Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam thời cận đại (phần 2 của bài giảng HT Như Điển trên Zoom Online tối 7/9/2023)

01/10/202305:31(Xem: 2444)
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam thời cận đại (phần 2 của bài giảng HT Như Điển trên Zoom Online tối 7/9/2023)


ht nhu dien-1

GHI LẠI

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

(Phần 2)

HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐIỂN THUYẾT GIẢNG

trên hệ thống Zoom vào ngày 7.9.2023

 

 

HT Thích như Điển: Xin mời tất cả đại chúng cùng niệm Phật

MC Ngọc Sáng: Dạ kính thưa đại chúng, giảng sư của lớp học hôm nay là HT có tôn hiệu thượng Như hạ Điển, thầy sinh năm 1949, xã Xuyên Mỹ, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thuở nhỏ Thầy từng là đoàn sinh Oanh vũ sinh hoạt trong gia đình Phật tử Hà Linh.

Năm 1964 xuất gia tại Tổ Đình Phước Lâm, Hội An.

Năm 1967 Thầy thọ giới Sa Di tại Giới đàn chùa Phổ Đà, Đà Nẵng

Năm 1971 Thầy được thầy Bổn Sư là Cố HT Thích Long Trí cho  thọ Tỳ Kheo giới tại Giới đàn Tu viện Quảng Đức, Thủ Đức.

Năm 1972 Thầy đến Nhật du học do sự trợ cấp học bổng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam, nơi đó Thầy đã tốt nghiệp cử nhân giáo dục và đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Nhật Bản.

Vào ngày 22.4.1977 Thầy đã đến Đức với Visa du lịch, nhưng sau đó Thầy lại xin tỵ nạn tại Đức và ở Đức cho đến nay. Tại Đức Thầy đã khai sơn Tổ Đình chùa Viên Giác, sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội Phật Tử cũng như bảo trợ thành lập các Gia Đình Phật Tử. Hiện nay có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử.

Năm 2003 Thầy ở ngôi Phương Trượng và giao lại quyền trụ trì cũng như chức vụ Chi Bộ Trưởng cho đệ tử của Ngài là Thượng tọa Thích Hạnh Tấn.

Năm 2008 Thầy được Giáo Hội tấn phong lên Giáo Phẩm Hòa Thượng tại Giới Đàn Pháp Chuyên, được tổ chức tại chùa Viên Giác. Trong Giáo Hội Thầy đảm nhận vai trò Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Âu Châu. Trong Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Thầy với  chức vụ Chánh Thư Ký.

Kính bạch Thầy, chúng con không thể nói hết những hoạt động, những đóng góp của Thầy trong một thời lượng ngắn, kính mong Thầy hoan hỷ.

Chúng con thành tâm giới thiệu HT Giảng Sư hôm nay Đạo Tràng chúng con có phước báu lớn để Hòa Thượng hướng dẫn tu học lần thứ tư với đề tài pháp thoại: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Thời Cận Đại phần thứ hai. Chúng con kính cung thỉnh Hòa Thượng bắt đầu buổi thuyết giảng.

HT Thích Như Điển: Quý Thầy, nếu có quý Sư Cô, cùng quý Đạo Hữu. Hằng tuần Quý Vị đều được học pháp với nhiều Thầy ở Úc, ở Mỹ, Âu Châu do Hòa Thượng Tâm Huệ điều hành, Thầy Hạnh Tấn trực tiếp trong Ban truyền bá Giáo Lý của Đức Phật đi khắp nơi, đó là một điều rất là tốt. Trong ban Truyền Bá Giáo Lý Âu Châu kết hợp với lớp Giáo Lý của Hội Đồng Hoằng Pháp cũng như Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất ở trong nước, nhưng rất tiếc bây giờ ở Việt Nam thì đã khuya rồi, bên Nhật cũng khuya, chỉ có Âu Châu, bên Mỹ có nơi họ nghe được, dĩ nhiên cũng có thâu âm để lại, một điều rất là tốt .

 

Thưa Quý Vị, lần trước tôi có nói về phần đầu của Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam thì hôm nay nói phần thứ hai của thời Cận Đại, mà nếu kỳ nầy không hết thì chắc cũng tới phần thứ ba, nhiều lắm nói không hết được, cho nên nói là Lược Sử thì đúng hơn, nghĩa là nói sơ lược thôi, chứ không đi từng chi tiết một.

Sáng nay thì có HT Phước Ân ở bên Tân Tây Lan điện thoại qua cho tôi nói tháng 3 sang năm có tổ chức Đại Hội Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (The World Buddhist Sangha Council, WBSC) có chương trình của 54 nước; tôi đồng thời cũng là Chánh Thư Ký của Hội Động Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời. Mấy điều đó cũng rất là quan trọng,

Cương vị của Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp mục đích đem Phật Pháp vào đại đa số quần chúng cho người Việt cũng như Ngoại Quốc, 54 nước có nhiều ngôn ngữ rất khác nhau, riêng Việt Nam dĩ nhiên nói tiếng Việt, hội nghị nói tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật. Thành thử tháng 3 sang năm có một hội nghị như vậy ở tại Tân Tây Lan. Sang năm Hòa Thượng Phước Ân  bảo trợ trong vòng 4 ngày tại Auckland. Chủ yếu chính của Hòa Thượng Phước Ân là muốn điện thoại thưa HT Bảo Lạc, bào huynh của chúng tôi. Thầy năm này cũng 83 tuổi rồi. Trong tháng 8 vừa rồi Ngài cũng tham dự khánh thành tu viện Lộc Uyển tại Rostock, Hòa Thượng Bảo Lạc tham gia Đại Giới Đàn Minh Tâm, cũng như là kỷ niệm 10 năm ôn Minh Tâm viên tịch, Về Nguồn lần thứ 13, lễ Vu Lan tại Khánh Anh Đại Tự Paris.


ht nhu dien-2

 

Hòa Thượng Phước Ân cũng đề nghị cung thỉnh HT Bảo Lạc trong ngôi vị Hội Đồng Trưởng Lão Buddhist Sanga Coucil. Tôi nói như vậy cho Quý Vị thấy trên chóp cao nhất của Phật Giáo có hai tổ chức:

 

World Buddhist Sanggha Council tức là Hội Đồng Tăng Già Thế Giới thành lập khoảng năm 1960 tại Tích Lan. HT Tâm Châu của chúng ta là một trong những thành viên cốt cán sáng lập ra Buddhist Sangha Coucil này.

Năm 1969 có Đại Hội tại chùa Vĩnh Nghiêm Saigon, có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tham gia trong đại hội này, cùng với chính quyền lúc bấy giờ với các tông phái đang hoạt động lúc bấy giờ.

 

 Năm 1991 khánh thành Tổ Đình Viên Giác, sau đó có một đại hội của Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới tại Hannover, chúng tôi đứng ra đảm nhận và chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ cho phần chi phí di chuyển cũng như chỗ ăn, chỗ ở trong nước Đức. Một tổ chức lớn như vậy gồm 54 quốc gia.

 

Tổ chức tiếp theo là Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (World Buddhist Fellowship), trụ sở đắt tại Bangkok. Trụ sở World Buddhist Sangha Coucil đặt tại Đài Loan, thường mỗi 2 năm như vậy có đại hội ban chấp hành, và 4 năm bầu lại thành phần lãnh đạo. Thường như vậy có khoảng 5 đến 600 vị tham gia, tổ chức rất quy mô. Thường là Tổng Thống hay Thủ Tướng, Vua hay Hoàng Hậu đến dự lễ khai mạc. Vua Thái Lan Hoàng Hậu hay Công Chúa đứng đầu của tổ chức này, trong đó có cả cư sĩ. Nói như vậy để Quý Vị thấy ngoài những tổ chức của mình ra còn có những tổ chức Thế giới lớn như vậy.

 

Rồi mình có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở trong nước, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Ngoại Quốc. Mỗi nơi như vậy chia ra nhiều ban khác nhau: ban xuất bản báo chí, ban phiên dịch kinh điển, ban hoằng pháp, ban bảo trợ. Quý Vị  ở đây thuộc về ban Hoằng Pháp của Âu Châu kết hợp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Hải Ngoại, Quý Vị nên biết về hướng đi của mình tu tập có sự liên hệ như vậy.

 

Lần rồi tôi nói tới cuối thế kỷ thứ 19 tức thời Minh Trị Duy Tân 1868 ở bên Nhật, trong lúc đó ở Việt Nam mình thời đó chính là thời người Pháp chính thức đặt đô hộ Việt Nam mình, thời này là thời rất khó khăn, họ muốn đem văn hóa của người Pháp để cai trị ở Việt Nam mình cho nên chữ Thực, một bên là bộ mộc, một bên là chữ trực, tức là cái cây thì có rễ, rễ đâm thẳng vào lòng đất. Thực dân có nghĩa là dân tộc kia đi xâm lấn người khác bằng cách cắm rễ vào cái xã hội đó, nó khủng khiếp như vậy. Mà muốn cắm rễ thì tôn giáo và văn hóa phải đi đầu, cho nên họ đem chủ nghĩa thực dân và những cái đạo khác không phải là đạo Phật đến với Việt Nam mình.

 

Hôm nay tôi dựa vào quyển 50 năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT Thích Thiện Hoa; trong quyển 50 năm Chấn Hưng Phật Giáo này, bắt đầu từ năm 1920 đến năm 1970. Đầu tiên phải nói về tiểu sử tác giả, nói gọn thôi.

 

Ngài Thiện Hoa là người sanh ra ở Trà Ôn, năm 1963 tham gia vào phong trào tranh đấu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 1966 Ngài làm Viện Trưởng viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau HT Tâm Châu. Tới năm 1973 Ngài viên tịch. Trong suốt cuộc đời của Ngài, Ngài soạn ra bộ Phật Học Phổ Thông từ quyển số 1 đến số 12; đây là cuốn căn bản mà người tại gia hay xuất gia nên đọc trong này. Bây giờ quý Phật tử thích học về tâm lý học hay là quý Thầy giảng có tính cách khôi hài một chút cho linh động và trẻ trung hơn. Nhưng mà học thuần về giáo lý thực sự khô khan, cho nên một số Quý Vị không thích lắm, nhất là về vấn đề lịch sử nữa. Tuy nhiên phải dựa theo kinh điển để mà mình học, tu rất là tốt, còn mình chỉ nghe để cho bùi tai hay là để ru ngủ thì đó là chuyện khác. Mỗi người có một sở thích khác nhau khi vào trong đạo, người thì thích Thiền, người thì thích Tịnh Độ, người thì thích Mật, người thì thích tu tại gia v.v…Ngài có những quyển, ví dụ như Bài Học Ngàn Vàng, Giáo Lý Dạy Gia Đình Phật Tử, Phật Học Phổ Thông, những kinh điển Ngài dịch rất là nhiều. Ngài là Viện Trưởng viện Hóa Đạo, vai trò như một Thủ Tướng của một nước dân sự. Công việc rất là nhiều nhưng mà Ngài cũng soạn ra nhiều cuốn sách rất là hay.

