Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về bản dịch tiếng Pháp của Kinh Pháp Hoa .

23/05/201311:15(Xem: 15677)
Về bản dịch tiếng Pháp của Kinh Pháp Hoa .


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Lại có thêm một bản dịch tiếng Pháp về Kinh Pháp Hoa

Tháng chín vừa qua, Nhà xuất bản Fayard, thủ đô Paris,Pháp quốc, đã cho ấn hành bộ Kinh Pháp Hoa (Le Sutra Du Lotus).Đây là bộ Kinh Pháp Hoa (KPH) bằng tiếng Pháp thứ hai được giáo sư người Pháp Jean - Noel Robert chuyển ngữ từ bộ KPH chữ Hán của ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Mặc dù, vào năm 1840, nhà ngôn ngữ học người Pháp Eugène Burnouf đã phiên dịch Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Le Lotus De La Bonne Loi/The Lotus of the Good Law) này ra tiếng Pháp từ bản Kinh Sankrit được tìm thấy ở Tây Tạng.Tuy nhiên, bản dịch đầu tiên đó không được phổ biến vì lối văn cổ khó đọc, nên hành giả Pháp Hoa phần đông tại Pháp khó lòng lĩnh hội được ý nghĩa của Kinh.

Đứng trên tinh thần đó, GS Jean Noel Robert (hiện là hiệu trưởng một Trường Cao Đẳng. Trước đây, từng là tác giả quyển sách "Giáo lý của tông phái Thiên Thai Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 19" (Les Doctrines de I’ecole Japonaise Tendai au début du IXe siècle) đã phát tâm chuyển ngữ bộ kinh này ra một loại tiếng Pháp hiện đại để đáp ứng nhu cầu trên.Tạp chí PG Dharma World (Nhật Bản) đã phỏng vấn dịch giả bộ KPH mới này để tìm hiểu về công tác dịch thuật của ông. 

Image39

Giáo sư Jean Noel Robert

Ông biết Phật giáo khi nào và điều gì khiến cho ông làm công tác nghiên cứu và dịch thuật kinh điển PG ?

  • Tôi biết PG từ lúc còn là sinh viên đại học. Nhờ người thầy của tôi, giáo sư Bernard Frank (1927-1996) mà tôi để tâm đến việc học ngoại ngữ và nghiên cứu kinh điển PG. Trong thời gian đó tôi đọc được quyển sách "Con mắt thứ ba" (The Third Eyes) của Lobrang Rampa, một tăng sĩ nổi tiếng PG Tây Tạng. Cuốn sách nói rõ chi tiết về cách khai mở con mắt thứ ba, con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được túc nghiệp quá khứ và vị lai. Từ lúc ấy, trở đi tôi muốn đọc và muốn biết rõ về giáo lý của Đạo Phật càng sớm càng tốt. Như là một thanh niên,tôi bị quyến rũ bởi ngôn ngữ và muốn học nhiều thứ tiếng khác nhau trong cùng một lúc. Tuy nhiên, giờ đây tôi khuyên học trò của tôi nên học chuyên sâu vào một ngôn ngữ nào đó mà mình có kế hoạch nghiên cứu sau này. Để biết thực sự một ngôn ngữ, điều chính yếu là biết rõ nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Điều này buộc tôi nghĩ rằng hai hay ba ngôn ngữ là tối đa để một người có thể học và thực sự hiểu rõ về chúng. Từ đó tôi bắt đầu học tiếng Trung Hoa và Nhật Bản, đồng thời, tôi cũng nghiên cứu giáo lý của tông phái Thiên Thai Nhật Bản. Và trong quá trình nghiên cứu ,tôi nhận ra rằng KPH là một bộ kinh giá trị của PG Đại Thừa. Cho nên tôi quyết định bắt tay thực hiện công việc phiên dịch bộ kinh này ra Pháp ngữ để đem lại sự lợi lạc cho dân chúng Pháp.

Bây giờ cảm giác của ông như thế nào khi bản dịch Kinh Pháp Hoa đã hoàn thành?

