Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3

24/05/201311:53(Xem: 5372)
Phần 3

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN - 2002

CÁC ĐẾ VƯƠNG VỚI PHẬT GIÁO

VƯƠNG CHÍ BÌNH

Đào Nam Thắngdịch
Lê Đức Niệm hiệu dịch

---o0o----

Phần 3

Chùa Pháp Môn cất giữ xá lợi

Các Vua Đường bẩy lần rước xương Phật

Thời Đường là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất trong lịch sử Phật giáo cổ đại Trung Quốc. Vào thời kỳ này, quá trình Trung Quốc hoá Phật giáo đã hoàn thành. Các tông phái Phật giáo mang mầu sắc Trung Quốc liên tục ra đời, Phật giáo bắt đầu truyền bá và phát triển ra nước ngoài và các khu vực khác. Cùng thời gian này, cúng giàng và sùng bái (tế lễ) Xá lợi Phật đã trở thành một mặt quan trọng trong đời sống của các vị thống trị cao nhất Vương triều Đương và có các Hoàng Đế chủ động dấy lên cao trào đã giúp cho sự phát triển của Phật giáo và tôn sùng Phật giáo ở thời Đường càng thể hiện rõ tính phổ cập và tính xã hội.

Cúng giàng và lễ bái Xá lợi Phật là một truyền thống hình thành từ thời kỳ đầu của Phật giáo. Theo tương truyền, Thích Ca Khâu Ni sau khi tịch diệt và được hoả thiêu thì có tín đồ Phật giáo của 8 nước đều xin Xá lợi Phật, sau đó mỗi nước đều được chia một phần Xá lợi. Sau khi đem Xá lợi về nước, họ xây tháp để Xá lợi vào đó rồi tiến hành cúng dàng (cúng tế). Ngoài ra, còn có người mang bình đựng Xá lợi Phật, tro sau khi hoả thiêu Thích Ca Khâu Ni còn sống như tóc, móng tay cũng xây tháp cất vào rồi tiến hành cúng tế. Sau khi Phật giáo đại thừa được phát triển, việc cúng tế Xá lợi Phật lại phát triển thêm rất nhiều thuyết. Trong đó thuyết gây ảnh hưởng lớn nhất là ở phần ghi chép trong hai bộ "Kinh A Dục Vương" và Vương hoằng pháp, ngài đã từng cử người đến những nơi có liên quan để đào tìm Xá lợi Phật được chôn dưới móng tháp Xá lợi Phật năm xưa. Sau khi thu được một số lượng lớn Xá lợi Phật, A Dục Vương liền dùng thần lực sai khiến các quỷ thần đi các nơi phân phát Xá lợi Phật, họ đã xây được tất cả 84000 ngôi Bảo tháp để cúng giường (cúng tế) Xá lợi Phật. Hai bộ "Kinh A Dục Vương" và "Truyện A Dục Vương" được dịch ra Hán văn có lẽ là thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều. Do đó sau thời kỳ Tây Tấn (năm 265 - 316 sau Công nguyên), các tín đồ Phật giáo Trung Quốc dần dần tin thuyết về A Dục Vương sai các quỷ thần đi phân phát Xá lợi Phật và xây tháp thờ Xá lợi Phật là có thật, họ bắt đầu tìm kiếm di chỉ về chùa tháp A Dục Vương trên đất Trung Quốc. Vào thời Nam Bắc Triều (năm 420 - 581 sau Công nguyên) có tăng sĩ nói rằng phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở thành phố Lâm Tri. Cũng có vị tăng nói rằng, phát hiện được di chỉ chùa tháp A Dục Vương ở vùng Bồ Bản tỉnh Sơn Tây. Còn có người nói rằng, ở Lạc Dương tỉnh Hà Nam cũng có di chỉ chùa tháp A Dục Vương...

Như phần trên đã nói, Tuy Văn Đế Dương Kiên đã từng cho xây dựng nhiều tháp Xá Lợi Phật ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc, ở chùa Phượng Tuyền huyện Phượng Tuyền hơn 10 km về phía Đông nam có chùa Thành Thực. Trong chùa này có một tháp cổ, theo tương truyền đây là ngôi tháp do A Dục Vương ra lệnh xây dựng. Cuồi thời Tuỳ, chùa Thành Thực đổi tên thành chùa Bảo Sương. Từ đó có thể thấy rằng: khi nhà Tuỳ cho xây dựng các tháp Xá lợi, bởi vì chùa Thành Thực ở Phu Phong (tức chùa Bảo Sương) đã có sẵn một ngôi tháp cổ (tức tháp A Dục Vương) nên đã không xây thêm một tháp nữa ở chùa này. Nhưng trong lòng người lúc bấy giờ, tháp Xá lợi Phật ở chùa Bảo Sương (tức chùa Thành Thực) ở Phu Phong là do A Dục Vương sai quỷ thần xây dựng. Ở chùa Bảo Sương tuy rằng không xây thêm tháp chứa Xá lợi Phật nhưng cũng tham gia vào các hoạt động thờ cúng Xá lợi Phật do Tuỳ Văn Đế phát động. Theo ghi chép để lại, trong các hoạt động lần này, ngôi chùa này cũng đã vẽ một bức Thiểm Châu thuỵ tướng (tướng mạo tốt đẹp) treo ở Phật đường, ý muốn nói rằng, ở đây cũng đã xuất hiện một vật cát tường (tốt đẹp) như Xá lợi Phật. Vào năm Nghĩa Ninh thứ 2 (năm 681 sau Công nguyên, vào tháng 5 năm này, Lý Uyên lập nên nhà Đường), một tăng sĩ chùa Bảo Sương tên là Phổ Hiền thương xót trước cảnh ngôi chùa này sắp hỏng hoàn toàn, liền dâng biểu lên Triều Đình xin giúp đỡ xây dựng lại. Bức biểu này được Lý Uyên (lúc đó là Đường Quốc Công và là Thừa Tướng) xem và duyệt. Thừa tướng Lý Uyên đề nghị hoà thượng Phổ Hiền đổi tên chùa Bảo Dương thành chùa Pháp Môn, đồng thời cũng an ủi làm vừa lòng tăng sĩ Phổ Hiền. Vào năm đầu tiên của nhà Đường, trong cuốn "Phá Tà Luận", hoà thượng Pháp Lâm đã nói rằng: "Phật đã qua đời, các đệ tử của Phật đã lấy gỗ thơm thiêu nhục thân Phật, linh cốt đã tan vụn, hòn to hòn nhỏ như gạo, màu sắc đỏ, trắng, đập thì không bị sứt mẻ, vỡ, thiêu đốt cũng không thể thành tro, viên nào cũng phát ra tia sáng lạ kỳ. Hơn 100 năm sau ngày Phật diệt độ, có A Dục Vương dùng thần lực phân phát Xá lợi Phật đi các nơi, sai khiến quỷ thần xây dựng 84000 tháp chứa Xá lợi Phật. Ngày nay ở một số nơi như Lạc Dương, Bành Thành, Phu Phong, Lâm Tri đều có tháp chứa Xá lợi đồng thời rất có sức thần kỳ". Thuyết này của hoà thượng Pháp Lâm đã chứng minh rằng, vào đầu thời Đường, truyền thuyết về A Dục Vương phân phát Xá lợi Phật đã lưu hành rộng rãi, mà tháp ở chùa Pháp Môn huyện Phu Phong là một ví dụ. Đa số nhân dân đều tin tưởng rằng, trong ngôi tháp đó có chứa Xá lợi Phật.

Do có chuyện Lý Uyên đổi tên chùa Bảo Sương thành chùa Pháp Môn và mọi người tin rằng dưới móng Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi Phật, nên trong con mắt những người thống trị của Vương Triều Đường, chùa Pháp Môn chiếm một vị trí quan trọng. Đầu thời Đường, Lý Thế Dân (lúc bấy giờ là Tần Vương) khi dẫn quân đi qua chùa Pháp Môn đã từng độ (làm lễ xuất gia) cho 80 tăng sĩ ở chùa này. Ông còn tấu lên Đường Cao Tổ Lý Uyên điều tang sĩ Huệ Nghiệp (trước kia tu ở chùa Pháp Môn, nay đang phải làm tạp vụ ở chùa Phượng Tuyền) trở về chùa Pháp Môn làm trụ trì. Điều này đã giúp cho chùa Pháp Môn phát triển một cách độc lập. Suốt thời Đường, chùa Pháp Môn tuy không nằm ở Lưỡng Kinh, càng không phải là trung tâm dịch kinh Phật và trung tâm Phật học nhưng lại có một địa vị tôn giáo rất đặc biệt. Dở dĩ được như vậy là vì nó là trung tâm cúng tế và cúng giàng Xá lợi Phật của Vương Triều Đường, và cũng có thể nói rằng đó là tự viện Cung Đình của Vương Triều Đường. Chùa Pháp Môn cũng có mối liên quan với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo thời nhà Đường, do đó cung điện ngầm dưới móng Châu Thần Bảo Tháp của chùa cũng đã từng 7 lần được mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã từng 7 lần được mở mở ra, Xá lợi Phật ở đó cũng đã 6 lần được đưa đến lưỡng Kinh. Mỗi lần như vậy đều được đích thân Hoàng Đế của Vương Triều Đường dẫn đầu đoàn rước, đoàn rước gồm các quan lại và dân chúng đánh trống đánh chiêng, quang cảnh rầm rộ rất hiếm thấy. Về chuyện này, các sách sử ghi chép rất nhiều, có khen có che.

Vào năm Thịnh Quán thứ 5 (năm 631 sau Công nguyên) đời Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân, quan Thích Sử của Kỳ Châu tên là Trương Đức Lượng đến chùa Pháp Môn tham bái (học hỏi) Phật Pháp, nhưng ông chỉ thấy ngôi chùa này còn lại một đống tro tàn sau khi bị cháy vào đầu thời Đường. Là một người am hiểu Phật pháp và trung thành với Phật giáo. Ông không đành lòng để chùa Pháp Môn trở nên hoang phế như vậy; thế là ông liền tấu lên Đường Thái Tông Lý Thế Dân, xin trùng tu lại điện đường và gia cố lại ngôi tháp. Trong bản tấu đó ông nói rằng: "Tương truyền rằng, tháp cổ ở chùa Pháp Môn 30 năm mở một lần, mang Xá lợi Phật ra cho chúng tăng và các tín đồ tín ngưỡng. Bây giờ nếu như mở Bảo Tháp, sợ rằng mọi người sẽ tụ tập đông đảo chen nhau xem gây mất trật tự, do đó thần không dám tự tiện mở ra, xin Thái Tông quyết định". Sau khi đọc bản tấu đó, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đồng ý trùng tu lại chùa Pháp Môn và đồng ý cho mở cửa cung điện ngầm của Bảo Tháp. Dưới sự điều khiển của Trương Đức Lượng, cung điện ngầm dưới Bảo Tháp chùa Pháp Môn được mở ra và đây cũng là lần mở đầu tiên của nhà Đường. Theo ghi chép ở một số sách có liên quan thì cung điện ngầm sau hơn một trượng (quãng 3.5m), trong có 2 tấm bia khắc vào thời Chu và thời Nguỵ nhưng đã hỏng. Trong cung điện ngầm thu được một đốt Xá lợi xương ngón tay Phật Thích Ca Mâu Ni. Mang Xá lợi này ra cho tăng chúng và các tín đồ thoả sức chiêm bái, hàng nghìn, hàng vạn người cùng chiêm bái một lúc, bầu không khí náo nhiệt vô cùng. Tương truyền rằng, hồi đó có một người bị mù đã lâu, cố mở to mắt để nhìn Xá lợi Phật, bỗng nhiên 2 mắt sáng trở lại. Sau khi tin này được truyền đến kinh thành Trường An, từ các phường, ấp nội ngoại thành người tư ùn ùn kéo nhau đến chùa Pháp Môn chiêm ngưỡng Xá lợi ngón tay Phật, tất cả đến hàng vạn người. Theo ghi chép, hồi đó có một số người sau khi chiêm ngưỡng Xá lợi Phật họ có cảm giác khác nhau. Có người nói rằng nó màu xanh lục, một màu xanh rờn phóng ra bốn phía. Có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy hình thượng Thích Ca Mâu Ni, có người nói rằng từ Xá lợi Phật họ nhìn thấy Bồ Tát Thánh Tăng. Cũng có nhiều người nói rằng họ chẳng nhìn thấy gì. Hỏi ngọn ngành mới biết rằng, những người đó đã tạo nhiều nghiệp ác, do làm nhiều điều ác nên có nhìn thấy Xá lợi Phật thì cũng chẳng thấy gì. Trong các hoạt động của lần tổ chức chiêm ngưỡng Xá lợi Phật này, có một số tín đồ đã tự đốt tóc của mình. hoặc có người coi ngón tay mình như nến, bấc đèn mà đốt lên, gọi là "thiêu ngón tay" để biểu thị sự thành tâm của mình. Mở cửa cung điện ngầm Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn lần này không rước Xá lợi Phật đi xa, mà chỉ để tại chùa cho mọi người đến chiêm ngưỡng, lễ bái. Cùng với hoàn thành việc trùng tu điện đường và Bảo tháp chùa Pháp Môn thì Xá lợi ngón tay Phật cũng được trở lại an vị trong cung điện ngầm của Bảo Tháp.

Vào năm Hiển Khánh thứ 4 (năm 659 sau Công nguyên) hai tăng sĩ là Trí Tông và Hoằng Tịnh vào cung theo lời mời của Đường Cao Tông. Họ cùng với Đường Cao Tông bàn về chuyện chiếc tháp do A Dục Vương xây dựng. Đường Cao Tông nói với họ: "Có phải là A Dục Vương đã sai khiến các quỷ thần xây chiếc tháp chứa Xá lợi Phật đó? Nếu đúng là A Dục Vương, ngài còn xây chiếc nào gần đấy không? Nếu như gần đó còn tháp như thế, vậy thì đó cũng là một trong 84000 chiếc!" Ngài Trí Tông đáp lại rằng: "Việc A Dục Vương cho xây tháp chứa Xá lợi Phật, lời sử sách không bao giờ sai, việc này là có thật. Vào đầu những năm Trịnh Quán cho mở cung điện ngầm tháp Xá lợi Phật chùa Pháp Môn ở Kỳ Châu đã chứng minh điều này. Theo truyền thuyết thì tháp Xá lợi 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần. Bây giờ đã đủ 30 năm rồi, xin bệ hạ cho mở ra, ban nhân duyên thiện hữu cho mọi người". Sau khi nghe trình tấu như vậy, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh giao cho hai người là tăng sỹ Trí Tông và ông Vương Trương Tín đến ngay chùa Pháp Môn cúng giàng (cúng lễ) Xá lợi Phật. Sau khi đến chùa Pháp Môn, ngài Trí Tông liền vào ngay trong tháp, chuyên tâm tu hành khổ hạnh, mong cầu chất lượng sẽ có cảm ứng. Nhưng tu hành khổ hạnh đã lâu là chẳng thấy linh nghiệm gì. Sau đó ông lắp một bát hương lên bắp tay, suốt ngày thắp hương đến lúc tắt lịm, quyết tâm quyết chí tu hành. Bỗng nhiên từ dưới cung điện ngầm có tiếng "lách - tách" của cái gì đó đang nứt ra. Nhìn kỹ thì thấy từ dưới đó nhiều tia sáng rất đẹp đang tua tủa phát ra. Sáng sớm ngày hôm sau ngài thu được một viên Xá lợi to như hạt gạo, trong suốt. Tìm kiếm kỹ càng hơn, ngài lại nhặt được thêm 7 viên nữa. Đặt tất cả vào trong một cái đĩa, chúng phóng ra những tia sáng long lanh đến loá mắt. Ngài Trí Tông lập tức tấu thỉnh chuyện này với Đường Cao Tông. Đường Cao Tông lập tức sau ng mang đến đó 3000 xấp vải lụa, đồng thời cử người giám sát tạc một bức tượng A Dục Vương cao to như mình, ra lệnh cho tu bổ tháp Xá lợi chùa Pháp Môn. Sau khi làm những việc này mới thu được Xá lợi ngón tay Phật ở trong tháp. Viên xá lợi này dài 2 thốn (6,5cm), bên trong có lỗ hình vuông, ngoài miệng lõ hình tròn. Bên trong bên ngoài đều trong suốt. Đút ngón tay trỏ vào, nó vừa khớp ngón tay. Mầu sắc của viên xá lợi ngón tay này thay đổi luôn luôn, không có mầu cố định. Sau khi thu được viên xá lợi ngón tay này, Đường Cao Tông liền ban lệnh mang chúng về Trường An. Lúc đó, trong nội và ngoại thành kinh ấp, các tăng sỹ và tín đồ Phật giáo nối đuôi nhau dài 200 dặm (100km) thay nhau nâng niu Đức Phật. Lúc đầu Xá lợi xương ngón tay Phật được đặt ở Trường An để mọi người đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Vào tháng 3 năm sau, Đường Cao Tông liền ban sắc lệnh mang Xá lợi Phật về đông đô Lạc Dương, đặt trong cung của đông đô để thờ cúng. Lúc đó, viên xá lợi ngón tay Phật được đặt trong một hũ đá. Nhưng một vị hoà thượng tên là Đạo Tuyên đề nghị rằng, Xá lợi Phật không nên đặt trong một vật nhỏ bé như vậy. Đường Cao Tông liền cho áp dụng cách khâm liệm của truyền thống Trung Quốc, tức là ông cho làm một quan tài bằng vàng được trạm trổ tinh vi, lại làm thêm một cách quách cũng được trạm trổ tinh vi. Xá lợi Phật được đặt trong một hòm báu có 9 lớp như vậy. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cũng cúng giàng màn the áo gấm của mình để bọc Xá lợi. Đến tháng 2 năm thứ của Long Sóc (năm 662 sau Công nguyên), Đường Cao Tông mới yêu cầu ngài Trí Tông và một số người khác mang Xá lợi ngón tay Phật trả lại chùa Pháp Môn. Trên đường đưa Xá lợi Phật trở lại chùa Pháp Môn cũng náo nhiệt vô cùng. Cuối cùng, đông đảo các tăng sỹ và các quan lại tổ chức một nghi lễ long trọng đưa Xá lợi Phật nhập vào cung điện ngầm đá dưới chân Bảo Tháp. Lần rước Xá lợi xương tay Phật này cách lần trước 30 năm, gây ảnh hưởng tương đối lớn.

