Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 07: Mê tín và chánh tín

07/11/202119:24(Xem: 6864)
Phần 07: Mê tín và chánh tín
phat thuyet phap

QUYỀN THỰC

THÁNH ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm


Phần VII

Mê tín và chánh tín


Mê tín (迷信) tức tin vào các tướng huyền hoặc, trái nghịch với thực tướng của vạn sự vạn vật. Thực tướng ấy là gì?. Thiên Thai Trí Giả nói: “nhất sắc nhất hương vô phi trung đạo” (一色一香無 非中道) nghĩa là một sắc một hương đều là Trung đạo. Lý thực tướng Trung đạo tiềm tàng trong hết thảy mọi vật, dù nhỏ nhặt như nhất sắc, nhất hương cũng có đủ bản thể của thực tướng Trung đạo.

Người mê tín thì trụ nơi mê tân tức bến mê, chánh báo và y báo tương hợp, chỉ cho ba cõi Dục giới, Sắc giới, và Vô Sắc giới cùng với lục đạo tức sáu đường của chúng sinh là Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Người, Trời, và A tu la. Vì không có chánh tín mà đọa lạc trong bến mê nên từ trong bến mê phải phá bỏ mê tín, phát khởi chánh tín.

Muốn đắc chánh giác thì trước hết phải tu học chánh giáo. Thánh đạo nếu được nhìn như con đường hóa hiện của thần tiên, thánh hiền, và ngay cả ma quỷ (quỷ Tử Mẫu và con là hai vị hộ pháp), nhằm vào mục đích hộ trì chánh pháp, giúp đỡ chúng sinh cả hai mặt thân và tâm, tạo những thuận (hoặc nghịch) duyên khiến chúng sinh quy tâm về nẻo thiện, dù là Tiệm giáo hay Đốn giáo, thì Thánh đạo là chánh giáo.

Tôn (宗) là tôn quý, giáo (教) là giáo dục. Tôn giáo là nền tảng giáo dục tôn quý, cho nên người học Phật tôn xưng Đức Bổn Sư Thích Ca là một nhà đại giáo dục tôn quý. Như vậy Thánh đạo có nhắm vào mục tiêu giáo dục không? Người tín đồ khi có được sự kỳ ngộ với chư thiên, có thực sự tiếp thu được con đường tu học từ chư thiên không?. Người tín đồ có thực sự hiểu rõ tông chỉ của Thánh đạo không?.

Như vậy, vì sao Thánh đạo qua hình thức cơ bút, giáng đồng lại chưa có được chỗ đứng ngang hàng với các tôn giáo chính thống, thay vào đó, đôi khi còn bị miệt thị là đồng bóng, mê tín dị đoan. Từ thuở nhỏ tôi đã từng nghe những câu hát mỉa mai, ví von người thanh đồng như một loại ốc mượn hồn: “Ốc sên mày lên công chúa, mày múa tao coi, để tao may quần đen áo đỏ cho mày.”

Có người hỏi:

– Nói về cơ bút và giáng đồng, nếu chư vị đã có thần thông của bậc Thánh thì tại sao phải cần đến người thanh đồng làm trung gian?.

Xin đáp:

– Đây là do căn cơ thấp kém của chúng sinh cõi này không thể nhìn được sắc tướng của chư thiên. Ngược lại cũng vậy, xin nhắc lại một câu chuyện của ngài Khuy Cơ (632-682) và Ngài Đạo Tuyên (596-667). “Ngài Khuy Cơ nghe nói chư thần thường đến dâng ngài Đạo Tuyên thức ăn cõi Trời. Ngài Khuy Cơ đến chờ mãi mà không thấy chư thần xuất hiện để nếm thử mùi vị thức ăn cõi Trời ra sao, sau đó ra về. Hôm sau chư thần lại đến, ngài Đạo Tuyên trách, liền thưa rằng không phải thất hẹn mà vì hào quang của Bồ Tát sáng quá nên không thể vào.” Thí dụ: Khi một vị Thầy dạy học trò, vị Thầy ấy cũng tùy theo trình độ thuần thục hoặc non kém của học trò mà giảng giải. Nếu người học trò có một trình độ rất giới hạn về thế giới thì vị Thầy không thể bắt đầu bài học với tầm nhìn về nguyên tử, vũ trụ quan v.v… Thay vào đó, vị Thầy sẽ chỉ ra những hình ảnh cụ thể trước mắt như sông núi, đất đai. Một thí dụ khác: Thời đại ngày nay không ít người phủ nhận sự có mặt của loài Rồng, cho rằng có Rắn chứ không có Rồng, mặc dù Long Thọ Bồ Tát, kinh Hoa Nghiêm đã giảng về Rồng, trong Lục Tổ Đàn Kinh kể chuyện Lục Tổ hóa độ một con Rồng độc, cũng như rất nhiều pháp thoại về Rồng trong kinh điển Phật giáo. Lý do là vì con người chưa tận mắt thấy Rồng. Nếu một người đã từng thấy Rồng muốn miêu tả hình dáng của loài Rồng mà người ấy đã thấy thì phải tạm dùng ngôn ngữ, văn tự, và hình vẽ của thế gian. Người thanh đồng trung gian tượng trưng cho ngôn ngữ, văn tự, hình vẽ loại này. Ngày xưa, người cầu đạo đã từng nhận được thông điệp từ một cây bút tự động viết trên cát gọi là phù ky. Hình thức giáng cơ này ngày nay hầu như không còn nữa.

Cũng vậy, Ấn Quang Đại Sư nói:

“Xưa Khổng Tử không gặp minh quân chánh lệnh
Chẳng thể khiến cho thiên hạ bình an
Đó là do nghiệp lực của muôn dân
Không can hệ chi đến trí tài Khổng Tử.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

Một câu hỏi khác:

– Làm sao tôi biết được là ma hiện hay thánh hiện? Những tập gọi là kinh giảng cũng quá nhiều, biết đâu là thật đâu là giả?

Xin đáp:

– Tài, sắc, danh, thực, thùy, ngũ giới và thập thiện là tấm kính chiếu yêu Đức Phật đã ban cho bạn. Bạn có thể dùng để chiếu soi chính mình và chiếu soi kẻ khác.

Gần đây, các hình thức hầu đồng được Unesco công nhận có một giá trị riêng. Chữ Unesco viết tắt của từ United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, có nghĩa là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích “thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo”. Tôi rất dè dặt không dùng hai chữ Thánh Đạo khi nói đến Unesco bởi vì tôi không chắc chắn rằng các người trong cơ quan này đã từng có mối cảm ứng đạo giao với chư thiên hoặc đã từng đối diện với bất cứ người thanh đồng chân chính nào chăng khi đưa ra quyết nghị trên. Nếu chưa từng có, thì cái nhìn của cơ quan này vẫn chỉ là lời khen tặng về những sắc thái đẹp đẽ của một nền văn hóa qua bộ điệu và cách trang phục của thanh đồng. Đây là một điều đáng khích lệ trên bề mặt của văn hóa nói chung, tuy nhiên, cái huyền nghĩa của Thánh đạo không phải ở chỗ này. Nếu chỉ vì một lời công nhận của Unesco mà am đền mọc lên như nấm, thậm chí có người dùng những trang phục giống như chư thiên để phô diễn trên sân khấu vì nghĩ rằng mình đang biểu diễn nét đẹp của văn hóa thì đây là điều không nên làm. Vì sao? Một trong những cái học thâm hậu của người xưa là Lễ Nhạc. Trong Nhạc phải có Lễ. Người xưa nói người quân tử ở trong chánh trị mà làm nhân nghĩa, không nên chia chánh trị và nhân nghĩa làm hai đường khác biệt. Cũng vậy, trong Nhạc mà giữ Lễ, không nên chia Nhạc và Lễ làm hai, huống chi cái Lễ này không phải là lễ nghi thường tình của người thế gian đối đãi với nhau mà là giữ Lễ với Thánh Tiên. Chư thiên vì giáo hóa chúng sinh mà cảm ứng, không khi nào bỗng dưng vô cớ mà ứng hiện, chư thiên cũng không phải diễn viên, nay cớ sao lại giả dạng chư thiên mà lên sân khấu?.

