Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Sự kết thúc của đau khổ

18/07/201103:41(Xem: 3862)
13. Sự kết thúc của đau khổ

SỐNG CHẾT CỦA KRISHNAMURTI
MỘT TIỂU SỬ VIẾT BỞI MARY LUTYENS
Lời dịch: Ông Không – Tháng 7-2009

13

Kết thúc đau khổ

S

au ba đêm ở London, K gặp Vanda Scaravelli tại Geneva và đi cùng cô đến Gstadd nơi cô đã thuê một ngôi nhà cho anh cho mùa hè, Chalet Tannegg. Một họp mặt nhỏ đã được sắp xếp cho anh tại Town Hall của ngôi làng gần bên của Saanen. Doris Pratt, người đã gặp anh tại Heathrow, đã nhận thấy anh ‘bị kiệt sức hoàn toàn’ như cô ấy kể cho Vanda. Anh đã nói, ‘Bạn không biết nó như thế nào khi có người nào đó giống như Signora Vanda theo cùng. Trước kia tôi chưa bao giờ được đối xử tuyệt vời như thế.’ Doris suy diễn rằng anh đã không trải qua một thời gian hạnh phúc tại Ojai. Anh đã yêu cầu cô ấy không đưa cho Rajagopal bất kỳ thông tin gì thêm nữa về số tiền đã được tiêu cho anh ở nước Anh. (Toàn chi phí của anh trong tháng năm và tháng sáu, gồm cả ngôi nhà ở Wimbledon và tiền thuê Hall, là £477, trong khi số tiền biếu tổng cộng là £650.) Không biết được liệu anh đã nói chuyện với Rajagopal về những công việc của KWINC hay chưa, nhưng sau đó anh sẽ viết cho anh ấy để yêu cầu luôn có được thông tin về những quan tâm của nó, quả quyết rằng lá thư của anh phải được đưa cho tất cả những ủy viên đọc và lần nữa yêu cầu được phục hồi chức vụ trong ban quản trị. Anh không nhận được thư trả lời, mặc dù thời gian nào sau đó, khi anh ở Ấn độ, Rajagopal gửi cho anh một bản cân bằng tài chính mà, dĩ nhiên, anh không hiểu.

Ba trăm năm mươi người, vừa đủ sức chứa của Hall, thuộc mười chín quốc tịch khác nhau, đã tham dự họp mặt Saanen lần đầu tiên này. (Những họp mặt Saanen sẽ trở thành một sự kiện quốc tế hàng năm, mỗi năm đều gia tăng số người tham dự, trong hai mươi bốn năm kế tiếp.) K gần như đã có mười lăm ngày tại Chalet Tannegg trước khi họp mặt bắt đầu. Vào ngày 14 tháng bảy, ngày trước khi anh đến, anh viết trong sổ tay của anh: ‘Sự thôi thúc được lặp lại trải nghiệm, dù dễ chịu, tốt lành, sinh lợi lộc, là đất màu nuôi dưỡng sự tăng trưởng của đau khổ.’ Và hai ngày sau:

Toàn tiến trình tiếp tục hầu như suốt đêm; nó khá mãnh liệt. Thân thể có thể chịu đựng đến chừng nào nữa đây! Toàn thân thể đang run lẩy bẩy và, sáng nay, bị đánh thức do bộ đầu lắc lư.

Có, thiêng liêng kỳ lạ đó sáng nay, đang tràn đầy căn phòng. Nó có quyền năng xuyên thấu mãnh liệt, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thân tâm người ta, tràn đầy, tẩy rửa sạch sẽ, tự biến đổi mọi thứ của chính nó. Người khác cũng cảm thấy nó (Vanda). Nó là sự việc mà mọi con người đều khao khát và bởi vì họ khao khát nó, nó lẩn tránh họ. Người thầy tu, người giáo sĩ, người khất sĩ hành hạ những thân thể của họ và tánh cách của họ vì sự khao khát cái này nhưng nó lẩn tránh họ. Bởi vì nó không thể mua được; cũng không có sự hy sinh, đạo đức hay cầu nguyện nào có thể mang lại tình yêu này. Sống này, tình yêu này không thể hiện diện nếu chết là phương tiện. Mọi tìm kiếm, mọi xin xỏ phải hoàn toàn kết thúc.

Chân lý không thể là chính xác. Cái gì có thể đo lường được không là chân lý. Cái không đang sống có thể đo lường được và cực độ của nó có thể tìm ra được.