Vào mùa đông năm Trường An thứ 4 của Võ Chu (năm 704 sau Công nguyên tại đạo tràng trong nội cung, hoà thượng Pháp Tạng (người sáng lập ra Hoa Nghiêm Tông của Phật giáo) đã nói cho Võ Tắc Thiên biết về Xá lợi Phật ở chùa Pháp Môn là do có câu chuyện A Dục Vương sai quỷ xây tháp. Sau đó Võ Tắc Thiên liền sai quan Phượng Các Thị Lang là Thôi Huyền Vi và hoà thượng Pháp Tạng cùng 1000 người đến chùa Pháp Môn rước xương Phật. Vào cuối năm này, xương Phật được đưa về chùa Sùng Phúc tại Trường an. Tháng Giêng năm sau (năm 705), xương Phật lại được rước về đông đô Lạc Dương. Võ Tắc Thiên liền ra sắc lệnh cho những người từ Vương Công trở xuống, những người cận sự (làm việc) trong thành Lạc Dương đều phải giỏi việc tổ chức xắp xếp phướn, chướng, lọng, lệnh cho quan Thái thượng phải tổ chức tấu nhạc nghênh đón, đặt xương tay Phật tại Minh Đường ở Đông Đô, đồng thời còn lấy túi gấm làm cái đệm - Võ Tắc Thiên và Thái tử (Lý Hiển, sau này là Đường Trung Tông) cùng quỳ lễ, đồng thời yêu cầu hoà thượng Pháp Tạng cầu điều lành cho mọi người. Lần này, Xá lợi xương tay Phật để trong Minh Đường ở Đông Đô kéo dài đến 3 năm. Sau khi Đường Trung Tông lên ngôi, vào năm Cảnh Long thứ 2 ông liền ra sắc lệnh cho tăng sỹ Văn Cương cùng một số người mang Xá lợi Phật trả lại chùa Pháp Môn. Vào năm Cảnh Long thứ 4 (năm 710 sau Công nguyên), Đường Trung Tông cùng Vị Hoàng Hậu chuẩn bị tổ chức một lễ rước Xá lợi ngón tay Phật nữa, nhưng cung điện ngầm dưới chân Bảo Tháp cứ mỗi lần sắp mở ra thì trời đất lại có những dấu hiệu bất thường. hoặc là có những vật khói bay trên trời, núi sông rung chuyển, hoặc là sấm chớp đùng đùng, long trời lở đất. Do đó họ mới từ bỏ ý định rước Xá lợi Phật. Nhưng để tỏ lòng kính trọng chùa Pháp Môn, Đường Trung Tông đã ra sắc lệnh đổi tên chùa Pháp Môn thành chùa Thánh Triều Vô Ưu Vương (Vô Ưu Vương tức là A Dục Vương). Đồng thời ông cũng đặt tên cho tháp trong chùa là "Đại Thánh Chân Thân Bảo Tháp", độ 49 tăng sĩ của ngôi chùa này.

Tháng năm năm đầu tiên của Thượng Nguyên Đường Túc Tông (năm 760 sau Công nguyên), Đường Túc Tông ra sắc lệnh yêu cầu những người như tăng sỹ Pháp Trừng, quan Trung Sứ là Tống Hợp Lễ, Phượng Tường Phủ Doãn là Thôi Quang Viễn đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật đồng thời ngày đêm tu hành khổ hạnh để cầu phúc duyên. Ông ta còn tặng cho những tăng sỹ ở chùa Vô Ưu Vương nhiều thứ như tượng Phật, đồ dùng bằng vàng, bạc và áo cá sa có đính vàng. Hồi đó, tham gia chiêm ngưỡng và lễ bái Xá lợi Phật có đến hàng chục vạn tăng sỹ và Phật tử, trong đó có cả hoạn quan của nội cung.

Vào mùa xuân năm thứ 6 của Trinh Nguyên Đường Đức Tông (năm 790 sau Công nguyên) ông ban lệnh rước Xá lợi ngón tay Phật từ chùa Vô Ưu Vương về Hoàng Cung; đồng thời rước đến các chùa. Các tăng ni và tín đồ từ các nơi đổ dòn về kinh đô chiêm bái rất đông, họ bố trí đến hàng vạn đồng. Vào tháng 2 năm ấy, Đường Đức Tông lại ban chiếu yêu cầu quan Trung Sứ Tống Hợp Lễ và một số người khác khâm liệm Xá lợi Phật, đặt vào chỗ cũ.

Vào tháng 12 năm thứ 13 của Nguyên Hoà Đường Hiếu Tông, những người làm công đức cử đại diện dâng thư lên Hoàng Đế nói rằng: "Trong Chân Thân Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn có Xá lợi một đốt xương ngón tay Phật. Theo tương truyền thì 30 năm mở cửa cung điện ngầm một lần, mang Xá lợi ra rước đi để mọi người chiêm ngưỡng. Mỗi lần mang ra là dân lại được bình an, kéo dài tuổi thọ. Sang năm là đến kỳ hạn mở cửa hầm mang Xá lợi ra. Xin Hoàng Thượng ban chiếu chỉ rước Xá lợi Phật". Thế là Đường Hiếu Tông liền cử hoạn quan Đỗ Anh Kỳ dẫn 30 ngày trong cung đến chùa Pháp Môn xin rước Xá lợi Phật. Vào tháng giêng năm sau (năm Nguyên Hoà thứ 14, năm 819 sau Công nguyên), hoạn quan Đỗ Anh Kỳ cùng một số người mang hương và hoa đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi Phật về kinh đô. Trước tiên nó được đưa vào Hoàng Cung cúng giàng 3 ngày. Sau đó nó được đưa đến các chùa ở kinh sư (kinh đô) Trường An để cho các tăng ni và các tín đồ Phạt giáo lễ bái. Lần rước Xá lợi Phật này làm náo động toàn bộ thành Trường An. Các Vương Công kẻ sỹ nườm nượp đi báo tin cho nhau. Họ cùng rủ nhau đến lễ bái và bố trí cúng giàng. Họ tranh nhau làm việc ấy, ai cũng lo mình không đến lượt. Có người dốc hết tiền bạc ra cúng giàng, có người cắt tay xẻ thịt ra để cúng giàng, để mong được Thích Ca Mâu Ni phù hộ, che chở. Lòng thành kính của họ đã trở nên cuồng nhiệt. Chứng kiến tình trạng này, quan Thị Lang Bộ Hình tên là Hàn dũ cảm thấy vô cùng đau xót và tức giận, ông liền viết "Luận Phật Cốt Biểu" (hay còn gọi là "luận Phật Cốt Sớ", người đời sau còn gọi là "Gián Nghênh Phật Cốt Biểu") dâng lên Hoàng Đế. Ông Hàn dũ cho rằng: Phật giáo là thứ tôn giáo của kẻ mọi rợ, sau khi du nhập vào Trung Quốc làm cho Trung Quốc bị loạn liên miên. Từ thời Nam Bắc Triều trở lại đây, kẻ theo Phật giáo đều mất ngai vàng như chơi, những ai cúng giàng Phật để cầu phúc thì đều gặp tai hoạ, do đó không thể dễ dàng mà tin Phật giáo. Ông ta còn chỉ rõ: Phật (Thích Ca Mâu Ni) cũng là một kẻ mọi rợ, miệng không nói những lời của Tiên Vương, trên người không khoác bộ quần áo của Tiên Vương, không biết tình nghĩa Vu - tôi; không biết ân tình cha - con. Nếu như Phật còn sống, nên đón Phật đến thăm nước ta, đón lên Kinh sư vào trong triều, Hoàng Đế Bệ Hạ của chúng ta sẽ tổ chức lễ tiếp đón ở một bộ quần áo, cho vệ binh bảo vệ đưa phật về, không để Phật làm mê hoặc người Hoa Hạ (Trung Hoa) chúng ta. Nhưng nay Phật đã trở thành người thiên cổ, chỉ còn lại khúc xương khô, vậy thì làm sao có thể được phép ra vào cấm cung của Hoàng Cung! Bây giờ rước xương Phật vào kinh thành, không có thầy mo cúng tế, không dùng bùa yểm, Vua và tôi tớ không biết đó là điều phi lý, quan ngự sử không ghi lại chuyện này đó là tội lỗi, kẻ hạ thần này cảm thấy thật hổ thẹn!" Ông Hàn dũ còn nhấn mạnh thêm rằng: Việc rước xương Phật về kinh sư xin gác lại, giao xương đó cho quan Hữu Tư ném vào lửa chay vứt xuống sông xuồng hồ để cho nó mất hẳn tung tích, dứt mối nghi ngờ cho thiên hạ, loại bỏ mọi mê hoặc cho thế hệ sau.

Nhưng Đường Trung Tông là một người cực kỳ tôn sùng Phật giáo. Ngày thứ 2 sau khi rước xương Phật vào Hoàng Cung, ngài liền nói với hạ thần rằng, đêm qua chính mắt mình đã nhìn thấy xương Phật phát sáng. Các quan văn võ trong Triều sau khi nghe kể vậy, họ đều cúi đầu nói lời chúc mừng, đồng thời họ cũng tán thán rằng đây là Hồng phúc của Bệ hạ, là linh cảm của Thánh Đức, làm niềm vui lớn nhất. Duy chỉ có ông Hàn Du là không chúc mừng. Sau khi Đường Hiếu Tông xem "Luận Phật Cốt Biểu" ông liền tức giận quát Hàn dũ: "Khanh nói rằng trẫm tôn thờ" Phật thái quá thì còn có thể chấp nhận được, nhưng Khanh lại nói rằng từ sau khi tôn thờ Phật thì Thái tử đều chết yểu, ngai vàng thay đổi luôn luôn, như vậy là Khanh đã mỉa mai và nguyền rủa Trẫm! Hàn dũ, nhà ngươi là một kẻ bề tôi (29)mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo như vậy, ta quyết không tha". Nhân chuyện này, Đường Hiếu Tông định xử chém đầu Hàn dũ. Về sau có các quan viên trong Triều như ông Bùi Độ, Thôi Quần đứng ra xin, Đường Hiếu Tông mới miễn tội chém cho Hàn dũ nhưng giáng chức xuống làm quan Thích Sử ở Triều Châu, coi như xử phạt Hàn dũ (Triều Châu là tên gọi một phủ cũ ở huyện Triều An, tỉnh Quảng Đông). Trên đường xuống Triều Châu, khi đi qua Lam Quan, Hàn dũ đã làm một bài thơ khiến cho người đọc thấy sướng miệng, tức là bài "Tả Thiên Chí lam Quan Thị Điệt Tôn Tương".

Buổi sáng tâu Vu việc nước nhà

Tối đầy trào huyện tám nghìn xa

Muốn vì Triều Chính can điều lệ

Xá nghĩ thân khô tiếc tuổi già

Tần Lĩnh mây che mà chẳng thấy

Lam Quan tuyết phủ ngựa không qua

Biết vì thiện ý mày tìm đến

Bến mé sông Hàn nhặt xác ta

(Phan Thúc Dĩnh và Tương Nhi dịch)

Trong bài thơ này, nỗi đau khổ của tác giả là không thể diễn ta bằng lời. Năm Hàn Thông thứ 12 của Đường Ý Tông (năm 871 sau Công nguyên) có vị Thiền sư ở núi Cửu Long đã lập đàn dưới chân tháp chùa Pháp Môn, thu được Xá lợi ngón tay Phật. Vào tháng 3 năm Hàm Thông thứ 14, Đường Ý Tông cử quan chuyên lo việc cúng tế tên là Lý Phụng Kiến cùng với vài vị tăng đến chùa Pháp Môn rước Xá lợi ngón tay Phật. Khi đó có rất nhiều Đại thân can ngăn, có người nhắc lại chuyện Đường Hiếu Tông rước xương Phật chẳng bao lâu sau liền quy tiên. Nhưng ý định rước xương Phật của Đường Ý Tông là không thay đổi, ông nói với triều thần "Trẫm khi sống được chiêm ngưỡng Xá lợi Phật chết cũng hả lòng". Thế là, ông cho người xây dựng thêm chùa thờ Phật làm trướng báu, kiệu bát hương, phướn hoa, lọng để rước xương Phật. Từ Trường An đến chùa Pháp Môn dài đến 300 hơn dặm (150 km) người ngựa nườm nượp đi suốt ngày đêm. Ngày 8 tháng tư là ngày Phật Đản, đoàn rước Xá lợi Phật về đến Trường An. Đội nhạc của Cấm Vệ Quân và của nhân dân cùng tấu lên rộn rã, tiếng nhạc vang xa hàng chục dặm (5 km). Đội quân Danh dự còn đông hơn cả đội quân Danh dự trong các buổi lễ tế trời do đích thân Hoàng Đế phong kiến cử hành. Đồng thời các nhà giầu còn làm nhà lầu son gác tía và mở hội Vô Giá ở hai bên đường, linh đình thịnh soạn vô cùng. Đích thân Đường Ý Tông lên cầu an phúc đảnh lễ bái lạy, cảm động rơi nước mắt. Khắp nơi người cõng cha cõng mẹ, bồng bế con cái đến lễ bái, họ đều ăn chay để cầu phúc báo. Lúc đó có một người lính liền cắt cánh tay trái trước Xá lợi Phật, tay phải cầm cánh tay trái, vừa bước đi vừa lễ bái, máu chảy tuôn ròng xuống dưới đất. Lại có một vị tăng lấy cỏ ngải (một loại cỏ thơm) đặt lên trên đầu rồi châm lửa đốt, cho đó là "luyện đỉnh". Khi đốt cỏ ngải trên đỉnh đầu, họ nóng rát không chịu nổi, nằm vật xuống đường kêu la ầm ĩ. Họ sứt đầu mẻ trán, cứ chỉ như kẻ điên dại. Còn những người quỳ gối đi, bò bằng khuỷ tay, cắn tay, cắt tóc thì nhiều không đếm xuể. Xá lợi Phật được rước về Hoàng Cung trong bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt như vậy. Trong Hoàng Cung cũng trang trí những thứ như trướng vẽ hoa đính bằng vàng, giường ấm và thoáng, chiếu có rồng và ký lân đệm bằng lông phượng để đặt Xá lợi Phật vào đó. Lại đốt hương bằng tuỷ ngọc, làm sữa bằng Quỳnh Cao (một loại ngọc rất quý) để biểu thị lòng chân thành. Sau khi được đặt trong Hoàng Cung để cúng giàng 3 ngày, Xá lợi Phật được đưa đến chùa Sùng Hoá ở An Quốc để tăng chúng lễ bái và chiêm ngưỡng. Từ Tể Tướng đến dân thường thi nhau cúng giàng vàng bạc gấm vóc, nhiều không kể hết. Vào tháng 7 năm nay, Đường Ý Tông băng hà, Đường Hy Tông kế vị. Tháng 12 năm đó, Đường Hy Tông ban chiếu lệnh mang Xá lợi trả lại chùa Pháp Môn. Lúc rước Xá lợi trở về chùa Pháp Môn, già trẻ gái trai trong kinh thành đứng chật hai bên đường tiễn biệt. Họ chắp tay lại cùng nhau hô lớn "60 năm mới rước chân thân một lần, không biết lúc nào mới lại được thấy đây!..." Họ cúi đầu vái lạy Xá lợi Phật, nước mắt tuôn trào.

