Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Thiền sư Trí Nhàn ở Hương Nghiêm

03/09/201113:53(Xem: 11369)
09. Thiền sư Trí Nhàn ở Hương Nghiêm

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 2
ĐỜI THỨNĂM SAU LỤC TỔ

B.Phái Hoài Nhượng

9.HƯƠNG NGHIÊM TRÍ NHÀN(724-814)

Sưquê ở Thanh Châu, chán tục xuất gia, đi tham vấn các nơi.Khi ở chỗ Tổ Bá Trượng, Sư tánh thức minh mẫn, tham thiềnchẳng ngộ. Đến Tổ Bá Trượng tịch, Sư theo tham học vớiQui Sơn Linh Hựu.

Mộthôm Qui Sơn bảo:

- Tanghe ngươi ở chỗ Tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười,hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ýhiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nóimột câu khi cha mẹ chưa sanh xem?

Sưbị một câu hỏi này mờ mịt không đáp được. Trở vềliêu, Sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáptrọn không thể có. Sư than:

"Bánhvẽ chẳng no bụng đói." Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. QuiSơn bảo:

- Nếuta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việccủa ta đâu can hệ gì đến ngươi?

Sưbèn đem những sách vở đã thu thập được đồng thời đốthết. Sư nói:

"Đờinày chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm Tăng thường làmviệc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần." Sư khóc từ giã QuiSơn ra đi.

*

Thẳngđến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Sư trụ tạiđây. Một hôm nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch némtrúng cây tre vang tiếng, Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười.Sư trở về tắm gội thắp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnhlễ, ca tụng rằng: "Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khitrước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày nay." Sư làmbài tụng:

Nhất kích vong sở tri

Cách bất giả tu trì.

Động dung dương cổ lộ

Bất đọa thiểu (tiểu) nhiên ki (cơ).

Xứ xứ vô tung tích

Thanh sắc ngoại oai nghi.

Chư nhân đạt đạo giả

Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ).

(Một tiếng quên sở tri

Chẳng cần phải tu trì.

Đổi sắc bày đường xưa

Chẳng rơi cơ lặng yên.

Nơi nơi không dấu vết

Oai nghi ngoài sắc thanh.

Những người bậc đạt đạo

Đều gọi thượng thượng cơ.)

*

QuiSơn nghe được, nói với Ngưỡng Sơn: "Kẻ này đã triệtngộ." Ngưỡng Sơn thưa: "Đây là máy tâm ý thức trước thuậtđược, đợi con đến nơi khám phá mới chắc."

NgưỡngSơn đến thăm Sư, bảo:

- Hòathượng khen ngợi Sư đệ đã phát minh đại sự, thử nóitôi nghe?

Sưđọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo:

- Đólà do trước kia học tập ghi nhớ mà thành, nếu thật chánhngộ hãy làm bài tụng khác.

Sưnói tụng:

Khứ niên bần vị thị bần

Kim niên bần thủy thị bần

Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa

Kim niên bần chùy dã vô.

(Năm xưa nghèo chưa thật nghèo

Năm nay nghèo mới thật nghèo

Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi

Năm nay nghèo dùi cũng không.)

NgưỡngSơn bảo:- Sư đệ ngộ Như Lai thiền mà chưa ngộ Tổ sưthiền.

Sưlại nói bài tụng:

Ngã hữu nhất ki (cơ) Ta có một ki (cơ)

Thuấn mục thị y Chớp mắt chỉ y

Nhược nhân bất hội Nếu người chẳng hội

Biệt hoán Sa-di Riêng gọi Sa-di.

NgưỡngSơn gật đầu và về thưa lại Qui Sơn:

- Đángmừng! Sư đệ Trí Nhàn đã ngộ Tổ sư thiền.

*

Sau,Sư về trụ tại Hương Nghiêm, Tăng chúng nghe danh kéo nhauđến tham vấn.