Chính là ngày này mà Vanda đã có kinh nghiệm đầu tiên của cô về ‘cái tiến trình’ của K, cô ghi lại:

Chúng tôi đang nói chuyện sau bữa ăn trưa. Không có ai trong phòng. Bỗng nhiên K bị ngất xỉu. Tiếp theo điều gì xảy ra không thể diễn tả được, bởi vì không có từ ngữ nào có thể tiếp cận nó được, nhưng nó cũng là cái gì đó quá nghiêm túc, quá lạ thường, quá quan trọng đến độ nó không thể được giữ trong tối tăm, được chôn vùi trong yên lặng hay không được đề cập. Có một thay đổi trong khuôn mặt của K. Hai mắt của anh trở nên to hơn và rộng hơn và sâu hơn, và có một cái nhìn lạ thường, vượt khỏi bất kỳ khoảng không gian có thể nào. Như thể có một hiện diện đầy quyền năng mà thuộc về một kích thước khác. Có một cảm thấy không thể giải thích được của trạng thái trống không và no đủ tại cùng thời gian.

Chắc chắn K đã ‘đi khỏi’, bởi vì Vanda viết mau lẹ những nhận xét được thực hiện bởi thực thể bị bỏ lại sau: ‘Đừng rời tôi cho đến khi anh ấy quay lại. Anh ấy chắc phải yêu quý bạn lắm nếu anh ấy cho phép bạn chạm vào tôi, bởi vì anh ấy rất câu nệ trong việc này. Đừng cho phép bất kỳ ai gần tôi cho đến khi anh ấy quay lại.’ Sau đó Vanda viết thêm: ‘Tôi không thể hiểu được điều gì đang xảy ra, và tôi rất kinh ngạc.’

Ngày kế tiếp, tại cùng giờ, K lại ‘đi khỏi’, và lại nữa Vanda ghi ra điều gì ‘thân thể’ nói trong khi anh đi khỏi: ‘Tôi cảm thấy rất lạ lùng. Tôi ở đâu? Đừng bỏ tôi. Bạn làm ơn ở cùng tôi cho đến khi anh ấy quay lại? Bạn có thoải mái không? Ngồi xuống ghế đi. Bạn biết anh ấy rõ không? Bạn sẽ chăm sóc anh ấy chứ?’ Vanda tiếp tục: ‘Tôi vẫn còn không thể tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Tất cả việc đó đều quá bất ngờ, quá không thể hiểu được. Khi K lấy lại ý thức anh yêu cầu tôi kể cho anh điều gì đã xảy ra, và vì vậy tôi viết những ghi chú này trong một nỗ lực để chuyển tải ý tưởng mang máng nào đó về điều gì tôi đã thấy và đã cảm giác.51

Cuối tháng bảy Aldoux Huxley và người vợ thứ hai của ông có mặt ở Gstaad và nhiều lần đi nghe K nói chuyện tại Town Hall ở Saanen. Nó ‘ở trong số những sự việc ấn tượng nhất mà tôi đã từng được nghe,’ Huxley viết. ‘Nó giống như lắng nghe một bài thuyết pháp của Phật – quyền năng như thế, uy quyền bên trong như thế, một khước từ kiên quyết như thế để cho phép con người trần tụcbất kỳ những tẩu thoát hay những người trung gian nào, bất kỳ những đạo sư, những đấng cứu rỗi, những người lãnh đạo, những giáo hội. “Tôi giải thích cho bạn sự đau khổ và sự kết thúc đau khổ” – và nếu bạn không quyết định thực hiện những điều kiện thích hợp cho sự kết thúc đau khổ, vậy thì hãy chuẩn bị sẵn sàng, dù bất kỳ đạo sư nào, giáo hội nào vân vân mà bạn tin tưởng, cho sự tiếp tục vô hạn định của đau khổ.52

Rõ ràng Huxley đang viết về nói chuyện lần thứ sáu của K vào ngày 6 tháng tám, trong đó anh nói về sự đau khổ. ‘Thời gian không xóa sạch đau khổ. Chúng ta có lẽ quên một đau khổ đặc biệt, nhưng đau khổ luôn luôn ở đó, và tôi nghĩ xóa sạch trọn vẹn đau khổ là điều có thể thực hiện được. Không phải vào ngày mai, không phải theo dòng thời gian, nhưng thấy sự thật trong ngay lúc này, và vượt khỏi.’

Sau nói chuyện cuối cùng, ngày 15 tháng tám, K viết trong nhật ký của anh: ‘Khi thức dậy sáng nay, lại nữa có sức mạnh không thể xuyên thấu này mà quyền năng của nó là phước lành . . . Trong suốt nói chuyện nó ở đó, không thể tiếp xúc được và tinh khiết.’

Khi được in ra, nói chuyện này không tác động mạnh bằng nói chuyện thực sự. Điều đó thường xuyên xảy ra vì rằng, tại thời gian đó, những người đã cảm thấy một nói chuyện thực sự đang khai sáng cho họ một cách lạ thường, lại bị thất vọng khi đọc nó được in ra sau đó. Có thể vì rằng nhiều lần khi anh đang nói, K đã và đang trải nghiệm phước lành lạ thường này, và chính là do phước lành này đã truyền cảm hứng cho họ nhiều hơn những từ ngữ của anh.

