thanh niên hỏi đạo với lời giải đáp của đức Phật bằng văn vần, và kệ mở đầu (vatthu gatha) nói về chuyện nhà hiền triết tên Bavari đến viếng Phật rồi bảo các đệ tử của ông ta hảy đến tham vấn Phật về con đường giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

6/ Vimàna Vatthu, Chuyện Những Cảnh Trời, gồm 85 kinh chia thành 7 phẩm (vagga), Bốn phẩm đầu dành cho người nữ và 3 phẩm kế dành cho người nam. Những người được sanh về các cõi trời kể lại do thiện nghiệp nào được sanh về cõi trời đó. Kinh 16 (Sirimà Vimàna, Lâu đài của Sirimà), kinh 44 (Vihàra Vimàna, Lâu đài Tinh xá), kinh 81 (Kanthaka Vimàna).

7/ Peta Vatthu, Chuyện Cảnh Giới Ngạ Quỷ, gồm 51 kinh chia thành 4 phẩm (vagga). Những người bị đọa làm ngạ quỷ kể lại do đã gây ác nghiệp nào, bị sanh vào cõi đau khổ ra sao. Kinh 5 (Ngạ Quỷ Ngoài Bức Tường, Tirokuddapeta), kinh 21 (Ankura), kinh 22 (Uttaramatu), kinh 36 (Vua Ambasakkhara ở Vesali), kinh 50 (Setthiputta).

8/ Theragàthà, Trưởng Lão Kệ, gồm 264 bài kệ của các vị Thượng Tọa.

9/ Therìgàthà, Trưởng Lão Ni Kệ, gồm 100 bài kệ của các Ni Sư.

10/ Jàtaka, Bổn Sanh, còn gọi là Túc Sanh Truyện, gồm 547 câu chuyện tiền thân của đức Phật. Về sau có thêm phần Nidàna kàthànói về cuộc đời đức Phật từ lúc đản sanh đến khi thành lập tinh xá Jetavana.

11/ Niddesa, Nghĩa Thích, gồm những bài bình giảng, chia thành 3 phần Mahà Niddesa (bình giảng về Atthaka vagga), Culla Niddesa (bình giảng về Pàràyana vagga) và Khaggavisàna sutta. Về sau Niddesa lại được Sàriputta bình giảng trong kinh Saddhammapajjotikà.

12/ Patisambhidà-magga, Kiến Thức Phân Giải. Phân giải về các quan niệm, kiến thức, sai lầm, cách thở trong lúc thiền, v.v... Phần lớn theo hình thức vấn đáp như trong tạng Luận (Abhidhamma).

13/ Apadàna(sanscrit : Avadana), Kinh Thí Dụ, kể lại chuyện đời trước của các vị A-la-hán, đệ tử, vân vân, bằng văn vần.

14/ Buddhavamsa, Tiểu Sử Đức Phật, đức Phật trả lời một câu hỏi của Sàriputta về lời phát nguyện thành Phật đầu tiên, và lời tiên tri của 24 vị Phật trước về ngài, và cuối cùng chuyện gì đã xảy ra cho ngài.

15/ Cariyà Pitaka, Phẩm Hạnh Của Thánh Nhân, gồm 35 câu chuyện bằng văn vần trích từ tập Jàtaka, và được sắp xếp theo thứ tự 10 ba-la-mật (bố thí, trì giới, ...) mà đức Phật đã đạt được. Nhưng chỉ có 7 ba-la-mật được kể ra, thiếu 3.

Tạng Kinh của Bắc tôngđược phân loại như sau :

A- Phân chia theo thời gian thuyết phápcủa đức Phật, bằng bài kệ “Ngũ Thời Thuyết Pháp” của Thiên Thai tông như sau :

“Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt. (21 ngày)

“A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát. (12 năm + 8 năm)

“Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm. (22 năm)

“Pháp Hoa, Niết Bàn, cộng bát niên. (8 năm)[15]

Nghĩa là có 5 giai đoạn thuyết pháp của Phật như sau :

1. Hoa Nghiêm(Avatamsaka): sau khi thành đạo, đức Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm liên tiếp trong 21 ngày, ngay tại Bồ Đề Đạo Tràng, nói về hoa tạng thế giới: Tâm toàn chơn thì bồ đề niết bàn hiện tiền; tâm khởi vọng thì vạn pháp sanh. Tất cả sự vật hữu hình và vô hình đều tùy theo nhân duyên trong mỗi thời mà phát sanh nơi Vọng Tâm. Bảy yếu tố căn bản của vũ trụ (7 đại) là đất, nước, gió, lửa, hư không, thức và trí đều hòa hợp dung thông nhau trong một tổng thể gọi là Chơn Tâm. Do đó nên nói tất cả là một, một là tất cả, vạn pháp quy nhất.

