Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Tạp chí Rolling Stone

05/08/201107:12(Xem: 7615)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Tạp chí Rolling Stone

dalailama_rollingstonemagazineĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ ROLLING STONE

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma & Melissa Mathison - 21/07/2011
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/07/2011

Mặt trời đang chiếu sáng trên chùa Tsuglakhang, trên đồi núi của Hy mã lạp sơn Ấn Độ,hàng trăm người Tây Tạng đang tập trung trong sân cho buổi lễ hội. Khi những thầy tu xới cơm trắng và rau cải hầmra, những tiếng kèn và chập chỏa vang lên. Những lễ lược như vậy là thông thường ở đây - tu sĩ thường cung cấp thứcăn cho những dân làng địa phương như một hành động phục vụ để tích tập phước đức- nhưng không khí lễ hội dường như thu hút được tình cảm của vị hiền nhân sống bên cạnh ngôi chùa. Đức Đạt Lai Lạt Ma, mặc dù nhiều lời thỉnh cầu chân thành bởinhững cử tri, cuối cùng đã đạt được mong ước của ngài cho việc từ nhiệm khỏi những trách vụ của chính quyền.

Quốc hội Tây Tạng đã hai lần khuyến thỉnh Đức Thánh Thiện hãy xem xét lại, nhưng ngài đã từ chối ngay cả đọc một thông điệp hay gặp gở những nhà lập pháp. Ngài đã nhất quyết. Vào ngày 29 tháng Năm, văn kiện đã được ký và hiến chương Tây Tạng đã được sửa đổi. Hành động đánh dấu một sự kiện nổi bật và tách rời tự nguyện của tôn giáo và chính quyền. Lần đầu tiên tronghơn 350 năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma không còn là lĩnh tụ thế quyền và tâm linh của đồng bào Tây Tạng.

Mặc dù chính quyền lưu vong Tây Tạng cải cách rộng rãi về dân chủ hàng thập niên qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn phải nói lời phán quyết cuối cùng trong mỗi quyết định chính trị quan trọng trong sự lưu vong. Ngài đã chỉ định những đặc phái viên quốc ngoại, quyết định phạm vi vàthời gian trong những cuộc đàm phán với Trung Cộng, có quyền để ký hay phủ quyếtcác luật lệ và ngay cả có thể giải tán Quốc hội. Bây giờ, với chữ ký của ngài, danh hiệu chínhthức đã biến từ "Nguyên thủ Quốc gia" thành "Đức Hộ Vệ và BiểuTượng của Tây Tạng và Đồng Bào Tây Tạng." Nhiều trách nhiệm chính trị của ngài sẽ chuyển sang Lobsang Sangay, một học giả Harvard 43 tuổi người vừa đắc cử vào tháng Tư vừa qua trong cương vị Thủ tướng.

TrungCộng, phủ nhận sự chuyển giao quyền lực như một "mưu kế", đã từ chối gặp gở Sangay. Chính quyền Cộng Sản tinrằng cuộc đấu tranh cho khu tự trị Tây Tạng sẽ chết với Đức Đạt Lai Lạt Ma; vàtất cả những gì mà họ phải làm là chờ đợi ngày ấy. Nhưng bằng vào việc chuyển quyền kiểm soátchính phủ qua những nhà cầm quyền dân cử thế tục, Đức Thánh Thiện đang đầu tưkhả năng dân chủ để phục vụ như một nguyên tắc bảo vệ hiệu quả chống lại sức épcủa Trung Cộng. Ở tuổi 76, ngài biết rằngngài sẽ không hiện diện mãi mãi để lèo lái con thuyền quốc gia. Ngài tin rằng, người Tây Tạng phải học hỏi đểlèo lái nó cho chính họ.

TenzinGyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, sinh năm 1935, con trai một nông dântrong một làng Tây Tạng nhỏ. Theo thônglệ cổ truyền, những giấc mộng và nhãn quan tâm linh của những lạt ma cao cấp vànhững điềm lành cuối cùng đưa đoàn tìm kiếm đến vị thiếu niên. Vào lúc hai tuổi, ngài đã xác định một cáchthành công những người và các vật sở hữu trong kiếp trước của ngài và được côngnhận một cách chính thức như hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Vào lúc bốn tuổi, ngài đã được đưa vào thủ đôLhasa và đăng quang như là lĩnh đạo tâm linh của dân tộc ngài. Vào lúc mười lăm tuổi, ngài trở thành nguyênthủ quốc gia. Trong năm 1959, khi nhữngcăng thẳng với Hồng quân Trung Cộng lên đến cực điểm, ngài đã lánh sang Ấn Độ,nơi ngài đã lĩnh đạo cộng đồng Tây Tạng ly tán từ lúc ấy đến nay.

Nhìnlại 60 năm lĩnh đạo của ngài, ngài phải tự hào rất nhiều. Ngài đã thiết lập một chính quyền thành côngcùng ổn định trong cảnh lưu vong và đã đứng vững chắc chống lại một chính quyềntàn bạo. Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầutiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đếnhàng triệu người, một nổ lực cả cuộc đời đã khiến ngài được trao tặng giảiNobel Hòa Bình. Như lĩnh đạo tâm linh củaTây Tạng, ngài duy trì sự hiện thân cho công cuộc đấu tranh của quê hương ngài.

Tôiđã biết Đức Thánh Thiện từ năm 1990, khi tôi viết kịch bản Kundun - Đấng HiệnDiện, một bộ phim về đời niên thiếu của ngài và được đạo diễn bởi MartinScorsese. Từ lúc ấy, chúng tôi đã tăngcường một tình thân hữu bền lâu. Tôi tiếptục hoạt động như một người hành động vì sự tự trị của Tây Tạng và phục vụtrong hội đồng Vận Động Quốc Tế vì Tây Tạng. Mỗi ngày tôi đã cầu nguyện cho sự trường thọcủa Tenzin Gyatso.