Mùa hè đó một Ủy ban Saanen được thành lập để thực hiện tất cả những sắp xếp cần thiết cho K nói chuyện hàng năm ở đó. Rajagopal bị rối tung lên khi anh ấy biết điều này, vì sợ rằng K sẽ loại bỏ hoàn toàn Ojai. Đây không là ý định, mặc dù vậy, như nó đã xảy ra, anh không trở lại Ojai suốt năm năm. K giữ yên lặng với Vanda tại Chalet Tannegg sau họp mặt. Trong suốt thời gian đó chính Vanda liên tục nhận biết được cái ‘phước lành’, ‘trạng thái khác lạ’ mà K viết về nó hàng ngày. Vào tháng tư anh đi máy bay một mình đến Paris nơi anh ở cùng những người bạn cũ Carlos và Nadine Suares trong căn hộ trên tầng tám của họ ở Avenue Labourdonnais. Phải ở trong một thành phố sau sự an bình của những hòn núi mà anh yêu quý là một thay đổi tàn nhẫn và tuy nhiên, như anh viết: ‘Đang ngồi yên lặng . . . nhìn qua những nóc nhà, không được mong đợi nhất, phước lành đó, trạng thái khác lạ đó đến cùng sự rõ ràng hòa nhã; nó tràn đầy căn phòng và ở đó. Nó ở đây khi điều này đang được viết.’

Sau khi thực hiện xong năm nói chuyện ở Paris và đến lại IL Leccio, K đi máy bay đến Bombay vào tháng mười và từ đó đến Rishi Valley trong một tháng, rồi tiếp theo đến Vasanta Vihar, Rajghat và Delhi. Từ những diễn tả trong sổ tay của anh người ta biết được Rishi Valley và Rajghat như thể người ta đã tự ở đó. Ở Delhi, ngày 23 tháng giêng 1962, nhật ký của anh ngừng lại cũng đột ngột như nó đã bắt đầu. Thời tiết lạnh ghê lắm ở nhà của Shiva Rao đến độ anh không thể cầm được cây bút chì. Đoạn cuối cùng đọc một phần:

. . . bỗng nhiên cái bao la không biết được ở đó, không chỉ trong căn phòng và vượt khỏi nhưng cũng còn thăm thẳm, trong những ngõ ngách sâu kín nhất, mà lúc trước là cái trí . . . bao la đó không để lại dấu vết, nó ở đó, rõ ràng, mạnh mẽ, không thể xuyên thấu và không thể tiếp cận, sự mãnh liệt của nó là lửa mà không để lại tro bụi. Cùng nó là hạnh phúc vô cùng . . . Quá khứ và cái không biết được không thể gặp gỡ tại bất kỳ điểm nào; chúng không thể được lồng ghép vào cùng nhau bởi bất kỳ hành động nào; không có cây cầu để băng qua và cũng không có một con đường dẫn đến nó. Hai cái này đã không bao giờ gặp gỡ và sẽ không bao giờ gặp gỡ. Quá khứ phải kết thúc cho cái không thể biết được, cho cái bao la đó hiện diện.

Ấn bản, vào năm 1976, của tài liệu lạ thường này lưu hành nhưng báo chí ở cả nước Anh lẫn Mỹ không lưu tâm ngoại trừ một đoạn văn trong tờ Publishers’ Weeklyở Mỹ, kết luận, ‘Lời giảng của Krishnamurti rất mộc mạc, trong một ý nghĩa hủy diệt.’ Một hay hai người đã đọc quyển viết tay phản đối ấn bản này. Họ sợ nó sẽ làm nản lòng những người theo K. Anh khẳng định rằng những con người có thể tự thay đổi tại cơ bản, không trong thời gian, không bằng sự tiến hóa, nhưng bằng sự trực nhận tức khắc, trái lại quyển Notebook Sổ tay lại tiết lộ rằng Krishnamurti không là một người bình thường được thay đổi nhưng một người độc nhất đang tồn tại trong một kích thước khác. Nó là một mấu chốt giá trị, và khi điều đó được đặt ra cho anh, anh trả lời, ‘Tất cả chúng ta không cần là Edinsons để bật ngọn đèn điện.’ Sau đó anh sẽ nói cho một phóng viên ở Rome, người gợi ý rằng anh đã được sinh ra như anh đã là và vì vậy những người khác không thể đạt được trạng thái ý thức của anh, ‘Christopher Columbus đến nước Mỹ bằng thuyền buồm; chúng ta có thể đi bằng máy bay.’

