Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nai Tang Ya Bia Tapah

09/04/201314:16(Xem: 4255)
Nai Tang Ya Bia Tapah


NAI TANG YA BIA TAPAH 

Thông Thanh Khánh

---o0o---

Không rõ Bà sinh vào năm nào, thông qua truyền thuyết của người Chăm cho rằng Bà là con của một người giàu có và danh tiếng thuộc làng Văn Lâm – ninh phước – ninh thuận ngày nay. Do hôn nhân trắc trở vì Bà không chấp nhận sinh sống khi chồng người Gaigrai nên Bà một mình bỏ lên núi Chà Bang tìm hang núi và lập nguyện xuất gia (Tapad) tu hành. Do khả năng tu hành tinh tấn Bà đã chứng đạo đồng thời thiện hiện nhiều phép thần thông cứu giúp dân làng. Về sau tưởng nhớ đến công ơn của Bà, người Chăm làng Văn Lâm đã lên núi nơi Bà ẩn thân tu tập lập nên đền thờ và hàng năm cứ vào thấng giêng lịch Chăm người làng lại sắm đủ các lễ vật chay tịnh lên núi cúng cho Bà. Trong hệ thống thần linh Chăm tại Ninh Thuận tên Bà được nhân dân tôn xưng với danh hiệu là Pô Nai. Một truyền thuyết khác lại đề cập Bà là em ruột Pôramê (1627 – 1651) Pôramê buộc gả nàng cho vị tướng người Gaigrai có tên là Kẽo Mao nhưng Bà không chấp nhận cuộc hôn nhân này nên bỏ ra chốn kinh kì phồn thịnh, lụa là gấm vóc lập nguyện xuất gia tinh chuyên đơn độc tu niệm tại núi Chà Bang và đã chứng nghiệm nghĩa lý nhiệm màu thường hay hiện thân cứu giúp và che chở cho người thân mỗi khi gặp phải hoạn nạn. Tuy hai truyền thuyết đã đề cập đến hai thân thế khác nhau nhưng qua đó chúng ta có thể thấy rằng nai tang ya bia tapad lên núi Chà Bang để tu hành là hai truyền thuyết và nơi thờ tự tôn trí Bà tại đỉnh núi Chà Bang (Ninh Phước – Ninh Thuận) một điều khiến ta có thể khẳng định rằng Bà đã tu theo tinh thần phật giáo vì bởi cho đế ngày nay từ trong tiềm thức cộng đồng người Chăm Ninh Thuận mỗi khi dâng lễ đến Bà vẫn thường sắm sữa vật thực chay tịnh và mỗi khi tìm đến dâng lễ thân tâm phải thanh tịnh không được bàn đến việc thế sự, đặc biệt là chuyên nam nữ. Điều này được người Chăm Ninh Thuận mỗi khi hướng về Bà luôn tự mình tuyệt đối tuân thủ, chấp hành một cách thành kính. Như vậy có thể xem rằng Bà là Ni giới cuối cùng của Ni Bộ Chăm còn lại hiện diện của tư tưởng Phật gíáo đã có nhiều cuộc biến chuyển lớn lao. Từ một quốc gia sùng kính Phật giáo đến giai đoạn này sự hiện diện của tư tưởng Phật giáo đã không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng tộc người Chăm. Cùng lúc này sự du nhập nở rộ của tư tưởng Hồi giáo từ Mã Lai thâm nhập qua cùng việc đưa quân hỗ trợ cho