Khichúng tôi gặp nhau vào ngày hai tháng Sáu trong khu vực đón tiếp của ngài phíasau ngôi chùa chính bận rộn ở McLeod Ganj ,một thị trấn đồi núi bụi mờ của Ấn Độ,ngài đã hỏi ngài vẫn trông khỏe mạnh như lần trước chúng tôi gặp nhau chứ. Vâng, tôi nói với ngài - ngay cả trẻ hơn, nếucó thể. Nhưng tôi thêm, đôi mắt ngàitrông già hơn. "Đúng thế,"ngài nói. Tuy nhiên, ngài muốn báo chotôi biết rằng, ngài đã không cần tăng độ cho đôi mắt kính của ngài - một phần bởivì ngài không dùng máy điện toán. "Tôi ngay cả chưa bao giờ thử," ngài nói, bùng vở trong giọngcười sôi nổi dễ nhận thấy. "Tôikhông biết làm thế nào!"

PHỎNG VẤN

MELISSA: Hãy bắt đầu bằng việc nói ngày mà ngài trở thành nguyên thủ của chínhquyền Tây Tạng, trong năm 1950. Ngài chỉmới 15 tuổi và Trung Cộng đang xâm lấn quê hương của ngài.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Đấy là một hoàn cảnh vô cùng, vô cùng khókhăn. Khi đồng bào yêu cầu tôi nhận lĩnhtrách nhiệm, sự phản ứng của tôi là, tôi là người muốn thực hiện truyền thống củanhững Đạt Lai Lạt Ma, đấy là đăng quangvào lúc 18 tuổi. Tuổi 15 thì quá sớm. Rồi thì họ yêu cầu tôi một lần nữa. Chamdo [một vùng núi phía Đông Tây Tạng] đã bịTrung Cộng chiếm rồi. Thật là một thờiđiểm đáng ngại vô vàn. Tôi đã nhận lấytrách nhiệm. Khi quân Hồng Quân GiảiPhóng Cộng Sản tiến gần Lhasa, hành động đầu tiên của tôi là rời khỏi Lhasa vàđi đến biên giới Ấn Độ. Vì vậy tôi nghĩ,dấu hiệu tốt hay dấu hiệu xấu? Hầu nhưhành động đầu tiên sau khi tôi lĩnh lấy trách nhiệm là đào thoát khỏi Lhasa![Cười]

MELISSA: Vậy thì bây giờ đã 61 năm qua rồi, và ngài vừa rời khỏi nhiệm vụ củamột người đứng đầu chính quyền. Ngài,trong thực tế, đã chuẩn bị cho sự hưu trí này - một sự tách biệt giáo quyền vàthế quyền - từ khi ngài là một thiếu niên. Hạt giống đầu tiên được gieo trồng như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Như một thiếu niên tuổi mười mấy, khoảng 13hay 14, sống ở Lhasa, tôi đã có một loại tiếp xúc rất thân mật với những ngườibình thường. Một cách chính yếu, nhữngngười quét tước ở Điện Potala cũng như tại Norbulingka [cung điện mùa hè của ĐạtLai Lạt Ma ở Lhasa]. Tôi luôn luôn nôđùa với họ và đôi khi ăn tối với họ. Tôinhận những thông tin từ những người phục vụ đến những gì thật sự xảy ra ởLhasa. Tôi thường nghe về những sự bấtcông mà con người phải trải nghiệm. Do vậy,tôi đã bắt đầu để thấu hiểu rằng hệ thống của chúng tôi - quyền lực nằm trongtay của một số ít người - điều ấy là sai.

MELISSA: Vì vậy sau khi nắm lấyquyền lực chẳng bao lâu, ngài đã nhất quyết ngài mong muốn thực hiện việc cải cách hệ thống cũ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Trong năm 1952, tôi đã thiết lập một hội đồngcải cách. Tôi đã muốn bắt đầu một loạithay đổi nào đấy. Nhưng tôi đã đối diện mộtchướng ngại cải cách quan trọng - những cán bộ Trung Cộng muốn cải cách phù hợpvới kiểu mẫu của họ, phương cách mà họ đã thực hiện thật sự ở Trung Quốc. Người Trung Cộng nghĩ rằng nếu người Tây Tạngcải cách được đề xướng bởi chính người Tây Tạng, thì nó sẽ là một trở lực chophương pháp cải cách của chính họ. Nênviệc ấy đã trở nên khó khăn.

MELISSA: Ngài đã du hành đến Trung Hoa năm 1954 và đã thấy một cách trực tiếpnhững gì người Cộng Sản cải cách ra sao. Nó đã làm cho ngài có một viễn tượng gì đấy cho Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi đã đến Trung Hoa như một thành viên củađoàn đại biểu Tây Tạng tại Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc của Cộng HòaNhân Dân Trung Hoa. Quốc Hội ở Bắc Kinhrất nghiêm nhặt! Tôi nhận thấy rằng tấtcả những đại biểu hiếm khi dám đưa ra một đề nghị. Họ có làm nên một điều, nhưng chỉ là những sửachửa nho nhỏ về ngôn ngữ [cười]. Khôngai thật sự thảo luận về ý nghĩa.

Rồithì, năm 1956, tôi đã có cơ hội đến Ấn Độ. Và ở đây, tôi cũng có cơ hội để thăm viếng Nghị Trường Ấn Độ. Tôi đã thấy một sự khác biệt lớn. Trong Quốc Hội Ấn Độ, rất ồn ào. Không nghiêm khắc. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của tự do ngôn luậnhoàn toàn. Những nghị viên Ấn Độ thíchphê phán chính quyền của họ. Do thế, tôiđã nhận ra rằng, đây là ý nghĩa của dân chủ - tự do phát biểu. Tôi rất ấn tượng với hệ thống dân chủ.

MELISSA: Ngài thích sự phức tạp,không trật tự, và ồn ào của dân chủ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Trong năm 1959, khi chúng tôi quyết định đưavấn đề Tây Tạng ra Liên Hiệp Quốc, tôi đã hỏi Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehrucó bảo trợ cho vấn đề của chúng tôi không. Ông từ chối. Ông cảm thấy rằngkhông có lợi khi đề xuất vấn đề Tây Tạng. Ông đã nói với tôi rằng Hoa Kỳ sẽ không gây chiến với Trung Hoa vì Tây Tạng. Sau đó, tôi đã gặp Nehru một lần nữa, và tôiđã hơi băn khoăn [cười]. Nhưng khi tôi gặp,ông hoàn toàn bình thường! Tôi đã học,vâng - đây là một lĩnh tụ thực hành dân chủ. Không đồng thuận là điều gì đấy bình thường.