Mùa đông đó K thực hiện hai mươi ba nói chuyện trước công chúng ở Ấn độ, cũng như tổ chức vô số những bàn luận, vì vậy chẳng ngạc nhiên gì lắm khi anh bị kiệt sức lúc đến Rome vào giữa tháng ba, nơi anh được Vanda đón. Ngày hôm sau anh bị sốt nặng. Trong trạng thái đó anh ‘đi khỏi’ như anh thường làm trong suốt ‘cái tiến trình’. Vanda ghi lại điều gì đã được nói bởi thực thể bị bỏ lại để đảm trách cái thân thể. Nhưng nó không còn là một giọng nói của một đứa trẻ đang nói nữa; giọng nói nghe khá tự nhiên:

Đừng rời tôi. Anh ấy đã đi xa rồi, rất xa. Người ta đã bảo bạn chăm sóc anh ấy. Đáng lẽ anh ấy không ra ngoài. Đáng lẽ bạn nên bảo anh ấy. Tại bàn, anh ấy không ở đó toàn bộ đâu. Bạn phải nói với anh ấy bằng một cái nhìn để cho những người khác không thấy nó, và anh ấy sẽ hiểu. Khuôn mặt đẹp đẽ để nhìn ngắm. Những hàng lông mi kia bị phí phạm cho một người đàn ông. Tại sao bạn không nhận được chúng? Khuôn mặt đó đã được sáng tạo rất cẩn thận. Họ đã làm việc và làm việc lâu lắm, quá nhiều thế kỷ, để sản sinh một thân thể như thế. Bạn biết anh ấy chứ? Bạn không thể biết anh ấy. Làm thế nào bạn biết nước đang chảy? Bạn lắng nghe. Đừng đưa ra những câu hỏi. Anh ấy phải yêu quý bạn lắm nên anh ấy mới cho phép bạn đến rất gần anh ấy. Anh ấy rất cẩn thận không cho phép những người khác chạm vào thân thể của anh ấy. Bạn biết anh ấy đối xử với bạn như thế nào chứ. Anh ấy muốn rằng không có gì sẽ xảy đến cho bạn. Đừng làm bất kỳ điều gì quá mức. Tất cả đi lại đó đã quá mệt nhọc cho anh ấy. Tất cả những người đó trong máy bay, hút thuốc, và luôn luôn thu xếp để chuẩn bị đi đó, đến và đi, nó đã quá mệt nhọc cho thân thể. Anh ấy đã muốn đến Rome để gặp cô ấy (Vanda). Bạn biết cô ấy không? Anh ấy muốn đến thật mau để gặp cô ấy. Anh ấy vui vẻ giả tạo nếu cô ấy không khỏe. Tất cả đi lại đó – không, tôi không đang phàn nàn. Bạn thấy anh ấy tinh khiết biết chừng nào. Anh ấy không cho phép bất kỳ thứ gì là riêng của anh ấy. Thân thể luôn luôn trên bờ của một vách núi đứng. Tất cả những tháng này. Nó đã bị kiềm hãm, nó đã bị canh chừng như điên khùng và nếu nó buông lỏng ra, anh ấy sẽ đi rất xa. Chết gần lắm. Tôi đã bảo với anh ấy nó đã quá nhiều rồi. Khi anh ấy ở trong những phi trường đó anh ấy có một mình. Anh ấy không hoàn toàn ở đó. Tất cả nghèo đói đó ở Ấn độ, và con người ở đó chết. Khủng khiếp. Cũng vậy thân thể này đã chết rồi nếu nó không được tìm ra. Và tất cả bẩn thỉu đó khắp mọi nơi. Anh ấy quá sạch sẽ. Thân thể của anh ấy được giữ gìn quá sạch sẽ. Anh ấy tẩy uế nó quá nhiều chu đáo. Sáng nay anh ấy đã muốn chuyển tải điều gì đó cho bạn. Đừng ngắt lời anh ấy. Anh ấy phải yêu quý bạn lắm. Bảo anh ấy. Cầm một cây bút chì, bảo anh ấy: “Chết luôn luôn ở đó, rất gần bạn, để bảo vệ bạn. Và khi bạn tìm chỗ nương tựa bạn sẽ chết.”