Lần rước Xá lợi là cao trào mạnh nhất trong các lần cúng giàng và chiêm ngưỡng Xá lợi Phật của nhà Đường và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Xá lợi Phật này chỉ ngoài các quý tộc của Hoàng Gia, quan lại, nhân dân trăm họ và các cao tăng đại đức ra, còn có một số vị tăng Nhật Bản lưu học trên đất nhà Đường và một số sa môn miền Trung Ấn Độ. Nhờ có các vị tăng này về sau kể lại mà chuyện rước Xá lợi xương tay Phật ở chùa Pháp Môn lần đó được lan truyền ra nước ngoài. Vào thời Đường, một lần mở cửa hầm, sáu lần rước Xá lợi Phật của chùa Pháp Môn kể trên đã chứng minh một điều rằng, toàn bộ tăng sỹ và tín đồ Phật giáo thời Đường mà đứng đầu là các Hoàng Đế đều coi Xá lợi xương tay Phật ở chùa Pháp Môn là Chân Thân của Thích Ca Mâu Ni. Ba mươi năm mở cửa hầm rước Xá lợi Phật một lần là nhằm cầu chúc cho Vua được sống lâu, xã tắc yên vui mãi mãi. Về ý nghĩa này cũng đã chứng minh một điều là, tín ngưỡng đối với Phật giáo lúc bấy giờ, nhất là trong tín ngưỡng đối với Phật, thì mọi người đã coi Phật như Thượng Đế trong tôn giáo có tính truyền thống của Trung Quốc. Họ cho rằng các vị ấy cũng có nhiều điểm chung hoặc giống nhau về mặt thần uy. Ngoài ra, mỗi lần tổ chức nghi thức rước và cúng giàng Xá lợi Phật thì cũng giống như nghi thức tế trời truyền thống của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy rằng, tín ngưỡng Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ được Trung Quốc hoá hoàn toàn, mà nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tôn giáo truyền thống của Trung Quốc.

Từ sau thời Đường, chùa Pháp Môn được sự chú ý và coi trọng của các Đế Vương phong kiến. Thời Ngũ Đại, Tần Vương Lý Mậu Trinh sùng tín Phật giáo, tổ chức tu sửa lại gần như hoàn toàn chùa Pháp Môn và cho khắc một tấm bia để lại có chữ "Tần Vương Trùng Tu Chân Thân Bảo Tháp". Thời Bắc Tống, Tống Huy Tông cũng tự tay viết bốn chữ "Hoàng Đế Phật Quốc", treo ở cổng chùa Pháp Môn. Kim Chương Tông cũng khắc thơ ở chùa Pháp Môn, ca ngợi Châu Thân Bảo Tháp ở đây. Vào thời Minh Thanh, các Đế Vương phong kiến cũng đã nhiều lần ra sắc lệnh tu sửa và mở rộng chùa Pháp Môn. Nhưng từ thời Dân Quốc (1912) trở đi, chùa Pháp Môn cũng phải đi qua chiến tranh loạn lạc, chùa Tháp trở thành nơi hoang vu. Sau giải phóng (1949), Đảng và Chính phủ đã nhiều lần giành những khoản tiền lớn trùng tu chùa Pháp Môn, dần dần phục hồi dáng vẻ ban đầu.

Năm 1981, một bên của Chân Thân Bảo Tháp bị sụp đổ, sau đó một tổ điều tra liên hợp gồm các cơ quan hữu quan và giới học thuật đã được thành lập, họ đã tiến hành thu nhặt, phân loại những kinh Phật, tượng Phật cất ở Chân Thân Bảo Tháp. Năm 1987, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thiểm Tây quyết định trùng tu Chân Thân Bảo Tháp ở chùa Pháp Môn. Cùng với việc trùng tu, các nhà khảo cổ cũng tiến hành khai quật khảo cổ đối với cung điện ngầm dưới chân bảo tháp. Dưới cung điện ngầm, họ đã tìm được hơn 120 dụng cụ thờ cúng bằng vàng sáng lóng lánh, hơn 700 mảnh lụa dệt nhiều màu sắc rực rỡ, khoảng 160 dụng cụ đồ sứ đời Đường rất quý hiếm, 17 thứ bằng pha lê trong suốt sáng long lanh. Ngoài những thứ đó ra dưới cung điện ngầm còn có hai tấm bia đá ghi các dòng chữ như: "Đại Đường Hàm Thông Khải Tống Kỳ Dương Chân Thân Chí Văn" và "Giám Tống Chân Thân Sử Tuỳ Chân Thân Cúng Giàng Đạo Cụ Cập Kim Ngân Bảo Khí Y Vật Chướng". Tấm bia thứ nhất ghi lịch trình ở và tình hình rước Xá lợi Phật đời Đường Ý Tông. Tấm bia thứ hai ghi tên, số lượng những thứ đó. Cả hai cái bia này đều cực kỳ có giá trị về mặt sử liệu. Nhưng hiện vật quý báu nhất phát hiện được ở dưới hầm ngầm Chân Thân Bảo Tháp chùa Pháp Môn là sự tái hiện của Xá lợi ngón tay Phật. Đem trưng bày những hiện vật kể trên cùng với Xá lợi Phật cho người chiêm ngưỡng giống như cho nhân dân thấy lại quang cảnh lịch sử cúng giàng và tế lễ Xá lợi Phật ở thời Đường(30).


Bỏ phật giáo sùng tín đạo giáo

Đường Vũ Tông Ba lần hưng pháp lúc nguy nan

Sau khi rước xương Phật về cúng lễ thì vào năm sau Đường Hiến Tông băng hà, Đường Mục Tông kế vị. Đường Mục Tông Lý Hằng là con trai thứ 3 của Đường Hiến Tông, tại vị được 4 năm (năm 821 - 824). Trong thời gian tại vị của ông, do cao trào về rước xương Phật và cúng lẽ xương Phật vừa mới đi qua, không khí của những ngày đó đang còn sôi động, Phật giáo cũng được nâng cao vị thế thêm một bước. Năm đầu tiên của Trường Khánh (năm 821) Đường Mục Tông tự tay viết cuốn "Nam Sơn Luật Sư Tán" để tăng cường khen ngợi hoà thượng Đạo Tuyên, người sáng lập ra Luật Tông của Phật giáo Trung Quốc đồng thời qua đó ông cũng muốn chứng tỏ rằng, mình đã rất kính phục và muốn quy y Tông chủ của Luật Tông Trung Quốc lúc bấy giờ là Triều Luật. Ngoài ra, ông còn cử người đến Thánh địa Phật giáo Ngũ Đài Sơn dùng danh nghĩa Hoàng Đế thiết trai (cơm chay) khoản đãi gần một vạn tăng ni. Vào năm thứ 4 của Trường Khánh quan Tiết Độ Sứ của Từ Châu tên là Vương Trí Hưng tấu thỉnh lập đàn để độ tăng, nhưng những người tự nguyện trở thành tăng ni, trước tiên phải đi quyên đủ 2000 xu nộp cho Triều Đình thì mới được phát tờ Độ Điệp (giấy chứng nhận tăng ni). Sau khi chính sách này được công bố, người khắp nơi đổ dồn về, cúng Giang Hoài đông người nhất. Triều đình nhà Đường thông qua việc bán Độ Điệp mà thu được khoản tiền lớn. Vị quan Quan Sát Sứ của Chiết Tây tên là lý Đức Du sau khi phát hiện ra chuyện này liền dâng thư đề nghị chấm dứt sự việc. Ông cho rằng, cứ tính chung mỗi gia đình có 3 người con trai đóng suất đinh, nếu như một người xuống tóc thành tăng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lao dịch và thu thuế của Triều Đình. Cứ như thế này mãi, vùng Giang Hoài sẽ mất đi 60 vạn nam giới đóng thuế đinh, như vậy không thể không xem xét kỹ càng việc này, cần phải chú ý đến lợi ích lâu dài của Triều đình. Đường Mục Tông sau khi nghe lời tấu liền ra sắc lệnh chấm dứt, nhưng những người muốn thành tăng sỹ bây giờ đã trở thành trào lưu, muốn sửa thì đã muộn.

Đường Kính Tông Lý Trạm là con trai trưởng của Đường Mục Tông, lên ngôi kế vị vào năm 825, tại vị được hơn 2 năm. Vào năm đầu tiên của Bảo Lịch (năm 825) Đường Kính Tông ra sắc lệnh dựng giới đàn ở chùa An Quốc, phố Hữu lập giới đàn ở chùa Hưng Phúc để sử dụng vào việc hành pháp độ tăng, đồng thời ông còn cử quan Trung Hộ Quân tên là Lưu Quy làm Công Đức Sứ ở hai phố này, quản lý Phật sự (việc Phật giáo) ở kinh sư. Trong cùng năm đó, ông còn cử Lưu Quy chủ trì việc thi tìm Đồng tử: Trẻ em nam đọc thuộc lòng 500 trang kinh Phật là đạt yêu cầu, trẻ em nữ đọc thuộc 100 trang kinh Phật là đạt yêu cầu. Đem kinh Phật ra làm nội dung khoa cử, điều này quả là ly kỳ hết sức. Vào năm Bảo Lịch thứ 2 (năm 826 sau Công nguyên) Đường Kính Tông đích thân đến chùa Hưng Phúc ở phố Hữu nghe hoà thượng tuyên giảng kinh Phật, và cũng tỏ ra tiếc vì gặp Phật Pháp quá muộn.

Năm 827 Đường Văn Tông Lý Ngang lên ngôi. Lý Ngang là con trai thứ của Đường Mục Tông, tại vị 14 năm. Thái độ và chính sách đối với Phật giáo của Đường Văn Tông tương đối thận trọng, ở một mức độ nhất định ông có khuynh hướng kìm hãm sự phát triển của Phật giáo. Năm thứ 4 của Thái Hoà (năm 830), Bộ Từ (bộ quản lý tôn giáo và tế lễ) kiểm tra thấy có quá đông các tăng ni chưa chính thức (chưa làm lễ xuất gia, thọ giới phật) trong nhân dân, liền tấu thỉnh Đường Văn Tông đồng ý cấp tờ độ điệp cho những tăng ni phi Chính phủ này (vì theo quy định từ trước, ai muốn cấp tờ độ điệp thì phải quyên đủ 2000 xu nộp cho Triều đình, Đường Văn Tông liền chuẩn tấu. Nhưng những người xin cấp độ điệp lên đến hơn 70 vạn người, điều này khiến cho Văn Tông vô cùng kinh ngạc. Tang ni tu hàng phi chính thức nhiều như vậy, đó là mối hoạ tiềm ẩn của nền thống trị phong kiến. Thế là, vào năm Khai Thành thứ 3 (năm 838) Đường Văn Tông liền ban "Sắc Điều Lưu Tăng Ni", ông muốn dùng quyền lực của Phật giáo. Ông chỉ rõ: "nhân dân trăm họ đang mê hoặc thuyết khổ - không. Các Đại Thần trong Triều và các quan đều vô cùng kính trọng pháp môn phương tiện. Trai tráng thì tha hồ xuống tóc làm tăng để trốn lao dịch, đây là một điều tệ hại đang lưu hành trong Phật giáo, do đó cần phải có biện pháp nghiêm khắc. Từ nay trở đi, Kinh Triệu Phủ do Công Đức Sứ Phụ trách, các Châu ngoại phủ do Trưởng Lai (Lý Trưởng) địa phương phụ trách quản lý chặt chẽ Phật giáo, không để cho độ người làm tăng (xuất gia) một cách bừa bãi. Những hành vi độ tăng lén lút thì nghiêm cấm hoàn toàn". Đồng thời với việc nghiêm cấm độ tăng lén lút, Đường Văn Tông còn yêu cầu tiến hành thi tăng. Tức là, trừ các tăng đã cao tuổi hoặc còn nhỏ tuổi hoặc bị bệnh tật kinh niên, còn lại đều phải tham dự cuộc kiểm tra tăng ni do Triều Đình tổ chức. Cuộc thi quy định tất cả tăng ni tham dự cuộc kiểm tra phải đọc 500 trang kinh Phật, mà phải đọc một cách trôi chảy không sai từ nào. Ngoài ra còn phải độc thuộc lòng 300 trang kinh sách. Ai vượt qua cuộc thi này là đủ tiêu chuẩn. Sau khi Hoàng Đế ban sắc lệnh này, cho phép những tăng ni tham gia kiểm tra được ôn tập trong 3 tháng, sau đó mới phải kiểm tra. Những ai thi không đạt yêu cầu, liền bắt buộc phải hoàn tục (trở về đời thường). Mục đích việc kiểm tra tăng ni của Đường Văn Tông là kìm hãm sự phát triển của Phật giáo. Đồng thời, qua cuộc thi này bắt hàng loạt những kẻ "trốn đời cắt tóc đi tu" trong Phật giáo phải hoàn tục để tăng cường nguồn lao dịch và thuế khoá cho nhà nước. Đường Văn Tông còn quy định, sau khi cuộc kiểm tra kết thúc xem có bao nhiêu tăng ni và bao nhiêu chùa, sau đó phân chia mỗi chùa có một số lượng tăng ni tương đương nhau. Số chùa ở thế gian hiện nay cũng cần thống kê lại và giữ nguyên số lượng, không cho phép xây dựng thêm chùa mới. Cuối cùng ông nhấn mạnh: "một người con trai không cầy cấy thì mọi người sẽ bị đói; một người con gái không dệt vải thì mọi người sẽ bị rét. Đâu có chuyện phế bỏ người Hoa Hạ, để đi học cái trò không đẻ của kẻ mọi rợ. Bây giờ cần phải dẹp bỏ những cái vớ vẩn, trở về với cội nguồn, đưa kẻ thấp hèn bỏ ngọn trở về gốc.

Từ đó có thể thấy rằng, Phật giáo dưới tiền đề lịch sử phát triển không ngừng của Vương Triều Đường, thì biện pháp kìm hãm này của Đường Văn Tôn là một biện pháp cưỡng chế hành chính đối với Phật giáo. Điều này đã "dọn đường" cho việc Đường Vũ Tông diệt Phật pháp sau này.

Đường Vũ Tông Lý Viêm là con trai thứ 5 của Đường Mục Tông, lên ngôi kế vị vào năm 841, tại vị được 6 năm. Ông là vị Hoàng Đế duy nhất cương quyết chống đối Phật giáo trong số hơn 20 vị Hoàng đế nhà Đường. Việc Đường Vũ Tông chống đối Phật giáo cũng là có nguyên nhân tín ngưỡng của bản thân ông. Theo ghi chép trong sử tịch có liên quan, khi Đường Vũ Tông chưa làm Hoàng Đế mà làm Phiên Vương (Vương nước chư hầu) thì ông đã không có mấy tình cảm tốt đẹp với Phật giáo, mà ông thích qua lại quan hệ với các đạo sỹ của Đạo giáo, hơn thế nữa ông lại vô cùng sùng tín thuật Trường Sinh mà Đạo giáo đang ra sức tô vẽ. Đường Vũ Tông vừa mới lên ngôi chưa được bao lâu đã triệu tập đạo sỹ Triệu Quy Chân cùng 81 người khác vào trong cung điện, mở đạo tràng Kim Lục ở Tam Điện. Bản thân ông cũng đích thân đến Tam Điện, thọ Pháp Lục ở một nơi gọi là Tiên Đàn Cửu Thiên. Do Đường Vũ Tông vốn đã không có mấy tình cảm tốt đẹp, lại thêm sự xúi bẩy, kích động của nhóm Đạo sỹ Triệu Quy Chân kia, nên Đường Vũ Tông càng tỏ ra căm ghét Phật giáo. Nhưng việc Đường Vũ Tông diệt Phật giáo cũng trải qua một quá trình từ việc kìm hãm Phật giáo đến phế bỏ Phật giáo.

Năm đầu tiên của Hội Sương (năm 841), Đường Vũ Tông vừa mới lên ngôi, do đó ông chưa dám có hành động phá hoại Phật giáo, hơn thế nữa ông còn ban sắc lệnh mở Pháp hội cúng giàng răng Phật ở các chùa như chùa Đại Trang Nghiêm, chùa Tiến Phúc, chùa Hưng Phúc, chùa Sùng Hưng. Ông còn ban sắc lệnh cho pháp sư Kính Sương chùa Chương Kính đến các chùa chuyên niệm và tuyên giảng về cõi Tịnh Độ A Di Đà. Đồng thời Đường Vũ Tông còn ra sắc lệnh yêu cầu các đạo sỹ của Đạo giáo bắt đầu đi giảng "Kinh Nam Hoa" (tức "Trang Tử") của Đạo giáo và ông còn ra sắc lệnh xây dựng Linh Phù Ứng Thánh Viên cho Đạo giáo ở hồ Long Thủ. Nhưng về thái độ của ông đối với Phật giáo và Đạo giáo thì tư tưởng chủ đạo của ông đã có sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ như ông ra lệnh lập đạo tràng trong nội cung để cho sa môn của Phật giáo và Đạo sỹ của Đạo giáo cùng tranh luận về sự kì diệu huyền diệu của hai tôn giáo, kết quả là ông ban thưởng Tử Kim (tinh chất của vàng ròng, rất quý hiếm) cho các Đạo sỹ mà không ban cho các sa môn. Lại thêm nữa: Vũ Tông còn coi Hoành Sơn Đạo sỹ Lưu Huyền Tĩnh là Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu, suy tôn là Huyền Quản Học sỹ ban danh hiệu là Quảng Thành Tiên Sinh, lệnh cho ông cùng với đạo sĩ Triệu Quy Chân cùng vào trong Hoàng Cung tu Pháp lục. Nhưng cùng năm đó, có một sa môn ở Nam Ấn Độ tên là Bảo Nguyệt vào đất Đường, tiến hành chiêu tập các đệ tử không theo đúng quy định của Triều Đình bị Đường Vũ Tông liệt vào tội coi thường quan lại, rồi cấm chỉ Bảo Nguyệt cùng đệ tử hoạt động. Nhưng vì Sa môn Bảo Nguyệt thời kỳ là tăng sỹ nước ngoài nên không thể khiển trách được ngài Bảo Nguyệt mà chỉ có thể trách đám đệ tử tín đồ đã quá đề cao thầy mình, đồng thời không cho phép ngài Bảo Nguyệt tuỳ tiện hoạt động hoặc tự ý về nước. Những sự kiện trên đã chứng tỏ rằng, Đường Vũ Tông có khuynh hướng kìm hãm Phật giáo để phát triển Đạo giáo.