2. A Hàm(Agama): thấy kinh Hoa Nghiêm quá thâm sâu khó hiểu đối với chúng sanh, Phật liền thuyết kinh A Hàm trong 12 năm, bắt đầu bằng kinh “Chuyển Pháp Luân” tại Lộc Uyển, nói về Tứ Diệu Đế và Vô ngã tướng; sau đó nói về 12 Nhân Duyên. Bộ A Hàm gồm 2086 kinh chia ra 4 tiểu bộ: Dirghàgama(Trường A Hàm), Madhyamàgama(Trung A Hàm), Samyuktàgama(Tạp A Hàm) và Ekottarikàgama(Tăng-nhất A Hàm).

- Kinh Trường A Hàmgồm 4 phần, 22 tập, 30 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Phần thứ nhất nói về đức Phật, phần thứ hai nói về giáo lý và các pháp môn tu, phần thứ ba nói về những lời vấn nạn của ngoại đạo, phần thứ tư nói về sinh, thành, hoại, diệt của thế giới. Trong đó có: kinh Sơ Đại Bản Duyên, kinh Đại Bát Niết Bàn (kinh Du Hành), kinh Nhân Bản Dục Sanh, kinh Thiện Sanh, kinh Chúng Tập (Sangiti sutra), kinh Tín Phật Công Đức, kinh Phạm Võng (Phạm Động), kinh Sa Môn Quả, kinh Thế Ký. Bộ Trường A Hàm của Trung Hoa có 30 bài kinh, trong đó có 26 bài được học giả Nhật Anesaki xác nhận giống các kinh trong Trường Bộ (Dìgha nikàya).

- Kinh Trung A Hàmgồm 5 phần, 18 phẩm, 60 tập, 222 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Đại ý nói về Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên, thí dụ, ngôn hạnh của Phật và các đệ tử. Trong đó có: kinh Thiện Pháp, kinh Thủy Dụ, kinh Lậu Tận, kinh Phân Biệt Thánh Đế, kinh Hải Bát Đức (Chiêm Ba), kinh Luân Vương Thất Bảo, kinh Tứ Châu, kinh Tần Bà Ta La Vương Nghinh Phật, kinh Thiên Sứ, kinh A Na Luật Bát Niệm, kinh Ly Thùy Miên, kinh Thị Pháp Phi Pháp, kinh Đại Nhân, kinh Khổ Ấm, kinh Đạt Phạm Hạnh, kinh Cù Đàm Di Ký Quả, kinh Hành Dục, kinh Hàng Ma, kinh Tu Đạt Đa, kinh Anh Vũ (Nghiệp Báo Sai Biệt), Bát Nhã Tâm Kinh, kinh Trì Trai, kinh Ái Sinh, kinh Tà Kiến, kinh Tiễn Dụ. Bộ Trung A Hàm Trung Hoa có 98 kinh giống với các kinh trong Trung Bộ (Majjhima nikàya).

- Kinh Tăng Nhất A Hàmgồm 51 tập, 52 phẩm, 472 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2. Gồm các kinh về pháp số từ 1 pháp đến 11 pháp, nên gọi là Tăng Nhất. Trong đó có: kinh A La Hán Cụ Đức, kinh Tứ Nhân Xuất Hiện Thế Gian, kinh Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Độn Thân, kinh Cấp Cô Trưởng Giả Nữ Đắc Độ Nhân Duyên, kinh Thí Thực Hoạch Ngũ Phước Báo, kinh Ương Quật Ma, kinh Lực Sĩ Di Sơn, kinh Vị Tằng Hữu Pháp, kinh Xá Lợi Phất Ma Ha Mục Liên Du Tứ Cù, kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự, kinh Phóng Ngưu, kinh Ngọc Da Nữ, kinh Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn, kinh Phật Mẫu Bát Nê Hoàn, kinh Xá-Vệ Quốc Vương Thập Mộng. Bộ Tăng Nhất A Hàm Trung Hoa có 153 kinh giống với các kinh trong Tăng Chi Bộ (Anguttara nikàya).