Sưthượng đường:

- Đạodo ngộ mà đạt, chẳng tại ngữ ngôn, huống là thấy miênmật rỡ rỡ chưa từng cách rời, chẳng nhọc tâm ý. Tạmnhờ hồi quang phản chiếu, hằng ngày công dụng trọn vẹn,kẻ mê thì tự trái.

*

Tănghỏi:

- Khichẳng mộ chư thánh, chẳng trọng tánh linh mình thì thế nào?

Sưđáp:- Muôn cơ thôi bỏ, ngàn thánh chẳng đeo.

Khiấy có Sơ Sơn ở trong chúng phát tiếng ụa, hỏi:

- Ấylà tiếng gì?

Sưhỏi:- Ai đó?

Chúngthưa:- Sư thúc.

Sưhỏi:- Chẳng bằng lòng Lão tăng sao?

SơSơn bước ra nói:- Phải.

Sưhỏi:- Ngươi nói được chăng?

SơSơn nói:- Nói được.

- Ngươithử nói xem.

- Nếubảo tôi nói cần phải đáp lại lễ thầy trò mới được.

Sưliền bước xuống tòa lễ bái, hỏi lại câu trước.

SơSơn nói:

- Saochẳng nói, khẳng (nhận) trọng chẳng được toàn.

Sưbảo:

- Ngươinói thế ấy, ba mươi năm tiêu ngược, dù ở núi không cócủi đốt, ở gần nước không có nước uống. Rõ ràng nhớlấy!

(SauSơ Sơn bị bệnh mửa hai mươi bảy năm mới bớt, còn ba nămsau mỗi khi ăn xong cũng lấy tay móc cho mửa ra. Đúng như lờiHương Nghiêm thọ ký.)

Tănghỏi: "Thế nào là đạo?" Sư đáp: "Rồng ngâm trong cây khô."- "Con chẳng hội." Sư bảo: "Tròng con mắt trong đầu lâu."Hỏi: "Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Hòa thượng nói?" Sưđáp: "Trước thợ săn chẳng được nói giới của Bổn sư."

*

Sưbảo chúng:

Vínhư người leo lên cây cao, dưới là vực thẳm ngàn thước.Người ấy miệng ngậm cành cây, chân không đạp chỗ nào,tay không bám vào đâu. Chợt có người đến hỏi "ý Tổ sưtừ Ấn Độ sang". Nếu mở miệng đáp thì mất mạng nátthân, bằng chẳng đáp thì phụ lòng người hỏi. Chính khiấy phải làm sao?

Khiấy có Thượng tọa Chiêu bước ra thưa:

- Chẳnghỏi khi đã leo lên cây, lúc chưa leo lên cây thì thế nào?

Sưcười rồi thôi.

*

Cóvị Tăng từ Qui Sơn đến, Sư hỏi: "Những ngày gần đâyHòa thượng có dạy những câu gì?" Tăng thưa: "Có ngườihỏi thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang, Hòa thượng liềndựng đứng phất tử.? Sư hỏi tiếp: "Trong ấy huynh đệhiểu ý Hòa thượng thế nào?" Tăng thưa: "Trong ấy bàn vớinhau rằng "chính nơi sắc mà rõ được tâm, gá nơi vật màhiển được lý?" Sư bảo: "Hội thì liền hội, chẳng hộimắc kẹt nơi ấy chết gấp." Tăng lại hỏi Sư: "Ý Thầythế nào?" Sư liền giở phất tử lên.

Sưcó làm bài kệ:

Tử thốt mẫu trác Con kêu mẹ mổ

Tử giác mẫu xác Con biết mẹ vỏ

Tử mẫu câu vong Con mẹ đều quên

Ứng duyên bất thát Hợp duyên chẳng lố.

Sưtùy cơ dạy chúng những lời đơn giản, và có làm trên haitrăm bài tụng đối cơ ứng dụng không theo qui luật, cácnơi truyền bá rất thạnh.

8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]