Cùng với việc nên thống trị chính trị của Đường Vũ Tông ngày càng được củng cố thì khuynh hướng kìm hãm sự phát triển Phật giáo của ông ngày càng rõ nét, mọi lúc, mọi nơi, mọi việc ông đều tìm cách kìm hãm Phật giáo. Năm Hội Sương thứ 2 (năm 842) Tể Tướng Lý Đức Dạ tấu thỉnh cần phải cưỡng chế tăng ni đi hành cước ở các chùa trong Kinh Sư (Tăng ni rời khỏi chùa mình ghi tên thu hành đến ở và tu hành ở chùa khác gọi là đi hành cước) và không được phép mang theo sadi (chú tiểu). Đường Vũ Tông liền chuẩn tấu. Bỗng chốc các chùa trong Kinh Sư tìm ra một số lượng lớn tăng ni đi hành cước, yêu cầu họ quay trở về chùa cũ của mình. Không bao lâu sau đó, Đường Vũ Tông lại ra lệnh dừng việc phụng dưỡng các cao tăng đại đức ử trong Hoàng Cung đã thành truyền thống lịch sử, đồng thời đích thân ông nhiều lần đi kiểm tra tình hình các tăng sỹ nước ngoài đến nước Đường tu học. Tháng 10 cùng năm đó, Đường Vũ Tông còn ban sắc lệnh yêu cầu các tăng sỹ phạm giới tà dâm (lén lút nuôi vợ trong phòng), không tu giới hạnh phải hoàn tục (trở lại thế tục làm người bình thường). Ông còn ban sắc lệnh yêu cầu các tăng sỹ đã từng đi quyên tiền, thóc gạo, ruộng đất nộp cho quan, những ai tự nguyện hoàn tục thì cho họ hoàn tục để bổ sung nguồn thuế khoá và sức sản xuất. Theo thống kê, lần cấp giấy hoàn tục này chỉ riêng Kinh Sư thôi đã có hơn 3500 người. Ngoài ra, Đường Vũ Tông còn ban sắc lệnh hạn chế số lượng nô tỳ phục vụ tăng ni, quy định mỗi vị tăng chỉ được phép có một chú tiểu hoặc nô bộc, mỗi vị ni (sư nữ) chỉ được phép có 2 nữ tỳ. Số nô tỳ còn lại phải trả lại những nhà đã hiến nô tỳ. Những nô tỳ không có chủ được nhà nước tiếp nhận quản lý, cho họ tự do kết hôn để thành gia đình. Những biện pháp này, trên một ý nghĩa nhất định nào đó cũng có lợi cho sự phát triển kinh tế của nhà nước phong kiến.

Do chính sách kìm hãm Phật giáo của Đường Vũ Tông được thực hiện trong một thời gian dài nên trong Phật giáo có một số hoà thượng đã lên tiếng trách móc, nhưng họ không dám nói thẳng ra ầ chỉ dám nói việc chứng nghiệm của Phật giáo nó đúng ra sao. Họ làm như vậy để mong đề cao địa vị của Phật giáo trong lòng Đường Vũ Tông hoặc lấy đó làm căn cứ để thay đổi tín ngưỡng của Đường Vũ Tông. Đường Vũ Tông cũng rất lưu ý việc này. Năm thứ 3 của Hội Sương (năm 843) ông hạ chiếu nói rõ: "Từ khi có Phật giáo đến nay từ cổ chí kim bao lần thăng trầm lúc hưng thịnh, lúc bị phế bỏ có thấy ứng nghiệm gì đâu?" Do đó ông ra sắc lệnh yêu cầu tăng lục (tăng chỉ học Phật giáo) cùng với các tăng học cả 3 môn (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) cùng viết ra kiến thức cốt lõi của họ. Sa môn Huyền Sướng đã hệ thống lại kiến thức viết thành cuốn "Tam Bảo Ngũ Vân Đồ" dâng lên Đường Vũ Tông. Sau khi xem cuốn sách đó, Đường Vũ Tông chẳng thấy nó có chút giá trị gì, liền xếp lại bỏ đấy. Lúc đó có ông Vi Tông Khanh là người chuyên sắp xếp việc cho Thái Tử trong Triều Đình cũng trình lên cuốn do ông tự soạn tên là "Niết Bàn Kinh Sớ" gồm 20 quyển và cuốn "Đại Viện Y Tự Kính Lược" cũng 20 quyển. Sau khi xem 2 quyển này, Đường Vũ Tông cũng lại ra lệnh thiêu huỷ ngay, đồng thời huỷ cả bản thảo. Ông liền hạ chiếu trách mắng rằng: Phật vốn là người Tây Nhung (man rợ), đi dạy cho mọi người thuyết bất sinh, Khổng Tử là Thánh nhân của Trung Hoa, luôn dậy mọi người những điều lợi ích, Vi Tông Khanh mà người vốn là nho sỹ, lại xuất thân ở vọng tộc (dòng họ lớn) không ca ngợi và đề cao Khổng học mà lại sa đà vào các thứ phù đồ (Phật giáo) kia, viết sách nội dung lằng nhằng làm mê muội lòng người, ta không thể không trách nhà ngươi được".

Từ những lời lẽ trên đây có thể thấy rằng, Đường Vũ Tông không chỉ kìm hãm Phật giáo mà ông còn bắt đầu căm ghét Phật giáo. Sau đó không lâu, Đường Vũ Tông còn ra lệnh thiêu huỷ toàn bộ số kinh Phạt có trong Hoàng Cung, bắt đem toàn bộ tượng Phật, tượng Bồ tát và tượng các Thiên Vương chôn sâu xuống đất. Đồng thời, ông còn yêu cầu các ngôi chùa ở hai bên phố Tả và phố Hữu trong Hoàng cung chấm dứt tổ chức giảng kinh thuyết pháp, không chấp hành là phạm tội.

Trong quá trình Đường Vũ Tông từ chỗ kìm hãm Phật giáo đến chỗ căm ghét Phật giáo đồng thời huỷ kinh Phật, chôn tượng Phật, đả kích Phật giáo thì Đạo giáo lại có cơ hội phát triển. Hơn thế nữa, Đạo giáo còn giở trò "đục nước béo cò". Vào năm Hội Sương thứ 3, do có sự đề xướng của ông Triệu Quy Chân (người của Đạo giáo) mà Đường Vũ Tông đã ra lệnh cho 3000 quân Thần Sách (cả Tử và Hữu) xây Vọng Tiên Đài trong Hoàng Cung để chứng tỏ mình đã quy tâm về Đạo giáo, đồng thời ông cũng mong muốn được đi lại chơi với các Thần Tiên. Trong lúc qua lại chơi với Đường Vũ Tông, một số Đạo sỹ của Đạo giáo đã nhân cơ hộ tuyên bố rằng, Phật giáo không phải tôn giáo của Trung Quốc, cần phải loại bỏ... Nhất là Đạo sỹ Triệu Quy Chân do được Đường Vũ Tông quá quý mến và tin tưởng nên ông có rất nhiều cơ hội được chuyện trò với Đường Vũ Tông nên thường nói với Đường Vũ Tông rằng: Phật là người Tây Nhung, dạy và giảng cho người ta pháp Bất sinh, mà cái Bất sinh đó chính là cái chết. Phật chỉ bảo cho người ta con đường vào Niết Bàn, mà Niết Bàn là cái chết của con người. Phật giáo nói nhiều đến Vô Thường Khổ Không, không nói gì đến cái lý luận Trường Sinh Vô Vi. Những điều này đều trái với chí hướng của Bệ hạ".

Đường Vũ Tông liền tin lời của nhóm ông Triệu Quy Chân, tất nhiên ông lại căm ghét Phật giáo, hơn thế nữa ông lại càng ra sức đề cao Đạo giáo. Cùng năm đó, Đường Vũ Tông phong ngài Triệu Quy Chân là Giáo thọ của Đạo giáo ở hai phố Tả và Hữu trong Kinh Sư để ông hoằng dương Đạo pháo trong Kinh thành.

Vào năm thứ tư của Hội xương (năm 844) Đường Vũ Tông bắt đầu mở một loạt các hoạt động đả kích Phật giáo một cách toàn diện. Đầu năm này, thuộc hạ của quan Trung Thư (31)tấu thỉnh rằng: "Toàn quốc hiện giờ đang lưu hành một tập quán ăn chay 3 tháng, đó là tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chạp. Đây là tập quán của dòng họ Thích Ca (tức phật giáo), nó có nhiều điều không tốt. Nay xin đổi thành: chỉ cấm sát sinh vào 3 ngày: ngày 1 tháng Năm; ngày 1 tháng Bảy và ngày 1 tháng Mười, còn những ngày khác không cấm sát sinh".

Đường Vũ Tông liền chuẩn tấu. Tháng 3 năm đó, Đường Vũ Tông ban chiếu cấm cúng giàng Xá lợi Phật, đặc biệt quản lý nghiêm các chùa có Xá lợi Phật như chùa Pháp Môn, không cho phép đưa Xá lợi Phật ra cho mọi người chiêm ngưỡng và cúng giàng một cách tuỳ tiện. Nếu như có ai đó cúng giàng Xá lợi Phật một xu thì bắt nằm sấp xuống đánh 20 trượng. Nếu như tăng ni ở chùa nào đó mà nhận một xu tiền cúng giàng Xá lợi Phật thì cũng bắt nằm sấp xuống đánh 20 trượng. Ở các địa phương nếu như có ai đó vi phạm lệnh kể trên thì do quan phủ địa phương xử phạt, đồng thời ghi lại đầy đủ họ tên những người đó, tấu lên Hoàng Đế. Vào ngày Phật Đản (8-4 Âm lịch) năm đó, Đường Vũ Tông ban chiếu bãi bỏ tập quán mời tăng ni vào trong Hoàng Cung giảng kinh, đồng thời cũng bải bỏ việc làm cỗ chay chúng giàng tăng ni. Sau đó ít lâu, Đường Vũ Tông lại ra mệnh lệnh cấm tăng ni đi ra đường vào buổi tối, sau khi có tiếng trống mọi tăng ni phải về chùa của mình. Tháng 8 năm đó, Đường Vũ Tông lại ban chiếu phá huỷ tất cả Phật Đường phổ thông ở các địa phương trên toàn quốc và các Trai Đường cúng Phật ở các thôn ấp. Tất cả tăng ni ở Phật Đường cúng Phật ở các thôn ấp. Tất cả tăng ni ở Phật đường phổ thông và Trai Đường ở thôn ấp bắt phải hoàn tục (làm dân thường). Lần này chỉ riêng Kinh thành Trường An đá phá đi hơn 300 Phật Đường. Vào tháng 10 năm đó. Đường Vũ Tông lại ra chiếu lệnh phá huỷ tất cả chùa, miếu nhỏ trên toàn quốc, những Kinh Phật trong chùa nhỏ thì chuyển đến chùa lớn, các chuông đồng chuông thép ở chùa nhỏ phải giao cho Quán Vũ của Đạo giáo. Những Tăng Ni ở các ngôi chùa nhỏ mà không chịu giữ giới hạn, bất kể là già hay trẻ đều bắt phải hoàn tục. Những Tăng Ni cao tuổi mà giữ giới hạn tốt thì chuyển đến trụ trì ở chùa lớn. Những Tăng Ni còn trẻ cho dù giới hạn tốt cũng bắt phải hoàn tục. Do đó ở Trường An lại phá tiếp 33 chùa nhỏ nữa. Hàng loạt các hoạt động tấn công Phật giáo của Đường Vũ Tông vào năm Hội Cương thứ 4 là những "khúc dạo đầu" để ông ta chuẩn bị huỷ diệt Phật Pháp.

Vào năm Hội Xương thứ 5 (845) đạo sỹ Triệu Quy Chân lại tấu thỉnh (xin phép) được tranh luận với Phật giáo. Đường Vũ Tông lại ra lệnh cho tăng sỹ và đạo sỹ gặp nhau ở điện Lân Đức. Trong cuộc tranh luận đó, đại diện Phật giáo là sa môn Tri Huyền nói rằng: "thuật Trường Sinh của thần tiên Đạo giáo chỉ là trò của những kẻ thất phu (văn hoá thấp kém) trên rừng trên núi, còn Phật giáo là thứ chí lý (phải lẽ) để Hoàng Đế trị vì thế gian". Nghe nói vậy, Đường Vũ Tông vô cùng bực tức, cho rằng ngài Tri Huyền đã phạm vào tội chống lại Thánh chỉ. Ông bắt ngài Tri Huyền phải hoàn tục trở về quê hương, vĩnh viễn không được mặc Pháp y nữa. Qua lần biện luận này, nhất là Phật giáo công kích Đạo giáo đã làm cho Đường Vũ Tông cảm thấy đau đớn vô cùng, do đó Đường Vũ Tông quyết định huỷ diệt Phật giáo.

Để diệt Phật pháp, trước tiên Đường Vũ Tông ra sắc lệnh cho Từ Bộ (Bộ quản lý việc tế lễ và đền thờ, chùa miếu) kiểm tra lại số lượng các chùa thờ Phật và tăng ni trong toàn quốc, tiến hành điều tra thống kê các tăng ni và các chùa. Đây là bước chuẩn bị để diệt Phật pháp. kết quả điều tra của Từ Bộ là: Toàn quốc có 4600 chùa lớn và vừa, khoảng 4 vạn chùa nhỏ, tăng ni tất cả là 260.500 người, những nô bộc làm tạp dịch trong các chùa tất cả là 150.000 người. Từ đó đủ để thấy rằng, thế và lực của Phật giáo hồi đó lớn như thế nào. Vào tháng 7 năm Hội Sương thứ 5 (845), Đường Vũ Tông lại ban sắc lệnh cắt giảm số lượng chùa trong toàn quốc. Sắc lệnh nêu rõ: tại hai phố Tả và Hữu ở lưỡng Kinh mỗi phố được giữ lại 2 chùa, mỗi chùa được có 30 vị tăng. Ở Thượng Bộ (phía Bắc) Trường An được giữ lại hai chùa là chùa Tây Minh và chùa Trang Nghiêm. Các nơi làm việc của quan Tiết Độ Sứ, Quán Sát Sứ và Đồng Châu, Hoa Châu, Thương Châu, nhữ Châu mỗi nơi giữ lại một ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa chia làm 3 cấp (tức 3 nơi). Cấp thượng thì có 10 vị tăng, cấp trung có 10 tăng, cấp hạ có 5 vị tăng, số tăng ni còn lại phải hoàn tục. Sắc lệnh này ban ra chưa được bao lâu, Đường Vũ Tông lại ra chiếu lệnh ở đông đô Lạc Dương chỉ cần giữ lại 20 vị tăng. Các chùa có 10 vị tăng cũng cắt giảm một nửa, giữ lại 5 người. Các chùa mà có 5 vị tăng thì đóng cửa hẳn hoặc phá. Những tăng ni được giữ lại, trước kia thuộc quyền quản lý của Từ Bộ (chuyên quản lý việc tế lễ trời, đất, cúng lễ chùa miếu) nay đổi sang chùa Hồng Lô (chùa chuyên quản lý khách sứ nước ngoài đến cống nạp) quản lý. Ý nghĩa của việc chuyển tăng ni là người Trung Quốc nữa, mà coi họ giống như khách sứ của kẻ Di Địch (kẻ mọi rợ nước ngoài). Những chùa chiền lớn nhỏ mà không có tăng ni nữa, thì phá huỷ. Định ngày phá huỷ để cử quan Ngự Sử đến các nơi trong toàn quốc giám sát thi hành. Những tài sản, vận dụng cùng với ruộng đất của các ngôi chùa bị phá huỷ thu hết nộp cho quan. Tất cả những tượng đồng, chuông đồng, khánh đồng đều thi lại nộp cho quan Diêm Thiết (người đi mua sắt và muối) sau khi thu về đem thiêu huỷ để đúc thành tiền (đồng xu bằng đồng). Tất cả những tượng Phật bằng vàng, bạc và các đồ dùng bằng vàng, bạc ở các chùa bị phá huỷ đều đem nộp cho quan phủ địa phương, sau khi thiêu huỷ nộp cho ngành tài chính của Triều Đình. Tất cả những tượng Phật bằng sắt thép ở các ngôi chùa bị phá huỷ đều đem nộp cho quan phủ địa phương, sau khi thiêu huỷ đúc thành nông cụ. Các bức tượng Phật bằng vàng, bạc, đồng, thép ở gia đình vợ bé quan lại các địa phương, hạn trong một tháng phải nộp cho quan phủ địa phương. Nếu như có ai không thực hiện hoặc chống lại thì giao cho quan Diêm Thiết Sứ (vị quan lo muối và sắt thép) xử phạt theo luật cấm mua bán đồng, nếu ai vi phạm nặng sẽ xử tội chém đầu. Một số biện pháp kể trên ở một ý nghĩa nhất định cũng có lợi cho việc phát triển sản xuất và tăng thêm nguồn thu tài chính cho nhà nước phong kiến.