triều đình trong việc mở mang và giữ yên lãnh thổ, bản thân triều đình lúc này lại this cực ủng hộ vấn đề truyền giáo của các giáo sĩ Hồi giáo nên những tôn giáo chủ đạo như Phật giáo, Bàlamôn ngày càng thu hẹp dần trong đời sống cộng đồng. Một tính năng khá quan trọng để tác động đến việc Phật giáo Chămpa đã không còn hiện diện và phát triển như những giai đoạn của thiên niên kỷ khác : tính chất mở rộng của tinh thần Phật giáo Đại Thừa qua mạnh, sự thể nhập và dung hoá giữa Phật giáo và Bàlamôn đến lúc khó phân biệt đi vào trạng thái đồng nhất. Chính vì vậy cho đến bây giờ như cấu trúc tỏ chức của Bà La Môn hiện nay chúng ta khó tìm thấy dáng dấp của hệ tư tưởng Bà LaMôn chánh phái. Sự phát sinh của các hệ phái như Mư Duôn (Thầy Võ) Kadhar (Thầy kéo đàn Kanihi… có thể chứng minh rõ hơn hết cho vấn đề này. Tacù nhân thứ ba chúng tôi muốn đề cập đến là sự gắn bó Phật giáo với các triều đại, các vùng phật giáo được xem như là tôn giáo cho những hạng quí tộc tôn xưng vả quy ngưỡng, đối với dân chúng tuy ảnh hưởng Phật giáo chính thức đi vào cuộc sống nhưng có tính chất tự do không theo một hệ phái hay tổ chức giáo hội rõ ràng. Do sự bảo trợ hết mình của các vua chúa, vấn đề thành lập Giáo đoàn tăng lữ không được chú trọng, việc Xương minh giáo pháp chủ yếu tập trung vào các tầng lớp quí tộc, các bậc thức giả cho nên mõi khi các triều đại ấy suy sụp dẫn đến hệ thống tổ chữ tăng lữ lung lay. Từ ba yếu tố vừa nêu trên có thể thấy rằng , vào giai đoạn của thế kỷ XVI – XVII điểm giao thoia à giai đoạn các triều đại Chiêm Thành đi vào cuộc chiến liên miên với quân chúa Nguyễn đang ngự ở Thuận Hoá và chính sách Nam tiến luôn đặt mục tiêu phát triên vê phía Nam của chúa đã gây cho Chiêm Thành những ứng phó liên tục. Cuộc chiến sảy đến liên tục đã tạo nên đời sống kinh tế- tín ngưỡng đi vào trạng thái suy kiệt hoàn toàn. Đứng trước những vấn đề đó, với tinh thần thế nhập của Phật giáo cùng khả năng tu luyện của mình, Bà đã có những sự trợ giúp đáng kể đối với cộng đồng người Chăm. Chính vì vậy trở về sau này nghĩa là sau khi Bà viên tịch cộng đồng người Chăm đã sáng tác bài sử ca đểû tuyên đọc mỗi khi hành lễ dâng cúng p hẩm vật lên Bà được Ôn Như Duôn (Thầy Võ) hay Ôn Ka Dhak (thầy kéo đàn Kanhi) xướng lên trong nghi lễ đã phản ánh đầy đủ về tinh thầnPhật giáo trong các đoạn của sử ca trên ngôn ngữ Chăm, đây là một tư liệu rất quí có liên quan đến phật giáo còn,lại có tính chất văn bản chép tay được lưu giữ chưa được chú ý khai thác.