  • Khi tôi bắt đầu dịch bài kệ đầu tiên của Kinh, tôi có cảm giác rất sung sướng từ công việc này và điều đó làm cho tôi có cảm giác rằng mình đã từng thâm nhập vào thế giới của Pháp Hoa. Bước đầu tôi dịch nhiều phần khác nhau, sau đó tôi mới tập hợp lại. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cảm thấy có một cái gì đó không bằng lòng, và tôi nghĩ rằng tôi phải giải quyết toàn bộ bản dịch vào một ngày nào đó. Giờ đây, tôi có cảm thấy rất hạnh phúc là tôi đã hoàn thành bản dịch mà tôi có thể được đánh giá cao là một bản dịch chính xác và gần gũi với lời Phật dạy. Tôi cũng chú ý đến lối văn tao nhã chữ Hán của Ngài Cưu Ma La Thập và cố gắng chuyển ngữ làm sao cho khớp với âm vận của bản kinh gốc.

Ông đặc biệt quan tâm đến điều gì khi hoàn tất xong bản dịch Kinh Pháp Hoa ?

  • Người Pháp rất ghét sự sao chép. Như những học sinh, chúng ta được dạy rằng không được lập đi lập lại những từ giống nhau trong một đoạn văn. Trong khi đó, nhiều từ giống nhau lại xuất hiện thường xuyên trong KPH đã tạo ra một số vấn đề cho tôi. Cố nhiên, tôi đã chuyển ngữ những đoạn giống nhau như vậy theo lối cũ, nhưng tôi cố gắng tránh dùng những từ trùng lập trong những đoạn trên. Tôi đặc biệt quan tâm đến lối dùng từ bình dân trong tiếng Pháp để cho người đọc dễ dàng lĩnh hội được ý nghĩa của Kinh. Tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể đọc và hiểu được Kinh Pháp Hoa mà trước đó người đọc không hẳn là những nhà nghiên cứu Phật Học.

* Xin ông cho biết ý nghĩa về lần in ấn bộ Kinh Pháp Hoa này được chuyển ngữ từ tiếng Trung Hoa của Ngài Cưu Ma La Thập ?

    • - Bản dịch Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Sankrit của ông Burnouf là một tác phẩm có giá trị hàn lâm, nhưng vì một số lượng lớn từ ngữ chuyên môn và phức tạp khiến cho việc đọc và học khó hiểu cho những ai chưa có kiến thức về Phật Học. Có nhiều học trò và bạn bè của tôi ở Pháp tu theo Kinh Pháp Hoa, họ muốn hiểu sâu sắc về tinh nghĩa của KPH, nhưng đã gặp khó khăn về mặt ngôn ngữ. Vì thế, điều này đã thúc giục tôi phải thực hiện cho kỳ được một bản dịch KPH trong tiếng Pháp hiện đại hoàn hảo để đáp ứng lại nhu cầu trên. Tôi cho rằng, ý nghĩa quan trọng nhất đối với tôi trong lần in ấn này là mong muốn của tôi đã được mãn nguyện thông qua việc hoàn thành bản dịch của tôi.Ý nghĩa thứ hai là về mặt văn hóa, tôi biết rằng đây có thể là lần đầu tiên người Pháp tiếp xúc với một bộ kinh mà phần lớn người châu Á tụng đọc một cách rộng rãi và có sự ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống tinh thần ở nơi đó. Ý nghĩa cuối cùng, tôi cho rằng cũng là một điều thú vị, bởi vì phần lớn dân chúng Pháp điều học và tu theo Phật Giáo Tây Tạng mọi người chỉ biết rõ về hình thức cũng như nội dung về một Phật Giáo Tây Tạng mà thôi. Tôi rất sung sướng để nói rằng dịch phẩm KPH này sẽ cho phép mọi người biết rõ rằng có một thế giới Phật Giáo khác rất phong phú ngoài Phật Giáo Tây Tạng.

Xin chân thành cảm ơn ông

Theo tạp chí DHARMA WORLD, tháng 11 & 12 năm 1997

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]