Thời gian trước năm 1920, 1928, 1929, tương ưng với thời của vua Đồng Khánh, Thành Thái, rồi Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại.

Thời 1914-1918 chúng ta đều biết là đệ nhất thế chiến, Âu Châu cũng xảy ra nhiều vấn nạn, ở Việt Nam mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, phong trào đứng lên dành lại độc lập của nước nhà trong đó có cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân v.v...

 Dưới thời vua Duy Tân có một cuộc khởi nghĩa 1916, Quý Vị biết rằng ca dao hay câu hò của Huế :

"Chiều chiều trước bến Vân Lâu

Ai ngồi ai câu, ai sầu ai cảm,

Ai thương, ai nhớ, ai trông

Thuyền ai thấm thoáng bên sông

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non"

 

Câu này là câu hò lịch sử mình nên biết:

Chiều chiều trước bến Vân Lâu: là ở trên sông Hương

Ai ngồi ai câu: nói về vua Duy Tân giả ra người bình dân để ngồi câu cá

Ai sầu, ai thảm: quê hương đất nước mình bị người Pháp cai trị

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông, Thuyền ai thấp thoáng bên sông: Thuyền ai đây là thuyền của Trần Cao Vân. Cao Vân người Điện Bàn, Quảng Nam, nhà cách mạng, là chiến sĩ rất nổi tiếng thời bấy giờ, cùng với Phan Chu Trinh, Thoại Ngọc Hầu, Ôn Ích Khiêm đứng lên chống lại người Pháp, đó là về vấn đề chính trị. Còn về vấn đề Tôn Giáo, Phật Giáo Quý Thầy chỉ còn là một ông Thầy Cúng - cúng, tán, tụng .

 

Bấy giờ chữ nho không còn sử dụng nữa, cho tới đầu thế kỷ thứ 20 thì chính thức chữ Hán không còn dùng nữa cho nên Trần Tú Xương mới có bài:

 

"Cái học nhà Nho đã hỏng rồi!

Mười người đi học chín người thôi.

Cô hàng bán sách lim dim ngủ

Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi

Sĩ khí rụt rè gà phải cáo

Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi

Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ

Trình có quan tiên thứ chỉ tôi".

Tức là đến đầu thế kỷ thứ 20  dùng toàn là chữ Pháp hết. Bắt đầu chữ Việt, thì khó cho Việt Nam mình. Những người biết chữ Hán đa phần theo Phật Giáo, xuất thân từ trong chùa. Bấy giờ là một  khúc ngoặt cho lịch sử. Vấn đề ngôn ngữ coi như bị bế tắc một thời gian, cho nên quý Ngài ở trong phong trào Chấn Hưng Phật Giáo, đầu thế kỷ thứ 20 mới mở ra những trường gia giáo dạy ở trong chùa. Thí dụ như: hai  thời công phu, bái sám bằng chữ Hán dịch ra tiếng Việt, lúc đó có HT Khánh Anh người Quảng Ngãi, Ngài vô trong Trà Ôn Ngài độ cho Hòa Thượng Thiện Hoa rồi sau đó HT Thanh Từ cũng như một số Quý Học Tăng ở miền Nam. Cái buổi giao thoa thì các Ngài phải vừa dạy tiếng Hán vừa dạy tiếng Việt, rồi những kinh điển mới được dịch ra công phu buổi sáng là Lăng Nghiêm, buổi trưa Cúng Ngọ, buổi chiều Di Đà, Hồng Danh, Thí Thực, buổi tối Tịnh Độ.

 

Bây giờ Quý Vị thấy Thiền Môn Nhật Tụng phải đi từ bên Trung Quốc rất là lâu rồi, nhưng Việt Nam dịch sang tiếng Việt vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, Chư Tăng Ni thì thực sự ra là phải đọc thêm quyển Việt Nam Giáo Sử của Linh Mục Phan Phát Huồn, ông diễn tả rằng lúc bấy giờ những nhà thờ mọc ra rất là nhiều nhưng mà chùa chiền cũng như những ni cô, có nhiều ni cô bỏ đạo Phật qua đạo Chúa để làm bà sơ, nhưng ngược lại bây giờ bên Âu Châu có rất nhiều bà sơ qua tu học bên đạo Phật, họ đi một cách tự nguyện. Hôm lễ truyền Bồ Tát giới vào ngày 16.8. 2023 vừa rồi ở chùa Khánh Anh có một bà sơ thọ Bồ Tát giới ngưới Pháp cũng rất là đặc biệt. Tôi thấy đó là một chuyện rất là lạ. Giới Đàn Minh Tâm kỳ này Quý Vị biết là có 8 vị Ni Cô: 2 người bên Úc, 2 người bên Nam Mỹ, 4 vị còn lại là người Đức, người Hòa Lan cũng như là ở bên Đông Âu họ tới thọ Tỳ Kheo Ni Giới. Bên Tây Tạng thì thọ Tỳ Kheo là chuyện bình thường được truyền, nhưng bên Ni thì chỉ tới Sa Di thôi, có những vị thọ Sa Di  20 năm rồi mà chưa thọ Thức Xoa, cũng như Tỳ Kheo Ni, cho nên kỳ này có 8 vị người Tây Phương đã thọ giới với mình. Ngày xưa thì khác. Bây giờ với giáo lý của đạo Phật để thọ Bồ Tát để tu chính là người Tây Phương chứ không phải những ngưới Á Châu mình để theo đạo khác giống như người Âu Mỹ đâu, đạo gốc của họ là đạo Chúa, có người đạo Tin Lành, bây giờ họ theo đạo Phật mình cũng mở rộng cửa ra để mà đón họ.

 

Cho đến 1920, những trường Gia Giáo ở miền Trung thì có chùa Thập Tháp ở Bình Định, Quý Vị phải biết chùa Thập Tháp tức là có 10 cái tháp. Mười tháp này là của Chiêm Thành ngày xưa, chứ không phải là tháp của mình xây dựng. Trong văn chương Việt Nam có câu:

"Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phước cứu cho một người"

Bây giờ hỏi Phật tử Phù đồ là  gì? Nhiều người cũng không biết. Phù đồ  là tiếng dịch từ Stùpa và Stùpa còn gọi là "Tốt Đỗ Ba“. Cái tháp này là do người Chàm xây. Bây giờ tháp Chàm ở Nha Trang, ở Phan Rang. Ở Quảng Nam cũng còn một vài tháp. Như tháp Bàn An họ làm để thờ xá lợi của Chư Phật .

Xây chín bậc phù đồ nghĩa là xây tháp 9 tầng.

 

Ở  miền Trung có chùa Thập Tháp do Ngài Nguyên Thiều từ bên Trung Hoa qua tới cửa biển Hội An, rồi từ đó mới vô Bình Định, rồi ra kinh đô Huế, rồi về Hội An, chùa Di Đà ở Hội An để truyền giới. Ngài thành lập xây dựng chùa Thập Tháp ở Bình Định, rồi sau này là chùa Di Đà, rồi chùa Từ Quang, Bát Nhã ở Phú Yên. Những nơi nầy dạy cho chư Tăng, cũng giống như bây giờ mình không có trường Phật học ở Âu Châu, thầy Hạnh Tấn dạy Tăng Ni ở Tu Viện Vô Lượng Thọ, như tôi hướng dẫn cho quý thầy ở Viên Giác hay là một số chùa khác.

 

Mình ở Âu Châu thì chưa có học viện chính thức giống như ở ngoài đời là trường trung học hay đại học, vì vậy chùa dạy Kinh luật luận gọi là Gia Giáo. Chùa Thiên Ấn, chùa Quảng Lộc ở Quảng Ngãi, còn phía bên miền Nam thì có chùa Thiên Linh của Tổ Khánh Hòa ở Bến Tre, những nơi này thành lập do những vị có công rất là lớn trong vấn đề chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, sau đó rồi mới ra miền Trung, rồi mới ra miền Bắc. Nói về tinh thần Phật Giáo của đầu thế kỷ thứ 20 là  như vậy.

 

Ngoài miền Bắc có chùa Sở, Bút Tháp, rồi chùa Bồ Đề v.v… đó là những chùa dạy Tăng Ni, Phật tử. Theo HT Thiện Hoa viết trong 50 năm chấn hưng Phật giáo chỉ là đi cầu đảo, đi cúng cầu siêu, cầu an, chứ ngoài ra thì Phật tử không biết về giáo lý nhiều, không phải như bây giờ Quý Vị có quy y Tam Bảo, thực hành thập thiện, Phật Giáo tại gia và thực hiện tu Bát quan trai, cái thời đó không tổ chức được như vậy, thứ nhất là nghèo, thứ hai là phong cảnh chùa chiền chỉ giới hạn trong việc tụng kinh gõ mõ mà thôi..

 

Tiếp theo là thời kỳ vận động, năm 1920 ở miền Nam có hội Lục Hòa và tạp chí Pháp Âm. Lục Hòa thì quý vị biết rồi: Thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân. Để mình biết, ở trong chùa hay ngoài xã hội mang theo tinh thần Lục Hòa. Điều này do Tổ Khánh Hòa đứng ra để vận động.

 

Tạp chí ra thời bấy giờ là Pháp Âm: Pháp tức là giáo pháp. Âm tức là âm thanh.

Đồng thời cũng có một số vị cư sĩ đã góp công. Ở đây chúng ta thấy một điều là bất cứ thời điểm nào Chư Phật đều  cho chúng ta rất  nhiều cơ hội để tu tập. Người cư sĩ tại gia thì hộ trì Tam Bảo, làm cho Tam Bảo được phát triển. Thời ở bên Ấn Độ, lúc đó vua chúa, hoàng hậu, thái tử, nhân dân…. qua Trung Quốc cũng vậy, qua Việt Nam cũng vậy, ở đâu cũng vậy, nhiệm vụ chính là có hai phần: người xuất gia có bổn phận hoằng pháp lợi sanh, người tại gia có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo, làm cho Tam Bảo được phát triển, dù khó khăn cũng vậy, cũng có những đại thí chủ họ đứng ra để bảo trợ cất Tăng đường hay Ni đường của Phật học viện để mà phát triển. Quý Thầy, quý cô vô chỉ để học thôi. Nên không có  phụ  về vấn đề kinh tế, tài chánh. Các ban đó là do cư sĩ đảm nhận. Tinh thần này cũng rất là hay, tới bây giờ tại Hải ngoại có gần 1.500 ngôi chùa, trong nước mấy chục ngàn ngôi chùa đi chăng nữa thì Phật tử tại gia cũng đóng góp một vai trò rất quan trọng trong vấn đề hộ pháp. Chư Tăng Ni thì chỉ đóng góp phần mình vào trong vấn đề hoằng pháp lợi sanh. Hai vấn đề dó phải đi song song với nhau để nâng cái nóc nhà Phật giáo lên cao được, có tầm lớn mạnh với thế giới.