- Kinh Tạp A Hàmgồm 50 tập, 1362 kinh, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2. Gồm những kinh ngắn lẫn lộn với nhau. Trong đó có: kinh số 3 Tam Pháp Ấn, kinh số 10 Ngũ Ấm, kinh số 15 Chuyển Pháp Luân, kinh số 28 Bát Chánh Đạo, kinh số 38 Ương Quật Ma, kinh số 41 Nguyệt Dụ, kinh số 45 Giải Hạ, kinh số 46 Ba Tư Nặc Vương Thái Hậu Băng Trần Thổ Độn Thân, kinh số 47 Phóng Ngưu.

3. Phương Đẳng(Vaipulya): Phật thuyết kinh Phương Đẳng (còn gọi là Phương Quảng), như các kinh Đại Bảo Tích, Lăng Nghiêm, Kim Cang... trong 8 năm, nói về tánh bình đẳng của các pháp.

4. Bát Nhã(Prajna): Phật thuyết kinh Bát Nhã trong 22 năm, nói về tánh không của các pháp.

5. Pháp Hoa(Saddharma pundarika), Niết Bàn(Parinirvana): Sau cùng Phật thuyết kinh Pháp Hoa và Niết Bàn trong 8 năm, nói về Phật tánh của tất cả chúng sanh, cảnh giới Niết bàn, đính chánh ý nghĩa những đoạn kinh thường bị hiểu sai, và nói về lúc Phật sắp nhập Niết bàn.

B- Phân loại theo thể văn trong kinh, bằng bài kệ “Thập Nhị Bộ Kinh” (Dvadasanga buddha vacana) sau đây :

“Trường Hàng, Trùng Tụng, kiêm Cô Khởi,

“Nhân Duyên, Thí Dụ, cập Tự Thuyết,

“Bổn Sự, Bổn Sanh, Vị Tằng Hữu,

“Phương Quảng, Luận Nghị, cập Ký Việc.

Nghĩa là theo văn thể thì có 12 bộ (loại) kinhnhư sau :

1. Trường Hàng(Sutra): thuộc loại văn xuôi, gồm các Khế kinh.

2. Trùng Tụng(Geyà):thuộc loại văn vần, kệ tụng tóm lược phần văn xuôi cho dễ nhớ.

3. Cô Khởi Kệ(Gàthà): thuộc loại văn vần, kệ ghi trực tiếp lời Phật dạy, không phải để tóm lược phần văn xuôi ở trước.

4. Nhân Duyên(Nidàna): nêu lên duyên khởi các kinh hay các điều luật của Phật.

5. Thí Dụ(Avadàna): Phật kể lại chuyện đời trước của các đệ tử, thánh nhân ... để làm thí dụ.

6. Tự Thuyết(Udàna): tự ý Phật nói kinh trong những trường hợp đặc biệt, không vì có người thưa hỏi.

7. Bổn Sự(Itivuttaka): Phật kể lại những hạnh nguyện, việc làm của Phật trong các đời trước.

8. Bổn Sanh(Jàtaka): Còn gọi là Túc Sanh Truyện. Phật tự thuật các đời trước của mình để làm gương.

9. Vị Tằng Hữu(Abbhuta dharma): kinh ghi lại những việc thần bí, hy hữu, không thể nghĩ bàn về đức Phật.

10. Phương Quảng(Vaipulya): kinh giảng nói giáo nghĩa rộng lớn sâu xa.

11. Luận Nghị(Upadesa): thảo luận, lý luận, vấn đáp để làm sáng tỏ ý nghĩa một vấn đề.

12. Ký Việchay Thọ Ký(Vyakarana): nói trước những việc sẽ xảy ra về sau để làm tăng đức tin nơi các đệ tử.

Tạng Kinh đầy đủ nhất của Bắc tông hiện nay là bộ “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” của Trung Hoa.

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka)

Tạng Luận hay Vi Diệu Pháp, còn gọi là Thắng Pháp, là tinh hoa của Phật Giáo. Tạng Kinh chứa đựng những lời dạy thông thường (vohara desana), còn tạng Luận gồm các giáo lý cùng tột (paramattha desana) của đạo Phật, nhằm biện luận, phân tích, xếp loại các hiện tượng về tâm lý, vũ trụ và siêu hình trong đạo Phật cho người tu học dễ hiểu ý nghĩa thâm sâu của giáo lý.