TÍNH CHẤT NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO TRONG BÀI SỬ CA 

Bài sử ca tuyên dương công trạng của Bà được sáng tác theo thể lục bát Chăm gồm 82 câu được nhà nghiên cứu Trương Văn Món – Trung tâm nghiên cứu văn hoá chăm - Ninh Thuận phiên âm và dịch nghĩa dựa trên bản chép tay sách cổ của ông Bá văn Có người thôn Như Bình – Ninh Thuận. Đây được xem như bài sử ca tuyệt diệu, mang chất liệu thi từ độc đáo đem đến giá trị xuất sắc về một tsc phẩm thơ của văn học Chăm. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập đến những ngôn ngữ Phật giáo trong các đoạn của bài sử ca. Trong câu thứ ba của bài sử ca có đề cập đến “ Patau Adi Tiak” theo quan niệm của người Chăm cho rằng đó là Thần Mặt Trời. Theo chúng tôi đây không phải chỉ đề cập đến Thần Mặt Trời nó được phiên âm từ nguồn gốc Phạn ngữ của chữ Amitaba – A di đà có nghĩa Việt là Bất Đoạn Quang, Diệm Vương Quang, Hoan Hỷ Quang,Nan Tư Quang, Siêu Nhật Quang, Viên Vương Quang, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Ngại Quang, Vô Xưng Quang. Chữ Quang ở đây có nghĩa là luồng sáng trong hay sự phát sáng. Đây là 12 danh hiệu của Đức Phật Amitaba. Về tiền thân của Đức Phật nhày xa xưa, ngài là vua của một nước sau đi tu phát nguyện 48 lời nguyện để giúp chúng sanh, trong đó nếu ai thành tâm yin chắc rằng muốn sanh về nước tôi, tức là Tây Phương cực lạc thế giới, chỉ cần đem tất cả công đức tu hành hồi hướng cầu xin về nước tôi nhất định sẽ thành công mãn nguyện. Hạnh nguyện của Đức Phật A di đà đã được cộng đồng xem như là hiện thân về sự cứu giúp cho nên xem Bà như là “ Thần Mặt Trời sai Nàng xuống trần gian” hầu gởi gắm moot tư tưởng cứu độ – trợ giúp của một tinh thần xuất thế. Từ những câu 4 đến câu 81 thật sự đã toát lên tinh thần Phật giáo trên ngôn ngữ mô tả những ẩn ý của câu chuỵên Thiền quán và tính chất buôn xã trên một không gian – thời gian hết sức độc đáo. Để hưởng thụ phương pháp này không gì khác hơn là phải thưởng thức bằng tính chất nguyên bản, chất chứa đầy Thiền vị trong giọng ngâm Ariya (truyện thơ) của các lão nghệ nhân Chăm. Để khẳng định tính chất này trong câu kết thứ 82 “ Mưng Dowh Di Hagou Ngak Ka Bwol – Tâm Nàng tỉnh thức điều lành giúp dân” tính chất giác ngọ chứng thành đạo quả khi trải quan việc thiền quán của Bà thật thụ đã ban đến cho dân làng những hy vọng lớn lao và tôn kính.

Tóm lại: Từ truyên thuyết cho đến sử ca mà người Chăm Ninh Thuận đề cập đến Bà, cho chúng ta thấy rằng Bà là đại diện Ni giới Phật giáo Chămpa cuối cùng được cộng đồng người Chăm còn tôn thờ đồng thời theo quan niệm chung đã xem như là một vị thần chính thống của cộng đồng, nhưng thông qua sử ca đề cập đến thời gian tu tập chúng ta lại thấy tuy Phật không còn tồn tại trong giai đoạn của Bà nhưng tinh thần Phật giáo đã được các thức giả vẫn bảo lưu gìn giữ rồi kết tinh thành bản sử ca mang đậm tính chất của ngôn ngữ Phật giáo với cộng đồng người Chăm trong giai đoạn cuối cùng này.

Phiên âm :