Chúng ta ý thức rằng sau Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, những hội Phật Giáo được thành lập có một tổ chức đầu tiên là hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học. Chữ nghiên cứu ở đây không phải là cho người thường mà là những người có khả năng, những người có tâm hướng đến Phật pháp, chứ nếu mình đọc tạp chí, mình đọc qua loa thì mình không nghiên cứu được. Người Trung thì có bác sĩ  Lê Đình Thám cũng là người Quảng Nam ra Huế làm việc, quy y với các Ngài Hòa Thượng lớn ở Huế rồi sau đó có phong trào Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng đã được thành lập.

 

Từ năm 1930-1935 Gia Đình Phật tử được thành lập cũng trên bảy mươi, tám mươi năm rồi.

Đầu tiên là Gia Đình Phật Hóa Phổ do nhờ những phong trào của Tây học  do những bác sĩ kết hợp lại, những phần giáo lý thì do chư Tôn Đức Tăng Ni hướng dẫn.

 

Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học trong đó có Ngài Khánh Hòa có liên đoàn Học Xã ra đời tức là hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập năm 1934 ở tại Bến Tre. Hội này quý Thầy giảng dạy cho chư Tăng, chư Ni cũng có những học đường, bắt đầu thỉnh Đại Tạng Kinh ở bên Trung Quốc về bây giờ chúng ta căn cứ theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tại sao gọi là Đại Chánh? Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có tất cả 100 tập. Từ tập 1 tới 65 có Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ kinh thuộc về Mật Tạng, Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã cho dịch ra thành 187 tập. Từ tập 188 cho đến tập thứ 202 nay mai sẽ được xuất bản. Riêng Thanh Văn Tạng nó có tính cách Hàn Lâm. Trong thời gian qua HT Tuệ Sỹ đã cho dịch thành Thanh Văn Tạng rồi trong tương lai sẽ có Bồ Tát Tạng, tiếp theo nữa sẽ là Mật Tạng.

 

Trong pháp tạng của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng kinh HT Tịnh Hạnh không có dịch phần Mật Tạng 4 quyển. Bốn quyển đó dịch ra tiếng Việt cũng thành bốn tới 15 quyển. Trên mạng có cư sĩ Huyền Thanh, Ngài Viên Đức dịch gần hết phần Mật Tạng đây rồi. Tôi có tra trong Đại Tạng Đại Chánh lý do tại sao HT Tịnh Hạnh không dịch tiếp cho tới tập 100. Trên thực tế thì từ tập 54 đến 65 thì nói là Phật Giáo Trung Hoa cũng như Phật giáo Nhật Bản cho nên Ngài không cho dịch phần này, có lẽ Thầy muốn để đưa Phật Giáo Việt Nam mình vào giống như là Tạp Tạng.

 

 Điều này tôi cũng đề nghị với HT Tuệ Sỹ, sau khi xong Thanh Văn Tạng đợt 1, Thanh Văn Tạng đợt 2,  thì Bồ Tát Tạng. Bồ Tát Tạng thì một số kinh đã có sẵn, thí dụ như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Đại Bảo Tích, kinh Đại Bát Nhã, thì ở đây nó thuộc về Bồ Tát Tạng hết, còn Thanh Văn Tạng có một số.Ở trong Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm nó lẫn lộn giữa Bồ Tát và Thanh Văn cho nên HT Tuệ Sỹ mới lập ra như vậy. Mình có nhiều tạng khác nhau bây giờ, và ngày xa xưa nữa, tôi nghĩ thời đó chắc là Càn Long Tạng những vị mà ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ, hay Trung Kỳ qua bên Trung Quốc thỉnh Tạng  gọi là Minh Đại Tạng thời nhà Minh hay là Càn Long Tạng đời nhà Thanh, nó cũng là kinh luật luận, Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, nhưng vì những bản kinh này được dịch chính thức từ tiếng Sancrit sang tiếng Hán.

 

Năm 645 khi Ngài Huyền Trang từ Ấn Độ đi về lại Trung Quốc, dịch trong 19 năm trường như vậy cho đến năm 664. Ngài đã chủ trì phiên dịch những bộ kinh mà Ngài mang về. Dĩ nhiên là Ngài không thể dịch được hết tất cả bởi vì tuổi thọ của Ngài lúc đó cũng đã mãn. Những vị Pháp sư sau bắt đầu dịch tiếp.

 

Những Kinh dịch từ năm 665 trở về sau này gọi  là tân dịch, những Kinh dịch từ 645 về trước đến thế kỷ thứ nhất  như Tứ Thập Chương của Ngài Ma Đằng Trúc Pháp Lan dịch gọi là cựu dịch. Tôi nghĩ là Quý Vị học trong những học đường Lưỡng Xuyên Phật Học hay là ở học viện Hải Đức ở Nha Trang cũng như ở ngoài Bắc đều học theo lối tân dịch nầy..

 

Học những kinh điển trực tiếp của bên Trung Hoa, dịch ra từ những bộ Việt Tạng.

Tôi nhớ cách đây mười mấy năm thôi có tham dự một đại học nói tiếng Anh ở Hamburg, đặc biệt có đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự, có giáo sư Lê Mạnh Thát ở Việt Nam qua, Sư Cô Hạnh Trì từ bên Mỹ qua. Nói về vai trò của Chư Ni Việt Nam, bởi vì bên Tây Tạng có bốn trường phái Phật Giáo, cho đến bây giờ Chư Ni họ vẫn chưa được thọ giới Tỳ Kheo Ni, cho nên họp ở đại học Hamburg mời giáo sư Lê Mạnh Thát qua để nói về Ni Sư Diệu Nhân thời nhà Lý.

 

Di Sư Diệu Nhân tức là người xuất gia Việt Nam ở thế kỷ thứ 10 đời nhà Lý.

Nhà Lý mình đã có chư ni rất là vững vàng, nhà Trần thì có Huyền Trân Công Chúa cũng đã đi xuất gia với Pháp Danh là Hương Tràng, rồi thì tiếp theo nhà Hậu Lê, nhà Mạc, rồi nhà Nguyễn rất là nhiều nữ tu rất nổi tiếng. Nhưng phía bên Tây Tạng thì họ muốn có được truyền thống đó cho nên mới họp lại, nhưng cuối cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không giải quyết được, Ngài nói bốn trường phái của Tây Tạng đồng ý hết thì việc mà cho Ni thọ Tỳ Kheo Ni Giới mới có thể hình thành được. Truyền thống Tây Tạng không được tiếp tục từ đầu cho tới bây giờ. Riêng bên Nam Tông thì Ni giới không được thọ Tỳ Kheo Ni. Tuy nhiên bây giờ cũng có tu sĩ Đài Loan hay là Hàn Quốc họ qua bên Tích Lan mà họ truyền giới Tỳ Kheo Ni cũng như một số quý vị dân biểu người nữ bên Thái Lan, họ bỏ dân biểu ở quốc hội, họ qua bên Tích Lan xuất gia để thọ giới Tỳ Kheo Ni  rồi họ về  lại bên Thái Lan; nhưng cũng khó được chư Tăng chấp nhận. Bên Nam Tông bây giờ, ngay cả đất nước Lào, Cam Bốt, Miến Điện, Tích Lan họ vẫn chưa cho chính thức người Ni được thọ Tỳ Kheo Ni. Cho nên phải nói là Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Trung Quốc, Phật giáo Đại Hàn, Phật Giáo Nhật Bản quý vị nữ giới rất là phước báu để mình sống chung trong cộng đồng Tăng lữ đã có một truyền thừa rất là lâu dài như vậy.

Năm 1931 khi chùa Vĩnh Bửu ở Bến Tre thuộc về nơi đào tạo của Chư Ni, thì Ni trường mới bắt đầu phát triển.Ở miền Trung thì có Hội An Nam Phật Học ra đời năm 1932, Tổ Giác Tiên, tổ Giác Nhiên, Tổ Tịnh Khiết chúng ta đều có khóa hội thảo mỗi năm.

 

Mỗi hai năm ở Hải Ngoại chúng ta có một ngày Về Nguồn, bây giờ kỳ thứ 13 rồi, 2025 sẽ tồ chức ở bên Hoa Kỳ,  do Hòa Thượng Thông Hải đảm nhận  phần này.

 

Quý Vị biết kỳ rồi thảo luận về 3 đề tài:

1) Hành trạng và công hạnh của Hòa Thượng Thích Minh Châu: viện trưởng viện Đại Học Vạn Hạnh 1964-1975 là chính thức, sau này thì đổi danh thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam và tồn tại cho đến bây giờ.

 

2) Hòa Thượng Thích Đức Niệm: tốt nghiệp Tiến sĩ ở bên Đài Loan và Ngài qua làm Phó viện trưởng viện Đại Học Đông Phương ở học viện bên Hoa Kỳ.

 

3) Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải: được TT Viện Trưởng Viện Đại Học bổ nhiệm làm thư viện trưởng và giám đốc trung tâm An Sinh xã hội của Viện. Cuối năm 1983 trường cao cấp Phật học Việt Nam được thành lập, Ni Sư được mời về làm giảng viên và là nhân vật nữ đầu tiên và duy nhất giảng dạy tại một Học viện Phật giáo trong thời kỳ đó. Ni Trưởng phụ trách giảng dạy giới luật và đã có nhiều bài thuyết giảng sâu sắc về Trung Bộ bằng tiếng Anh cho Tăng Ni sinh.

 

Mỗi lần như vậy đều nói về hành trạng của một vị đại sư, Quý Vị có thể cố gắng vào để nghe, bởi vì công hạnh của mỗi ngài như vậy rất là đặc thù.

Riêng HT Tịnh Khiết, tức là Đức Đệ Nhất Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ năm 1964 -1973, và HT Giác Nhiên, vị này sống tới 102 tuổi, Ở Huế, hai vị này đều vô Hội An để thọ giới Tỳ Kheo với Hòa Thượng Vĩnh Gia tại chùa Phước Lâm vào khoảng năm 1909.

 

Thời đó ở Huế mà vô Hội An để  thọ giới thì phải nói là rất đặc biệt, thứ nhất ngài Vĩnh Gia là một vị Đại Sư  rất nổi tiếng ở đầu thế kỷ thứ 20 tại Hội An.

Chùa Phước Lâm là nơi ngày xưa tôi đi xuất gia ở đó vào năm 1964.

 

Đệ Nhất Tăng Thống là HT Tịnh Khiết, Đệ Nhị tăng Thống HT Giác Nhiên, Đệ Tam Tăng Thống là HT Thích Đôn Hậu, Đệ Tứ Tăng Thống HT Huyền Quang, Đệ Ngũ Tăng Thống là HT Quảng Độ. Quý Vị nghe để biết về các vị Tăng Thống, mỗi thời thì mỗi khác.

Năm 961 Vua Lê Đại Hành đã phong cho Khuông Việt Thái Sư làm Tăng Thống rồi, sau này còn có những danh từ gọi là Quốc Sư. Thí dụ như Quốc Sư Phước Huệ ở miền Trung, Thầy của các vua chúa triều nhà Nguyễn. Tăng Chánh là Tăng Đô, Tăng Cang v.v… tùy theo mỗi thời như vậy họ gọi cách khác nhau, vị này vừa làm việc Đạo, vừa vào trong cung để dạy cho Hoàng Hậu, hay Thái Tử.