Xin trích dẫn những đoạn trong tập Lời Vàng, là bản dịch tập Gia Ngôn Lục và các bài pháp của Ấn Quang Đại Sư là một cao tăng đương thời:

“Không thành kính thì như bày tuồng hát Phật
Lợi chẳng bao nhiêu mà tạo nghiệp khó lường.”

Một câu hỏi khác:

– Nếu chư vị có thần lực thì nên hiện thân. Không hiện thân thì e rằng không có thần lực.

Xin đáp:

– E rằng chư vị đã bao phen thị hiện trước mắt bạn mà bạn không nhìn ra. Đối diện Quán Âm mà chẳng biết Quán Âm là những câu chuyện thường được kể trong Phật giáo. Kinh nói chỉ là nước nhưng loài quỷ, con người, chư thiên nhìn khác nhau. Chư thiên có cùng một loại bát báu đựng thực phẩm nhưng tùy theo phước hạnh mà màu sắc và mùi vị thực phẩm có khác nhau.

Đại Kinh quyển thứ sáu, Phật nói:

“Này người thiện nam! Như trong rừng rất nhiều cây Ca La Ca, nhưng chỉ có một cây Trấn Đầu Ca. Hai loại quả rất giống nhau rất khó phân biệt. Khi quả chín rụng có một người nữ nhặt lấy tất cả quả dưới đất nhưng chỉ có một phần là quả Trấn Đầu Ca, quả Ca La Ca thì có đến chín phần. Người nữ này không biết nên mang ra chợ bán, người mua quả Ca La Ca ăn rồi mất mạng. Có người trí hỏi người nữ này: Bà ở nơi nào có được quả này? Người nữ trả lời rằng: Ở trong rừng kia nhặt được quả này. Mọi người nghe rồi liền nói: Nơi ấy quả thật có vô số cây Ca La Ca, chỉ có một cây Trấn Đầu Ca. Mọi người nghe biết rồi mang vất đi”.

Về Lý đạo, câu chuyện này đòi hỏi sự cẩn trọng đối với huyền nghĩa của giáo lý. Thánh đạo là một tín ngưỡng có giáo lý như bất cứ tôn giáo nào khác. Ngoài ra còn có những bài chầu văn đa số tán tụng đức hạnh của chư thiên. Vì đây là những bài văn tán nên mang nhiều sắc thái tùy theo kiến thức và đức hạnh tu tập của người biên soạn nên cao thấp, hay dỡ khác nhau. Mặc dù những bài văn tán này không phải là giáo lý nhưng người biên soạn cũng cần phải thanh tịnh thân tâm để viết bài văn dựa trên lý đạo hơn là trên tình cảm. Rất tiếc có nhiều bài văn tán quá ướt át, đầy tình cảm, không thích hợp với sự uy nghiêm của một tôn giáo và thánh hạnh của chư thiên. Người viết cần xem lại các bài kinh tán Phật để thấy sự tôn nghiêm của văn tự. Người hát chầu văn cũng nên hiểu rõ ý nghĩa bài văn mình đang hát. Đây chính là phần giới luật và lễ nghi, là điểm còn rất nhiều chỗ cần nên lưu ý. Bất cứ bài chầu văn nào không chuyên tải được căn bản giáo lý chân chánh thì không nên được phép lưu hành trong nhân gian.

Nhận xét về hình thức sinh hoạt của một số tín đồ Thánh đạo hiện nay.

1/. Thứ nhất là việc cúng tế. Ý nghĩa chân chánh của việc cúng tế là hiến dâng tấm lòng thanh tịnh hành trì của người tín đồ nên thường lấy hương hoa làm biểu tượng. Hiện nay sự cúng tế nơi các đền điện rất tùy nghi, chưa theo một giới luật thống nhất. Tại Trung quốc cũng như tại một số vùng tại Việt Nam vẫn còn giữ hủ tục tế sống trâu bò, hẳn rằng không phải từ Thánh giáo nhưng cũng xin đưa ra đây để suy nghiệm:

“Lại có kẻ bày ra trò cúng tế
Giết trâu bò làm lễ tạ thần linh
Dùng dây gai trói con vật giữa sân đình
Tiếng trống nổi dập dồn như quỷ khóc
Búa lớn đập đầu, dao đâm vào họng
Máu phun thành vòi nhuộm đỏ sân chầu
Tiếng rống lạnh người, tiếng xướng họa lao nhao
Sì sụp lạy, thần linh đâu chẳng đến
Áo khăn đỏ tươi, hương hoa, đèn nến
Cảnh tượng lạnh lùng, người vật đỏ như nhau
Con vật thí thân kia, nào ai có biết đâu
Chính là kẻ xưa kia sì sụp lạy
Xưa giết vật, nay vật làm người giết lại
Là kẻ đặt bày việc cúng tế bất nhân
Nếu là thần linh, tâm chất chứa đức ân
Há dung thứ loại tồi phong, bại tục
Dùng tục lệ để dối lừa thần thánh
Miệng mình ăn mà dám nói thần ăn
Quả báo kia bao kiếp thú mượn thân
Người thành thú, thú thành người, đổi chữ.
Cũng như vậy,
Các miếu đền thờ anh hùng, thánh nữ
Nên giữ trang nghiêm, tránh ô uế hôi tanh
Kẻ ngu si xào nấu sinh mạng chúng sanh
Mang lên bày biện trên bàn thờ chư thánh
Con mắt đầu heo luộc như âm thầm oán trách
Bên cạnh bốn chân lủng lẳng đã đứt lìa
Sao không lo ngày thân mình đổi chỗ heo kia
Lòng tham tài lộc biến ra lòng ác thú.
Bởi chủ đền tham lam không thấy đủ
Mượn danh thánh thần làm kế sinh nhai
Tiếng kêu đau thương của con vật động thiên đài
Nếu cúng thịt chúng sinh mà được phước
Thì phước đó do yêu tà ban thưởng
Như ma con lo lót tế ma cha
Đến một ngày nhân quả hiện trong nhà
Thì thử hỏi tài lộc nào cứu được?”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

Theo lời văn trên, tôi xin đề nghị:

– bãi bỏ tất cả các thực phẩm cúng tế bằng sinh mạng chúng sinh như cầm thú. Thực phẩm cúng tế chỉ là các thức chay, hoa quả, rau trái, nước lã, nước trái cây.

– bãi bỏ tất cả các thực phẩm cúng tế như thuốc hút, ruợu, và các chất có khả năng làm thần trí tín đồ mê muội, thân thể bất tịnh. Nhất là thuốc lá đã bị thế giới nhìn là một chất độc hại, khói thuốc khiến lá phổi người hút thuốc nám đen, biết bao nhiêu mẹ hiền, vợ thảo lo rầu vì chồng con mình không bỏ được thuốc hút. Nay lại mang thuốc hút dâng lên “thánh thần” ư?.

“Muốn nhập Phật cảnh nên nương Phật lực
Câu Di Đà rúng động bọn ma quân
Há chẳng hơn tự cậy lực oai hùng
Gặp ma chẳng biết, lại cùng ma đắc ý.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

2/. Thứ hai đề nghị người thủ đền và thanh đồng phải là người trường chay. Trừ phi không phải là người cầu đạo, người đã thực tâm muốn cầu đạo thì phải chứng tỏ đã buông bỏ được ít nhất là miếng ăn mình ưa thích.