Tháng tám cùng năm đó, Đường Vũ Tông lại ban chiếu thư kể ra những thứ không hay của Phật giáo. Ông nói rằng: "Trẫm nghe nói, trước thời Tam Đại(32)thì chưa thấy có Phật. Sau thời Hán - Nguỵ (từ năm 206 trước CN đến 264 sau CN) thì phật giáo đã ngấm sâu và phát triển mạnh mẽ. Từ đó trở đi, Phật giáo có nhân duyên truyền bá, càng ngày càng phát triển rộng. Nó phát triển đến cả 9 châu vùng cao nguyên rừng núi, vào tận trong vọng lâu (nơi ở của Vua) trong Lưỡng Kinh (Trường An và Lạc Dương). Tăng Ni ngày càng đông đục, chùa thờ Phật ngày càng nhiều, càng cao to đồ sộ. Phá hoại phép nước làm hại người dân, đạo này là không tốt đẹp! Người Hoa Hạ (Trung Hoa) chúng ta đều nói rằng một người nam giới không làm ruộng thì họ sẽ bị đói, một người phụ nữ không dệt vài thì họ sẽ bị rét. Giờ đây tăng ni đông không đếm xuể. Họ cũng đều phải nhờ vào nông dân mới có cái ăn, nhờ người dệt vải mới có cái mặc. Như vậy còn ra thể thống gì nữa!" Bản chiếu thư này của Đường Vũ Tông, trên thực tế là một bài Hịch phê phán Phật giáo. Trong bản chiếu thư này, Đường Vũ Tông còn liệt kê ra tất cả thành quả thu được của lần diệt Pháp này, thành quả chủ yếu gồm: toàn quốc đã phá đi hơn 4600 ngôi chùa lớn và vừa, phá gần 40.000 chùa miếu nhỏ. Bắt hoàn tục 260.000 tăng ni cho lấy vợ chồng hoặc lao động để bổ sung cho nguồn thuế khoá nhà nước. Tịch thu đất đai mầu mỡ thuộc quyên sở hữu của các chùa là hàng chục triệu khoảnh (mỗi khoảnh là 15 mẫu Trung Quốc, mỗi mẫu là 60 trượng vuông, mỗi trượng là 3,3 m. Vậy là mỗi mẫu khoảng 40.000m2mỗi khoảnh khoảng 600.000m2), giải phóng được 150.000 người làm nô bộc cho chùa, bổ sung vào nguồn lao động nộp thuế cho nhà nước... Chỉ xét trên hai thành quả là tịch thu ruộng đất và giải phóng nô bộc của các chùa chiền đủ để ta thấy rằng, thế lực của nền kinh tế tự viện Phật giáo lúc bấy giờ to lớn đến mức nào! Có sách sử viết rằng, để phòng ngừa các quan lại và kể hào phú vẫn cố tình giấu kẻ nô bộc trong quá trình giải phóng nô bộc của các chùa thì nếu ai làm chuyện như thế, dù là quan hay dân thường, đều phải xử cực hình (chém đầu). Tóm lại, các hoạt động diệt Phật pháp lần này của Đường Vũ Tông đã làm giảm mạnh thế lực Phật giáo, đặc biệt là làm yếu đi nền kinh tế nhà chùa khiến cho nền Phật giáo Trung Quốc suy thoái trầm trọng.

Việc Đường Vũ Tông diệt Phật giáo cũng có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của ông, đồng thời cũng có nguyên nhân lịch sử xã hội cực kỳ sâu sắc. Từ khi lập nên nhà Đường đến nay, Phật giáo do được giai cấp thống trị phong kiến (nhất là các Hoàng Đế) đề xướng và tôn sùng, bảo vệ nên trong xã hội Trung Quốc, nó phát triển rất mạnh. Ảnh hưởng và thế lực của Phật giáo cùng ngày càng lớn, trong đó đặc biệt là nền kinh tế nhà chùa càng ngày cùng phát triển mạnh. Đồng thời, do có sự tồn tại và phát triển của kinh tế nhà chùa nên tự than trong Phật giáo cũng hình thành các tập đoàn kinh tế mà tăng lữ đồng thời là các địa chủ, đối lập với nền kinh tế của các địa chủ thế tục. Hai loại kinh tế địa chủ phong kiến này ở một mức độ nào đó nhất định phải nảy sinh xung đột, mâu thuẫn khó tránh khỏi. Biểu hiện mạnh nhất ở chỗ họ tranh giành lẫn nhau sức lao động và ruộng đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiến thiết nền kinh tế của nhà nước phong kiến. Xét về góc độ kinh tế thì Đế vương là người đại biểu cao nhất của nền kinh tế địa chủ thế tục. Khi mà lợi ích của nền kinh tế địa chủ tăng lữ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nền kinh tế địa chủ thế tục, tất nhiên Hoàng Đế phải ra tay bảo vệ lợi ích của nền kinh tế địa chủ thế tục. Từ kết quả của các biện pháp diệt Phật pháp ta có thể thấy rằng, toàn bộ nội dung của cuộc diệt Phật pháp đó đều thể hiện nguyên nhân căn bản là sự tranh giành lợi ích kinh tế. Về ý nghĩa này thì việc diệt Phật pháp của Đường Vũ Tông có lợi cho việc củng cố và phát triển của xã hội phong kiến, nó có tác dụng rất tiến bộ về mặt lịch sử.

Vào tháng 3 năm Hội Xương thứ 6 (năm 864) Đường Vũ Tông băng hà, Đường Tuyên Tông Lý Thẩm kế vị. Vào tháng 4 năm đó Đường Tuyên Tông liền ra lệnh đánh chết đạo sỹ Triệu Quy Chân, Lưu Huyền Tĩnh cùng 10 người khác vì Đường Tuyên Tông cho rằng những người này đã kích động Đường Vũ Tông huỷ diệt Phật giáo. Tháng 5 Đường Tuyên Tông đại xá thiên hạ, ra sắc lệnh ngoài 2 ngôi chùa còn giữ lại ở hai phố Tả và Hữu ra, thì ở mỗi phố xây thêm 8 chùa nữa, các tăng ni vẫn thuộc quyền quản lý của Từ Bộ như trước. Năm đầu của Đại Trung (năm 847). Đường Tuyên Tông ban sắc lệnh khôi phục lại các ngôi chùa vừa bị phá. Ông nói rằng ở những năm Hội Sương đã phá chùa chiền, làm như vậy là quá đáng, nhưng sự thể không quá trầm trọng, những linh sơn thắng cảnh ở các châu phủ trong thiên hạ bị phá vào năm Hội Sương thứ 5 thì này phải khôi phục lại. Vào năm sau Đường Tuyên Tông lại độ cho các chùa ấy mấy chục tăng, chùa thì 50 ngày, chùa thì 30 người. Năm Đại Trung thứ 5 (851) ông lại ra lệnh các quan phủ không được cấm chỉ những người và những nơi muốn xây dựng chùa, đồng thời cho phép các chùa thờ Phật tự do độ tăng ni (tức là nhận người xuất gia làm tăng ni) để trụ chì và quản lý chùa chiền. Trải qua vài năm được sự ủng hộ và bảo vệ của Đường Tuyên Tông sau khi lên ngôi, Phật giáo ở Trung Quốc đã được phục hồi nhanh chóng nhưng vẫn còn hạn chế. Lúc này Phật giáo ở Trung Quốc không còn được như trước nữa, nguyên khí đã bị tổn hại rất nặng, khó mà hồi phục được như trước. Một điều rõ ràng của lịch sử là, Phật giáo Trung Quốc đang có xu hướng chuyển từ hưng thịnh sang suy thoái.

Vì nước mạnh chấn hưng Phật giáo

Chu Thế tông lần thứ tư gây nên pháp nạn

Vào những năm cuối đời Đường đã xảy ra một cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo. Trong quá trình tổ chức trấn áp cuộc khởi nghĩa nông dân này thì quyền lực của chính quyền nhà Đường lại bị yếu đi và thu hẹp. Các thế lực cát cứ ở các Phiên Trấn (đơn vị hành chính và quân sự ở các vùng biên cương và các vùng trọng yếu của chính quyền nhà Đường) lại được đà lớn mạnh hơn. Vào năm thứ 4 của Thiên Hựu Đường Ai Đế (năm 907 sau Công nguyên) kẻ thù (kẻ phản bội) của quân khởi nghĩa nông dân cuối đời Đường và là Đường Tuyên Võ Tiết Độ Sứ tên là Chu Toàn Chung sau khi đã tiêu diệt rất nhiều các tập đoàn cát cứ (chiếm đất đòi ly khai) đã dần dần thống nhất được toàn bộ lưu vực sông Hoàng hà. Ông đã phế Đường Ai Đế mà tự mình lên ngôi, xây dựng kinh đô và lập nên triều đại mới, tức là nhà Hậu Lương. Bắt đầu từ đó cho đến năm 959 ở vùng Trung Nguyên đã liên tiếp ra đời 5 triều dại là Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, lịch sử gọi là Ngũ Đại. Cũng vào quãng thời gian này, ở một phần miền Bắc và miền Nam đã tồn tại lần lượt 10 chính quyền cát cứ mang tính khu vực, lịch sử gọi là Thập Quốc (10 nước). Thời gian này là thời kỳ phân chia mạnh mẽ nhất của xã hội Trung Quốc cổ đại. Những kẻ cát cứ ở "Ngũ Đại Thập Quốc" thì có người là kẻ quân phiệt của nhà nước phong kiến, có người là kẻ thù (kẻ phản bội) của quân khởi nghĩa nông dân. Họ xâm chiếm đất đai của nhau, đâm chém lẫn nhau, khiến cho nhân dân phải chịu cảnh đao binh khói lửa. Trong bối cảnh lịch sử xã hội như thế thì sự phát triển của Phật giáo cũng thể hiện rõ sự yếu kém và càng ngày càng suy yếu, kém phát triển.

So sánh một chút, ở miền bắc của thời kỳ Ngũ Đại thì Phật giáo càng ngày càng suy yếu, càng ngày càng lụi dần nhưng ở vùng đất bao la rộng lớn phía nam sông Trường Giang thì Phật giáo lại phát triển tương đối mạnh. Các tông phái Phật giáo của Trung Quốc mà có "căn cứ địa" ở miền Nam như phái Tịnh Độ Tông, Thiên Tông và Thiên Thai Tông đều có sự phát triển ở những mức độ khác nhau. Song đánh giá một cách tổng quát thì sự phát triển của Phật giáo ở thời kỳ Ngũ Đại là một quá trình suy thoái kéo dài liên tiếp. Sự phát triển của Phật giáo ở miền Bắc do đó mà ở trong tình thế càng ngày càng yếu đi, càng ngày càng lụi bại. Ngoài một số nguyên nhân về bối cảnh lịch sử và xã hội cùng một vài nguyên nhân của tự thân Phật giáo ra, các thế lực chính trị ở thời Ngũ Đại đều áp dụng chính sách hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng.

Vào năm đầu tiên của Khai Bình thời Hậu Lương (năm 907 sau Công nguyên), Lương Thái Tổ Chu Toàn Chung lại nêu lên vấn đề các tăng ni phải do Từ Bộ quản lý, đồng thời cầm chỉ việc bí mật độ tăng ni (tức là ai đó xuất gia mà không xin phép chính quyền). Ông quy định rằng, những ai muốn xuất gia thành tăng ni thì phải do Từ Bộ phát cho tờ Độ Điệp (còn gọi là "Từ Bộ Điệp", tức là tờ giấy chứng minh do Từ Bộ cấp cho những tăng ni Phật giáp, việc này bắt đầu có từ thời Đường, các Vương Triều phong kiến sau này vẫn duy trì tục lệ này). Bất cứ một quan sứ nào hoặc quan nha nào cũng không được phép giải quyết việc cho người xuất gia làm tăng ni. Cách làm này là để đặt Phật giáo dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền phong kiến, không để đặt Phật giáo phát triển vô tổ chức. Sau khi Hậu chúa của nhà Chu Lương là Chu Hữu Trinh lên ngôi, vào năm đầu của Long Đức (năm 921) ông lại đưa ra bàn chuyện không cho phép tự ý độ tăng ni, đồng thời ông còn quy định những ai muốn xuất gia làm tăng ni thì phải đến kinh thành tham gia một cuộc thi về kinh sách Phật giáo do Triều đình phong kiến tổ chức. Những ai đủ tiêu chuẩn đề ra thì mới được phép xuất gia. Vào năm 923 sau Công nguyên, Lý Tồn Húc phế nhà Hậu Lương lập nên nhà Hậu Dường, xưng là Hậu Đường Trang Tông. Còn về việc nhà Hậu Lương tiến hành quản lý nghiêm ngặt và hạn chế sự phát triển của Phật giáo thì Hậu Lương Trang Tông Lý Tồn Húc lại nâng đỡ và đề xướng Phật giáo. Ông còn qua lại thăm viếng rất nhiều lần với các cao tăng Đại đức Phật giáo để làm ấm lên mối quan hệ căng thẳng trước đây giữa những người thống trị của giai cấp phong kiến với Phật giáo. Vào năm ông lên ngôi thì vào ngày Đản Sinh Phật (8-4 âm lịch), ông đã cho làm cơm chay khoản đãi hàng nghìn tăng ni ngay trong nội cung. Vào năm sau, ông lại mời thiền sư ở chùa Hưng Hoá vào trong Nội Điện để ông tham vấn về Phật pháp. Hậu Đường Trang Tông còn mở giới đàn lưu ly ở Tung Sơn vào ngày sinh nhật của mình để độ cho hàng trăm người xuất gia, gia nhập tăng đoàn Phật giáo.

Vào năm đầu tiên của Thiên Thành đời Hậu Đường (năm 926) Minh Tông Lý tự Nguyên lên ngôi. Khi ông vừa lên ngôi đã ban chiếu rằng: Những ngôi chùa thờ Phật trước đây đã xây dựng thì nay không được phép tuỳ ý phá bỏ, nhưng từ nay trở đi cũng không được phép tự ý xây dựng chùa một cách vô tổ chức, nếu như có ai muốn xuất gia (đi tu) thành tăng ni thì phải làm theo đúng nghi thức của Phật giáo. Ngoài việc thọ giới ở quan đàn ra, không được tự ý độ tăng (cho xuất gia) mà không xin phép và được sự đồng ý của Từ Bộ. Vào năm sau, đứng trước những việc như: lợi dụng mình là tăng ni để làm những việc vi phạm pháp luật hoặc là cậy thế thân quen với quan phủ mà làm điều bậy điều xấu, hoặc là có những tăng ni lợi dụng giáo nghĩa Phật giáo để làm mê hoặc vì lừa bịp người khác, Lý Tự Nguyên đã ban chiếu xuống Kinh sư (Kinh Đô) và các huyện, trấn ở các Đạo, Châu, Phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ và chỉnh đốn, kiểm điểm nghiêm khắc Phật giáo. Năm thứ 3 của Thiên Thành (năm 928). Hậu Đường Minh Tông lại ban lệnh khắp đất nước rằng: Những ngôi chùa lớn và những tự viện đã có tên thì phải bầu người trụ trì để quản lý tăng chúng. Còn những chùa nhỏ hoặc tự viện tuy có nhiều phòng nhưng không có tượng Phật thì định giá rồi bán cho ai muốn mua thì mua. Tăng chúng và vị trụ trì ở đó do quan viên chủ quản của Triều Đình điều về các ngôi chùa lớn. Những ngôi chùa không ai mua thì dỡ ra lấy gỗ rồi giao lại cho tăng chúng trước đây tu hành ở đây, còn ruộng vườn của những ngôi chùa đó thì bán cho ai muốn mua thì mua. Đường Minh Tông còn ra quy định: "Trong vòng 10 ngày phải hoàn tất những việc kể trên. Nếu như có ai cố tình dây dưa kéo dài hoặc cố ý chống lại, nếu là tăng sĩ thì phạt đi lao dịch 2 năm, nếu là ni cô thì phạt đánh 70 trượng đồng thời cho hoàn tục (trở về người bình thường). Trong số các quan phủ địa phương ai đó cố tình lừa dối Triều Đình thì xử phạt theo pháp luật Triều Đình".

Lần chỉnh đốn Phật giáo này của Đường Minh Tông, ở một mức độ nào đó đã kìm hãm sự phát triển của Phật giáo.

Năm thứ 3 của Thanh Thái đời Hậu Đường (năm 936), một vị quan Tiết Độ Sứ Hà Đông nhà Hậu Đường trấn thủ Thái Nguyên tên là Thạch Kính Đường người dân tộc Sa Đà đã móc nối và quy hàng Khiết Đan, nhận trở thành một vị thần của Khiết Đan (cũng trong năm đó, dân Khiết Đan đổi tên nước thành Liêu), đồng thời kết nghĩa cha con với Chúa của Khiết Đan. Điều kiện của cuộc kết nghĩa này là: Thanh Kính Đường mỗi năm sẽ cống nạp cho chúa Khiết Đan 30 vạn xấp vải lụa, cắt vùng phía Bắc Nhan Môn Quan và toàn bộ vùng đất sở thuộc của U Châu (tức là 16 châu của Yến Vân), mượn quân Khiết Đan để diệt nhà Đường, lập nên chính quyền Hậu Tấn rồi xưng là Tấn Cao Tổ.