Khi K cảm thấy đủ sức khỏe họ đến IL Leccio, nhưng ở đó anh bị bệnh rất nặng, do tái diễn nhiễm trùng thận của anh và còn bị phức tạp thêm bởi một ca lên quai bị. Anh bị nặng đến độ nhiều đêm Vanda ngủ bên ngoài cửa phòng của anh. Mãi đến giữa tháng năm anh mới đến được nước Anh nơi Doris Praat đã thuê một ngôi nhà khác có đồ đạc sẵn cho anh tại Wimbledon. Lady Emily bây giờ đã tám mươi bảy tuổi và gần gần mất trí nhớ của bà, dẫu vậy, anh thường đi thăm bà và ngồi cầm tay ba suốt một tiếng đồng hồ hay nhiều hơn và hát thánh ca cho bà nghe. Bà nhận ra anh và yêu thích sự hiện diện của anh. Bà sẽ chết vào đầu năm 1964. Tôi thỉnh thoảng thường đến đón anh từ Wimbledon và lái xe đưa anh xuống Sussex để dạo bộ trong cánh rừng có hoa chuông lá xanh tròn của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ nói chuyện nghiêm túc và trong suốt chuyến dạo bộ chúng tôi thường không mở lời. Tôi biết anh ưa thích sự yên lặng, cảnh trí và mùi thơm của hoa chuông, sự an bình của cánh rừng, tiếng chim hót và những chiếc lá sồi non mỏng manh. Anh thường ngừng lại và nhìn ngược qua hai chân làn sương mù màu xanh. Anh luôn luôn vẫn còn là điều gì anh đã là cùng tôi, không phải một người thầy nhưng một con người đáng yêu, gần gũi hơn bất kỳ anh chị em ruột nào. Nó làm vui lòng tôi khi nghĩ rằng tôi có lẽ là một người duy nhất mà anh không bao giờ phải vận dụng một nỗ lực.

Khi tôi nghe rằng anh đang nói chuyện tại Friends’Meeting House cũng như Wimbledon, tự nhiên tôi có một thôi thúc lạ lùng để đi nghe anh nói chuyện. Tôi đã không nghe anh nói chuyện từ năm 1928, tại Ommen. Sảnh đường đông nghẹt người; nhiều người đang đứng phía sau. Tôi không trông thấy anh đi lên bục; một khoảnh khắc cái ghế dựa cứng duy nhất, được đặt giữa bục, để trống không; tích tắc sau anh đang ngồi đó hai bàn tay đặt trên đùi không gây lên một tiếng động khi vào, một hình bóng rất mảnh khảnh, trang phục không chê vào đâu được trong một bộ com lê sẫm, sơ mi trắng, cà vạt sẫm, hai bàn chân trong đôi giày nâu bóng láng được đặt ngay thẳng sát nhau. Anh chỉ có một mình trên bục (anh không bao giờ tự giới thiệu và, như tôi đã nói, anh không bao giờ ghi chú trước). Có sự yên lặng hoàn toàn trong sảnh do bởi một rung cảm mãnh liệt của mong đợi chảy qua khán giả. Anh ngồi đó yên lặng hoàn toàn, thân thể bất động, nhận xét khán giả của anh bằng những chuyển động qua lại nhẹ nhàng của cái đầu. Một phút; hai phút; tôi bắt đầu lo sợ cho anh. Anh sẽ sụp đổ hoàn toàn? Tôi đang có cảm giác đau nhói toàn thân vì sự đau khổ của lo lắng cho anh, rồi bỗng nhiên anh bắt đầu, không vội vã, bằng giọng nói khá nhịp nhàng của anh cùng sự nhấn giọng yếu ớt của người Ấn độ, làm thảng thốt sự yên lặng.

Về sau tôi khám phá rằng sự yên lặng lâu tại lúc bắt đầu của một nói chuyện là thói quen. Nó gây ấn tượng vô cùng nhưng lý do cho việc đó lại không là gây ấn tượng. Hiếm khi nào anh biết được anh sẽ nói về đề tài gì trước khi bắt đầu nói và dường như dựa vào khán giả của anh để có sự hướng dẫn. Đây là lý do tại sao một nói chuyện thường bắt đầu khá khập khiễng: ‘Tôi không hiểu một họp mặt như thế này có mục đích gì?’ anh có lẽ nói, hay, ‘Bạn mong chờ điều gì từ nói chuyện này?’ hay anh có lẽ bắt đầu một loạt của những nói chuyện, ‘Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu chúng ta có thể thiết lập một liên hệ đúng đắn giữa người nói và người nghe.’ Tại những thời gian khác anh biết chính xác anh muốn nói điều gì: ‘Tối nay tôi muốn nói về hiểu biết, trải nghiệm và thời gian’, những nói chuyện đó không nhất thiết bị giới hạn vào những đề tài đó. Anh luôn luôn quả quyết rằng anh không đang nói theo giọng điệu dạy đời, rằng anh và người nghe đang cùng nhau trong một tìm hiểu. Anh thường nhắc lại cho khán giả về điều này hai hay ba lần trong khi nói chuyện.