Đối với một vài học giả, Vi Diệu Pháp không phải do đức Phật giảng mà do các đại sư uyên bác khởi thảo về sau, khoảng đầu thời kỳ tượng pháp (Khoảng 500 năm sau khi Phật nhập niết bàn). Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận rằng chính đức Phật đã dạy phần chánh yếu của tạng này. Những đoạn gọi là Màtikà hay Nòng Cốt Nguyên Thủy của giáo lý cao thượng này như thiện pháp (kusala dhamma), bất thiện pháp (akusala dhamma) và bất định pháp (abyakata dhamma) trong 6 tập của tạng Luận, trừ tập Kathavatthu, đều do đức Phật dạy. Ngài Sàriputta được danh dự lãnh trọng trách giải thích sâu vào chi tiết, và ngài Mahàkassapa trùng tuyên lại trong kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất. Dù tác giả là ai, chắc chắn Tạng Luận cũng là công trình sáng tạo của một bộ óc kỳ tài, chỉ có thể so sánh với một vị Phật. Tập Patthàna Pakarana, vừa phức tạp vừa tế nhị, diễn tả mối tương quan nhân quả với đầy đủ chi tiết. Vi Diệu Pháp phân tích và trình bày đầy đủ chi tiết về sắc, thọ, tưởng, hành, thức để giúp chúng ta hiểu rõ con người, và hướng dẫn chúng ta đến sự thành đạt mục tiêu tối hậu của sự tu tập là giác ngộ và giải thoát.

Hầu hết các học giả Phật Giáo đều xác nhận rằng muốn thông hiểu giáo lý của đức Phật phải có kiến thức về Tạng Luận, vì đó là chìa khóa mở cửa vào tri kiến Phật.

Tạng Luận Pali của Nam tônggồm có 7 bộ :

1. Dhamma sanghani, Pháp Tụ Luận, liệt kê các pháp hợp thành vũ trụ.

2. Vibhanga, Phân Biệt Luận, xác định và phân loại các pháp.

3. Dhatu katha, Chất Ngữ Luận hay Giới Thuyết Luận, liệt kê và nói về tương quan giữa các yếu tố trong vũ trụ.

4. Puggala pannatti, Nhân Chế Định Luận hay Nhân Thi Thiết Luận, phân tích và mô tả về những cá tính con người.

5. Katha vatthu, Biện Giải Luận hay Thuyết Sự Luận, của Moggalliputta Tissa, nêu lên những điểm tranh luận, và bác bỏ các lập luận ngoại đạo.

6. Yàmaka, Song Đối Luận, nói về những “cặp đôi”. Phân tích tâm lý cho thấy tính cách đối đãi trong tư tưởng con người.

7. Patthàna, (Phát Trí Luận), nói về nhân quả tương quan giữa các hiện tượng.

Ngoài ra về sau Nam tông còn có các bộ luận sau đây:

- Visudhimagga, Thanh Tịnh Đạo Luận, của Buddhagosha vào thế kỷ thứ 5, có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư Phật giáo.

- Sumangala Vilasini, Trường Tập Kinh Chú Sớ, giải thích toàn tập Trường Bộ.

- Panca Pakarana Atthokattha, Ngũ Thư Thuật Nghĩa: Năm sách chú giải Tạng Luận.

- Abhidhammattha,Thắng Pháp Tập Yếu, của Anuruddha vào thế kỷ thứ 8, toát yếu và giải thích rõ ràng giáo nghĩa theo Thượng Tọa Bộ. Đã được Hòa Thượng Minh Châu dịch sang tiếng Việt.

Tạng Luận Sanscrit của Bắc tôngđầu tiên do trường phái Sarvastivadin (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ) cũng gồm có 7 bộ, về sau đều được dịch và xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 26:

1. Sangitiparyayapada, Tập Dị Môn Túc[16]Luận của Sariputra, 20 tập.

2. Dharmaskandhapada, Pháp Uẩn Túc Luận của Maudgalyayana, 12 tập.

3. Prakaranapada, Phẩm Loại Túc Luận của Vasumitra, 18 tập.

4. Dhatukayapada, Giới Thân Túc Luận của Vasumitra, 3 tập.

5. Vijnanakayapada, Thức Thân Túc Luận của Devasarman, 16 tập.

6. Prajnaptisastra, Thi Thiết Túc Luận của Maudgalyayana.

7. Jnanaprasthana, Phát Trí Luận của Katyayaniputra, 20 tập.

Vào năm -200, dưới triều vua Kaniska, tại xứ Kasmira, Tổ thứ 12 là Asvaghosasoạn ra bộ Mahàvibhasa (Đại Tỳ-bà-sa), còn gọi là Abhidharma mahàvibhasa sastra (A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa Luận)gồm 100.000 bài kệ đúc kết cả 7 bộ luận của phái Sarvastivadin (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ). Tổ thứ 21 là Vasubandhusoạn ra bộ Abhidharma Kosa (Câu Xá Luận)gồm 30 tập.

Hiện nay, trong Đại Tạng Kinh Trung Hoa có 158 bộ luận, như : Lục Túc Luận, Luận Đại Tỳ-bà-sa, Luận Đại Trí Độ, Luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa, Luận Thập Địa Kinh, Luận Du-già-sư-địa, Luận Thành Duy Thức, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Trung Quán, Bách Luận, Luận Thập Nhị Môn, ...



[1]Xem Đức Phật Và Phật Pháp của Hòa thượng Narada, dịch giả Phạm Kim Khánh, trang 239-247; The Life of Buddha as Legend and History của Edward J Thomas, trang 257-277; Nam Tạng Kinh Pali do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt năm 2000; Tạng Luật Phật Giáo Nguyên Thủy do Tỳ khưu Indacanda dịch sang tiếng Việt năm 2005.

[2]Cửu có nghĩa là lâu dài.

[3]Sám hối(Ksamayati): Sám(ksama) là nhẫn nhịn, mong được tha tội; Hối(apatti-pratidesana) là tự nói ra đầy đủ tội trạng của mình để không tái phạm nữa.

[4]Kinh này có tên đầy đủ là Phạm Võng Kinh Lô-Xá-Na Phật Thuyết Bồ-Tát Tâm Địa Giới Phẩm Đệ Thập, là phẩm số 10 của kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutra) mà đức Phật đã thuyết ngay sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, trước khi ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm. Không nên lầm với kinh Phạm Động hay kinh Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến trong Trường A Hàm 14 hay Dìgha nikàya 1 do Phật thuyết tại lâm viên Ambalatthikà.

[5]Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 257-275; Đại Tạng Kinh Nam Tạng do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch năm 2000.

[6]Vô tránh : không tranh luận, tránh sự tranh luận, không có điểm nào để tranh luận.

[7]Sáu giới : địa, thủy, hỏa, phong, hư không, thức.

[8]Sáu xúc xứ : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. (Xúc xứ = căn + trần + thức).

[9]Mười tám ý hành là Hỷ, Ưu, Xả đối với sáu giới là địa, thủy, hỏa, phong, không và thức.

[10]Bốn thắng xứ là Tuệ, Đế, Tuệ thí và Tịch tịnh.

[11]Xem Nam Tạng Kinh Pali, Tương Ưng Bộ của Hòa Thượng Minh Châu; The Life of Buddha as Legend and History, trang 271. Samyutta dịch nghĩa là Tương Ưng, ý nói những bài Pháp cùng một đề tài được đức Phật giảng tương ưng với từng nhóm thính giả khác nhau.

[12]Theo Pali Text Siciety.

[13]Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 272; Tăng Chi Bộ của HT Minh Châu.

[14]Xem The Life of Buddha as Legend and History, trang 272-275.

[15]Theo bài kệ này thì đức Phật đã thuyết pháp trong 50 năm. Cũng có thuyết cho rằng Phật xuất gia năm 19 tuổi và thành đạo năm 25 tuổi. Nhưng theo soạn giả, các thuyết đó không đúng. Căn cứ vào bài kệ "Ngũ thời thuyết pháp", ta nên nghĩ rằng giữa 2 thời có thễ có một khoảng thời gian chuyển tiếp, trong đó 2 thời chồng lên nhau. Hội Phật Giáo Thế Giới đã xác nhận Phật thành đạo năm 35 tuổi và nhập diệt năm 80 tuổi; như vậy Phật chỉ thuyết pháp trong 45 năm.

[16]Chữ Túcở đây có nghĩa là chân, dùng làm cơ sở cho thân là Phát Trí Luận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]