Có nhiều bậc Thiền Sư như Vạn Hạnh  cả cuộc đời đã giúp cho vua Lý Công Uẩn lên làm vua. Còn có bài thơ nổi tiếng là:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

 

HT Mật Thể dịch ra là:

Thân như bóng xế chiều tà

Cỏ Xuân tươi tốt thu qua rụng rời

Xá chi suy thạnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

 

Rõ ràng là cái tâm về thiền, Thiền Sư quán chiếu cuộc đời như giọt sương mai nơi đầu ngọn cỏ mà thôi, khi mà ánh Thái Dương đến thì sương cũng tan, mưa mốc, mưa phùn, cũng như bụi đều tan ra nước, đó là tư tưởng của Thiền. Tư tưởng Tịnh Độ tương đối cũng rất là đặc biệt.

 

Quý Vị cũng nên nghe phần này để biết những vị Tổ của bên Ấn Độ tức là Ngài Nagasuna  là sơ Tổ của Tịnh Độ Tông, rồi Ngài Thế Thân Vasubandhu, tức là đệ nhị Tổ, đi qua Trung Quốc là Ngài Đàm Loan, Ngài Đạo Xước và Ngài Thiện Đạo. 3 vị Tổ sư của Tịnh Độ Tông ở bên Trung quốc, truyền qua Nhật Bản có Ngài Nguyên Tín (Pháp Nhiên) rồi Ngài Nguyên Không, tức Ngài Thân Loan.

 

Tư tưởng của Ngài Thiện Đạo giống như của Vạn Hạnh Thiền Sư, nhưng mà khác một chút là ánh sáng mặt trời giống như tư lương. Bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà cũng tiếp dẫn tất cả chúng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, không phân biệt người giàu, nghèo, bỉ thử ngay cả những người phạm tội ngũ nghịch như Nhất Xiển Đề cũng sẽ được vãng sanh.

 

Chỗ này ngài Thiện Đạo giảng bằng tiếng Hán và ngài Thân Loan giảng bằng tiếng Nhật. Ngài thí dụ, khi mà mặt trời chưa lên thì ban đêm rất là tối tăm, ban đêm tượng trưng cho sự vô minh và phiền não của chúng sanh. Nhưng khi ánh Thái dương chiếu đến thì màn đêm nó tan đi. Vậy thì trong cái tồn tại của màn đêm, của vô minh, của tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà thủ nó đã chứa sẵn tư tưởng của việc mong cầu được vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc do Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Trong đó 48 lời nguyện của Ngài rất là hay.

 

Tiếp theo một phần nữa khi ngài Thân Loan ví dụ có một người ngồi trên cao thòng dây xuống dưới đất, thì có những người đang yếu đuối cũng bám vào dây đó để leo lên. Những người mà nằm dưới vực thẳm là mình, là chúng sanh của đời ngũ trược này, những người trên cao cầm cái dây thừng là Chư Phật và Bồ Tát, các vị đã thả dây xuống để cứu độ cho mình, nhưng mà mình vẫn bị sanh tử luân hồi chi phối, mình không chịu nắm dây đó thì chắc chắn là con thuyền Bát Nhã cũng không thể chở mình qua bên kia bờ giải thoát được.

 

Hiểu tư tưởng của Tịnh Độ Tông, nó không phải làm cho tất cả nghiệp chướng tiêu hết, mà các vị Bồ Tát đặc biệt là Đức Phật A Di Đà, Quán Âm, Đại Thế Chí chở mình về Bảo sở, mà nơi đó mình cứ nghĩ là tự mình có thể thành Phật hay là Bồ Tát được. Cho nên theo Ngài Thân Loan thì người này sanh vô Thai Cung Biên Địa hết hay là vô Nghi Thành, tức là sanh vào thế giới mà mình không tin tưởng mãnh liệt nơi bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà, đó là tư tưởng bên Tịnh Độ.

 

Bây giờ trong những tư tưởng như vậy thí dụ như bên Mật Tông có tam mật tương ưng, tức là thân mật, khẩu mật, và ý mật nó có sự tương ưng với nhau. Thế thì mình tụng kinh, trì chú mới đi đến điểm tịnh hóa thân tâm của mình được, còn bên Thiền cũng vậy, Thiền Tào Động tức là chuyện gì xảy ra, cho nó xảy ra, mình không cần thắng nó lại, còn thiền Lâm Tế Nghĩa Huyền, thiền này phải dùng pháp thoại đầu, ông Thầy đưa ra một điều kiện rất là trái nghịch, trên thực tế thì người học trò đó phải quán chiếu cái trái nghịch đó theo sự hiểu biết của mình để giải những công án kia.

 

Nói chung, những tư tưởng như vậy mình gặp để học. Bây giờ để nghiên cứu mình phải đi sâu vào vấn đề giáo nghĩa. Quý Vị nghe, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài chỉ nói tứ Diệu Đế, các nơi Ngài mới tới. Năm 1995, thầy Hạnh Tấn, Hạnh Giới thông dịch từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Đức. Đức Đạt La Lạt Ma tại chùa Viên Giác, ngày 18.6. 1995. và lần thứ hai, ngày 20.9.2013 Ngài cũng chỉ nói Tứ Diệu Đế thôi. Tứ Diệu Đế của Ngài sâu thăm thẳm. Bước một ngàn bước cũng không tới cho nên Quý Vị đừng có dễ ngươi, cái này chỉ ngũ giới đâu có gì quan trọng, Bát Trai Quan Giới cũng vậy, như vậy sự học rất là sâu xa, phải thâm nhập vào trong kinh Tạng chứ chẳng nên xem thường những giáo lý căn bản nầy.

 

Năm 1973 tôi học đại học năm thứ nhất ở đại học Teikyo, thầy Trí Quảng ra trường, Thầy ấy tương đối không phải làm gì hết, tôi thì vô chùa cũng đỡ, cho nên tiếng Nhật không phải tự mãn, mà tự tin là mình nói không có vấn đề. Tháng 11 này tôi và thầy Nguyên Tạng, với một số Thầy đi về Nhật để thuyết trình bằng tiếng Anh và tiếng Nhật ở đại học cũng như những chùa, tôi vẫn nói tiếng Nhật như tiếng Việt vậy.

 

Có một câu chuyện cũng vui là, hồi đó tôi đi cúng bằng tiếng Nhật, tụng kinh Pháp Hoa; nhưng Nhật Bản  họ tụng không như của mình phẩm  thứ 25 đâu, họ tụng phẩm thứ hai là Phương Tiện phẩm và phẩm thứ 16 là Như Lai Thọ Lượng phẩm. Lúc tới tôi mặc áo tu sỹ người Nhật, tới gõ mõ tụng kinh. Ở Nhật một năm có hai lễ Ohigan là Bỉ ngạn. Lễ Bỉ Ngạn, vào cuối tháng 3 trong một tuần, cuối tháng 9 một tuần. Tụng kinh xong tôi nói chuyện bằng tiếng Nhật, họ cúng dường. Cũng nhờ vậy mà có tiền đóng học phí, bên đó mắc lắm, 2000 đô một năm hồi đó bằng 20.000 đô bây giờ, cách đây 50 năm về trước (bây giờ mất giá như vậy), thì bà Thí Chủ hỏi: "ông Thầy từ đâu tới vậy?".

 Tôi trả lời:"tôi ở xa lắm, tôi tới đây, tôi phải bay 8 tiếng".

Bà nói:  "nước Nhật có chút xíu hà, mà ông bay ở đâu tới 8 tiếng đồng hồ mới tới?"

Tôi nói: "tôi là người Việt Nam"

Bà thốt lên: "ủa, tội nghiệp cho cái dân tộc này quá!"

Tôi mới hỏi: " Tại sao vậy?"

Bà nói: "Việt Nam người Bắc cũng Việt, mà người Nam cũng Việt, mà tụi nó đánh nhau mấy chục năm vẫn chưa xong, thì sao không tội chứ?"

.

Quý Vị thấy trình độ tiếng Nhật của Thầy, Thầy xa Nhật từ năm 1977 gần năm mươi năm rồi Thầy vẫn nói như tiếng Việt. Nói như vậy để cho thấy mình đi vô trong lòng của một dân tộc, họ hiểu như thế nào về vấn đề lịch sử. Thí dụ như bây giờ học lịch sử Việt Nam bên Trung Quốc, hay là học lịch sử Việt Nam bên Nhật họ chỉ bắt đầu từ năm 938 thôi, chứ còn mình Việt Nam, 4000 năm Văn Hiến kể từ đời Hùng Vương thì không có trong  sử của Nhật, thời đó là thời đô hộ bên Tàu. Người Việt Nam mình từ bên sông Dương Tử qua, có họ Bách Việt, cho nên mình là Lạc Việt. chữ lạc ở đây là lạc đà, bộ mã một bên, cho nên gọi là Lạc Việt, cho nên bây giờ mình đi lạc tới Đức, tới Pháp, rồi tới Mỹ luôn, lạc đà nó chở mình đi chỗ này, chỗ kia, thời bấy giờ cũng gọi là Âu Lạc. Đi qua bên Trung quốc mới thấy bây giờ còn một số dân tộc gọi là Việt Tộc, Xuất thân người Việt Nam mình từ bên sông Dương Tử, cho nên một phần người Trung quốc họ không nói mình là Việt Nam mà họ nói mình là một trong một trăm giống Lạc.

 

Tới Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn. Sau này là tiền thân của đại học Phật Giáo trong đó có HT  Thiện Minh, HT Trí Quang, HT Trí Tịnh, những vị này ra ngoài Trung để học, đó là học đường Báo Quốc và Kim Sơn.

 Phật Đường Trúc Lâm và Tây Thiên do quốc sư Phước Huệ ở Bình Định dạy. Ngài quốc sư Phước Huệ tức là Thầy của Vua cũng như Hoàng Hậu thời của Thành Thái, Khải Định, cũng như là Bảo Đại.