Trongnăm 1960, sau khi tôi đến Ấn Độ, nhiều người Tây Tạng đã đến Đạo Tràng Giác Ngộ(Bodh Gaya) để nghe tôi giảng dạy. Ở đấychúng tôi đã quyết định một chính quyền đại nghị - bước đầu tiên cho dân chủ. Từ lúc ấy, như những người tị nạn, chúng tôiđi từng bước một đối với một nền dân chủ hoàn toàn. Trong mười năm vừa qua, tôi đã tiếp tục hànhđộng như một cố vấn lão thành. Tôi gọi đấylà một vị thế bán hưu trí. Từ năm 2009,trong nhiều trường hợp, tôi đã nói rằng, "Bây giờ tôi đang hướng tới một sựhưu trí hoàn toàn." Năm nay, vàongày 10 tháng Ba, tôi đã tuyên bố một cách chính thức rằng bây giờ là thời điểmđã đến cho tôi về hưu; tôi sẽ chuyển giao mọi quyền lực chính trị của tôi đếnchính quyền Tây Tạng.

MELISSA: Hầu hết mọi người trên thế giới ước ao để từ bỏ được những lĩnh tụ củahọ. Nhưng người Tây Tạng miễn cưỡng đểcho ngài từ nhiệm. Tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Một cách tình cảm và tinh thần, đồng bào tôivẫn ngưỡng vọng đến tôi. Sau khi tôituyên bố sự từ nhiệm của tôi, họ thỉnh cầu tôi nên lĩnh lấy những trách nhiệmnhư từ trước đến nay, một cách liên tục. Tôi từ chối. Rồi thì họ đã yêu cầutôi tối thiểu hãy xem xét việc mệnh danh, như một loại nguyên thủ nghi lễ.

Mộtvai trò nghi lễ? Tôi không thích thế. Làm giống như nữ hoàng Anh Quốc. Dĩ nhiên, cá nhân tôi rất ngưỡng mộ bà. Diệu kỳ. Nhưng hệ thống? [Cười] Nếu chúng ta lĩnh lấy một loại nguyên thủ nghi lễ nào đấy, thế thì chúng ta phải làm gì đấy! Bằng khác đi, tôi chỉ là một hình nộm. Một tuyên bố được ai đấy viết, sau đó tôi chỉđọc? Tôi biết chữ ấy - một kẻ bù nhìn.

Chỉtừ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Năm, 350 năm trước đây, có thể chế lĩnh lấy trách nhiệmchính trị thật sự. Những tiền thân trướcđấy chỉ là những lĩnh tụ tâm linh. Tôiluôn luôn tin rằng việc cai trị bởi vua chúa hay lĩnh tụ tôn giáo đã lỗi thời. Bây giờ chúng ta phải bắt kịp với thế giới hiệnđại.

Vìvậy bây giờ tôi chuyển giao quyền lực chính trị của tôi đến chính quyền dân cử. Tôi cảm thấy vui mừng. Họ mang lấy trách nhiệm toàn diện. Tôi chỉ muốn là là một lĩnh tụ tâm linh thuầntúy. Nhưng trong trường hợp những phụngsự của tôi cần đến, tôi vẫn sẳn sàng.

MELISSA: Ngài cũng có những lý do cá nhân để từ nhiệm chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những cơcấu tôn giáo và cơ cấu chính trị phải được tách biệt. Vì vậy, trong khi tôi nói với mọi người điềunày, chính tôi lại tiếp tục với hổn hợp này. Thái độ đạo đức giả! [Cười] Thế nên những gì tôi nói với người khác tôiphải áp dụng cho chính tôi.

Cũngthế, một lý do vị kỷ hơn. Trước khi ĐạtLai Lạt Ma trở thành một nhân vật chính trị, hầu như không có tranh luận. Từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Năm, có một sốtranh luận - do bởi khía cạnh chính trị, không phải tâm linh. Bây giờ, sau khi tôi từ nhiệm, thể chế ĐạtLai Lạt Ma thuần khiết hơn, ổn định hơn. Tôi cảm thấy chúng ta phải tách biệt trách nhiệm chính trị. Đạt Lai Lạt Ma không nên mang lấy gánh nặng ấy. Đấy là lý do vị kỷ của tôi - để bảo vệ truyềnthống Đạt Lai Lạt Ma cổ xưa. Truyền thốngấy an toàn hơn khi không liên hệ đến chính trị.

Tôicó niềm tin trọn vẹn rằng đồng bào Tây Tạng có thể đảm đương tất cả những côngviệc của họ. Do vậy tôi tự nguyện,tự hàoquyết định truyền thống cổ xưa bốn thế kỷ nên chấm dứt.

Điềuấy không có nghĩa là chấm dứt Đạt Lai Lạt Ma. Thể chế tiếp tục, như một vai trò tâm linh. Và không chỉ cho thế hệ của tôi. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn thể chế tiếp tục,nó sẽ duy trì một cách liên tục.

MELISSA: Sự từ nhiệm của ngài có nghĩa là những mụctiêu lâu dài của ngài đã thay đổi chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Cuộc đời còn lại của tôi, tôi hoàn toàn dânghiến cho những điều này: Thúc đẩy sự hòahiệp tôn giáo. Thúc đẩy những giá trịnhân bản. Hạnh phúc của con người. Như thế đấy.