Kinh Hoa Nghiêm nói,

“Bổn Tâm, Phật, Chúng Sinh, cả ba không sai khác”.
Hãy lắng nghe tiếng rống đớn đau trong lò mổ giữa đêm khuya
Thì phải biết rằng nạn binh đao, máu lửa, chiến tranh kia
Từ nghiệp sát bao đời đà tích lũy
Muốn thế giới an bình, thời thời thịnh trị
Hãy bỏ thói quen ăn xương thịt, cốt tủy, nấu, hầm.
Nếu có người hỏi rằng,
“Sao không lo cho người, bận chi đến thú cầm?”
Thì phải biết,
Đó chính thật là lo cho người vậy!
Tránh giết hại thì chẳng bị người giết hại
Không bị nạn quỷ thần, đạo tặc, oan ương
Không giết chúng sinh, bồi đắp tình thương
Tình thương đó chính là tình đồng loại
Lại có người bảo rằng,
“Loài vật vô số, phóng sinh vài mươi con có gì đáng nói?”
Phải biết rằng lý sự hỗ tương nhau
Tâm từ ban bố sự sống dài lâu
Vật cảm nhận một nguồn ân vô úy
Lục độ vạn hạnh, hành vô úy thí
Huân tập từ bi trong mỗi chuyện cỏn con
Vun bồi phước tuệ đến chỗ vẹn toàn
Như dạy trẻ từ thuở còn la lết
Người ăn thịt là người ăn nỗi chết
Ăn nỗi kinh hoàng, sợ hãi của chúng sinh
Thấm vào xương da, máu thịt của chính mình
Theo hơi hám thở ra mùi oán khí
Nay nương phước xưa, sinh làm người tài trí
Nên cảm cùng trời cái đức hiếu sinh
Chớ nên làm người bán rẽ tánh linh
Phước cùng tận, theo nghiệp thay đầu, đổi mặt
Người ăn thịt cưu mang nhiều bệnh tật
Cả thân tâm ô nhiễm khí tối đen
Ăn thịt, ăn rau, đều bởi thói quen
Biết nhìn lại thì sinh lòng hổ thẹn
Nghiệp thiện ác thọ thân người, thân thú
Có xương da thì biết nỗi đớn đau
Thay hình, đổi mặt, vô số kiếp hẳn quên nhau
Lại giết hại, đoạn tuyệt dòng giống Phật.”

(Trích tập Lời Vàng, Ấn Quang Đại Sư, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch)

3/. Thứ ba là giáo hội: Đề nghị nên thường xuyên tổ chức các lớp học quy mô về giáo lý, chú trọng vào sự giúp ích người tín đồ trong việc tu tập và trì giới. Người trong giáo hội nên thường xuyên gặp gỡ các thanh đồng, thử thách sự hành đạo chân chính hoặc không chân chính. Trong bất cứ tôn giáo nào cũng có bộ mặt gian trá của những hạng người gian trá, dù là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Thánh giáo v.v… với những tin tức hằng ngày đã tích tập thành sự kiện lịch sử.

4/. Thứ tư là trang phục: Đề nghị bãi bỏ các lối ăn mặc tùy tiện của các tín đồ hành lễ, họ phải mặc pháp phục thanh nhã được quy định.

5/. Thứ năm là chầu hầu: Sự thanh tịnh và cung kính trong lúc chầu hầu qua thân khẩu ý của tất cả những người chung quanh. Đề nghị tín đồ nên giữ một khoảng cách giữa người thanh đồng và tín đồ, nên ngồi nghiêm trang theo thứ lớp ngay ngắn. Không nên kéo khăn sửa áo của người thanh đồng trong lúc người ấy đang làm lễ.

6/. Thứ sáu là tịnh tu: Đề nghị gia tăng việc tịnh tu ba nghiệp thân khẩu ý nơi yên tịnh, tổ chức các buổi tỉnh tọa ngay trong đền phủ, giảm thiểu tất cả các sinh hoạt bơi thuyền, rước kiệu tấp nập bên ngoài dù là trong các ngày vía lễ. Sự dâng hiến thành kính nhất trong các ngày vía là giới tâm, định tâm, và tuệ tâm. Nếu chỉ vì bận rộn với chuyện luộc gà vịt, mang đến đền phủ bày la liệt trên bàn thờ thì chắc chắn đây không phải là sự cúng dường chư thiên chờ đợi nhận lãnh, mà chính mình lại tạo thêm nghiệp. Người tín đồ phải thường phản tỉnh tự hỏi tâm mình tin tưởng vào điều gì. Tâm mình là tâm cầu lợi dưỡng hoặc là tâm cầu đạo. Làm thế nào để dâng hiến tín tâm một cách chính đáng?.

7/. Thứ bảy là lá cờ: Đề nghị duy trì một lá cờ đồng nhất được treo trong tất cả đền phủ.

Những đề nghị trên chỉ là những điều cơ bản nhằm vào việc duy trì một nền đạo tự ngàn xưa. Thiên tiên vốn bất sinh nhưng Thánh đạo có bất diệt hay không là tùy thuộc vào đường lối tu hành của người hành đạo.