Vào buổi tối đặc biệt này tại Friends’ Meeting House anh đã biết chính xác điều gì anh muốn nói:

Muốn hiểu rõ điều gì chúng ta sắp sửa suy xét tối nay và vào những buổi tối kế tiếp, cần một cái trí rõ ràng, một cái trí có khả năng trực nhận. Sự hiểu rõ không là điều gì đó huyền bí. Nó cần đến một cái trí có khả năng nhìn những sự việc sự vật một cách trực tiếp, không có thành kiến, không có những khuynh hướng cá nhân, không có những quan điểm. Tối nay điều gì tôi muốn nói liên quan đến sự cách mạng tổng thể phía bên trong, một sự hủy diệt cấu trúc tâm lý của xã hội, mà chúng ta là. Nhưng sự hủy diệt cấu trúc tâm lý của xã hội này, mà là bạn và tôi, không hiện diện qua nỗ lực, và tôi nghĩ đó là một trong những sự việc khó khăn nhất mà hầu hết mọi người chúng ta cần phải hiểu rõ.

Tôi nghĩ, với hầu hết mọi người, ý nghĩa đằng sau những từ ngữ của K lan qua sự hiện diện bằng thân thể của chính con người anh ấy – có một sự phát ra mà lóe sáng trực tiếp đến sự hiểu rõ của người ta, bỏ qua cái trí, và liệu người ta tìm được một nói chuyện có ý nghĩa đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào trạng thái thâu nhận của người ta hơn là vào điều gì anh nói. Mặc dù anh thường ngồi với tư thế hai bàn tay trên đùi vào lúc đầu khi anh lên bục giảng, anh vung một hoặc hai tay đầy biểu cảm trong suốt nói chuyện, thường thường những ngón tay dang rộng. Ngắm hai bàn tay của anh rất ngộ nghĩnh. Khi chấm dứt nói chuyện anh thường lướt đi rất kín đáo giống như khi anh vào. Những khán giả của anh ở Ấn độ luôn luôn bày tỏ sự tôn kính nhiều hơn ở phương Tây, và, khi nói chuyện trước công chúng ở đó, anh phải rất khó khăn khi rời khỏi bục giảng. Anh bị ngượng ngùng ghê lắm bởi sự thành tâm tôn sùng mà anh nhận được ở Ấn độ, bởi sự sụp lạy và những nỗ lực chạm vào người của anh hay quần áo của anh. Khi người ta lái xe đưa anh đi khỏi tại một gặp gỡ ở Bombay, những bàn tay thường vươn dài ra để nắm bàn tay của anh qua cửa sổ mở của chiếc xe hơi. Một lần anh bị kinh hãi khi có một người đàn ông nắm chặt tay anh và ngậm sâu trong miệng của ông ấy. Một họp mặt lần thứ hai tại Saanen mùa hè năm đó diễn ra trong một cái lều lớn (Chỉ mãi đến năm 1965 một mảnh đất thuê dựng lều, gần sông Saanen, được mua bởi KWINC, do tiền quỹ cung cấp bởi Rajagopal.) Vanda Scaravelli thuê lại Chalet Tannegg, như cô ấy sẽ làm mỗi mùa hè cho đến năm 1983, mang theo cùng một người đầu bếp về hưu riêng của cô ấy, Rosca để chăm sóc ngôi nhà. K không khỏe mấy sau những gặp gỡ vào cuối tháng tám. Anh quyết định hủy bỏ chuyến thăm Ấn độ của anh năm đó và ở lại Tannegg đến Giáng sinh. Rajagopal đến thăm anh vào tháng mười trong hy vọng thực hiện sự hòa giải, nhưng vì Rajagopal muốn nó theo những điều khoản riêng của anh, và K vẫn quả quyết yêu cầu được đưa trở lại vào ban quản trị của KWINC, họ đi đến chỗ bế tắc. Rajagopal cũng đến London nơi anh ấy nói xấu về K với tôi hiểm độc hơn trước kia, buộc tội anh đạo đức giả, mà anh ấy chẳng đưa ra được chứng cớ nào, chê bai anh lo lắng cho hình dáng quá nhiều trước khi lên bục giảng, ngắm nghía kỹ càng trong gương để bảo đảm rằng rằng mỗi sợi tóc phải ở đúng vị trí. Rajagopal và tôi đều biết rất rõ rằng K luôn luôn lưu tâm đến hình dáng bên ngoài, cả của anh lẫn của những người khác. Khi người ta sắp sửa gặp anh, người ta luôn luôn phải chăm sóc tốt nhất về hình dáng bên ngoài, bởi vì anh thấy mọi thứ. Điều đó chỉ do bởi sự lịch sự với khán giả nên anh muốn được mọi người trông thấy mình tươm tất nhất khi anh ngồi trên bục giảng. Tôi thúc giục Rajagopal thôi làm việc cho K, bởi vì đã cảm thấy như thế với K (Rajagobal thể hiện cho tôi hiểu rằng tiền bạc không là vấn đề đối với anh ấy), và định cư tại Châu âu nơi anh ấy có nhiều người bạn, nhưng vấn đề thực sự của anh ấy dường như là rằng anh ấy bị kẹt cứng trong sự liên hệ thương-ghét một phía mà thái độ cách biệt của K khiến nó càng khó khăn hơn để thoát khỏi.