MELISSA: Vậy là ngài sẽ tiếp tục với những công việc hằng ngày của ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi biết rằng mỗi buổi sáng bạn dâng lời cầu nguyện cho tất cả chúng sinh. Khi bạn cầu nguyện cho chúng ta, điều gì bạnmuốn cho chúng ta? Tôi thường nói với mọingười rằng thế kỷ này nên là thế kỷ của đối thoại. Hòa bình sẽ không đến từ tư duy hay từ Đức Phật. Hòa bình phải được xây đắp bởi con người, quahành động. Đấy có nghĩa là, bất cứ khinào chúng ta đối diện với rắc rối - đối thoại. Đấy là con đường duy nhất. Đểgiúp cho điều ấy, chúng ta cần giải trừ quân bị nội tại. Vì vậy việc làm của chúng ta phải làm nên mộtsự cống hiến nho nhỏ để cụ thể hóa một thế giới hòa bình, từ bi dần dần về saucho thế kỷ này. Đấy là nguyện ước củatôi. Điều ấy sẽ không đến ngay lập tức. Nhưng chúng ta phải thực thi nổ lực. Vào lúc này, điều ấy trông như chỉ là một ýtưởng. Nhưng mỗi góc cạnh phải thực hiệnsự nổ lực. Sau đó mới khả dĩ. Rồi thì, nếu chúng ta thất bại mặc dù với nổlực ấy, không có gì hối hận.

MELISSA: Mọi người có thể ngạc nhiên để biết rằng ngài thật sự là những gì ngàinói: một thầy tu giản dị.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Một vài ngày trước, trong chính phòng này,hàng ngũ lĩnh đạo chính trị Tây Tạng đã cùng nhau đến đây để gặp tôi. Họ đã đem tất cả những tu chính của hiếnchương [liên quan đến việc từ nhiệm]. Họgiải thích những gì được viết, và rồi họ thỉnh cầu tôi, xin hãy đọc những điều ấy. Tôi trả lời, "Ô, ngay cả nếu đọc tất cả,tôi cũng không hiểu hoàn toàn. Nên,không hề gì." Tôi chỉ hỏi họ,"Tôi nên ký chỗ nào?" [Cười]

MELISSA: Thật là nguy hiểm!

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Đấy là chữ ký của ông thầy tu giản dị.

MELISSA: Ngài có lo ngại rằng những người nào đấy nghĩ quyết định từ nhiệm cảungài là sai lầm không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: À, một số người Tây Tạng, đặc biệt là nhữngngười trẻ, chỉ trích gay gắt.

MELISSA: Có phải đấy chỉ là hoangmang? Hay căn cứ trên niềm quan tâmchính đáng cho Tây Tạng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Một số người nghĩ rằng những quyết định nàyđược thực hiện trong một sự hấp tấp thế nào ấy. Họ không biết, bà thấy, tôi đã thực thi những ý tưởng này từng bước mộttrong vài thập niên qua.

MELISSA: Những Đức Đạt Lai Lạt Ma từ xưa đã dựa vào những lời khuyên bảo các nhàtiên tri của quốc gia . Ngài có thỉnhcầu những nhà tiên tri nhập vào trạng thái xuất thần và cố vấn việc từ nhiệmcủa ngài không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi đã làm như thế. Họ hoàn toàn ủng hộ quyết định của tôi. Tôi biết những nhà tiên tri này. Tôi hỏi họ như một loại cố vấn. Họ đã quán chiếu kinh nghiệm của các Đức ĐạtLai Lạt Ma bốn hay năm thế kỷ qua, vì thế một cách hợp lý, như những con người,tôi cảm thấy họ có thể cảm nhận không thoãi mái một ít với quyết định. Nhưng họ đã nói là thời gian rất thích hợp. Quyết định đúng đắn.

MELISSA: Vậy là ngài cảm thấy rất tốt đẹp về quyếtđịnh của ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Ô, vâng. Ngày 19 tháng Ba, sau khi tôi đưa ra một giải thích chi tiết hơn đếncông luận về sự từ nhiệm của tôi - đêm hôm ấy, tôi ngủ vô cùng an giấc. Dường như có một sự thư thả nào đấy.

Bâygiờ chúng tôi đã thay đổi một cách hoàn toàn khỏi nền chính trị thần quyền củaquá khứ. Cũng thế, quyết định của chúngtôi là một câu trả lời thật sự đến sự tố cáo của Trung Cộng rằng toàn bộ khuynhhướng cuộc đấu tranh của chúng tôi là để khôi phục lại hệ thống phong kiến cũ ởTây Tạng. Bây giờ họ không thể thực hiệnsự cáo buộc ấy. Tôi thường nói rằng ĐảngCộng Sản Trung Quốc nên rút lui đi. Bâygiờ tôi có thể nói với họ, "Hãy làm như tôi. Rút lui trong vinh quang."

MELISSA: Tại sao Trung Cộng biến ngài thành quỷ bằng việc gọi ngài những thứ nhưmột "thứ ma quỷ" hay một "con cáo trong lớp áo tu sĩ"? Có một lý do nào mà họ nói về ngài trong mộtthứ ngôn ngữ cổ quái như vậy không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Nói một cách tổng quát, những phương ngữ nhưvậy là trẻ con. Những cán bộ đó dùng nhữngchữ nghĩa thế đó, tôi nghĩ họ muốn cho chính quyền Trung Cộng thấy rằng Đạt LaiLạt Ma là quá tệ hại. Và tôi cũng nghĩ rằng họ đang hy vọng tiếp cận người TâyTạng. Họ muốn 100 phần trăm tiêu cực. Vì thế họ đã dùng những từ ngữ như thế. Họ thật sự đã tự xem thường họ. Tôi muốn nói là, con nít! Thật là ngu ngơ! Không ai tin họ.

Thườngthường, với con người, một phần của não bộ phát triển cảm nhận thông thường. Nhưng với những lĩnh tụ Trung Cộng, đặc biệtvới những người cứng rắn, bộ phận ấy bị thất lạc. Khi tôi gặp Tổng thống Obama năm ngoái, tôiđã nói với ông ta, "Ngài nên thực hiện một cuộc giải phẩu nho nhỏ. Đặt phần ấy của bộ não vào trong người TrungCộng." [Cười]

MELISSA: Ngài nghĩ Tây Tạng sẽ giống như thế nào ngày hôm nay nếu ngài đã là vịlĩnh đạo trong suốt thời gian vừa qua?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Một sự thay đổi nào đấy, một số cải cách sẽ xảyra. Nhưng sẽ không dễ dàng. Sẽ có đối kháng bên trong Tây Tạng. Một số viên chức cấp tiến hơn trong tư duycủahọ. Nhưng cũng có một số có lối suy nghĩcổ lỗ. Và rồi thì với những "ngườigiải phóng" Trung Cộng, dĩ nhiên, hoàn toàn không có tự do gì cả [Cười].

