Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma

13/05/201723:06(Xem: 4647)
Một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma

TRONG KHI TỔNG THỐNG HOA KỲ DONALD TRUMP 
NỒNG ẤM VỚI TRUNG QUỐCPHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI HOA KỲ 
THĂM VIẾNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Chuyến đi này dường như làm cho Bắc Kinh tức giận 
vì họ coi Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.


DHARAMSALA, India, May 9 (Reuters) Một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trụ sở chính của ngài ở Ấn Độ hôm thứ ba, nhằm thu hút sự chú ý của thế giới đến vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng khi Tổng thống Donald Trump có quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã cùng với một phái đoàn lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ tới thị trấn đồi Himalaya (Dharamsala), thủ phủ của nhà lãnh đạo Phật giáo 81 tuổi này, một chuyến đi có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng về người mà họ luôn cho rằng một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.

"Khi đến thăm viếng Đức Đạt Lai Lạt Maphái đoàn lưỡng đảng của chúng tôi đến trong tinh thần đức tin và hòa bình của ngài. Chúng tôi đến đây với sự truyền cảm từ ngài và chứng tỏ sự cam kết của chúng tôi đối với người Tây Tạng, với đức tin, văn hoá và ngôn ngữ của họ ", Pelosi nói.

Cuộc thăm viếng của các nhà lập pháp diễn ra trong một thời gian nhạy cảm đối với Trump. Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã cho rằng Trung Quốc là một nước chuyên buôn lậu và thao túng tiền tệ, nhưng hiện giờ Trump đang tìm kiếm sự ủng hộ của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) để ngăn chặn Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân..

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ông rất muốn gặp nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vào bất cứ khi nào. Bây giờ dường như người đoạt giải Nobel hòa bình (Đức Đạt Lai Lạt Ma) không phải là người sẽ nhận được lời mời của Tòa Bạch Ốc - một vinh dự mà các tổng thống Hoa Kỳ trước đây đã làm.

Tuần trước, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã làm giảm vai trò nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã vượt thoát Tây Tạng đến Ấn Độ vào năm 1959, có thể mất một người bạn trong các người bạn cuối cùng của ngài ở phương Tây.



quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-1

Nhà lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma vào Thứ Ba ngày 9 tháng 5 năm 2017 tại trú xứ của ngài ở Dharamsala, India.






LẦN VIẾNG THĂM TRƯỚC


Cuộc viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối của Bà Pelosi vào năm 2008, sau cuộc đàn áp của Trung Quốcvề cuộc nổi dậy ở Tây Tạngtrùng hợp với Thế vận hội Bắc Kinh.

Kể từ đó, các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền cho haytình hình tại khu tự trị Tây Tạng đã trở nên tồi tệ khi nhà cầm quyền giải quyết các bất đồng quan điểm và theo đuổi các chính sách có hệ thốngđể đồng hóa người Tây Tạng.

Meenakshi Ganguly, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Nam Á, nói: "Mức độ đàn áp ở Tây Tạngđã cực kỳ gia tăng.”

Số người vượt thoát từ Tây Tạng sang các quốc gia lân cận Ấn Độ và Nepal đã chậm lại, đang châm ngòi cho sự sống còn của cộng đồng di dân Tây Tạng ở Nam Á, cô nói thêm.

Các báo cáo tiếp tục xuất hiện từ Tây Tạng về các hành động phản đối chế độ cai trị của Trung QuốcMột sinhviên 16 tuổi, hát lên tiếng nói "Tây Tạng muốn tự do" và "Hãy để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Tây Tạng," đã tự châm lửa thiêu mình vào ngày 2 tháng 5, đài phát thanh Á Châu Tự Do tiếng Tây Tạng đã báo cáo.

Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Jim McGovern, một đảng viên Dân chủ đi cùng với bà Pelosi, đã kêu gọi một chính sách mới của Mỹ đối với Tây Tạng để bảo vệ danh tính của người dân Tây Tạng tranh đấu cho nhân quyền và cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền.

ÁP DỤNG ÁP LỰC

Trung Quốc đã áp lực lên các chính phủ nước ngoài không được tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trong khi họ củng cố cầm quyền ở Tây Tạng từ khi chiếm giữ vào năm 1950, cái mà họ gọi là "cuộc giải phóng hòa bình".

Gần đây nhất, Bắc Kinh đã lên án chính phủ Ấn Độ đã tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài đến bang Arunachal Pradesh thuộc vùng đông bắc Ấn Độ - lãnh thổ mà họ tự nhận là miền Nam của Tây Tạng - để giảng dạy đạo pháp cho đồng bào Phật tử.

Chuyến đi đó đã làm dấy lên ý kiến cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn thăm vấn với các vị trưởng lão về người kế vị ông. Phật giáo Tây Tạng cho rằng thần thức của một vị lạt ma cao cấp được tái sinh sau khi qua đời.

Trung Quốc nói rằng truyền thống tái sinh này phải được tiếp tục và các nhà lãnh đạo cộng sản vô thần có quyền phê chuẩn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma, như một di sản thừa hưởng từ các vị hoàng đế Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị chấm dứt truyền thống tái sinh, khi ngài qua đời. Trung Quốc cáo buộc ông ta phản bội, và thiếu tôn trọng tôn giáo Tây Tạng, bằng cách nói rằng có thể không có sự tái sinh trong tương lai.

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Bản gốc: http://www.huffingtonpost.com/entry/dalai-lama-us-lawmakers-meet_us_591189c1e4b0d5d9049f945e

Dưới đây là một số hình ảnh chuyến đi của phái đoàn lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ: (Photo/OOHHDL/Tenzin Choejor)




quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-1quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-2quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-3quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-4quoc hoi hoa ky tham Duc Dalai lama-5

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567