Sau khi rời Tannegg, K đi cùng Vanda đến Rome nơi cô ấy giới thiệu anh với nhiều người nổi tiếng – những đạo diễn phim ảnh, những nhà văn, và những nhạc sĩ, gồm cả Fellini, Pontecorvo, Alberto Moravia, Carlo Levi, Segovia và Casals mà trình diễn nhạc cho anh nghe. (Từ IL Leccio cô ấy đã nhiều lần đưa anh đến gặp Bernard Berenson tại I Tatti).[1]Huxley ở Rome vào tháng ba và thường xuyên gặp K. Đó là sự gặp gỡ cuối cùng của họ bởi vì Huxley sẽ chết ở Los Angeles vào tháng mười một. Một tháng sau khi Huxley chết K viết cho tôi: ‘Cách đây vài năm Aldoux Huxley nói với anh rằng anh ấy bị ung thư lưỡi; anh ấy nói với anh rằng anh ấy không bảo cho ai biết, thậm chí cả người vợ của anh ấy. Anh gặp anh ấy ở Rome mùa xuân đó và anh ấy trông khá khỏe và vì vậy đó là một cú choáng váng khi anh biết rằng anh ấy đã ra đi. Anh hy vọng anh ấy không đau đớn lắm.’

Vào cuối tháng năm K quay lại Gstaad, chồng tôi và tôi ngừng lại một đêm ở Gstaad trên đường đến Venice của chúng tôi bằng xe hơi và đến thăm anh ở Tannegg. Anh ở một mình ở đó ngoại trừ Fosca. Anh tiếp đãi chúng tôi nồng hậu lắm và đưa chúng tôi đi chơi bằng chiếc xe Mercedes được sở hữu bởi Ủy ban Saanen. Chắc chắn rằng chiếc xe này được yêu quý lắm, ít khi nào được sử dụng, và được anh lau chùi cũng như đánh bóng mỗi lần nó quay về thậm chí khi chỉ chạy một quãng đường ngắn nhất. Tiếp tục vào nước Ý, chúng tôi ngừng tại Castle Hotel ở Pergine nơi chúng tôi đã ở lại vào năm 1924. Tôi gửi cho anh một bưu thiếp của cái tháp tròn mà lúc trước anh đã nhắc hoài. Anh trả lời: ‘Anh không thể nhớ lại bất kỳ điều gì về nó, nó có lẽ là bất kỳ lâu đài nào khác. Nó hoàn toàn bị xóa nhòa khỏi cái trí của anh.’

Năm đó có một người mới tại họp mặt Saanen mà sẽ có một vai trò quan trọng trong sống bên ngoài của K trong một vài năm, đây là Alain Naudé ba mươi lăm tuổi, một nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp từ South Africa mà đã học ở Paris và Siena và đã tổ chức những buổi hòa nhạc ở Châu âu và vào thời gian đó là một giáo sư tại đại học Pretoria. Vì từ niên thiếu đã quan tâm đến đời sống tôn giáo, Alain đã nghe người ta nói về K và đến Saanen trong kỳ nghỉ để nghe anh nói chuyện. Anh ấy gặp riêng K và mùa đông đó ở Ấn độ khi K ở đó. Khi anh ấy quay lại Pretoria, đầu năm 1964, anh sẽ từ chức giáo sư của anh với mục đích theo đuổi số mạng tinh thần của anh.

Alain Naudé có mặt lại tại Saanen vào mùa hè 1964. Cũng có mặt ở đó vào mùa hè đó là Mary Zimbalist, họ là Taylor, góa phụ của Sam Zimbalist, người sản xuất phim ảnh. Bà là một người Mỹ đã Châu âu hóa thanh lịch và quý phái từ một gia đình New York có tiếng tăm trong thế giới kinh doanh. Lần đầu tiên bà nghe K nói chuyện tại Ojai cùng người chồng của bà vào năm 1944. Khi người chồng của bà chết đột ngột vì một cơn đau tim vào năm 1958, vẫn còn bị tan nát bởi đau buồn, bà đã đi nghe K nói chuyện lần nữa tại họp mặt Ojai năm 1960. Sau đó bà đã có một phỏng vấn riêng thật lâu với K trong đó anh đã giải thích cho bà về chết bằng một cách nào đó mà bà hiểu rõ ngay tức khắc: người ta không thể chạy trốn khỏi chết bởi những lộ trình thông thường của tẩu thoát; sự kiện của chết phải được hiểu rõ; do bởi sự tẩu thoát khỏi cô độc mới mang lại sự đau khổ, không phải sự kiệncủa cô độc, của chết; sự thương tiếc là tự-thương xót, không phải tình yêu. Mary đã hy vọng nghe anh nói chuyện lại tại Ojai nhưng khi dường như anh sẽ không thể quay lại đó, bà đã đi đến Saanen để nghe anh nói chuyện. Ở đó bà trở thành bạn bè với Alain Naudé và cả hai được K yêu cầu tiếp tục ở lại sau họp mặt để tham dự vài bàn luận riêng nhỏ tại Tannegg. Mary cũng có một phỏng vấn riêng khác rất lâu với anh.