Tôicảm thấy rằng trong 52 năm qua là rất đau buồn. Những người tị nạn. Và điều tệ hạinhất là sự tàn phá bên trong Tây Tạng. Mặcdù có sự xây dựng nào đấy, một sự tiến triển kinh tế nào đấy, bức tranh tổng thểlà vô cùng buồn thảm.

Nhưngtôi không ân hận gì. 52 năm qua, do bởisự tự do của Ấn Độ, tôi thật sự cảm thấy rằng tôi đã tìm thấy một cơ hội tốt nhấtđể làm cho đời sống của tôi có ý nghĩa trọn vẹn, để thực hiện một sự cống hiến. Nếu tôi vẫn ở Lhasa, ngay cả nếu không có sựchiếm đóng của Trung Cộng, tôi chắc chắn sẽ lĩnh lấy một vai trò nghi lễ trongmột cung cách chính thống nào đấy.

MELISSA: Khi ngài còn là một người trai trẻ, vị Hộ pháp Quốc Sư Nechung[1]tiên đoán về ngài rằng "viên ngọc ước vạn năng sẽ chiếu sáng ở phươngTây." Điều tiên tri ấy có đúngkhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi nghĩ điều này dường như có một sự thậtnào đấy. Chúng tôi đào thoát năm 1959 vàđến Ấn Độ. Đối với người Tây Tạng, điềunày tự nó đã là phương Tây. Rồi thì từ ẤnĐộ, chủ yếu Âu châu và Mỹ châu cũng là phương Tây của chúng tôi. Tôi đã hoàn thành một điều mà tôi nghĩ là mộtsự cống hiến: tôi giúp khoa học PhậtGiáo và khoa học hiện đại phối hợp với nhau. Không có người Phật tử nào đã hoàn thành điều này. Những lạt ma khác,từ trước đến nay tôi khôngnghĩ họ có chú ý đến khoa học hiện đại. Từ thời niên thiếu của tôi, tôi đã có một sự thích thú mãnh liệt. Như việc quan tâm đến khoa học nội tại [khoahọc tâm thức], thì khoa học hiện đại quá trẻ. Cùng lúc ấy, khoa học trong những vấn đề ngoại tại được phát triển mộtcách cao độ. Vì thế những người Phật tửchúng ta cũng phải học hỏi về những điều ấy.

MELISSA: Ngài nói rằng sự sống còn của Tây Tạng sẽ tùy thuộc vào sự thay đổi củaTrung Hoa từ bên trong. Ngài có lạc quanrằng điều ấy sẽ xảy ra không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng sự quantâm chính yếu của ông ta là thúc đẩy hòa hiệp, tôi hoàn toàn ủng hộ điều ấy. Tôi đã bày tỏ trong nhiều trường hợp rằng hòahiệp thực sự phải đến từ trái tim. Vì điềuấy, lòng tin, tôn trọng, và hữu nghị là toàn bộ sự quan yếu. Để tạo nên một xã hội hòa hiệp hơn, sử dụngvũ lực là sai. Sau gần mười năm trêncương vị chủ tịch, khuynh hướng của ông ta là tốt. Nhưng phương pháp - dựa trên sức mạnh ngàycàng nhiều hơn - là phản tác dụng.

Điềuquan trọng trước nhất là minh bạch. Tôiđang nói rằng một tỉ ba người Trung Hoa có quyền để biết thực tế. Rồi thì một tỉ ba người Trung Hoa cũng có khảnăng để phán xét những gì đúng và những gì sai.

Trongvài trường hợp, Tổng Lý Ôn Gia Bảo đãtuyên bố rằng Trung Hoa cần thay đổi về chính trị. Trong một số trường hợp, ông ta ngay cả đề cậpđến dân chủ. Và chung quanh những ngườiTrung Hoa trí thức và nghệ sĩ, ngày càng nhiều người muốn thay đổi chính trị, tự do hơn. Do vậy, nó phải thay đổi. Bao lâuthì đổi thay, không ai biết. Năm năm, mườinăm, mười lăm năm. Bây giờ đã năm mươihai năm rồi. Trong năm mươi năm tới, tôinghĩ những điều gì đấy sẽ thay đổi. Chodù tôi sống năm mươi năm tới, hay cho dù tôi không thể sống đến lúc ấy.

MELISSA: Nếu ngài có thể kề vào tai của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và có thể đề xuấtviệc xử sự với Tây Tạng như thế nào, ngài sẽ yêu cầu ông ta làm gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Tôi không biết. Tôi nghĩ sẽ không có lợigì nhiều để bàn thảo về những việc như vậy [cười].

MELISSA: Từ năm 1959 có bất cứ thời khắc nào mà ngài nghĩ rằng Trung Cộng sẽ rờiTây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Ô, vâng. Ngày 10 tháng Ba năm 1959 - ngay ngày đồng khởi của đồng bào Tây Tạng. Tôi nhớ một cách rất rõ ràng rằng có rất nhiềungười Lhasa đến điện Norbulingka và chận tất cả mọi nẽo đường. Họ đang la to lên, "Ngài không nên đi đếndoanh trại quân đội Trung Hoa!".

MELISSA: Vậy là người Tây Tạng sợ rằng lời mời từ người Trung Cộng tại thời điểmcăng thẳng ấy là một mưu kế để giam lỏng hay ám sát ngài chứ gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vâng. Ngày ấy, mặt trời rất sáng. Tôibày tỏ với Ông Phala, Tổng Quản Thị Vệ Tây Tạng, "Có thể ngày này, có thểđây là một bước sang trang của lịch sử."

"Sangtrang" không có nghĩa là "tuyệt vọng". Mặc dù có những khó khăn nào đấy, người ta thấyánh sáng ở cuối đường hầm. Cảm nhận ấy đãduy trì quyết tâm của chúng tôi.