Sau khi vị Hoàng đế trẻ này giành được chính quyền, ông liền hạ lệnh bãi bỏ chế độ tổ chức xuống tóc xuất gia ở quan đàn. Ông quy định rằng, những ai muốn xuất gia thành tăng ni thì phải tham dự một kỳ thi hiểu biết về Phật pháp tổ chức công khai tại châu phủ nơi mình sinh sống vào ngày Phật Đản (8-4 âm lịch). Những ai đủ tiêu chuẩn thì được xuống tóc làm tăng ni. Năm thứ 4 của Thiên Phúc (năm 939), Thạch Kính Đường còn ban lệnh yêu cầu tất cả các vị quan, Đại thần và cả Tể Tướng vào ngày Quốc kị (ngày giỗ Tổ) phải đến các chùa thờ Phật dâng hương lễ bái, đồng thời phải mở tiệc cơm chay cúng giàng các tăng ni. Những hành động này của ông đều là do ông muốn dùng Phật giáo để lấy lòng dân. Về sau nước Liêu diệt nước Hậu Tấn, hoàng đế nước Hậu Tấn bị phế truất tên là Thạch Trọng Quý bấy giờ được phong là Phụ Nghĩa Hầu, chuyển về sống ở phủ Hoàng Long, cho ông ta và tất cả người nhà về sống ở một ngôi chùa thờ Phật theo thái thiền và cho binh lính canh gác chặt chẽ. Trải qua bao nhiêu mùa mưa, nắng, họ không được tiếp xúc với người ngoài. Nguyên Phi của Thạch Kính Đường nói với các vị tăng trong chùa thờ Phật theo phái thiền này bằng giọng đầy cảm xúc rằng: "họ Thạch chúng con đã từng làm việc chay cúng giàng hàng vạn tăng ni, sao ngày nay không một ai nhớ đến?" Những kẻ thống trị nhà Hậu Tấn bi rơi vào một tình cảnh như thế này, đây quả là một sự chế giễu thậm tệ đối với những kẻ năm xưa đã bán nước, cúi dầu làm nô lệ.

Nhà Liêu sau khi diệt nhà Hậu Tấn liền khởi binh đánh về phía Bắc. Một viên quan Tiết Độ Sứ Hà Đông của nhà Hậu Tấn trước đây tên là Lưu Trúc Viễn đã xưng đế ở Thái Nguyên, lập nên chính quyền nhà Hậu Hán, xưng là Hậu Hán Cao Tổ. Trong thời kỳ Hậu Hán Cao Tổ Lưu Trí Viễn nắm chính quyền, ông cho rằng Phật giáo là mối hoạ của nước nhà, thế là ông liền áp dụng những chính sách hạn chế nghiêm ngặt đối với Phật giáo. Năm 951, ông Quách Uy lưu giữ Đô Nghiệp nhà Hậu Hán đã khởi binh đánh lại nhà Hậu Hán, lập nên chính quyền Hậu Chu, xưng là Hậu Chu Thái Tổ. Trong thái độ đối với các tôn giáo thì Quách Uy coi trọng Quảng Thuận (năm 953 sau Công nguyên) ông đã từng ban chiếu lệnh phá bỏ 58 ngôi tự viện không có tên ở nội thành phủ Khai Phong, đem hết số tăng ni ở các chùa về nhà làm con em nuôi trong các nhà dân. Từ thời Ngũ Đại trở đi, ở vùng Trung nguyên nạn binh đao xảy ra liên tiếp và kéo dài, nhất là các cuộc tranh giành quyền lợi giữa Vương Triều ở Vùng Trung Nguyên và dân tộc Khiết Đan ở phương Bắc, điều này đã đẩy nhân dân các vùng lâm vào cảnh khốn đốn tột độ. Trước tình hình như vậy, rất nhiều người đã xuống tóc làm tăng ni để trốn tránh binh dịch và nạn phải đi sai dịch. Do dó, trong thời Ngũ Đại, trong sự phát triển của Phật giáo ở đây có tồn tại một vấn đề thêm nghiêm trọng nhất là: Các tự viện mọc lên như nấm sau cơm mưa, kỷ cương bị buông lỏng; Trong một số trường hợp đặc biệt, có một số cuộc khởi nghĩa c nông dân lại giương cao ngọn cờ Phật giáo. Như vào năm thứ 6 của Trinh Minh nhà Hậu Lương (năm 920) một người Trần Châu tên là Vô Ất đã phát động cuộc khởi nghĩa của Ma Ni giáo (tức là Áo Giáo hoặc là Minh giáo, tên quốc tế là zoroater. Giáo phái này ra đời ở Ba Tư, du nhập vào Trung Quốc thời Trung Đường). Những người tham gia khởi nghĩa không được ăn mặn (không ăn thịt - cá), không uống rượu, đêm đêm họ tụ tập nhau lại cùng nhau vẽ ảnh tượng và cúng tế, lấy Phật pháp làm thượng thừa, họ đã từng gây nên những ảnh hưởng nhất định. Cùng thời gian này, nền chính trị - xã hội ở Ngũ Đại bắt đầu loạn lạc kéo dài, xã hội có nhiều tệ nạn hoành hành. Một số kẻ thống trị có học vấn liền muốn về đối nội thì "trị quốc hoá",về đối ngoại thì chống lại những nội nhục mất nước với nhà Liêu để thu phục lại phần đất của người Hoa Hạ (người Trung Hoa) đã bị mất, thống nhất toàn bộ Hoa Hạ.

Năm 954, Quách Uy bị bệnh rồi băng hà, con nuôi của ông ta là Sai Vinh lên ngôi, xưng là Hậu Chu Thế Tông. Sau khi Hậu Chu Thế Thông liền lên kế hoạch vận động cải cách với quy mô cực kỳ to lớn. Nội dung của cuộc cải cách này bao gồm các mặt như quân chính, kinh tế, pháp luật, tôn giáo. Trong đó ông đã tiến hành chỉnh đốn rất khắt khe với Phật giáo. Cuộc chỉnh đốn Phật giáo này được các tăng ni và các tín đồ Phật giáo thế hệ sau gọi là pháp nạn. Giống như các hoạt động huỷ diệt Phật pháp của Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế, Bắc Chu Vũ Đế, Đường Thế Tông đã tiến hành trước đây cùng được gọi là "Tam Vũ Nhất Tông Pháp Nạn", lần chỉnh đốn Phật giáo này của Hậu Chu Thế Tông cũng gọi là pháp nạn, đây là lần cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc các Đế Vương phong kiến phát động phong trào tấn công Phật giáo. Trong suốt 6 năm Sài Vinh - Hậu Chu Thế Tông nắm quyền (từ năm 954 - 959) thì các hoạt động chỉnh đốn Phật giáo bắt đầu vào năm thứ hai sau khi ông lên ngôi (tức là năm thứ 2 của Hiển Đức, năm 955), nội dung của cuộc chỉnh đốn đó nhằm vào các mặt sau:

Trước tiênlà giảm bớt số lượng tự viện Phật giáo. Ông ban chiếu rằng: "Tất cả những ngôi tự viện trong thiên hạ mà không có tên tuổi đều phải phế bỏ; tất cả số tượng Phật do công đức cúng giàng và số tăng ni ở các ngôi chùa đó được phép vào tự viện tập trung; từ nay về sau không được phép xây thêm tự viện, nhất là các Vương công, quý tộc và các quan sứ ở các đạo, tiết, chế không được tấu thỉnh xin xây thêm tự viện".

Hai làhạn chế một cách nghiêm ngặt số lượng các tăng ni và việc độ tăng. Ông quy định rằng: Những ai muốn xuất gia làm tăng ni phải xin phép những người thân thuộc, bao gồm cả việc phải lắng nghe lời khuyên bảo của ông, bà, cha, mẹ, cô chú. Sau khi được đồng ý của những người này mới được xin xuất gia; Trước khi trở thành tăng ni phải trải qua cuộc thi rất nghiêm ngặt về đọc thuộc và hiểu nội dung kinh Phật, nếu ai vượt qua được kỳ thi này mới được phép xuất gia, ngoài ra, triều đình còn cho lập những giới đàn để độ tăng ở một vài nơi trong toàn quốc. Những nơi đó là lưỡng Kinh, phủ Đại Danh, phủ Kinh Triệu, phủ Thanh Châu, các địa phương khác thì không được phép lập đàn độ tăng. Cùng thời gian này, Hậu Chu Thế Tông còn quy định rằng: "địa phương trong toàn quốc mỗi năm phải tiến hành một đợt thống kê toàn diện đối với các tăng ni ở trên địa phận mình, lập thành hai quyển sổ, một quyển gửi lên cho Từ Bộ quản lý giám sát, một quyển báo lên đích thân Hoàng Đế. Những tăng ni đã chết thì bị gạch tên trong sổ sách, và không được độ người khác để bổ sung".

Ba làcấm chỉ nghiêm ngặt các việc không tốt trong Phật giáo. Các việc không tốt bị cấm chỉ bao gồm: không cho phép các tăng ni và các tín đồ xả thân vì Phật sự, không cho phép những người quá thành kính với Phật tự động chặt chân cắt tay để biểu thị lòng thành kính, không cho phép các hành động huỷ hoại thân thể như luyện đỉnh (đốt cỏ ngãi trên đầu), đốt chân đốt tay trong các pháp hội và những lúc tụ họp đông để mê hoặc lòng người".

Ngoài ra ông còn cho tiến hành các việc như thiêu huỷ tượng Phật để đúc thành tiền, cùng với việc phá bỏ để giảm bớt số lượng tự viện thì những bức tượng Phật bằng đồng ở những ngôi chùa bị phế bỏ được nhà nước thu gom về và những bức tượng Phật bằng đồng còn lại trong nhân gian sau khi được thiêu huỷ thì được đúc thành tiền đồng để bổ sung cho nền kinh tế của nhà nước phong kiến.

Để giúp cho các hoạt động chỉnh đốn Phật giáo được tiến hành thuận lợi, Hậu Chu Thế Tông còn ban bố một số pháp lệnh vô cùng nghiêm ngặt. Ông quy định rằng, ai làm trái với những quy định về chỉnh đốn Phật giáo nói trên thì phải giải đến cho quan phủ xét xử, bị đưa đi đày ải ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu người vi phạm là tăng ni thì bắt phải hoàn tục, nếu người vi phạm mà là dân thường thì xử theo pháp luật. Lần chỉnh đốn Phật giáo này Hậu Chu Thế Tông là một trong những nội dung quan trọng trong các biện pháp cải cách đồng bộ của ông ta. Mục đích của củng cố nền thống trị của nhà nước phong kiến, đồng thời xây dựng quân đội hùng mạnh. Theo con số thống kê trong sách sử để lại, lần chỉnh đốn Phật giáo này của Hậu Chu Thế Tông đã cắt giảm đi 3 vạn 300 ngôi chùa, giữ lại có 2694 ngôi chùa, tức là chỉ giữ lại 1 phần 10 số chùa. Ông chỉ cho giữ lại 61.200 tăng ni, còn hàng chục vạn tăng ni khác đều bị bắt hoàn tục. Điều này đã chứng minh rằng, công việc chỉnh đốn Phật giáo của Hậu Chu Thế Tông đã thu được kết quả nhất định. Xét từ kết quả và nội dung lần chỉnh đốn Phật giáo này của Hậu Chu Thế Tông ta thấy rằng, trong hoạt động chỉnh đốn Phật giáo của ông thì ông không hề diệt Phật pháp, tính chất lần chỉnh đốn Phật giáo này của ông khác hẳn với các "pháp nạn" lần trước. Nguyên nhân của việc này là, ông tiến hành hạn chế nghiêm ngặt Phật giáo nhưng trong bối cảnh là vẫn để cho Phật giáo tồn tại, điều này không hề xuất phát từ phương diện tín ngưỡng chủ quan cá nhân. Xét từ góc độ sự phát triển lâu dài của Phật giáo mà nói thì lần chỉnh đốn này đã loại bỏ một số hiện tượng không tốt, Phật giáo từ đó mà được chỉnh đốn cho tốt đẹp hơn. Song có một điều là, bao nhiêu lâu nay, Phật giáo phương bắc chỉ còn tồn tại một cách yếu ớt, qua lần sóng gió thì Phật giáo lại càng suy yếu hơn.

Như trên đã từng nói, ở thời kỳ Thập quốc, so với Phật giáo ở phương bắc thì phật giáo ở phương nam lại liên tục phát triển. Sở dĩ có điều này là vì các chính quyền cất cứ ở các khu vực miền nam như Ngô Việt, Nam Hán, Mân, Nam Đường có thuốc cầm quyền tương đối dài, nền chính trị xã hội ổn định. Ngoài ra, các vị Đế Vương của các chính quyền kể trên phần nhiều là những có tình cảm nồng hậu với Phật giáo, họ đều bảo vệ Phật giáo và sử dụng Phật giáo như một công cụ phục vụ mục đích thống trị. Như người thống trị của chính quyền nhà Mân tên là Vương Thẩm Trí đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, chỉ riêng trên đất nhà Mân đã có trên 300 ngôi chùa; Người thống trị của chính quyền Nam Hán tên là Lưu Sướng đã cho đúc tháp thép thờ nghìn Phật ở Quảng Châu, ngôi tháp đó trải qua hàng nghìn năm nay hiện giờ vẫn còn; Người thống trị của chính quyền Ngô Việt tên là Hoằng Thích trong cùng thời gian Hậu Chu Thế Tông tiến hành chỉnh đốn Phật giáo thì ông đã từng hiệu đính câu chuyện về Vua A Dục (vị Vua ở thế kỷ III trước Công nguyên ở Ấn Độ cổ đại), cho đúc 84000 tháp thờ Phật nhỏ bằng đồng phân phối trên toàn đất Ngô Việt; Người thống trị của chính quyền Nam Đường tên là Lý cảnh cùng với Vương công, Đại thần đều là những người quý trọng các ngôi chùa, những ngày chính sự êm đềm này, sử sách đều nói rằng nhà Nam Đường hiếu Phật. Mỗi lần xây tự viện họ đều cấp ruộng đất để các tăng ni tăng gia sản xuất. Nhưng hậu chúa là Lý Dục thì lại cho xây hơn 10 ngôi chùa thờ Phật trong cung, toàn bộ đô thành có đến hàng vạn tăng sỹ, họ đều được quan phủ cung cấp số tiền sinh hoạt hàng ngày. Mỗi lần từ triều đình trở về, Lý Dục lại vùng vợ khoác lên trên người bộ y phục của tăng ni, quỳ bái Phật, tụng kinh... Do tình hình ở miền nam là như vậy nên trong giới Phật giáo phương bắc đã có vài cao tăng đại đức trốn xuống phía nam, có một số tăng đoàn Phật giáo cũng bỏ trốn xuống Giang Nam. Tông phái Phật giáo ra đời từ thời kỳ Tuỳ Đường thì nay trên mảnh đất miền bắc - nơi họ "chào đời" - lại càng yếu đi và ít dần, còn tông phái Phật giáo có "căn cứ địa" ở miền nam như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Thiên Thai Tông thì vẫn tiếp tục phát triển. Đặc biệt là Thiền Tông đến lúc này đã phát triển thành 5 tông phái thiền đó là: Tào Động Tông (Thiền Tào Động), Lâm Tế Tông (Thiền Lâm Tế), Pháp Nhãn Tông (Thiền Pháp Nhãn), Vân Môn Tông (Thiền Vân Môn) và Quy Ngưỡng Tông (Thiền Quy Ngưỡng). Ngoài ra, ở phía Nam vào thời kỳ Thập quốc việc chép kinh diễn ra rất sôi nổi và kính cẩn. Có một số tăng sỹ Phật giáo trên cơ sở chép lại tổng mục các kinh Phật, họ đã đem toàn bộ các quyển kinh và quyển luận tập hợp lại thành một bộ "kinh Đại Tạng" của Phật giáo. Điều này đã gây nên một tác động kích thích rất mạnh đối với việc tăng cường thu thập và tìm kiếm các sách sử văn hoá Phật giáo.

Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh dự định làm Hoàng Đế trong 30 năm. Ông sắp đặt như sau: 10 năm mở mang bờ cõi thiên hạ, 10 năm chăm lo giáo dục trăm họ, 10 năm quản lý đất nước thật an vui, bình yên. Theo kế hoạch này ông đã cho xây dựng mở rộng Phong Thành, biến nó thành một thành phố mới phồn hoa thay thế cho các thành phố Lạc Dương và Trường An; ông ta đã chinh phục được nước Thục, thu hàng được nước Tần và 3 lần đánh Nam Đường, thống nhất toàn bộ phương bắc, lấy sông Trường Giang làm ranh giới với Nam Đường. Ông đã vài lần đánh nước Liêu, thu được thắng lợi trong trận chiến ở Cao Bình, khích lệ niềm tin cho các nhân sỹ ở vùng Trung Nguyên thu phục vùng đất đã bị mất. Năm 959, ông ta đích thân dẫn quân tiến lên phía bắc đánh nhà Liêu, dự định thu hồi vùng Yến Vân đã bị mất, nhưng không may ông mắc bệnh, không bao lâu sau thì qua đời, hưởng thọ 39 tuổi. Các hoạt động nam chinh bắc phạt và cải cách của Hậu Chu Thế Tông trong thời kỳ ông trị vì, trong đó bao gồm cả việc chỉnh đốn Phật giáo, giảm bớt chùa thờ Phật và tăng ni thì đều là những việc xếp đặt cơ sở nền móng vững chắc cho sự nghiệp thống nhất của nhà Bắc Tống sau này.