NAI TANG YA BIA TAPAH

1. Alwah Crauk ka nai Brai tal

2. RiBâu Bwơl Nugar pok khway paya Nai

3. Đa Ka Nưgar dwio sak

4. Patau aditiak Nai mưng rai

5. Nai Klak paley Nai mai

6. Đwa gaun parai dwah cowh tapah

7. Crok din ripan lâu lâu

8. Nai ôh likâu dwah cơk tapah

9. Crok din tamư dwa gah

10. Nai ôh tapah dwah cơk tapah

11. U rang nau tapah Bwol Ba

12. Tha trey Jata Kanâu Klơn nai tapah

13. U rang nau tapah Bwol lâu

14. Tha trey Kanâu Klơn nai tapah

15. Mưyom Nai hunit ginrơh

16. Nai Rwah tanơn Boh cơk Palin

17. Nao dok tha trey nai hamit

18. Bok cơk Palin lilek tanah

19. Alwah Crauk Ka nai Brak tal

20. Krơp Nưgar pok khway limah

21. Huăp ia harey glơh kiah

22. Nai khein likah mong jawa riyok

23. Amek thong amư đun rowl

24. Pakran Nưgar Ka gaun naBi

25. Thang prong Nai dak dok

26. Nai Rwah danok Bok cơk BiSa

27. Gail war Tanhrak ala

28. Gail răm BiSa Bok cơk mưng yâu

29. Nai dok tapah They Thâu

30. Ka ing Thong pajâu lac nai tapah

31. Ka ing Thong pa yaau dwa gah

32. Ô Kơl nai dang ligah rup nai sunit

33. Nai dok tapak tok thit

34. Tapak tok sunit Băng Blăng mưng nâu

35. Nai pajương di kayâu

36. Cơk prong di tau glai răm di BiSa

37. Nai dok the trey nai jwa

38. Ta wwaw thong jata klơn pamưng yok

39. Ô kal nai tapah thauh

40. Đwa gawn patau mai suan Nưgar

41. Ô kal nai tapah thauh Ô

42. Đwa gaun pô Ka Bwol liwak

43. Cơk prong tali Biđan

44. Bwol poh libăng ka nai likâu

45. Da Crok Cơk dak Bitâu

46. Dak pa mưng yaau mong nai Rikit

47. Rikì thong Riki tha tian

48. Dwa năn tha wan atey sa ai

49. Amek thong amư taip mai

50. Klău aicey srai taBiak mưng in

51. Nai Biđan Klao nhi

52. Mong nai mưng in di krưh riyak

53. Ia poh danac aran

54. Thit nai riđan nai dok mưng in

55. Wat ia harey glơn nhi

56. Nai dok mưng in tom jawa riyak

57. Binan yawa riyak Blan Blan

58. Nai doh di jaban mong jawa riyak

59. Binan yawa riyak lâu lâu

60. Nao dok likâu mong di yawa riyak

61. Binan jaya riyak ul ul

62. Nai tok tăk năn mong yawa riyak

63. Hăup ia harey Biên ni

64. Hađơn mưng nhi riyak rathrok

65. Riyak tathrot nai thrơt

66. Nai Khin talơn dom yawa riyak

67. Khar haluh mưng ran jih piah

68. Binan yawa riyak nai Brak mưng in

69. Khar haluh mưng ran jih Bhing

70. Nai Binan dom yawa riyak

71. Khar haluh mưng ran jih chuk

72. Nai thin Blak tom yawa riyak

73. Tanhrak Blong hala nai đun

74. Nai khin mưng in tom yawa riyak

75. Hala cih tanhrrak nai Ba

76. Jan di adhwa nai khin mưng liêng

77. Nai nau mưng in sơh

78. Hachar dê di thrơh taip nai mưng rai

79. Nai dok mưng in dak wan

80. Bwol eu padong di rim harey

81. Di rim harey Bwol eu

82. Mưng dơn di hagow nghak Dhak ka Bwol

(Phiên âm và dịch từ tư liệu sách cổ củ Bá Văn Có – thôn Như Bình – Ninh Thuận)

Từ vựng:

- Bwơl :thần dân

- Khwai : phủ phục

- Patrai :thái thịt (thời vận)

- Binan : rừng rậm

- Hâu hâu :hớn hở, tươi vui

- klơn :theo

- grinrak :đầy bụng, đầy

- kiah :ngang bằng

- đung ran : cưu mang

- pakrong Nưgar : ka gaun nư bi

(sau khôn lớn ) trị nước theo lệnh ngài

- Pakran : trị nước

- Tok thik : nhờ ảnh hưởng

- Bi Đan : ngủ (nằm) , nhìn

- aran : tiếng sâm biển

DỊCH NGHĨA :