MELISSA: Tôi biết rằng ngài sẽ gặp gở với những lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng vàotháng Mười Một để thảo luận về người kế vị của ngài. Vấn đề gì sẽ được đưa ra nghị trình?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Trong vài trường hợp cuối cùng vừa qua khi chúng tôi những lĩnh tụ giáo gặp gởvới nhau, tôi đã đưa ra vấn đề này. Nhữngngười Cộng Sản ở Bắc Kinh quan tâm đến sự tái hiện thân của tôi rất nhiều? [Cười]Vì thế chúng tôi cần thảo luận.

Nhữngquyết định cụ thể chưa đi đến kết luận. Một điều rất rõ ràng. Cuối cùngthì, sự tái hiện thân của Đạt Lai Lạt Ma có nghĩa là sự tái hóa thân của thân củatôi, sự tái sinh của tôi. Do vậy, mộtcách hợp lý, đây là một vấn đề thuộc quyền quyết định của tôi. Không ai khác - ngay cả những lĩnh tụ tâmlinh. Cuộc đời kế tiếp của tôi hoàn toàntùy thuộc vào tôi.

MELISSA: Nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh nói họ giữ quyền quyết định tất cả nhữnghóa thân, kể cả ngài.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Điều này hoàn toàn có thể bàn cải được. Những người Cộng Sản không chỉ là những ngườikhông tín ngưỡng,mà cũng xem Phật Giáo Tây Tạng là thuốc độc. Vì thế họcố gắng để giảm đến mức tối thiểu Đạo Phật Tây Tạng một cách chủ tâm. Những người cố gắng để giảm thiểu hay loại trừPhật Giáo Tây Tạng có nên can dự về vấnđề tái sinh chứ? Thật sự khá lạ lùng. Hoàn toàn buồn cười. Họ chỉ nghĩvề quyền lực chính trị ở Lhasa. Điều ấythật ngớ ngẩn. Tôi nghĩ họ tốt hơn làduy trì sự trung lập hoàn toàn. Hay sẽ hợplý hơn để người Trung Cộng nói rằng, "Không nên có một sự tái hóa thân nàocả."

MELISSA: Ngài có băn khoăn không khi người ta nói về cái chết của ngài quánhiều?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Không, hoàn toàn không. Ở Newark tháng rồi, một phóng viên người Phápđã nêu vấn đề này. Tôi lấy kính ra và hỏiông, " Theo sự phán đoán của ông về khuôn mặt của tôi, câu hỏi về tái sinhnên là vội vả hay không? Và ông ta nói,"Không vội vả!" [Cười]

MELISSA: Ngài có tự thấy nên dựa trên một phương pháp truyền thống hơn trongviệc lựa chọn vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp - sự tái sinh của ngài - tương tự nhưcách mà ngài được tìm ra hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vào thời điểm này, tôi cảm thấy tôi có thể chờthêm 10 năm, 15 năm, 20 năm nữa. Sau đóchúng ta sẽ thấy hoàn cảnh. Nếu ngườiTây Tạng vẫn muốn giữ thể chế này, và muốn đi theo phương pháp truyền thống,sau đó họ sẽ sử dụng những kinh nghiệm trước đây: việc tìm kiếm một thiếu niêncó một sự nổi bật đặc biệt nào đấy.

Đếnviệc cậu bé ấy sẽ sinh ra nơi nào, việc này tôi đã bày tỏ rõ ràng. Nếu tôi qua đời như một người tị nạn, người vẫnmang lấy cuộc đấu tranh của Tây Tạng, thế thì sự tái hóa thân của tôi một cáchhợp lý phải được tìm thấy ở bên ngoài Tây Tạng. Mục tiêu chính yếu của việc tái sinh là để tiếp tục lĩnh lấy công việcđã tiến hành trong đời sống trước. Do vậy,một cách hợp lý, nếu tiền thân chết bên ngoài Tây Tạng như một người tị nạn, sựtái hóa thân phải được tìm ta trong cách ấy. Bằng khác đi, chỉ tạo thêm rắc rối.

MELISSA: Ngài có thể thấy những thử thách nào mà vị kế tục của ngài, Đức Đạt LaiLạt Ma thứ 15 có thể đối diện không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Với sự từ nhiệm của tôi, tôi đã làm cho vaitrò tôi tách rời khỏi thế giới chính trịrồi. Vì vậy, sẽ an toàn hơn cho vị ĐạtLai Lạt Ma kế tiếp rất nhiều. Bây giờ, nếuvị Đạt Lai Lạt Ma không thích hợp vị trí nguyên thủ quốc gia, không có vấn đềgì. Bất cứ điều gì ông có thể làm như mộtlĩnh tụ tâm linh, ông có thể làm như thế. Không phải thật thông minh? Okay! [Cười]

MELISSA: Một số truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đề nghị rằng một thiếu niên sinhra trước cái chết của một vị lạt ma cao cấp thật sự có thể là sự tái sinh củavị ấy. Ngài có tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 đã hiện diện rồi, hiện naykhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Có thể lắm chứ. Tối thiểu hai lạt ma hiện đại trước cái chếtcủa họ đã nói, "Vị thiếu niên này đang hiện sống là hiện thân tái sinh củatôi." Nếu điều ấy tương hợp, sau mộtvài khảo nghiệm, sau đó có thể được.

MELISSA: Nếu thật sự vị thiếu niên này hiện sinh sống hôm nay, ngài sẽ dự phầntrong việc rèn luyện cậu bé ấy chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Nếu tôi quá già, thế thì tôi không biết! [Cười]

MELISSA: Ngài đang theo dõi sâu sát trong những cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Ngài có nghĩ rằng chuyển động Mùa Xuân Ả Rậpcó thể có quan hệ mật thiết với Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Điều đó khó nói. Những hệ thống quyền lực giống nhau trên toànthế giới. Nhưng ở Trung Quốc, sự pháttriển kinh tế thật sự mang đến một lợi ích nào đấy cho dân cư đông đảo ở Hoa Lục. Điều đó khác.