 

Tiếp theo là những nhân vật hữu công của Phật Giáo miền trung, ở bên Tăng có quốc sư Phước Huệ, pháp sư Phổ Huệ tức là  HT Tường Vân, tức là HT Thích Tịnh Khiết. HT Thiện Tôn tức là HT Thích Giác Nhiên, HT Trúc Lâm tức là Hòa Thượng Mật Hiển; thầy của HT Tâm Huệ. Nhiều HT ở Huế về Trúc Lâm đây, HT Từ Hiếu, HT Trà Am, HT Trà Am tức là HT Trí Thủ. Thường một số tên một số quý vị Hòa Thượng tôi đọc trong sử này thì vẫn dùng cái tên thế tục, không có pháp danh, không gọi pháp danh thí dụ như HT Hành Trụ chẳng hạn;  sau này mới kêu pháp danh thôi, chứ trước đó thì kêu tên thường. Chính thức thì khoảng sau năm 1964 thì mới dùng lại chữ Thích. Nếu người ta cung kính thì người ta không kêu tên vị đó, như mình là học trò hỏi thầy ổng tên gì, thì nói là : Bạch Ngài, Thầy con Thượng... Hạ... hoặc nói tên chùa, HT Viên Giác, HT Khánh Anh, HT Thiện Minh, hay HT Trí Thủ, nói tên chùa tỏ sự cung kính .Cho nên nói Ngài Trà Am người ta biết ngay là HT Trí Thủ. HT Trí Thủ sau này là viện trưởng viện hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thời kỳ chuyển tiếp năm 1981 khi mà Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập, Ngài cũng đóng một vai trò giao thoa, thì cuối cùng Ngài bị đầu độc rồi chết. Quý Ngài Mật Khế, Quy Thiện, Đôn Hậu, Mật Hiển, Trí Thủ, Mật Thể. HT Mật Thể soạn cuốn Phật Giáo Việt Nam Sử Lược, hôm trước tôi có trình bày phần đầu. Những quyển về lịch sử Việt Nam Quý Vị nên đọc.

1- Phật Giáo Việt Nam yếu lược của HT Mật Thể, chùa Linh Quang. Ngài cũng là sư bác của HT Tánh Thiệt.

2- Phật Giáo An Nan từ thế kỷ thứ nhất cho tới thế kỷ thứ mười ba bằng tiếng Pháp của ông Trần Văn  Giáp

3- Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, tập một, hai và ba của Nguyễn Lang tức là thiền sư Nhất Hạnh.

4- Và gần đây nhất thì có Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập một và hai của giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát.

 

Bốn tài liệu này  Quý Vị nên đọc nếu muốn nghiên cứu cho thật là kỹ để mình biết rằng thời kỳ du nhập làm sao, thời kỳ phát triển làm sao, thời kỳ bị ngoại bang đàn áp và Phật Giáo mình đóng vai trò như thế nào? Ai là những người đã có công nói về chấn hưng Phật Giáo.

 

Tiếp theo là Phật Giáo ở Bình Định, cũng như là ở Đà Nẵng. Thực sự ra thì Ngài Thiện Hoa xuất thân từ miền Nam, Trà Ôn cho nên những sử liệu trong này cũng có nói khi mà ngài làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, sau khi mà soạn tài liệu Năm Mươi Năm Chấn Hưng Phật Giáo này thì Ngài có gửi đi 30 bản khắp tỉnh thành nhờ quý vị có bổ xung cũng như là sửa đổi hay thêm thắt, nhưng không có ai gửi lại. Tài Liệu miền Nam thì Ngài viết rất kỹ, nhưng mà miền Trung thì tương đối là ít, miền Bắc thì còn ít hơn.

 

Khi HT thiền sư Thích Nhất Hạnh còn sống, lúc tôi xuống viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu ở Waldbroel, nơi thầy Pháp Ấn bây giờ đang hướng dẫn, tôi có tặng cho Ngài một bộ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh của sư đệ Như Tịnh soạn. Thầy Như Tịnh tương đối nghiên cứu cũng rất là tốt, đã làm một luận văn đại học, giáo sư Lê Mạnh Thát đã chấm. Sau này những phần nghiên cứu của Lâm Tế Chúc Thánh họ đều trích từ trong tài liệu này hết. Tôi có thưa với HT Nhất Hạnh rằng: con có đọc sách của Ngài, nhưng mà Ngài nói về Liễu Quán rất là rõ và minh bạch, Ngài nói về Ngài Minh Hải thì rất là ít. Nhưng mà thực tế năm 1695 Ngài Nguyên Thiều đi qua với một hội đồng thập sư, giống như hôm trước ở Giới Đàn Minh Tâm, Quý Vị thấy Chư Tăng có mười vị, Chư Ni cũng có mười vị, đó là Hội Đồng Thập Sư Tăng và Hội Đồng Thập Sư Ni, trong đó có Đàn Đầu Hòa Thượng, có Yết Ma và có Giáo Thọ, rồi thì bảy vị Tôn Chứng. Nhưng kỳ này có một điều rất là đặc biệt trong Giới Đàn Minh Tâm thì HT Tánh Thiệt làm trưởng ban Kiến Đàn, thầy Quảng Đạo làm phó ban.

 

Trong Giới Đàn nầy Đường Đầu là HT Bảo Lạc, Ngài xuất gia từ năm 1957. Yết Ma HT Tín Nghĩa, HT thọ giới Tỳ Kheo năm 1970 Giới Đàn Vĩnh Gia ở tại Đà Nẵng, tôi làm Giáo Thọ, thọ giới Tỳ Kheo năm 1971 ở tại Tu Viện Quảng Đức tại Thủ Đức, nơi HT Quảng Liên hiệu trưởng trường Bồ Đề ở Saigon tổ chức. Trong một đại giới đàn mà hai anh em ruột, một người thì ngồi đàn đầu HT, một người thì ngồi giáo thọ cũng hiếm khó có.

 

Quý Vị nhìn lại, không phải đơn giản cho nên mấy đứa cháu trong nhà tôi nói: "Bạch Thầy, muốn trở thành tỷ phú hay triệu phú thì dễ lắm". Tôi hỏi "sao vậy?" Chúng trả lời:"tối nay ta đánh vé số, ngày mai nếu trúng số, sẽ  thành triệu phú, tỷ phú, còn muốn thành Hòa Thượng đâu có dễ, mà gia đình mình có tới hai ông Hòa Thượng". Bởi vì rất là đặc biệt, Quý Vị thấy không? Quý HT đều xuất gia rồi tốt nghiệp đại học, ra ngoại quốc đâu phải là chuyện dễ, cho nên tôi nói hoài nếu mà tôi không đi tu thì tôi cũng chỉ là một Ông nông dân xứ Quảng mà thôi. Bây giờ tôi giúp quý Thầy, giúp Đạo để trả ơn Tam Bảo, chứ không có gì hết, cũng như là chùa Viên Giác phát cho 187 học bổng cho quý thầy, quý cô học bên Ấn Độ, ra trường, 132 vị tiến sĩ bây giờ làm việc khắp nơi trên thế giới. Họ hỏi có cần điều kiện gì không, tôi nói không, tôi đi du học tôi biết khó khăn nó như thế nào, bây giờ giúp quý Thầy, quý Cô để tôi bắc cái cầu tiếp tục để quý Thầy, quý Cô có khả năng để giúp cho thế hệ đi sau, chứ không có cần gì hết, làm sao để Phật Giáo phát triển là được rồi.

 

Bên Ni thì cũng có Giới Đàn Ni, cũng có Tam Sư Thất Chứng như vậy. Khi mà Ngài Thạch Liêm Thích Đại Sáng đi về lại Trung Quốc thỉnh Ngài Nguyên Thiều. Ngài Nguyên Thiều dẫn 10 vị, Ngài Minh Hải đến Hội An, cũng như Ngài Minh Hoằng Tử Dung, quý Thầy cũng 20, 21 tuổi thôi, cũng như cái tuổi mình đi du học ở đại học bây giờ vậy; còn rất là nhỏ mà đi qua đã làm Đại sư rồi

Bây giờ quý Thầy năm sáu chục tuổi cử làm trụ trì nói "thưa Thầy con còn nhỏ". Chuẩn bị vô quan tài rồi mà còn nói còn nhỏ, bởi vì bên trên có quý Thầy lớn đỡ đầu, cho nên quý Thầy cứ né, cứ tránh hoài, cũng như kỳ này bầu lại ban điều hành của Giáo Hội, quý Thầy lớn tuổi cũng muốn  nghỉ việc, chứ cứ làm việc như vậy hoài cho tới biết bao giờ, mấy thầy trung niên nói thôi, quý Ôn cứ tiếp tục đi. Cứ tiếp tục hoài, hết nhiệm kỳ này tới nhiệm kỳ khác, phải để giới trẻ lên làm việc chứ?. Cũng như giới thiệu quý Thầy vô ban tổ chức, sáng nay tôi có nói chuyện với HT Phước Ân thế  thì mấy ông già vô cũng không làm gì, cứ ngồi đó mà ngủ gục không thôi thì giới thiệu giới trẻ đi, biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Tàu vô họ năng động hơn, mấy thầy trẻ, mấy cô trẻ mới kế thế được con đường hoằng pháp, quý Phật tử thì hộ pháp.

 

 Ngài Minh Hoằng Tử Dung thì ở lại Huế, Ngài Liễu Quán người Phú Yên đắc pháp với Ngài Minh Hoằng Tử Dung. Ngài Minh Hải Pháp Bảo, với Ngài Minh Lượng Thành Đẳng ở lại Hội An. Hội An thời bấy giờ có Ngũ Ban của Trung Quốc, tức gồm có Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam, họ tới thành lập ngũ Ban ở đó từ năm 1640; cho nên nói tiếng Tàu, giống như bây giờ mình vô Mỹ có Little Saigon nói tiếng Việt, không cần phải nói tiếng Anh, đi ngân hàng hay đi bưu điện, đi bất cứ ở đâu mình nói tiếng Việt cũng được, chỗ nào cũng có người Việt làm việc hết,người Việt mình rất là đông, cho nên quý vị Tổ ngày xưa từ Trung Quốc họ qua Việt Nam cũng vậy, sở dĩ mà họ ở lại được là vì họ có người Trung quốc ở đó, những người mà bài Thanh, phục Minh, những người mà họ chống lại chế độ Thanh triều lên lật đổ chế độ nhà Minh năm 1640 ; nên họ đã qua Việt Nam mình để xin tỵ nạn. Bây giờ mình đi tỵ nạn ở các nơi thực sự ra Việt Nam mình cũng đã đón nhận rất là nhiều ngàn người từ bên Trung Quốc qua Việt Nam mình để mà tỵ nạn nhà Thanh. Cho nên những vị này họ mới tới ở đó rồi họ lập chùa mình vô mình tu, cũng giống như bây giờ mình thành lập chùa A, chùa B, chùa C, chùa D họ là người Việt, nhưng mà trong tương lai họ là người Đức, người Pháp, người Mỹ họ vô họ tu bắt đầu họ nối tiếp con đường đó giống như thời vua Gia Long đi tỵ nạn ở bên Thái Lan.

Quang Trung Nguyễn Huệ lên làm vua năm 1786-1792, thời gian này là Gia Long ở bên Thái Lan, họ thành lập 18 ngôi chùa trong đó có Wat Kuson, tức là chùa Phổ Phước. Bây giờ Quý Vị nào đi qua Thái Lan tham quan chùa Việt Nam tại Bangkok như chùa Phổ Phước, chùa Cảnh Phước, chùa Khánh Vân, ba nơi này rất là đặc biệt, có một ngôi chùa Khánh Vân thờ chân thân xá lợi của Phổ Sái thiền sư, vì vậy cho nên bên Thái Lan Phật Giáo được công nhận chỉ ba tôn giáo lớn là Phật Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Thái Lan, còn Phật Giáo Nhật Bản họ không công nhận .