Những cổ phiếu được giữ ở nước Anh cho sự chi phí của K lúc này đã ngừng trả tiền lãi, và Doris Pratt đề nghị với Rajagopal rằng trong tương lai tất cả những phí tổn đi lại của K đến Ấn độ và ở Châu âu nên được trả bởi KWINC đến Ủy ban Saanen, mà cũng sẽ nhận những tiền quỹ của KWINC được gây ở Châu âu; và, bởi vì những lý do sức khỏe, trong tương lai K nên đi lại bằng vé hạng nhất. Rajagopal đồng ý đề nghị thứ nhất nhưng không trả lời đề nghị thứ hai về việc đi vé hạng nhất của K. Nếu suy nghĩ về mọi đồng xu đến KWINC, hoặc trong hình thức những tiền biếu, tiền chúc thư hay tiền nhuận bút từ những quyển sách, được kiếm từ chính K, dường như quá lạ lùng khi tiền bạc được chi phí cho tiện nghi cá nhân của K lại phải có sự cho phép của Rajagopal; và rằng khi K, đã gặp Alain Naudé lại vào mùa đông năm 1964 – 65, muốn anh ấy trở thành thư ký và người đồng hành đi lại của anh, lại nữa K phải có sự cho phép của Rajagopal để trả cho anh ấy một số tiền lương khiêm tốn. Chắc chắn rằng, ở tuổi bảy mươi, đi lại một mình đã trở thành quá cực nhọc cho K, đặc biệt sau nhiều căn bệnh của anh.

Tôi gặp Alain Naudé và K ở London vào mùa xuân năm 1965 tại tiệm K may quần áo, Huntsman ở Savile Row. Alain đang ở cùng K và tuy nhiên Doris ở trong một ngôi nhà có sẵn đồ đạc khác ở Wimbledon đồng thời chịu trách nhiệm ghi lại những nói chuyện của K ở Wimbledon. Khi K đi cùng tôi trong chuyến dạo bộ rừng hoa chuông thông thường, dường như anh đang sống trong trạng thái tinh thần tốt hơn những năm trước. Anh kể với tôi Alain đã giúp anh đến chừng nào cho sống của anh, đi cùng anh và chăm sóc hành lý. Anh cảm thấy một đồng cảm cùng anh ấy; anh ấy là người có trái tim nhân hậu, mặc dù trí óc rất nghiêm túc, năng động và thông hiểu quốc tế, cùng một nhạy bén về ngôn ngữ. Mary Zimbalist cũng ở London, nhưng mãi đến năm sau tôi mới gặp chị. Chị thuê một chiếc xe hơi và đưa K và Alain đến thăm những thắng cảnh ở London, và khi ba người đến Paris sau khi ở London, Mary đưa họ đến Versailles, Chartres, Rambouillet và những nơi khác, những chuyến đi thuộc loại vui vẻ mà K đã bị từ chối suốt nhiều năm trong sống nhàm chán bên ngoài của anh.



[1] Trong nhật ký của Berenson ngày 7 tháng năm 1956, khi ông chín mươi tuổi, đọc: ‘Krishnamurti đến dùng trà: nhã nhặn, dễ thông cảm, nhượng bộ tất cả những phản đối của tôi, và thật ra những bàn luận của chúng tôi hiếm khi nào phải gây tranh cãi. Dẫu vậy, anh quả quyết về một Vượt khỏi, và rằng đây là một trạng thái của tồn tại bất động, không biến cố, không tư tưởng, không nghi vấn, không – cái gì? Anh phủ nhận luận điểm của tôi rằng một trạng thái như thế là điều gì đó vượt khỏi tính cách của cái trí phương Tây của tôi. Tôi còn đi đến tận cùng khi hỏi anh liệu rằng anh không đang đuổi theo điều gì đó chỉ thuần túy là từ ngữ. Anh vững vàng phủ nhận nó, nhưng không giận dữ.’ (Sunset and Twilight,Nicky Mariano (ed), Hamish Hamilton, 1964.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]