MELISSA: Ngay sau biến động ở Tunisia và Ai Cập, đã có một số tác động đến tâm ýcủa những trí thức trẻ Trung Quốc. Vìthế chính quyền Hoa Lục đã trở nên rất là, rất là lo ngại. Họ thấy hiểm họa trong ấy. Nhưng hệ thống cai trị của Trung Cộng thật làchặc chẽ. Ngân sách an ninh nội chínhcủa họ nhiều hơn ngân sách quốc phòng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Nhiều người tin rằng thế hệ lĩnh đạo tới củaHoa Lục - do bởi tuổi trẻ của họ, do bởi mạng lưới điện toán toàn cầu, do bởi số học sinh Hoa Lục du học ngoại quốc- kiến thức về thế giới bên ngoài sẽ tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ mọi thứ chắc chắn sẽ thay đổi. Một cách chắc chắn. Đấy là quan điểm của chúng tôi. Và nhiều người Trung Hoa cũng có quan điểm ấy.

MELISSA: Ngài có nhớ ngài đang ở đâu vào lúc ngài ngheOsama bin Laden bị giết không? Phản ứngcủa ngài là thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Long Beach, California. Dĩ nhiên tôi cảm thấy buồn. Rồi thì, không đơn giản như vậy. Rất phức tạp.

Từlúc ấu thời, tôi cảm thấy rất buồn về bản án tử hình. Trong năm 1945 hay 1946, khi tôi 10 tuổi, ngườita treo cổ những Đức Quốc Xã ở tòa án tội phạm chiến tranh Nuremberg. Tôi đã thấy những tấm hình trong tạp chíLife. Tôi cảm thấy rất buồn. Sau đó lĩnh tụ Phát Xít Nhật cũng thế. Những người đó đã bị đánh bại rồi. Giết họ không phải là một loại phòng ngừa choan toàn, mà chỉ là một sự báo thù.

Rồithì khi Saddam Hussein bị xử giảo, tôi đã thấy tấm hình. Rất buồn. Không còn là một mối đe dọa nữa. Một người thất trận già nua. Bancho một ân huệ tốt hơn là giết đi, tôi thật sự nghĩ như thế.

Vìthế sự suy tư giống như vậy với bin Laden, cũng là một người bị đánh bại. Từ thảm họa 11 tháng Chín, tôi đã tuyên bố rằngnếu xử trí vấn đề này sai sót, rồi thì ngày hôm nay là một bin Laden, sau mộtthời gian, 10 Laden, sau đó 100 bin Laden có thể lắm. Vào ngày 2 tháng Chín, tôi đã viết một bứcthư đến Tổng thống Bush, vì tôi đã có một mối thân hữu sâu xa với ông. Tôi bày tỏ lời chia buồn thương cảm củatôi. Cùng lúc, tôi cũng tuyên bố rằng xửtrí với vấn đề này, tôi hy vọng sẽ là bất bạo động.

Dĩnhiên, tôi biết hàng nghìn người Mỹ đã bị giết. Không thể ngờ, trong những thời điểm hòa bình. Thật sự, rất đau buồn. Tôi biết. Tôi có thể cảm nhận những gì người ta đang xúc cảm. Như một người bình thường, nhân danh công lývà cũng là một loai cảm giác nào đấy của trả thù, người ta cảm thấy vui mừng đếnmột mức độ nào đấy [về bin Laden]. Nhìnmột cách khác vào đấy, một kẽ thất bại đã bị giết.

Phươngcách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là trong sự hòa giải nhấttrí. Nói. Nghe. Và thảo luận. Đấy là con đườngduy nhất.

MELISSA: Điều xấu ác có hiện hữu trên thế gian này không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Hạt giống của xấu ác, theo quan điểm của tôilà thù hận. Trên mức độ ấy, chúng ta cóthể nói rằng mọi người đều có hạt giống ấy. Theo như loại tiềm năng của giết người được quan tâm đến, mọi người đềucó tiềm năng đó. Thù hận. Giận dữ. Nghi ngờ. Đây là những tiềm năngcủa các hành vi xấu ác.

Điềuxấu ác là khả năng tiêu cực đã trở thành hiện hữu. Điều tích cực vẫn không hoạt động. Những người nào thật sự yêu thích thù hận,người luôn luôn cố tình thực thi sân hận và thù oán - đó là xấu ác.

MELISSA: Ngài có bao giờ cảm thấy bị phản bội không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Trong năm 1954 và 1955, tối thiểu là sáutháng, tôi đã sống ở Bắc Kinh. Trong thờigian ấy, tôi đã gặp Chủ tịch Mao nhiều lần. Mới lúc đầu, tôi rất khiếp. Rồithì - sau lần thứ hai, lần thứ ba, thứ tư, tôi không thể nhớ bao nhiêu lần -tôi phát triển lòng ngưỡng mộ thật sự đối với ông ta. Tôi thật sự thấy ông ta như một nhà cách mạngvĩ đại. Không thắc mắc gì. Rất thẳng thắn. Và thái độ cá nhân của ông - rất tế nhị, nhưmột vị cha già nông dân. Như thế ấy. Rấtgiản dị.

Ôngta hứa hẹn nhiều thứ. Trong một trường hợp,Chủ tịch Mao đã chỉ hai vị tướng lĩnh đang trú đóng ở Lhasa, Mao nói, "Tôiđưa những tướng lĩnh này nhằm để giúp ngài. Vì thế nếu những tướng lĩnh này không nghe theo mong ước của ngài, thếthì hãy cho tôi biết. Tôi sẽ triệu hồi họ."

Rồithì, trong cuộc gặp gở cuối cùng, vào lúc cuối, ông đề cập rằng, "Tôn giáolà thuốc độc."

Vàolúc ấy, ông đã chỉ dẫn tôi lắng nghe như thế nào, tiếp nhận những quan điểmkhác nhau như thế nào, những đề nghị khác nhau như thế nào, và rồi lĩnh đạo nhưthế nào. Thật sự là những cố vấn tuyệt vời. Ông ta yêu cầu tôi gửi điện tín trong đườnggiây cá nhân, trực tiếp cho ông.

Thếlà tôi trở lại Tây Tạng đầy niềm tin. Trên dường, tôi gặp một tướng Trung Cộng đến từ Lhasa. Tôi nói với ông ta, "Năm vừa rồi, khitôi du hành trên con đường này, tôi đầy những băn khoăn, nghi ngờ. Bây giờ tôi đang trở lại, đầy tự tin và hy vọng." Đấy là mùa hè năm 1955.