NAI TANG YA BIA TAPAH

1. Tìm khắp chốn mới thấy Nàng

2. Hàng ngàn dân chúng phủ phục suy tôn

3. E rằng đất nước lâm nguy

4. Thần Mặt Trời sai nàng xuống trần gian

5. Nàng bỏ làng sớm ra đi

6. Thế thời, thời vận nàng tìm núi tu

7. Sông sâu rừng lá sum sê

8. Nàng không tu lại đi tìm núi cao

9. Sông sâu đường rẽ lối hai

10. Nàng không tu lại tìm đồi cao rừng dày

11. Người ta đi tu có dân theo

12. Nàng đi tu chỉ một mình Jata (*)

13. Người ta tu dân hớn hở

14. Nàng đi tu vắng vẻ chỉ một bồ câu

15. Nàng đã từ lâu định sẳn

16. Lần tìm đến đó thấy núi Palin

17. Nàng ở một mình lắng nghe

18. Thấy núi Palin rơi xuống nơi đây

19. Tìm kiếm khắp nơi thấy nàng

20. Khắp xứ sở kính hiền dâng phủ phục

21. Mặt trời phủ bóng chiều tà

22. Nàng nhìn sóng biển nhấp nhô dập dềnh

23. Công lao cha mẹ cưu mang

24. Tuân theo lệnh thần lớn lên trị nước

25. Nhà cao nàng cất để ở

26. Chọn đất tu thấy núi cao rừng già

27. Nàng bỏ quên túi đựng trầu

28. Rừng sâu mới thấy núi non chập chùng

29. Nàng đi tu chẳng ai biết

30. Thầy bóng, Bà bóng nói rằng đi tu

31. Thầy bóng, Bà bóng cả hai

32. Chẳng biết Nàng đang lặng mình luyện phép

33. Nàng ngồi luyện phép tu hành

34. Ưùng linh hiệu nghiệm phép bùa thần thông

35. Nàng sinh ra từ gỗ cây

36. Núi cao đá lớn rừng sâu chập chùng

37. Nàng ngồi một mình vắng vẻ

38. Nhờ con chim ti hú Jata mới vui

39. Nàng đi tu không khó

40. Thừa lệnh, nàng xuống phò vua giúp nước

41. Nàng đi tu không khó

42. Thừa lệnh, thần giúp nước cho dân thương

43. Núi cao đá sắp chồng chồng

44. Thần dân gõ cữa cho nàng cầu xin

45. Núi cao đá tận ở rừng sâu

46. Chấp cây đứng ngắm nhìn nàng Rikit

47. Rikì ,Rikit (*) cùng mẹ cùng cha

48. Hai chị em như hsai giọt nước

49. Rikì ,Rikít mẹ cha xua đến

50. Ba chị emm cùng vui chơi hớn hở

51. Nàng nằm cười khucs khích

52. Nhìn nàng chơi với sóng biển bao la

53. Dập dềnh tiếng sóng vỗ bờ

54. Nàng vẫn nằm yên, say với sóng nước

55. Mặt trời ngã bóng sang chiều

56. Nàng vẫn còn mãi mê nơi sóng biển

57. Sóng biển vỗ tung trắng xoá

58. Nàng ngửa mình trên tấm ván nhìn sang

59. Từng cơn sóng vỗ ào ào

60. Nàng ngồi ngắm mãi từng cơn sóng trào

61. Tiếng sóng bỉên vỗ rì rào

62. Nàng ngồi ở đó mãi mê ngắm nhìn

63. Nhớ những lúc chiều xa vắng

64. Ngồi một mình lại nghe từng cơn sóng

65. Tiếng sóng xô nàng thoả thích

66. Không sao nở bỏ từng cơn sóng dềnh

67. Khăn Nàng dệt bằng vải trắng

68. Trắng xoá như cơn sóng Nàng chạy ra

69. Khăn Nàng dệt bằng chỉ đỏ

70. như nghe sóng bỉên vỗ tung trắng bờ

71. khăn Nàng dệt bằng chỉ đen

72. Nàng không quên từng con sóng vỗ

73. Trầu nàng tem Nàng gói mang theo

74. Cùng đi thưởng thức từng cơn sóng về

75. Trầu tem Nàng gói mang đi

76. Nửa đường dứt bỏ về nơi sóng gần

77. Nàng đi chơi cho thả thích

78. Chớ quên luyện phép thần thông giúp đời

79. Nàng đi chơi suốt ngày

80. Thần dân kêu cứu mỗi ngày lâm nguy

81. Ngày mọi ngày dân kêu cứu

82. Tâm nàng tỉnh thức đều lành giúp dân

Trượng Văn Món

(phiên âm và dịch nghĩa)

Rikì, Rikit. Tên riêng của người thị giả Pô-Nai

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]