Mặc dầu là hơn 200 năm lịch sử đã trôi qua, bây giờ những ngôi chùa Việt Nam ở bên Thái vẫn phát triển, sau này thì thầy Hạnh Nguyện có thành lập chùa Cực Lạc Cảnh Giới tự ở tại Chiangmai, bây giờ cũng là một trong những thành viên của hội Anamicaya.

 

Bấy giờ  các vị xuất thân ở miền Bắc có Bắc Kỳ Phật Giáo Tổng Hội, sau Nam Kỳ nghiên cứu Phật học ba năm, cho đến năm 1934 thì hội Bắc Kỳ Phật Giáo Tổng Hội dời về Hà Nội, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ. Trong này thầy Thiện Hoa cũng giải thích tại sao gọi là Quán Sứ, hôm trước tôi có giải thích rồi, Vì thời nhà Lý, nhà Trần những sứ thần bên Trung Quốc cũng như là bên Thái Lan, Ai Lao họ qua thì ở đây, sau này thì họ cúng cơ sở nầy cho chùa; nên đặt là chùa Quán Sứ. Chùa Quán Sứ bây giờ cũng là trụ sở chính của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở miền Bắc, họ có xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ vào ngay 10.12.1935, nhưng nhũng tạp chí này thật ra là một phương tiện để cho người Phật tử nghiên cứu, cũng như là tờ Liên Hoa. Thật sự ra tôi thấy những tờ báo này xuất bản năm năm, mười năm chưa có tờ nào hai chục năm hết. Riêng Quý Vị thấy tờ Viên Giác của mình là bốn mươi bốn năm; cho nên mình phải hãnh diện. Đây là tờ số 1 ra vào ngày 1.1.1979,  bây giờ tôi đã viết thư tòa soạn số 257. mỗi năm ra 6 số, nhiều nhất là 5000 số, và ít nhất cũng vài ngàn số, và bây giờ tôi có bảo văn phòng xem lại có bao nhiêu số tất cả thì có bao nhiêu người còn đọc. Văn phòng báo tin là độ 1000 người đọc. Báo Viên Giác có đóng thành tập như thế này, đây là tập từ năm 2017, bây giờ số này là 257 rồi, tôi sẽ đóng thành tập. Có một điều đặc biệt rất là vui, tôi nghĩ không có ai quan tâm tới báo Viên Giác nhiều, nhưng có một em  làm luận án Tiến Sĩ từ Việt Nam mới qua, nói rằng con muốn nghiên cứu từ số 1 cho tới bây giờ, Tôi nói chỉ có trong thư viện chùa mới có thôi, chứ không có nơi nào có hết. Thế rồi em này lên coi, số này là số 256. Chủ bút mới Nguyên Đạo Văn Công Tuấn đảm nhận, và chủ bút cũ là anh Phù Vân đã mất vào ngày 18.8.2023 vừa rồi, ảnh có một tác phẩm mới đây nữa . Đó là “Cũng Đành Dâu Bể Với Thời Gian”, mới xuất bản, trong  Zoom này có Thị Thiện, gặp anh Phù Vân trước đó chừng năm, sáu bữa thì ảnh mất, lúc đó Hòa Thượng Bảo Lạc cũng ghé thăm cùng Thượng Tọa Nguyên Tạng, Thượng tọa Ananda và Hòa Thượng Tánh Thiệt cũng đã ghé thăm trước đó mấy tuần.

 

Nói như vậy để cho Quý Vị thấy rằng, làm một Tạp chí không phải đơn giản, thời xưa thì tạp chí cũng bị kiểm soát dữ lắm. Tuy rằng Phật học, nhưng những tờ như tờ Đuốc Tuệ, tờ Bồ Đề, tờ Tân Thanh, mặc dù mỉnh hoằng dương Phật Pháp ..

 

Ở miền Bắc có chùa Vĩnh Nghiêm, cho nên khi người miền Bắc họ di cư vô Nam năm 1954 họ có lập ra chùa Vĩnh Nghiêm ở Saigon, có đặt ra miền Vĩnh Nghiêm nữa, Ngài Thanh Hạnh là Hội Chủ đầu tiên của Phật Giáo Bắc Việt, HT Tuệ Tạng Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già toàn quốc thời kỳ thứ nhất, Hòa Thượng Mật Ứng Hội Chủ Phật Giáo Bắc Việt, HT Thanh Ấp trụ trì chùa Trung Hậu Phúc Yên, HT Trung Thứ trụ trì chùa Vàng ở Hà Đông, HT Doãn Hà trụ trì chùa Tuệ Các ở Hà Nam. Ngoài Bắc rất nhiều vị đã có công, và bên tu sĩ ngoài Bắc cũng rất là nhiều, như:

Huyền Trân, Đinh Văn Vinh, Trúc Thiên, Thẩm Oánh, Trương Như Ý, Trương Văn Thanh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Gia Đức, Đinh Hùng, TrụVũ, Nguyễn Hữu Ba, Lữ Quỳnh, Đông Nguyên, Lê Cao Phan, Đông La Quân, Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Dũng Pháp, Hồ Zếnh, Nguyễn Trung Thanh, ngoài Bắc rất là nhiều người giỏi nổi tiếng cộng tác những báo chí như vậy cho nên rất là có tiếng.

 

Thôi thì bây giờ phần của tôi nói tới đó, chắc là kỳ thứ ba, cũng có thể tời kỳ thứ bốn quá. Lịch sử thì nhiều lắm, Quý Vị nào thích sử thì cứ vô nghe, bây giờ dánh 15 đến 30 phút cho Quý Vị nào muốn đặt câu hỏi thì hỏi.

 

MC Ngọc Sáng: Kính thưa HT qua các triều đại, Đinh, Lê Lý, Trần lịch sử đã chứng nhận Phật Giáo Việt Nam đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng đất nước cũng như là dân tộc, tuy các vị lãnh đạo thời đó không tham gia chính quyền nhưng đã tham gia chính sự như là  thiền sư Vạn Hạnh, Trúc Lâm đầu đà v. v...ngày nay có những ý kiến cho rằng tham gia chính trị như là con dao hai lưỡi, người xuất gia không nên lo việc chính sự mà lo việc tu tập thì tốt hơn . Bạch HT Thầy nghĩ như thế nào?

 

HT Như Điển: Vâng, bây giờ phải định nghĩa thế nào là chính trị? Chính là chánh, chánh là chánh đáng, chính sách, trị là giữ nước, nói như Nguyễn Trãi là cố vấn của vua Lê Lợi, vào thời nhà Hậu Lê, sau khi đánh thắng quân Minh, Nguyễn Trãi nói như thế này: "kẻ mà lãnh đạo cũng giống như là người lái thuyền, mà nhân dân chính là nước, nước đó sẽ chở thuyền đi đến nơi, đến chốn, và chính nước đó sẽ lật thuyền, Bệ Hạ sớm ý thức việc này”

 

 Nguyễn Trãi là một thiền sư cố vấn cho vua Lê Lợi, rồi thì rất nhiều người tài giỏi trong  thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Bây giờ gần nhất, HT Quảng Độ hay HT Huyền Quang nói: "Người Tăng Sĩ thì không nên làm chánh trị, nhưng nên có thái độ chính trị". Tức là trong luật Đức Phật dạy: người xuất gia thì không nên vương vấn với vương quyền. Giống như Vạn Hạnh Thiền Sư dù là một Quốc Sư , là Thầy của Lý Công Uẩn nhưng mà việc xong của triều đình rồi thì Ngài về thôi. Mà trong lịch sử rất là nhiều Ngọc Lam, Ngọc Lâm Quốc Sư của Trung Quố, có rất nhiều vị làm thầy của Vua để khuyên dân trị nước, ví dụ như Quý Vị về Hà Nội, nghe tên Thăng Long; nhưng mà không ai biết đó là công của Thiền Sư Vạn Hạnh dùng Trụ Tích Trấn Vương Kỳ. Cho nên Hà Nội bây giờ có chùa Trấn Quốc, dùng cái tích trượng để trấn giữ quê hương Đại Việt. Thiền Sư Vạn Hạnh là bậc Thầy của Vua. Nói được điều hay thì Vua cũng nghe theo.

 

 Thật sự, những vị tu sĩ chỉ có cái tâm phụng hiến cho Tam Bảo không vì danh, vì lợi, vì tiền, không vì tình như những vị Quốc Sư Khuông Việt, Vạn Hạnh thiền sư thì cũng rất xứng đáng làm Thầy của các vị Vua. Nếu bây giờ đi vào chế độ chính trị, nó không còn chánh nữa mà nó tà trị rất là nhiều, những người xuất gia mà có mặt trong trường hợp này thì thật sự không có nên, tại vì ngũ trược ác thế (kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược) này nó mạnh quá, nếu người xuất gia không có giới hạnh, nếu mình không độ được đời thì đời sẽ độ mình thôi, cho nên điều đó thì người nào thấy mình có được bản lãnh thì cứ vào. Cuộc sống này là cuộc sống thử thách mà, còn trường hợp nếu mình không có bản lãnh thì thôi. Tam quy ngũ giới giữ cho trọn, một ngày hai buổi hai thời công phu kinh kệ đủ rồi, chứ đi ra lãnh đạo quần chúng để quần chúng lãnh đạo mình thì không nên. Nếu người đó có khả năng, còn không có khả năng thì cứ tu cho nó khỏe.

 Thực tế mà nói, nói như vua Thuận Trị ở bên Tàu rằng: "Bách niên tam vạn lục thiên nhựt. Bất cập Tăng gia bán nhựt nhàn". Có nghĩa là: "Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày, so ra chẳng bằng nửa ngày an lạc của người xuất gia" Làm vua như Thuận Trị thời nhà Thanh nổi tiếng của Trung Quốc đã nói câu như vậy.

HT Như  Điển: có ai đưa tay để hỏi, phải Tâm Pháp Hạnh, xin mời

Tâm Pháp Hạnh: A Di Đà Phật, chào Thầy con có một câu hỏi từ đó tới giờ con thắc mắc thí dụ nhu giữa Trung Quốc và người Việt Nam có một cái gì chung với nhau không Thầy?

HT NHư Điển: có chứ, có nhiều lắm, thí dụ như mình nói Việt Nam đã làm gì cho Trung Quốc há. Bây giờ sử liệu Âu Châu tôi nghe trên truyền hình bằng tiếng Đức là Tử Cấm Thành của Trung Quốc bây giờ là do kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ông đó là Nguyễn An, người Việt Nam mình; thời nhà Minh ông bị bắt về bên đó và còn nhiều nữa. Bây giờ nếu Quý Vị tìm hiểu thì người Việt Nam đã giúp cho người Trung Quốc nhiều lắm. Riêng người Trung Quốc thì họ mang cái gì đến cho Việt Nam mình? Văn hóa, văn học, chữ nghĩa. Thực sự ra đạo Khổng, đạo Lão, giúp cho Việt Nam mình rất nhiều, trong đó đạo Phật cũng có nữa, ở thế kỷ thứ năm, thứ sáu, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là người Ấn độ đi qua Trung quốc gặp Tổ Tăng Xáng, Ngài mới chỉ về Việt Nam, rồi Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi mang thiền đến cho chúng ta.

