- Chương 01: Tổng Tự
- Chương 02: Phiên dịch kinh điển về Di-đà và tín ngưỡng Tịnh độ thời kỳ đầu
- Chương 03: Kết liên xã niệm Phật và tư tưởng Huệ Viễn ở Lô Sơn
- Chương 04: Phiên dịch kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ và nghi ngờ kinh ngụy tạo
- Chương 05: Truyền bá Tịnh độ giáo ở phương Nam
- Chương 06: Truyền bá Tịnh độ giáo ở phương Bắc
- Chương 07: Thuyết bản nguyện tha lực của Đàm Loan
- Chương 08: Luận điểm về Tịnh độ của Tịnh Ảnh Huệ Viễn và thuyết cửu phẩm giai vị
- Chương 09: Luận điểm về Tịnh độ của Thiên Thai Trí Khải và Thường hành tam-muội
- Chương 10: Tịnh độ luận và Sinh nhân thuyết của Cát Tạng
LỊCH SỬ GIÁO LÍ TỊNH ĐỘ TRUNG QUỐC
Tác giả: Vọng Nguyệt Tín Hanh
Hán dịch: Thích Ấn Hải
Hiệu đính: Định Huệ
Việt dịch: Giới Niệm
MỤC LỤC
TỰA
CHƯƠNG I: TỔNG TỰ
CHƯƠNG II: PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN VỀ DI-ĐÀ VÀ TÍN NGƯỠNG TỊNH ĐỘ THỜI KỲ ĐẦU
- Tiết 1: Truyền dịch kinh Bát-chu tam-muội
- Tiết 2: Phiên dịch kinh Đại A-di-đà và kinh Bình đẳng giác
- Tiết 3: Tín ngưỡng tịnh độ thời kỳ đầu
CHƯƠNG III: KẾT LIÊN XÃ NIỆM PHẬT VÀ TƯ TƯỞNG HUỆ VIỄN Ở LÔ SƠN
- Tiết 1: Sự tích ngài Huệ Viễn
- Tiết 2: Tư tưởng niệm Phật của Huệ Viễn
- Tiết 3: Kết chúng của Liên xã và môn hạ của Huệ Viễn
CHƯƠNG IV: PHIÊN DỊCH KINH A-DI-ĐÀ, KINH VÔ LƯỢNG THỌ VÀ NGHI NGỜ KINH NGỤY TẠO
- Tiết 1: Phiên dịch kinh A-di-đà
- Tiết 2: Phiên dịch kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ
- Tiết 3: Các kinh nghi ngụy có liên quan đến Phật A-di-đà
CHƯƠNG V: TRUYỀN BÁ TỊNH ĐỘ GIÁO Ở PHƯƠNG NAM
- Tiết 1: Những nơi các môn hạ của Huệ Viễn truyền đạo
- Tiết 2: Tín ngưỡng Tịnh Độ trong thời Tề, Lương
- Tiết 3: Tạo lập tượng Phật A-di-đà
CHƯƠNG VI: TRUYỀN BÁ TỊNH ĐỘ GIÁO Ở PHƯƠNG BẮC
- Tiết 1: Tạo tượng và tín ngưỡng Di-đà thời đại Bắc Ngụy
- Tiết 2: Bồ-đề-lưu-chi và sáu vị đại đức của Tịnh Độ
- Tiết 3: Quy tín Tịnh Độ của các ngài Huệ Quang v.v…
CHƯƠNG VII: THUYẾT BẢN NGUYỆN THA LỰC CỦA ĐÀM LOAN
- Tiết 1: Sự tích và trứ tác của Đàm Loan
- Tiết 2: Nói về đạo khó hành và đạo dễ hành
- Tiết 3: Thuyết bản nguyện tha lực
- Tiết 4: Nói về Ngũ niệm môn
- Tiết 5: Luận về tịnh độ Di-đà
CHƯƠNG VIII. LUẬN ĐIỂM VỀ TỊNH ĐỘ CỦA TỊNH ẢNH HUỆ VIỄN
- Tiết 1: Sự tích của ngài Huệ Viễn
- Tiết 2: Phân loại Tịnh Độ
- Tiết 3. Phán định về tịnh độ Di-đà
- Tiết 4: Nhân sinh về tịnh độ và giai vị của chín phẩm vãng sinh
CHƯƠNG IX: LUẬN ĐIỂM VỀ TỊNH ĐỘ CỦA THIÊN THAI TRÍ KHẢI
- Tiết 1: Sự tích và trứ tác của Trí Khải
- Tiết 2: Phân loại tịnh độ và phán định tịnh độ Di-đà
- Tiết 3: Thuyết Thường hành tam-muội
CHƯƠNG X: TỊNH ĐỘ LUẬN VÀ SINH NHÂN THUYẾT CỦA CÁT TẠNG
- Tiết 1: Sự tích ngài Cát Tạng
- Tiết 2: Phân loại Tịnh Độ
- Tiết 3: Phán định về Tịnh độ Di-đà
- Tiết 4: Sinh nhân tịnh độ và giai vị của người vãng sinh chín phẩm
TỰA
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay, các sự kiện lịch sử tôn giáo đã phát sinh thực ra nhiều vô lượng vô số. Nếu muốn điều tra nghiên cứu từng sự kiện một thì gần như là việc ngoài khả năng, bất luận sự biên soạn về bộ môn lịch sử nào cũng chẳng phải là việc dễ. Nay khi biên soạn quyển sách này, tôi cố gắng tập hợp những tư liệu liên quan đến lịch sử cũng như trình bày về giáo nghĩa, tôi cũng dốc hết khả năng của mình, hầu mong những điều trình bày có mối liên quan mạch lạc trước sau.
Sau cùng, khi tôi đối chiếu sửa chữa, phát hiện vẫn còn có nhiều chỗ cần phải chỉnh lý. Thật vô cùng đáng sợ và hổ thẹn! Tôi thiết tha mong đợi các bậc hiền triết khắp nơi vui lòng góp ý.
Sự in ấn và phát hành của bộ sách này phần nhiều nhờ sự trợ giúp của các vị Kim Sơn Chính Hảo, Chư Hộ Tố Thuần, Hương Nguyệt Thừa Quang, Điền Trung Châu Quang, Thạch Điền Điển Định, Bảo Điền Chính Đạo, Đằng Đường Cung Tuấn. Đối với các vị, tôi vô cùng biết ơn sâu sắc.
Tháng 3 năm 1942, Vọng Nguyệt Tín Hanh kính ghi.
Source: tuvienhuequang