Tống Thái Tổ cử sứ đi cầu pháp

Kinh Đại Tạng được in lần đầu

Vào mùa xuân năm 960 Điện Tiền Đô Điểm Kiểm và là Thống soái Cấm Vệ Quân của nhà Hậu Chu tên là Triệu Khuông Dẫn đã bẩm báo bịa đặt rằng nước Liêu phát binh tấn công để ông dẫn quân ngược lên phía bắc, đến trạm Trần Kiều (một nơi cách thành Khai Phong hơn 20 km về phía đông bắc) liền khởi binh làm bạo động, tự khoác lên người chiếc áo Hoàng Bào, quay trở về kinh độ Khai Phong, từ chỗ gần như chỉ có hai bàn tay trắng, ông đã cướp được chính quyền nhà Hậu Chu, đặt tên nước là Tống (lịch sử gọi là Bắc Tống), xưng là Tống Thái Tổ. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập nên nhà Tống về mặt chính trị ông thực hiện hàng loạt các chính sách tăng cường tập quyền Trung Ương chuyên chế chủ nghĩa; về mặt quân sự thường bắt đầu tiến hành các hoạt động quân sự để thống nhất toàn bộ đất nước. Về mặt văn hoá tư tưởng thì ông thực hiện chính sách hoà hợp các tôn giáo, lấy tư tưởng nho giáo làm chủ thể của tư tưởng thống trị, cho phép các tôn giáo tự do phát triển để các tôn giáo đó cùng nhau phục vụ sự thống trị về tư tưởng của Nhà nước phong kiến. Các chính sách và biện pháp này đã tạo tiền đề nhất định cho sự phát triển lâu dài của Phật giáo Trung Quốc.

Phật giáo thời cổ đại Trung Quốc sau khi trải qua các cuộc tấn công của "Tam Vũ Nhất Tông", đặc biệt là sau khi trải qua cuộc chỉnh đốn của Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh đã rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Để tồn tại và phục hưng, các tăng lữ Phật giáo bắt đầu cố gắng sửa đổi bản thân Phật giáo. Về mặt nội dung lý luận thì các tăng ni dần dần bỏ đi những thuyết quá rõ ràng của Phật giáo nguyên thuỷ của Ấn Độ, bắt đầu tiến gần hơn nữa với tư tưởng Nho gia truyền thống của Trung Quốc, hoặc là họ đã hoà nhập Phật học với Nho học, một số tăng sỹ Phật giáo đã coi sự nghiệp Nho học là niềm vinh quang của mình lấy sự phát triển của Nho học làm niềm tự hào của mình. Về mặt chính trị thì các tăng lữ Phật giáo đã bắt đầu bỏ đi những hình tượng thanh cao xuất thế để dựa hẳn vào nền chính trị Phong kiến và các Đế Vương phong kiến. Về mặt tác phong cuộc sống, các tăng lữ Phật giáo bắt đầu cố gắng sánh kịp các trí thức của Nho gia, lấy các phương thức sinh hoạt của các Sỹ Đại Phu làm phương thức sinh tồn để cầu mong các nhân sỹ này thu nạp mình, từ đó khiến cho các nhân sỹ này không phát động cuộc tranh cãi để bài trừ Phật giáo nữa. Những mục tiêu căn bản của các thay đổi kể trên là các tăng lữ Phật giáo muốn thông qua sự chuyển biến, thay đổi của chính mình mà chiếm được chỗ đứng cho xã hội Trung Quốc, từ đó mà không xảy ra các pháp nạn như "Tam Vũ Nhất Tông" nữa.

Chính sách văn hoá tư tưởng thống trị của một vài Đế Vương thời đầu Bắc Tống cùng với sự thay đổi của chính bản thân tăng lữ Phật giáo đã giúp cho Phật giáo thời Bắc Tống phần nào được phục hồi. Sự phục hồi này dựa trên một nguyên tắc và tiền đồ nhất định. Vào tháng 6 năm đầu tiên của Kiến Long (năm 960 sau Công nguyên), Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lại ban chiếu xuống các tự viện của các bộ, châu, phủ rằng, tất cả những chùa đã phá xong vào năm thứ hai của Hiển Đức (Hậu Chu) tức là năm 955 sau Công Nguyên, thì loại bỏ hẳn, những ngôi chùa đang phá nhưng chưa xong thì giữ lại. Điều này vừa thừa nhận các hành động chỉnh đốn Phật giáo của Sài Vinh từ trước đời Bắc Tống nhưng cũng vẫn để lại cho Phật giáo một con đường sống. Điều này cũng thể hiện rõ chính sách đối với Phật giáo của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn. Vào năm Càn Đức thứ 5 (năm 967 sau Công Nguyên), Tống Thái Tổ lại ban chiếu không cho phép tiếp tục tiến hành các hoạt động phá huỷ các bức tượng Phật bằng đồng, nhưng cũng không cho phép tạc hoặc đúc tượng Phật mới. Phải làm như vậy bởi vì lúc đó một số các tăng sỹ Phật giáo đã lợi dụng tín ngưỡng của nhân dân, bảo mọi người phá huỷ các công cụ để đúc các tượng Phật bằng thép. Sau khi Tống thái Tổ Triệu Khuông Dẫn phát hiện ra việc này, ông liền ban sắc lệnh khiển trách. Ông cho rằng đó là các hành động phá hoại sản xuất, liền ban chiếu xuống các chùa ở Lưỡng Kinh (Lạc Dương và Trường An) cùng các chùa ở các đạo, châu, phủ, huyện nêu rõ: "Ngoài việc dùng sắt, thép để đúc nông cụ ra, không được dùng sắt thép để chế tác tượng Phật nữa". Đồng thời ông yêu cầu quan sát ở các địa phương phải theo dõi và kiểm tra chặt chẽ việc này. Điều này giúp cho một khối lượng lớn các nông cụ không bị phá huỷ nữa, từ đó sản xuất nông nghiệp được tiến hành bình thường. Tổng hợp các sự kiện lịch sử nêu trên ta có thể thấy rằng, chính sách cơ bản đối với Phật giáo của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là hạn chế sự phục hồi của Phật giáo trên quy mô lớn, đồng thời yêu cầu Phật giáo chỉ được phép hoạt động trong phạm vi cho phép theo luật pháp của nhà nước phong kiến. Năm Khai Bảo thứ 8 (năm 975 sau Công Nguyên). Tống Thái Tổ còn ban chiếu cấm chỉ Phật giáo tổ chức các hoạt động đạo tràng pháp hội Phật giáo với quy mô lớn, không cho phép các tăng ni Phật giáo tổ chức tụ tập các nam nữ tín đồ vào ban đêm để tiến hành các hoạt động tôn giáo. Ông cho rằng những hoạt động kiểu như vậy sẽ gây tiếng xấu cho cuộc sống tôn giáo trong sáng, đứng đắn.

Nhưng Tống Thái Tổ Triệu Khuông dẫn không hề coi thường Phật giáo vì xét trên tổng thể thì Phật giáo cũng có ít nhiều lợi ích cho việc thống trị của nhà nước phong kiến. Đồng thời với việc hạn chế Phật giáo một cách cụ thể thì ông cũng giành cho Phật giáo sự bảo hộ, nâng đỡ thích đáng để tăng cường lực lượng thống trị tư tưởng trong nước. Vào năm đầu của Kiến Long, cùng với việc Tống Thái Tổ ban chiếu khôi phục Phật pháp, ông cũng ban chiếu mệnh, trước tiên độ 8000 Đồng Hạnh (tức là những em thiếu nhi theo học Phật pháp nhưng chưa xuống tóc) cho Phật giáo để tăng cường nhân tài cho sự phát triển lâu dài của Phật giáo. Vào năm Càn Đức thứ 4 (năm 966), Tống Thái Tổ lại chọn ra 157 vị tăng Phật giáo trong toàn quốc do sa môn Hành Cần đứng đầu du hành sang miền Tây, đến Ấn Độ cầu pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng Đế, Vương Thần của nhà nước phong kiến đích thân tổ chức một hoạt động du hành về phía Tây cầu pháp với quy mô lớn. Mục đích của việc du hành này là tìm kiếm, sưu tập những nội dung lý luận mới hơn để thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo. Từ tình hình trên có thể thấy rằng, trong chính sách bảo hộ Phật giáo của Tống Thái Tổ thì trọng tâm của ông là hướng về hoằng dương văn hoá Phật giáo và không để cho rơi vào thảm hại. Ông đã làm tăng thêm sinh khí cho sự phát triển và củng cố trật tự xã hội phong kiến.

Một sự nghiệp nữa mang tính khai mở trong sự hoằng dương văn hoá Phật giáo của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là vào năm Khai Bảo thứ 4 9971) ông đã ban sắc lệnh cho ông Trưởng Tông Tín đến kinh đô tiến hành khắc bản in rồi in ấn "Kinh Đại Tạng" của Phật giáo.

Kinh Phật lưu truyền ở Trung Quốc từ đời Hán đến đời Tuỳ Đường chủ yếu dựa vào việc chép bản kinh bằng tay rồi truyền tay nhau. Bản kinh Phật chép bằng tay thường là theo kiểu chữ Quyển (chữ tròn). Do số lượng kinh sách của Phật giáo rất nhiều nên nếu chép bằng tay thì phải chép nhiều năm mới xong, do đó công việc chép bản kinh trước thời Tuỳ Đường là một công việc vô cùng mệt nhọc. Nhưng công việc chép kinh cũng được Phật giáo ca ngợi là một trong những công đức cúng giàng Tam Bảo (Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng). Trước thời Bắc Tống trong xã hội thường có người chuyên chép kinh Phật gọi là Kinh Sinh, trong các tự viện cũng có một nơi chuyên chứa kinh sánh, gọi là kinh tàng. Việc chép kinh không những đã trở thành phong trào sôi nổi trong nhân dân mà còn ngay trong Triều Đình phong kiến, đặc biệt là các Đế Vương phong kiến cũng thường tổ chức các phong trào chép kinh Phật trên quy mô lớn. Vào thời kỳ Tuỳ Đường, việc tổ chức chép kinh Phật của các Đế Vương phong kiến lại càng được đề cao hơn. Công việc khắc kinh Phật trên bảng gỗ hay trên đá, thời cổ đại Trung Quốc có thể khởi nguồn từ việc khắc kinh trên đá từ thời Nam Bắc Triều (Nam Bắc Triều từ năm 420 - 581 sau Công Nguyên, thời Đường là từ năm 618 - 907 sau Công Nguyên) như "Kinh Kim Cang" được khắc trên vách đá tại thung lũng "Kinh Thạch" ở Thái Sơn tỉnh Sơn Đông, "Kinh Hoa Nghiêm" ở thung lũng Phong dự huyện Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây, "Kinh Duy Ma Cật" ở núi Bắc Hưởng Đường huyện Võ An tỉnh Hà Bắc. Trên đây đều là những tác phẩm vào thời Bắc Triều (năm 386 - 582 sau Công Nguyên). Các bản kinh này đều được khắc trên vách núi đá, gọi là "Ma Nhai Thạch Khắc". Đến thời Tuỳ lại xuất hiện việc tổ chức khắc kinh trên đá với quy mô lớn. Trong đó nổi tiếng nhất là bản kinh Phật khắc trên phiến đá ở chùa Vân Cư, Phòng Thành, Bắc Kinh. Các tín đồ Phật giáo thời Tuỳ sau khi trải qua cuộc tấn công huỷ diệt Phật pháp thời Bắc Triều đã nảy sinh ra một ý tưởng rằng: "Đây là thời kỳ mạt pháp". Họ cho rằng, thời đại ngày nay là thời kỳ Phật giáo sắp tiệt đường phát triển, họ bắt đầu đưa kinh Phật khắc lên trên bản đá để lưu truyền đến đời sau. Hồi đó có một vị tăng tên là Tịnh Uyển ở chùa Vân Cư đã phát một nguyện lớn là muốn đem toàn bộ kinh Phật khắc lên bản đá, đồng thời ông kiên trì làm công việc này trong 30 năm liên tục. Sau khi ông viên tịch, người thế hệ sau lại tiếp tục khắc kinh trên bản đá, họ làm như vậy cho đến giữa đời Minh mới cơ bản hoàn thành. Vậy là trải qua hơn 1000 năm, mọi người đã khắc được hơn 1000 bộ kinh Phật, tổng cộng là hơn 3500 quyển. Họ đã dùng đến tất cả 14278 tảng đá. Đúng là kỳ tích độc nhất vô nhị trong lịch sử khắc đá của Trung Quốc.

Việc phát minh ra kỹ thuật in ấn bằng khắc bản in của Trung Quốc cổ đại đã mở ra một con đường mới cho việc lưu truyền kinh sách Phật giáo. Theo ghi chép, vào đầu thời Đường đã từng có hoà thượng Huyền Trang cho tổ chức trên quy mô lớn việc in ảnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền để phân phát đi khắp nơi. Vào năm 1946 ở thành Đô đã phát hiện ra "Kinh Đà La Ni" theo kỹ thuật khắc in của Biên Gia, phường Long Trì. Hiện nay bản khắc kinh Phật bằng gỗ còn giữ lại nguyên vẹn là bản khắc quyển "Kinh Kim Cang" do Vương Giới Khắc vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà Đường (năm 868). Bản khắc này rất đẹp, nhưng tiếc rằng hiện vật quý giá này đã bị lưu lạc ra nước ngoài.

Tống Thái Tổ ban chiếu yêu cầu khắc kinh điển Phật giáo là lần tổ chức khắc bản in và in toàn bộ kinh điển Phật giáo bằng tiếng Hán lần đầu tiên do các Đế Vương Phong kiến tổ chức, đây là một công trình to lớn có ý nghĩa và giá trị văn hoá rất quan trọng. Theo thuyết của Phật giáo thì toàn bộ kinh điển Phật giáo được tập hợp nhau lại, gọi là "Kinh Đại Tạng". Kinh Đại Tạng được chia làm 3 phần, tức là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Cái gọi là "Kinh Tạng" tức là chỉ kinh văn của Phật giáo từ kim khẩu Thích Ca Mâu Ni nói ra, trong đó chỉ có một quyển ngoại lệ, tức là quyển "Đàn Kinh" (còn gọi là "Kinh Pháp Bảo Đàn" của Lục tổ Thiền tông Trung Hoa (ngài Huệ Năng) cũng được xếp vào kinh tạng. Thứ được gọi là "Luật Tạng" chỉ là toàn bộ sách về giới luật của Phật giáo. Thứ được gọi là "Luận Tạng" chỉ là tất cả sách thuyết luận có liên qua đến Phật giáo, nó bao gồm cả những quyển sách thuyết luận của các tăng sĩ Ấn Độ và cả những quyển sách thuyết luận của các vị tăng Trung Hoa và nhiều khu vực khác. "Kinh Đại Tạng" của Phật giáo do Tống Thái Huyền Trang cho tổ chức trên quy mô lớn việc in ảnh tượng Bồ Tát Phổ Hiền để phân phát đi khắp nơi. Vào năm 1946 ở thành Đô đã phát hiện ra "Kinh Đà La Ni" theo kỹ thuật khắc in của Biện Gia, phường Long Trì.Hiện nay bản khắc kinh Phật bằng gỗ còn giữ lại nguyên vẹn là bản khắc quyển "Kinh Kim Cang" do Vương Giới Khắc vào năm Hàm Thông thứ 9 đời nhà Đường (năm 868). Bản khắc này rất đẹp, nhưng tiếc rằng hiện vật quý giá này đã bị lưu lạc ra nước ngoài.

Tống Thái Tổ ban chiếu yêu cầu khắc kinh điển Phật giáo là lần tổ chức khắc bản in và in toàn bộ kinh điển Phật giáo bằng tiếng Hán lần đầu tiên do các Đế Vương Phong kiến tổ chức, đây là một công trình to lớn có ý nghĩa và giá trị văn hoá rất quan trọng. Theo thuyết của Phật giáo thì toàn bộ kinh điển Phật giáo được tập hợp nhau lại, gọi là "Kinh Đại Tạng". Kinh Đại Tạng được chia làm 3 phần, tức là Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng. Cái gọi là "Kinh Tạng" tức là chỉ kinh văn của Phật giáo từ kim khẩu Thích Ca Mâu Ni nói ra, trong đó chỉ có một quyển ngoại lệ, tức là quyển "Đàn Kinh" (còn gọi là "Kinh Pháp Bảo Đàn" của Lục tổ Thiền tông Trung Hoa (ngài Huệ Năng) cũng được xếp vào kinh tạng. Thứ được gọi là "Luật Tạng" chỉ là toàn bộ sách về giới luật của Phật giáo. Thứ được gọi là "Luận Tạng" chỉ là toàn bộ sách về giới luật của Phật giáo. Thứ được gọi là "Luận Tạng" chỉ là tất cả sách thuyết luận có liên quan đến Phật giáo, nó bao gồm cả những quyển sách thuyết luận của các tăng sĩ Ấn Độ và cả những quyển sách thuyết luận của các vị tăng Trung Hoa và nhiều khu vực khác. "Kinh Đại Tạng" của Phật giáo do Tống Thái Tổ ban chiếu yêu cầu khắc bắt đầu vào năm Khai Bảo thứ 4 (năm 971) đến năm thứ 8 của Thái Bình Tổ ban chiếu yêu cầu khắc bắt đầu vào năm Khai Bảo thứ 4 (năm 971) đến năm thứ 8 của Thái Bình Hưng Quốc Tống Thái Tông (năm 983), trải qua 13 năm liền làm công việc nghiêm túc, các thợ đã khắc được 13 vạn bản in, xếp vào trong 653 hộp đựng sách, tổng cộng có đến hơn 6620 quyển. Do việc này bắt đầu vào năm Khai Bảo cho nên lịch sử gọi bản in Kinh Đại Tạng này là "Khai Bảo Tạng" được in ấn, nó được chuyển lên miền Bắc đến Tây Hạ, Cao Ly (Triều Tiên) và sang cả Nhật Bản. Nó đã trở thành bản mẫu cho tất cả bản khắc do Triều Đình tổ chức cũng như cá nhân tổ chức ở Trung Quốc và nước khác sau này, nó là bản gốc cho việc in rộng rãi bộ Kinh Đại Tạng của Phật giáo sau này. Nhưng tiếc rằng, đến bây giờ "Khai Bảo Tạng" chỉ còn lại vài quyển sách rách.