 

Tuy nhiên trên phương diện kỹ thuật về vấn đề văn học, giáo dục, văn hóa, về Phật Giáo,  trên bình diện giữa con người và con người phải đối xử ngang hàng để mà mình học hỏi, trao đổi. Bây giờ thế giới tự do là như vậy, thế kỷ Quân chủ ngày xưa là chư hầu, người Trung Quốc họ kêu mình là những giống man di, mọi rợ, giống rợ hồ, những người từ phía bên Tây, còn người Việt Nam mình họ cũng coi là người An Nam, An Nam là những xứ an ổn ở phía bên Nam, họ cũng coi mình là một thứ mọi rợ, ăn lông, ở lỗ không có văn hiến, thật sự ra họ có tới 5000 năm văn hiến, nhưng không phải chỗ nào cũng như vậy, cho nên tôi nói người Trung quốc có văn hóa chứ không có văn minh, người Mỹ có văn minh nhưng không có văn hóa. Tại sao vậy? – Tại vì một dân tộc họ muốn có văn minh thì phải tìm ra cái mới, cái gì mới, với văn minh phát triển, cái gì cũ thì thuộc về Văn hóa, mà Mỹ thì mới có 300 năm lập quốc thôi  làm sao có văn hóa bằng Trung quốc 5000 năm. Cho nên mỗi xứ có cái hay, cái dở, riêng Việt Nam mình học được gì bên Trung quốc thì đàn ông lại có tam cương ngũ thường, đàn bà thì có tam tòng tứ đức. Bây giờ thì cũng không còn nữa. Tam cương tức là Quân, Sư; Phụ nghĩa là Vua, rồi Thầy, rồi tới Cha. Quân sử, thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ tử tử vong, tử bất hiếu. Có nghĩa là vua mà biểu bầy tôi chết mà bày tôi không chết là bầy tôi không có trung, cha mà bảo con chết, con không chết là con bất hiếu. Như vậy đúng không? Rồi ngũ thường, tức là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tức là cái này cũng gần giống như ngũ giới của mình thì cũng được, nhưng tam tòng tứ đức của người nữ, người Trung quốc dạy cho người Việt Nam mình tam tòng tức là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là ở nhà theo cha, có chồng theo chồng, chồng chết theo con. Tứ đức tức là công, dung, ngôn, hạnh. Văn hóa người Trung quốc không phải là dở nhưng truyền vô Việt Nam mình chỉ một số còn tồn tại.

 

Phải nói đạo Phật thì Toleranz, hài hòa hơn. Nhiều người cứ nghĩ đạo Phật là yếm thế; nhưng thực sự ra đạo Phật dạy con người hiểu cuộc đời nó không thật, nhưng ai có thể hiểu rõ mặt thật của cuộc đời.

 

Như hai tiếng vỗ của bàn tay, Đức Phật bảo Ngài A Nan: con lấy hai bàn tay con vỗ. Ngài A Nan vâng lời. Vỗ xong, Đức Phật hỏi: Vậy tiếng vỗ đó đâu rồi? Ngài A Nan: dạ, nó không còn nữa. Đức Phật hỏi: vậy trước khi tiếng vỗ xảy ra và sau khi tiếng vỗ xảy ra nó ở đâu: Ngài A Nan nói: dạ, không tồn tại nữa. Đức Phật nói: ngã sở của mình cũng vậy, đa phần  mình chấp mình là ông này bà kia, cái này thuộc về mình v.v..., thế thì chẳng có cái gì là của mình hết, mình mượn của đất trời một chút không khí, một chút của hơi nóng, một chút của nước, mượn của đất trời một chút đất, rồi mình chết. Tứ đại trở về tứ đại, không có cái gì là của mình hết. Nếu mình thực sự hiểu được giáo lý của Đạo Phật, mình sống rất là an lạc và giải thoát.

 

Sáng nay ăn sáng với Sư Bà Như Viên, Sư Bà và tôi quy y cùng Hòa Thượng, Sư Bà là viện chủ chùa Viên Quang tại Tubingen bây giờ cô Hạnh Trang trụ trì. Sư Bà nói : sao Thầy tuổi lớn mà đi không có mệt há. Tôi đi, Quý Vị biết, đi khủng khiếp, cuối tuần này phải đi Koblenz, rồi nhiều chỗ nữa. Tôi hỏi Sư Bà và Quý Vị : Tại sao có người đi lên trên dốc cao, cong queo đi được, có người ói mửa, có người tỉnh bơ hà.? – Khi người tài xế qua khúc cong, khúc dốc mình đừng cưỡng lại độ cong của nó, nó cong mình cứ cong theo nó, nó thẳng mình đi theo thẳng, thì mình đi tới nơi mình khỏe lắm, còn người mà cứ ghì miết tay lái, cứ nghĩ là mình phải thăng bằng, thì người đó là người mệt nhất. Xuôi theo dòng đời, việc gì đến cho nó đến, việc gì đi cho đi, cưỡng lại cũng không lợi ích gì. Người an lạc là như vậy, họ không phải là thụ động. Sự liên hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như vậy thôi, là quan điểm sống của mỗi người. Quý Vị cố gắng để mà thực tập.

 

MC Ngọc Sáng: Thưa Thầy, trong thời cận đại của lịch sử Việt Nam có một thiền phái được khai sáng tại chùa Chúc Thánh, Quảng Nam đó là dòng Lâm Tế Chúc Thánh, Thầy và rất nhiều Chư Tôn Đức tại Âu Châu xuất gia theo dòng truyền thừa này nhưng lại phát triển về phía bên Tịnh Độ Tông thay vì Thiền Tông đây là do nhân duyên gì? Xin Thầy có thể phân tích sâu hơn để cho chúng con được rõ.

HT Như Điển: cám ơn cô Ngọc Sáng. Khi mình sinh ra trong một gia đình mình đâu có chọn được ai là cha hay mẹ mình đâu, cho nên ca dao xứ Huế có câu là:

"Trăm năm trước thì ta chưa có

Trăm năm sau có cũng như không

Cuộc đời sắc sắc, không không

Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi"

Bây giờ mình hỏi một cụ bà 100 tuổi, trăm năm trước cụ là gì?

Cụ trả lời: tôi cũng chẳng biết tôi là ai nữa, tại so tôi sinh ra trong gia đình ông A, bà B mà rồi trong gia đình đó tự nhiên có đứa rất là thông minh, có đứa rất là đần độn, 2 chị em ruột mà không giống nhau, dù cũng cùng cha cùng mẹ

Trăm năm sau có cũng như không. Rõ ràng, trăm năm sau hỏi cụ là gì cụ cũng nói tôi không biết tôi đi đâu

Cuộc đời sắc sắc không không: cuộc đời lúc có lúc không

Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi: trăm năm chỉ còn tấm lòng từ bi tồn tại. Từ bi đó ở trong đạo Phật,  từ trong lòng người.

 

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, con gái của Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị có làm thơ như sau:

Gặp nhau đây thì hãy cứ vui

Cuộc đời như nước chảy mây trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương ở lại đời.

Cuộc đời như nước chảy mây trôi: người ta không thể tắm hai lần trong một dòng suối là vậy.

Lợi danh như bóng câu chim nổi: cái lợi, cái danh Quý Vị cũng đã trải qua hết rồi

Nói như vậy để tiếp câu hỏi của Ngọc Sáng, tại vì Lâm Tế Chúc Thánh nằm ở Hôi An, tôi thì sanh ra ở Xuân Mỹ, Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam thì có Quận Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc. Trần Trung Đạo cũng là người gốc Duy Xuyên, tự nhiên gặp nhau ở chùa Viên Giác Hội An rồi làm đệ tử của quý Thầy. Ở Quảng Nam thì hầu hết là Lâm Tế Chúc Thánh, vì lý do hồi nãy tôi nói. Ngài Nguyên Thiều, Thiền Sư từ bên Trung Quốc qua, 7 vị sư thì về lại bên Trung Quốc với Ngài Thích Đại Sán, 3 vị ở lại để mà hoằng hóa ở Việt Nam mình, cho nên mình mới có Lâm Tế Chúc Thánh.

 

Lâm Tế Liễu Quán. Đa phần cũng là Lâm Tế. Tôi nghiên cứu kỹ chữ Linzai tức là Ling chi, nó là làng của Ngài Nghĩa Huyền sinh ra bên Trung Quốc thế kỷ thứ 9, xuống tới Ngài Minh Hải, Ngài Minh Hoằng, Ngài Minh Lượng đều là Thiền  Lâm Tế hết, nhưng sau này biến ra là Tịnh Độ.

 

Tịnh Độ đi song song với Thiền cho nên gọi là Thiền Tịnh song tu.

Lâm Tế Chúc Thánh ở Âu Châu có: HT Trí Minh ở Khuông Việt, HT Nhất Chân, HT Thiện Huệ , và tôi , HT Huyền Vi v.v…

Lâm Tế Liễu Quán có: HT Tâm Huệ, HT Tánh Thiệt rồi một số quý Thầy

Ở miền Nam là Lâm Tế Gia Phổ là dòng thiền, cho nên HT Thanh Từ mặc dầu là đệ tử HT Thiện Hoa cũng là đệ tử của Chúc Thánh nhưng Ngài thành lập Thiền Viện Trúc Lâm, vì Ngài muốn xiển dương tinh thần thiền của vua Trần Nhân Tôn sau khi nhường ngôi cho Trần Anh Tôn đi tu vào năm 1294 viên tịch năm 1308. Gọi là Thiền Trúc Lâm yên Tử.

 

Nói cho kỹ, quý thầy sinh ra ở Huế, Bình Định, Quảng Nam, đó là cái nôi của Chúc Thánh và Liễu Quán phát triển, cho nên lý do là như vậy. Chúng tôi sinh ra dưới một mái nhà đã được định sẵn như vậy, cho nên Quý Vị tới đây quý vị là đệ tử của nhiều Thầy khác nhau nói chung đó là nhân duyên.

 

MC Ngọc Sáng: Kính bạch Thầy, ngày hôm nay nói về đề tài lịch sử về mục đích của môn lịch sử chính là truyền thừa và tiếp nối, ngày nay thì rất ít giới trẻ quan tâm tới lịch sử, vì vậy Thầy có lời nhắn nhủ nào đến với thế hệ trẻ, đặc biệt là đến với phụ huynh để họ có thể lưu tâm đến

 

HT Như Điển: Tôi nói với giới trẻ ngoại quốc là sư ông rất là thương tụi con, nhưng mà có điều sư ông không bằng lòng khi tôi hỏi tiếng mẹ đẻ của con là tiếng gì? nó không trả lời, nó nói  tiếng Đức. Tôi nói mẹ của con là người Việt Nam mà sao nói tiếng Đức được?