Người xưa nói: “Tận thiên chức tuần thiên lý”. Chức phận Trời trao phải làm cho hết sức. Chân lý Trời phú y theo không sai.

 

………HẾT………

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Nữ cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm, sinh năm 1952 tại Nha Trang.

Theo học Triết học Đông Phương tại Đại học Văn Khoa, Saigon 1971-1975.

Định cư tại tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ từ 1975 đến nay (2014), theo học Triết học Tây Phương tại Đại học Florida 1975-1979.

Học Phật pháp và cung kính chư Phật từ thuở còn rất nhỏ tuổi, nhưng chỉ bắt đầu trường chay vào năm 40 tuổi.

Bắt đầu dịch các tiểu luận về Pháp Hoa Tông như Luận về Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Maha Chỉ Quán, Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông, Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Thiền và Chỉ Quán v.v… từ năm 2003.

Thi hóa toàn bộ kinh Pháp Hoa (dưới thể thơ 8 chữ, 3340 câu, các nghệ sĩ tại Saigon diễn ngâm vào MP3), và những thi phẩm khác như Nhập Pháp Giới, Bát Nhã Ca, Mở Cửa Mặt Trời, dịch kinh Địa Tạng dưới thể thơ 8 chữ, dịch bài Văn Tế Thiên Thai Trí Giả của đại sư Tuân Thức, dịch 554 bài kệ HT Tuyên Hóa viết cho 554 câu chú Lăng Nghiêm, dịch 42 bài kệ HT Tuyên Hóa viết cho Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, dịch 84 bài kệ HT Tuyên Hóa viết cho chú Đại Bi, dịch toàn bộ 379 bài kệ và 379 bài tán HT Tuyên Hóa viết cho Phật Tổ Đạo Ảnh (đổi tên là Đường Phật Đi)…. kể từ năm 2007 trở về sau.

Ngoài các sách đã ấn hành tại nxb Phương Đông, bài vỡ và các phần diễn đọc được ghi âm đăng trong thuvienhoasen.org, rongmotamhon.com, tangthuphathoc.net, quangduc.com

Thư từ liên lạc: tuhoanhattuetam@gmail.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 6442)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
02/08/2012(Xem: 14107)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28364)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/03/2012(Xem: 9316)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
04/03/2012(Xem: 46164)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
15/02/2012(Xem: 4148)
Từ khi Phật giáo vươn đến biên thùy Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX, nữ giới đã là một phần của sự truyền đạt Phật Pháp như sinh viên, người dân, giáo viên, nữ tu, các học giả, nghệ sĩ và các nhà hoạt động. Nữ giới từ một lực lượng lớn của nhiều sắc tộc và các ngành nghề tiếp tục định hướng cho bộ mặt của Phật giáo tại Hoa kỳ-như những phụ nữ đã gặp được Phật pháp trong Phong trào phụ nữ vào những năm 1960 cho đến những phụ nữ có chức sắc sáng lập nhiều ngôi chùa cho cộng đồng nhập cư, nữ giới trẻ xử dụng Phật giáo và nghệ thuật như một công cụ thay đổi thế giới, và nữ giới tạo ra một không gian Phật giáo trong các trường cao đẳng và đại học… Rita Gross-một học giả Phật giáo cẩn thận ghi nhận rằng những kinh nghiệm của nữ giới Phật giáo tại Hoa kỳ thì quy mô và đa dạng.
26/01/2012(Xem: 10984)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
18/01/2012(Xem: 3284)
Bình đẳng giới tính(sexual equality) và nữ quyền thuộc về những vấn đề quan trọng nhất của thờiđại mới. Trong đa số các nền văn hóa (không cứ là văn hóa Đông phương) giới chịucác bất công trong những bất bình đẳng về giới tính thường là nữ giới. Do đótranh đấu về bình đẳng giới tính thường là đồng nghĩa với tranh đấu cho nữquyền... Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
06/11/2011(Xem: 3221)
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 bổn Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm 1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền tại Mexico. Hội nghị đầu tiên về Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995, Liên hiệp quốc tổ chức Đại Hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung hoa. Hội nghị kết hợp 185 quốc gia, gồm 4000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người đàn bà.
15/10/2011(Xem: 3504)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567