Rồithì, trong năm 1956, có những rắc rối ở Đông bộ Tây Tạng dưới thẩm quyền củaTrung Cộng. Tôi đã đến Ấn Độ, vào thờigian ấy. Tháng này qua tháng nọ, mọi việctrở nên nghiêm trọng hơn. Rắc rối hơn. Do vậy, sau khi tôi trở lại từ Ấn Độ, tôi đã viết ít nhất hai lá thư choChủ tịch Mao về tình cảnh. Không hồiâm. Không phúc đáp. Rồi thì tôi đã cảm thấy, "Ô, hứa hẹn củaông ta chỉ là lời nói suông."

MELISSA: Những bức tranh trên tường ở điện Potala mô tả những thời khắc quantrọng và những người trong đời sống của những Đức Đạt Lai Lạt Ma trướcđây. Cuộc sống của ngài quá khác biệtvới những Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Ai và điều gì mà ngài hình dung có thể được diễn tả trong một bức tranhấy là cuộc sống của ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Ahh, tôi không biết. Dĩ nhiên, mẹ tôi lúc còn trẻ. Rồi giáo thọ của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này. Điều ấy tùy thuộc vào những người khác.

Điềuquan trọng là cuộc sống hằng ngày của tôi nên là điều gì đấy lợi ích cho nhữngngười khác. Ngay khi thức dậy vào buổisáng, tôi chỉnh đốn tư tưởng của tôi. Suốtcủa ngày, thân thể, lời nói, và tâm tư của tôi được dâng hiến cho ngườikhác. Điều ấy phổ cập như một hành giả,và cũng nhờ cách ấy mà tôi đạt được một loại sức mạnh nội tại nào đấy. Nếu tôi quan tâm về một loại di sản của chínhtôi, một hành giả Đạo Phật chân thành không nên nghĩ về điều ấy. Nếu tôi quan tâm quá nhiều về di sản của tôi,thế thì việc làm của tôi sẽ không trở nên chân thật. Chúng ta chỉ nghĩ chính yếu về danh thơm tiếngtốt của chính mình. Vị kỷ. Không tốt. Hư hỏng.

MELISSA: Ngài có tin về một ngày sẽ đến khi ngài được phép trở lại Tây Tạngkhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Vấn đề Tây Tạng không chỉ là một vấn đề về ĐạtLai Lạt Ma. Đấy là về sáu triệu ngườiTây Tạng và nền văn hóa của họ. Vì vậy,trừ khi chính phủ Trung Quốc giải quyết các vấn đề thực tế, cuộc đàm phán về việctrở lại Tây Tạng của tôi không liên quan. Đây là một vấn đề của sáu triệu ngườiTây Tạng. Tôi là một người trong số ấy. Do vậy một cách tự nhiên, giống như mỗi ngườiTây Tạng, tôi cũng có trách nhiệm để phục vụ.

MELISSA: Khi thời gian đến, ngài sẽ được an táng trong điện Potala chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Một cách chắc chắn nhất, nếu thay đổi đến vàđến lúc trở lại Tây Tạng, xác thân tôi sẽ lưu lại ở Potala. Nhưng không quan hệ gì. Nếu chiếc máy bay mà tôi ở trên ấy gặp tai nạn,thế thì chấm dứt! Đi theo bin Laden! [Cười]

MELISSA: Ngài từng nói rằng Đức Quán Âm - Đức Phật của Từ bi, mà tất các vị ĐạtLai Lạt Ma hóa thân - đã có chương trình tổng thể cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứnhất và thứ năm. Ngài có nghĩ rằng trong50 năm qua của lịch sử Tây Tạng cũng là một phần chương trình tổng thể của Ngàikhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:. Điều ấy tôi không biết. Đầu những năm sáu mươi, trước Cách Mạng VănHóa ở Hoa Lục, tôi đã gặp Đức Quán Thế Âm trong một giấc mơ của tôi tại chùaJokhang[2]ở Lhasa. Có một bức tượng Quán Thế Âm rấtnổi tiếng ở đấy trong giấc mơ, tôi đi vào phòng ấy và bức tượng Quán Âm nhấpnháy và bảo tôi đến gần hơn. Tôi rất xúcđộng. Tôi đi đến và ôm Ngài vào lòng. Rồi thì Ngài bắt đầu nói một câu, một bài kệ. Có nghĩa là: Hãy giữ lòng kiên nhẫn. Tiếp tụcnổ lực mặc bất chấp chướng ngại gì. Connên tiến hành tất cả mọi việc làm mặc cho những khó khăn và chướng ngại.

Vàolúc ấy, tôi cảm thấy vui mừng. Nhưng bâygiờ, khi tôi nghĩ về điều ấy, tôi nghĩ là lời dạy bảo của Đức Quán Thế Âm: "Cuộc sống của con sẽ không dễdàng. Những khó khăn nào đấy. Một thờigian thật dài. Nhưng không có lý do gì đểcảm thấy nản lòng."

This is from the August 4, 2011 issue of Rolling Stone.
AConversation with the Dalai Lama
Ẩn Tâm Lộ ngày02/08/2011
http://dalailama.com/messages/articles/conversation-rolling-stone-aug-2011


[1]VịHộ Pháp Quốc Sư của chính quyền Tây Tạng, người mà trong một vài nghi lễ có banlời sấm ký trong tình trạng xuất thần nương nơi uy lực của chư bổn tôn giác thể,thường trú tại Tu Viện Nechung (gNas Chung). Ở Tây Tạng tu viện này tọa lạc gầnTu Viện Drebung, và cộng đồng Phật giáo lưu vong của Tây Tạng đã xây lại tu việngần Dharamsala.

[2]Đại chiêu tự(Jokhang tempel, 大昭寺) là ngôi chùa theo Phật giáo Mật TôngTạng truyền nằm trongtrung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới củaUNESCOtừ năm 2000 thuộc Lhasa,là một ngôi chùa nổi tiếng ở Barkhor. Chùa nằm trên đường Bát Giác Nhai(Bakhor Square) – lấy Đại Chiêu tự làm trung tâm. Đối với người Tây Tạngđó là ngôi chùa linhthiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của ngườiTạng. Chùa do vua Tùng Tán Cán Bốxây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]