 

Đầu tiên Quý Vị khuyến khích, dĩ nhiên sự học không phải là bắt buộc nhiều quá, nhất là môn sử nó rất là nhàm chán, nếu có phương pháp thì nó dễ, thí dụ như: chùa Khánh Anh, khởi công xây dựng ngày 18.6.1995 và khánh thành ngày 16.8.2015 quá dễ, tại sao không nhớ. Ngày 11.9 sắp tới, 2 tòa nhà thương mại bên Mỹ ở New York bị ném bom. Nói ngược lại ngày 9.11. 1989 là ngày bức tường Bá Linh sụp đổ.

 

Tiếng mẹ đẻ là quan trọng nhất, giáo dục từ gia đình chứ không phải từ xã hội hay học đường. Cho dù con cái có giỏi tiếng ngoại ngữ ở nước mình sinh sống đi nữa, nó cũng cần hiểu tiếng Việt, Hòa Thượng đưa ra hai câu chuyện điển hình là các em không giỏi tiếng Việt, khi  lớn lên đã tự mình tìm học, HT luôn tin chắc rằng, các em sẽ quay về với cội nguồn của dân tộc, còn dân tộc thì còn lịch sử, cha mẹ có thể truyền thừa mà cũng có thể là trong sách vở.

 

MCNS: Nếu không có ai hỏi thì cho phép con hỏi một câu nữa. Theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam, con thấy đạo Phật rất gắn bó với dân tộc, ngày nay Phật giáo Việt Nam đã lưu truyền khắp nơi trên thế giới, vậy Phật Giáo Việt Nam ở Hải ngoại hay ở Đức nói riêng có xu hướng và có đặt mình trong trách nhiệm đóng góp cho đất nước mà mình đang sinh sống hay không? Nhân đây thì con cũng xin Thầy nói thêm về Huân chương quốc gia hạng nhất mà Thầy đã được Tổng Thống nước Đức trao tặng.

 

HT Như Điển: Năm 1968 GHPGVNTN ở trong nước, HT Thiện Hoa, Thiện Hòa, HT Trí Thủ gửi ra ngoại quốc này 3 tượng Phật. Tượng thứ nhất gửi qua Pháp cho thiền sư Nhất Hạnh. Tượng thứ hai gửi qua Ấn Độ cho quý thầy du học bên đó như HT Huyền Diệu, HT Thiện thanh, HT Trí Chơn. Tượng thứ ba gửi qua Nhật. Tượng thứ ba năm 1980 tôi thưa quý Thầy là bên Nhật không có chùa Việt Nam, tôi thỉnh tượng đó về, và hiện tại tượng đó thờ ở chùa Viên Giác ở đây. (bây giờ thì có hơn 10 chùa rồi, người VN bên Nhật bây giờ là 450.000 người) tượng nơi HT Nhất Hạnh thì bây giờ thờ ở chùa Khánh Anh tại Bagneux; nơi  cô Diệu Trạm Trụ Trì. Tượng thứ ba Ngài Huyền Diệu đang thờ tại chùa Việt Nam bên Ấn Độ.

 

Từ năm 1968 đến 1975 GHPGVNTN rất là mạnh, nhưng mà cũng không xây dựng được ngôi chùa nào ở ngoài đất nước VN mình hết. Sau năm 1975, sau cái mất mát của Dân Tộc cũng có cái được, và trong cái được cũng có cái mất. Khi ra đi tỵ nạn như vậy thì mấy trăm ngàn người chết trên rừng sâu, trên biển cả, đủ thứ hết. Cái khổ nạn của Dân Tộc nó là như vậy. Hiện tại mình có tất cả 1500 ngôi chùa trên thế giới, Âu Châu mình ít nhất cũng hơn 100 ngôi chùa. Nếu trước 1975 không ai nghĩ được điều đó, Phật Giáo Việt Nam mình phát triển ở ngoại quốc về vấn đề hình tướng như vậy.

Mình vào các nước nầy để làm gì? Dĩ nhiên là mình xin cái tự do của họ để mình sống, chia sẻ, bởi vì Quê Hương mình không hoàn toàn có tự do, bây giờ thì đã thay đổi được chút đỉnh.

 

Sau 1975-1986 VN mình mới chính thức bang giao với ngoại quốc

Mình đóng góp được gì? Một năm Việt Kiều gửi về bao nhiêu tỉ đô la, nếu không có tiền đó, nước mình chết lâu rồi. Quý vị đã đóng góp trực tiếp hay giàn tiếp về nhiều phương tiện như vậy.Bản thân tôi, khi đến xứ Đức tôi không nghĩ là tôi ở lại đây, vì nhân duyên nên đã ở lại.

 

Giải thưởng mà Tổng Thống Đức phát vào tháng 8 năm 2021 đến nay đã đúng hai năm rồi và tôi đã nhận vào tháng 12 có ba phạm trù: Phạm trù thứ nhất là Tôn Giáo. Phạm trù thứ hai là Giáo Dục. Phạm trù thứ ba là Văn Hóa. Khi tôi phát biểu tại tòa thị sảnh, và gặp Tổng Thống Đức Frank-Walter-Steinmeier tại tu viện Lộc Uyển, ông thấy tôi đeo huy chương ông cười.

 

Tôi chủ trương rằng mình có hai bổn phận. Một bổn phận là mình phải hội nhập vào trong xã hội này, nhưng mình không được quên cái truyền thống văn hóa của xứ mình. Hội nhập không phải là bị cô lập trong một xã hội đa văn hóa.

Về Giáo dục tôi chủ trương là gia đình là căn bản nhất. Con cái thành công là từ trong gia đình mà ra chứ không phải trong xã hội, cho nên những bà mẹ nên khuyến khích con cái của mình nên giữ gìn truyền thống văn hóa Việt Nam.

 

Về Tôn Giáo tôi viết: Lâu nay xã hội Âu Mỹ của Quý Vị, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành kể cả Hồi Giáo cũng giống như những bông hoa hồng, cẩm chướng nó đã nở rất là đẹp trong vườn hoa tâm linh của quý vị rồi. Phật Giáo chúng tôi như những bông sen mọc lên từ bùn nhơ, nước đọng, nhưng tỏa lên hương thơm mát, dịu dàng. Nay  để thêm vào vườn hoa, cho có nhiều màu sắc sẽ đẹp hơn.

 

Kết quả đó tôi hồi hướng hết cho tất cả Quý Vị, bởi vì nếu không có Quý Vị, một trăm mấy chục ngàn người Việt Nam, Đức nói riêngtrên thế giới nói chung thì tôi cũng không có cái ông Như Điển ngày hôm nay để mà lãnh được giải thưởng cao quý của chính phủ Đức .

 

Năm 2011 tôi và HT Minh Tâm có nhận được giải thưởng cao quý của Tích Lan  Thủ tướng Tích Lan và Hội Đồng Tăng Già Tích Lan, và rất nhiều giải thưởng, nhưng đó là niềm an ủi để cho chúng ta thấy nếu chúng ta cố gắng cái gì mình cũng có thể làm được hết.

Tôi cám ơn tất cả Quý Vị, xin hẹn Quý Vị vào dịp khác, khoảng tháng 10, hay tháng 12. Vì tháng 11 tôi đi Nhật Bản.

 

Trước khi MC Ngọc Sáng có lời cảm tạ giảng sư, Phật tử Minh Đạo Phương Biên từ Tampere, Phần Lan, anh cũng là thành viên trong ban MC- Điều hợp các buổi giảng trên Zoom Meeting Online của Ban Truyền Bá Phật Pháp Âu Châu, đã có bài thơ đúc kết và tán thán công đức Hòa Thượng Giảng Sư Thích Như Điển như sau, do chính anh Minh Đạo sáng tác và diễn đọc:



Lược Sử Phật Giáo Việt Nam
Thời Cận Đại ( phần 2)

Kính tặng Trưởng lão Hòa thượng
Thương Như Hạ Điển


Thầy hứa khả mùa Thu nầy trở lại
Tiếp phần hai thời cận đại nước nhà
Dòng lịch sử Đạo Phật nước Việt ta
Từ tập sách Ngài Thiện Hoa biên soạn.


Năm mươi năm Chấn Hưng là giai đoạn
Bị thực dân đồng hóa loạn dân Nam
Dựng nhà thờ định xóa bỏ Già Lam
Tàu đô hộ ngàn năm làm chưa được !


Họ mị dân cướp tài nguyên đất nước
Dân lầm than khổ ách suốt trăm năm
Trang sử Việt đã mấy lượt thăng trầm
Cũng đến lúc chân tâm xưa bừng tỉnh


Bi trí dũng đã là dân tộc tính
Từng lớp người nối nghiệpTổ tiên xưa
Ân Tổ Thầy giữ Pháp mạch truyền thừa
Hội An Nam, Hội Lục Hòa phát triển

Bản Tạp chí Pháp Âm liền thực hiện
Phật hóa Phổ chánh kiến chánh tư duy
Hoằng phát dương quảng đại Đạo Từ Bi
Chứ Tăng Sĩ đâu phải là Thầy cúng


Tổ Vĩnh Gia ,Tổ Vĩnh Nghiêm tạo dựng
Truyền đăng qua mấy thế hệ tăng tài
Đạo huy hoàng rực rỡ ở tương lai
Có những vị sau nầy là Tăng Thống


Sự phát triển mỗi ngày càng nhân rộng
Mở Ni trường cho nữ giới xuất gia
Hàng cư sĩ xây dựng được mái nhà
Sau nầy gọi là Gia Đình Phật Tử


Vì thời lượng Thầy tạm dừng lược sử
Hẹn tháng sau về quá khứ học thêm
Tuệ đăng quang từng thời xóa bóng đêm
Hàng hậu học chúng con y giáo giới


Trước Hồi Hướng Thầy có lời nhắn gởi
Cho phụ huynh và giới trẻ Ngoài nầy
Dù sinh ra ở Mỹ hay ở Tây
Là Người Việt biết nói ngay tiếng Việt.



Minh Đạo (Tampere, Phần Lan, 7/9/2023)



MC Ngọc sáng: Kính bạch HT, hôm nay toàn thể học viên chúng con được lắng nghe thời pháp rất hay về Phật Giáo VN thời cận đại phần hai, theo dòng lịch sử đã chứng minh được PGVN đã đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng đất nước,

Một lần nữa ban truyền bá giáo lý chúng con xin niệm ân HT giảng sư , ngưỡng mong Chư Phật gia hộ cho HT pháp thể khinh an, tuệ nhãn dung thông, Phật đạo viên thành dể tiếp tục hướng dẫn cho hàng hậu học chúng con trên con đường tu học, và kính chúc quý Đạo Hữu thân tâm dược khỏe, luôn tinh tấn trên con đuồng tu học.

HT Như Điển: Xin Quý Vị chấp tay cùng hồi hướng

 

_____

Phật tử Diệu Danh

(ghi chép buổi giảng, mời xem bài khác)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567