Sau khi "Khai Bảo Tạng" được in ấn thì việc chép kinh Phật ngày càng ít dần. "Khai Bảo Tạng" chủ yếu được phân phát cho các nhà chùa to và nổi tiếng hoặc là đem tặng các nước lân bang, người dân bình thường khó mà có được và nó cũng rất ít phổ biến. Nhưng "Khai Bảo Tạng" do Tống Thái Tổ tổ chức khắc bản in đã mở ra một phong trào in ấn kinh Phật bắt đầu từ thời Bắc Tống. Trong thời gian 320 năm sau của nhà Tống (bao gồm Nam Tống từ 960 - 1279) ngoài bộ "Khai Bảo Tạng" này ra còn thì về sau còn có người đứng ra tổ chức in thêm 4 bộ "Kinh Đại Tạng". Vào những năm đầu của Thần Tông Nguyên Phong đời Bắc Tống (năm 1078), hoà thượng Xung Chân trụ trì Đông Thiền Đẳng Giác Viện ở Phúc Châu chiên mộ người để khắc Kinh Đại Tạng của Phật giáo. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có một tự việc Phật giáo quyên tiền tổ chức in ấn toàn bộ kinh điển Phật giáo. Bộ "Kinh Đại Tạng" này được lịch sử gọi là bản của Đông Thiền Đẳng Giác Viện, đến năm thứ hai của Sùng Minh (năm 1103) mới cơ bản khắc xong, đến năm Chính Hoà thứ 2 (năm 1112) mới khắc xong, in được hơn 5800 quyển, xếp vào 564 hộp đựng sách. Cũng vào năm thứ 2 của Chính Hoà, một nhân sỹ người Phúc Châu tên là Thái Tuấn Thần cũng đã tổ chức một hội khắc kinh để ủng hộ vị tăng Bản Ngộ chùa Khai Nguyên chiêu mộ khắc Kinh Đại Tạng. Trải qua hơn 40 năm, đến năm thứ 21 của Cao Tông Thiệu Hưng đời Nam Tống (năm 1151) việc khắc bản in mới hoàn thành. Bản khắc "Kinh Đại Tạng" này cơ bản dựa theo bản khắc của Đông Thiền Đẳng Giác Viện, sử sách gọi là bản khắc Khai Nguyên. Vào năm cuối của Chính Hoà (năm 1117), vị "Quan Sát Sứ" của Mật Châu tên là Vương Vĩnh Tồn cũng bỏ tiền ra tổ chức in Kinh Đại Tạng ở Thiền viện Viên Giác huyện Tư Khê, Hồ Châu. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có một người bỏ tiền túi ra tổ chức in Kinh Đại Tạng của Phật giáo. Bản kinh này được in bởi bản gốc là bản Phúc Châu (bao gồm cả bản của "Đông Thiền Đẳng Giác Viện" và bản bia chùa Khai Nguyên) sau đó được in ra 5687 quyển, xếp vào 548 hộp, lịch sử gọi là bản Tư Khê. Năm đầu tiên của Thiệu Định đời Nam Tống (năm 1229) một vị quan địa phương tên là Triệu An Quốc (ở Bình Giang) cũng bỏ tiền riêng ra tổ chức in các loại kinh sách của Phật giáo thiền viện Diên Thánh vùng Thích Sa, Bình Giang. Năm đầu tiên của Đoan Bình thời Nam Tống (năm 1234) người ta dựa vào bản Tư Khê để sắp xếp lại mục lục, sau đó khắc đến năm thứ 8 của Hàm Thuấn đời Nam Tống (năm 1272) phải dừng lại vì chiến tranh loạn lạc. Sau đó đến thời Nguyên mới khắc tiếp và hoàn thành, in được 6361 quyển kinh Phật, xếp vào 591 hộp, lịch sử gọi đây là bản Thích Sa. Các hoạt động tiến hành khắc và in Kinh Đại Tạng của Phật giáo với quy mô lớn do Triều Đình và tư nhân tro chức vào thời Tống về cơ bản đã bảo tồn được toàn bộ kinh sách Phật giáo, làm phong phú nội dung văn hoá tư tưởng truyền thống của Trung Quốc.

Như trên đã từng nhắc đến, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn cử tăng đi cầu pháp và tổ chức in ấn kinh Đại Tạng của Phật giáo chỉ là một phần trong chính sách tổng thể đối xử với Phật giáo của ông ta. Đánh giá chung về Phật giáo thời đó ta thấy rằng, vấn đề quan trọng hơn là Hoàng Đế Triệu Khuông Dẫn muốn dùng các biện pháp cụ thể để hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Các học giả sau khi nghiên cứu, phân tích rồi kết luận rằng, quan điểm cơ bản trong chính sách đối với Phật giáo của Triệu Khuông Dẫn là ông để cho Phật giáo tồn tại, tức là không huỷ diệt Phật giáo, cũng không đề cao, tôn sùng Phật giáo. Ông đề xướng những việc hết sức bình thường và những hạn chế ong quy định cũng rất bình thường. Quan điểm đối với Phật giáo này đã được các Hoàng Đế đời sau của nhà Tống duy trì. Vào thời kỳ Tống Thái Tông, trong nước dần dần được thái bình, người người thống trị tối cao cần cảm thấy cần phải nâng cao thêm vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội để tăng thêm cảnh thái bình, do đó Tống Thái Tông thường nói với các hạ thần rằng: "Hai tôn giáo là Đạo giáo và Thích ca giáo (tức Phật giáo) đều là những tôn giáo ích nước lợi dân. Một vài hành động của một vài tăng sĩ Phật giáo và Đạo sĩ Đạo giáo có lúc không được khiêm tốn, nhưng ta cũng không thể vì thế mà xem nhẹ, coi thường tôn giáo đó". Từ đó có thể thấy rằng, Tống Thái Tông đã phân biệt rõ ràng giữa tác dụng tích cực của Phật giáo với các hành vi, các lời nói không tôn trọng của một vài tăng ni. Về sau Tống Thái Tông còn nói rằng: "những lời dạy của Phù Đồ Thị (tức Thích Ca Mâu Ni) là có ích cho chính trị, hơn thế nữa xưa kia Vua Lương Vũ Đế đã xả thân, đến chùa làm tạp dịch, ông là người có tình cảm sâu sắc với Phật giáo. Trẫm nay không được như vậy". Ở đây, Tống Thái Tông lại còn phân biệt rõ ràng giữa việc coi trọng Phật giáo và việc bảo hộ Phật giáo. Do đó, tư tưởng chủ đạo của Tống Thái Tông là đề xướng Phật giáo ở mức vừa phải, coi trọng tính thực dụng, không để xảy ra những việc đáng tiếc. Vào thời Tống Thái Tông trị vì, có một vị tăng xin được chất củi tự thiêu ở ngoại ô phủ Khai Phong, Tống Thái Tông choi rằng vị tăng đó hành động như vậy là cuống tín, nên ông không những không cho phép mà còn hạ lệnh bắt vị tăng này đưa đi tu hành ở nơi xa xôi hẻo lánh, ngôi chùa mà vị tăng đó trụ trì cũng bị phá huỷ. Ngoài ra, còn có một vài vị tăng xin được xây cất tu viện, Tống Thái Tông không chỉ không cho phép mà còn ra sắc lệnh hạn chế số lượng các tăng ni. Từ đó ta có thể thấy rằng, chính sách đối với Phật giáo của Tống Thái Tông rõ ràng hơn Tống Thái Tổ.

Tống Chân Tông cũng thực hiện chính sách để Phật giáo tồn tại. Bản thân ông cũng đã từng viết một bản "Luận Thích Thị" (bàn về Thích Ca Mâu Ni), ông cho rằng, sách về giới luật của Phật giáo cùng với học thuyết của Nho gia chỉ là hai con suối hợp thành một sông, mục tiêu của hai tôn giáo này đều là khuyến thiện cấm ác, do đó Phật giáo cần phải được đề xướng. Ông còn đem luân lý tam cương ngũ thường của Nho gia và ngũ giới của Phật giáo ghép lại với nhau. Ông nói rằng: "Không sát sinh nghĩa là nhân (nhân từ, nhân nghĩa); không trộm cắp nghĩa là liêm (trong sạch); không mê hoặc là chính (đứng đắn, ngay thẳng); không ăn gian nói dối, bừa bãi, bậy bạ là tín (lòng tín nghĩa); không uống rượu(33) say là trang nghiêm (đàng hoàng), mọi người trực tiếp thiên hạ đều phải tuân theo những điều này". Làm được như vậythì "quân tử nhiều vào tiểu nhân ít". Đây là một cách thể hiện rất rõ nét về trào lưu hấp thụ tư tưởng lẫn nhau rồi tiến tới hợp nhất của Nho giáo và Phật giáo hồi đó. Sự đề xướng đúng mức của Tống Thái Tông đối với Phật giáo cũng hoàn toàn xuất phát từ việc tính toán đến lợi ích thiết thân của người thống trị (giai cấp Phong kiến). Những việc gì của Phật giáo mà lợi ích thực tế không lớn hơn hoặc không có lợi ích thì ông cho áp dụng những chính sách hạn chế những thứ đó. Có một lần, Tống Chân Tông đến Long Môn, Lạc Dương, ông nhìn thấy một số lượng lớn các bức tượng phật trong hang đá bị hư hỏng, thế là ông quay đi không dám nhìn cảnh hoang tàn đó nữa. Có người nhân cơ hội đó tấu trình Tống Châu Tông đích thân đứng ra tổ chức phục hồi lại. Nhưng Tống Chân Tông đã từ chối, ông nói rằng: "Những khoản chi giành cho quân đội thì để dùng vào đại sự của quân đội, không nên dùng vàng bạc châu báu đúc tượng Phật, cấm chỉ nhân dân xuất gia (đi tu), rời bỏ người thân thích".

Chính sách để Phật giáo tồn tại đó do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn khởi xướng trải qua các đời như Tống Thái Tông, Tống Chân Tông lại được kế tục và không ngừng hoàn thiện, nó được các Đế Vương sau này của nhà Tống suy tôn là gia pháp của tổ tông. Trong quá trình thi hành thì có một số các Đế Vương rất coi trọng việc hạn chế Phật giáo. Vào những năm Gia Hưu của Tống Nhân Tông (từ 1056 - 1063), một vị phán quan của Từ Bộ tên là Trương Động đã dâng thư đề nghị cắt giảm số lượng tăng ni, ông Trương Động nói rằng, theo sổ sách thì hiện nay số lượng tăng ni khoảng hơn 30 vạn, ông kiến nghị Tống Nhân Tông cắt giảm một phần ba. Tống Nhân Tông đồng ý với kiến nghị của ông Trương Động, ban chiếu cắt giảm 10 vạn tăng ni. Hành động này chứng tỏ rằng, Tống Nhân Tông hạn chế Phật giáo.

Những năm cuối đòi Bắc Tống, Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo. Ông muốn qua cuộc cải cách giáo để hạn chế Phật giáo. Biện pháp của ông là phát động một phong trào rộng khắp cải cách Phật giáo thành Đạo giáo, việc này nhằm tấn công về mặt tinh thần và cải cách về mặt hình thức đối với Phật giáo đời Tống. Có điều khác với các phong trào tấn công Phật giáo trước đây là, Tống Huy Tông không bắt các tăng ni Phật giáo phải hoàn tục, cũng không tịch thu ruộng đất sản xuất của các chùa, không phá huỷ chùa, miếu thờ Phật, cũng không phá huỷ tượng Phật, mà ông chỉ cải cách, chỉnh đốn Phật giáo trong tiền đề là để cho Phật giáo tồn tại, từ đó tạo điều kiện cho Đạo giáo và Phật giáo hợp nhất. Với tiền đề như vậy, ông đã nêu lên tư tưởng chủ đạo là cải cách Phật giáo thành Đạo giáo. Trước tiên, ông khẳng định tác dụng cơ bản của Phật giáo, ông chỉ rõ: "Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc tới nay, lời lẽ của Phật giáo tuy không giống với Đạo giáo nhưng tôn chỉ của Phật giáo lại giống với Đạo giáo. Từ xưa đến nay, mọi người đều nhờ vào Phật giáo và Đạo giáo chỉ đường hướng tới điều thiện, do đó Phật giáo cũng rất có ích cho thế tục", Thứ hai là, ông nhấn mạnh thêm sự bất lợi của Phật giáo đối với xã hội. Ông nói rằng: "Lời lẽ của Phật giáo rất lạ tai. Tăng ni thì phải cạo tóc, xem nhẹ thân mạng, ăn mặc khác lạ. Theo Phật giáo thì phải ròi bỏ Vua va những người thân, quên quê hương họ hàng. Trẫm là một người rất tôn trọng giáo nghĩa, Trẫm thấy rằng tôn giáo này tuy không thể phế bỏ, nhưng sự tồn tại của Phật giáo cũng làm tổng hại đến lễ nghĩa truyền thống của Trung Hoa, do đó không thể không cải cách. Từ đó có thể thấy rằng, tư tưởng chỉ đạo trong cải cách Phật giáo của Tống Huy Tông là nhằm vào trọng điểm. Tức là không phế bỏ Phật giáo mà chỉ cải cách Phật giáo. Nội dung chủ yếu của việc cải cách Phật giáo thành Đạo giáo ở hai mặt sau:

1) Giữ nguyên tất cả các ngôi chùa (bao gồm các điện thờ, các gian nhà trong chùa và cả ruộng đồng của chùa), không được làm tổn hại đến lợi ích kinh tế vốn có của Phật giáo, không được sửa đổi giáo nghĩa của Phật giáo, không phá hoại hệ thống lý luận, tư tưởng của Phật giáo.

2) Trang phục, cách xưng hô và nghi lễ của Phật giáo cần phải được cải cách. Danh hiệu "Phật Thích Ca Mâu Ni" được đổi thành "Đại Giác Kim Tiên". Các vị Bồ Tát, La Hán, Thánh Tăng đều đổi tên gọi thành Tiên Nhân hoặc Đại Sỹ, Tăng sỹ nói chung đổi thành Đức sỹ, chùa thờ Phật đổi tiên thành Cung, Phật viện đổi tiên thành Quán, vị trụ trì ở các tự viện thì đổi tên thành Trí Cung Quán Sự...

Cuộc cải cách Phật giáo thành Đạo giáo của Tông Huy Tông trên thực tế chỉ là cải cách về mặt hình thức để Phật giáo bị "Đạo giáo hoá" bề ngoài. Nhưng xét về một vài ý nghĩa nào đó thì phong trào cải cách này chỉ là một trò đùa để gây cười. Lúc đó, Phật giáo đã có lịch sử 1000 năm phát triển ở Trung Quốc, giáo nghĩa cùng với nghi lễ của Phật giáo "ăn sâu, bám chắc" vào mảnh đất Trung Hoa này, dùng mệnh lệnh hành chính để tiến hành cưỡng bức cải cách, trên thực tế chỉ là "ném đá ao bèo" mà thôi. Do đó cuộc cải cách này chỉ thực hiện được trong một năm, sau đó tự thân Phật giáo đã khôi phục lại nguyên trạng. Mặc dù đã có tiền đề là sùng thượng Đạo giáo, mặc dù "ám khí" của Đạo giáo bao trùm khắp quá trình này, nhưng cải cách đó vừa không thu được thành công, cũng không có mấy tác dụng về mặt lịch sử.

Tất cả các Đế Vương của nhà Tống đều thi hành chính sách cơ bản là để Phật giáo được tồn tại nhưng phải giám sát và quản lý Phật giáo càng ngày càng chặt chẽ. Từ đó ta có thể thấy rằng, quyền lực của các Đế Vương nhà Tống được mạnh lên rất nhiều, về cơ bản đã áp đảo và điều khiển được "thần quyền", do đó Phật giáo Trung Quốc càng ngày càng suy yếu.

---o0o---

Vi tính: Quảng Tuệ Hương & Quảng Trí Lực
Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]