Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Thiên Nhơn Trí Kính (Đại nguyện thứ 37 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

12/06/202019:45(Xem: 17018)
37. Thiên Nhơn Trí Kính (Đại nguyện thứ 37 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Bạch Sư Phụ, bài giảng hôm nay “Đại nguyện thứ 37, Thiên Nhơn Trí Kính” của SP về suốt cuộc đời của Ngà Xá Lợi Phất từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến lúc sắp nhập diệt thật là kỳ diệu.

 

Bạch Sư Phụ lần đầu tiên con mới biết được lịch sử trọn vẹn của Ngài Xá Lợi Phất Con rất kính tín.

 

Con kính xin ghi sơ lược tiểu sử của Ngài để con nhập tâm.

 

Ngài đã là luận sư lúc còn trong thai mẹ, đã giúp mẹ luận thắng người cậu (Phạm Chí Trường Trảo, Câu Hy La)

 

Lúc 9 tuổi , Ngài đã được xem là thần đồng xứ Ma Kiệt Đà, làu thông 18 bộ kính Vệ Đà.

Lúc ở trong tăng đoàn của Đức Phật, có một vị phỉ báng Ngài , bị đọa vào địa ngục ngay, đó là tỳ kheo Kokalika , bị quả báo nhãn tiền.

 

Ngài phụ trách quản lý tăng đoàn trong mùa AN Cư, bị một tỳ kheo vu khống , nhưng Đức độ khiêm cung của Ngài làm cho vị nầy sám hối .

 

Đây là một bài học cho hàng đệ tử chúng con, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, tránh những lời nói khó nghe, tránh chỉ trích, vu khống người khác, vì quả báo sẽ rất khủng khiếp.

 

Con nhớ mãi lời này của sư phụ “Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”. nghĩa là, xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác”, sp đã nhắc lại lời cảnh cáo của Phạm Thiên Tudu:

 

“Con người được sinh ra

với chiếc búa trong miệng

Người ngu nói điều xấu

là tự chém vào mình

Ai khen người đáng chê

ai chê người đáng khen

đều chất chứa bất hạnh

do từ miệng tạo thành

và bởi bất hạnh ấy

nên không được an lạc

 

 

Cuối đời Ngài ,

- Ngài gặp chuyện buồn là Ngài Mục Kiều Liên bạn đồng tu với Ngài từ thời ban sơ bị ngoại đạo sát hại.

- Đức Phật báo tin sẽ nhập Niết Bàn,

Ngài xin Phật cho Ngài đi trước .

- Ngài về quê thăm mẹ,  Ngài độ cho mẹ bằng  , thị hiện bệnh , có Thiên Vương đến hầu Ngài,   Khiến mẹ Ngài phát lòng tin theo Phật

Và mẹ Ngài chứng quả Dự Lưu.

 

Trước khi Ngài nhập diệt.

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay con rất phấn khởi con đường của Phật.

 

Thần thông trên tất cả thần thông

Mà không phải là thần Thông

 

Mà là   Phật Tâm   Siêu Việt từ Chân Không Diệu Hữu của Tam Thiên Đại Thiên  Vũ Trụ Sum La Vạn Tượng .

 

Con thành tâm cung kính đảnh lễ tri ơn Ngài ra đời độ chúng sanh ở cõi Ta bà nầy, con rất hạnh phúc khi nghe bài giảng sáng nay. Con cảm ơn Sư Phụ.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)

 


TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 37, Thiên Nhơn Trí Kính


Người thường tu Phạm Hạnh ...
sẽ nhận được cung kính của Chư Thiên và loài người 
Đại nguyện thứ 37 : THIÊN NHƠN TRÍ KINH 


Hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. 
 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện thứ 37.
Kính đa tạ Thầy và tri ân với bài pháp tuyệt vời ...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH



 
Lại thêm phần  thưởng từ Đức Phật A Di Đà phát nguyện,  .
Chỉ là nhân gì quả đó ... đúng lẽ tự nhiên, 
Đa tạ Giảng Sư ...dẫn chứng từ kệ cú  riêng, 
Kính ghi lại ...
giúp hậu bối chiêm nghiệm trừ hiểm  nạn ! 


" Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ 
Trả hiện đời hay trả mai sau
Vay bao thì trả cũng bao
Xưa nay nhân quả luật nào nể ai ? 
       Hoặc 
Một lời thiện là kết quả ngọt ngào an lạc 
Sẽ chờ mình đâu đó thọ hưởng thôi ! 


Thêm từ đó trích vài câu từ bài Sám Quy Mạng,  
Được dịch Việt  từ Hán Văn của Sư Ông Làng Mai 
Ngầm nhắc rằng : Cổ Đức dạy chẳng hề sai , 
Và lời đại nguyện ba bảy là điều  tất yếu ! 


" Kiếp sau xin được làm người 
Sanh ra gặp pháp sống đời chân tu 
......... Sáu căn  ba nghiệp thuần hoà 
Không vương tục lụy theo Đà thế nhân 
Một lòng tấn đạo nghiêm thân 
GIỮ GÌN PHẠM HẠNH NGHIỆP TRẦN LÁNH XA " 


Phải chăng sáu căn nếu biết phòng hộ là hiệu triệu !
Người tu hành cần yên lặng nên yểm ly
Ly dục ....khởi tâm thiện lành cấm giới chấp trì 
Thiên Nhơn cung kính, Phước báo hiện tiền 


Nhân tin ngoài đời về Thần đồng phát nguyện **** 
Vừa chín tuổi ...gửi sang Mỹ học bác sĩ dưỡng sinh


Thời Đức Phật ...Xá Lợi Phất đệ nhất Trí minh
Cũng thần đồng chín tuổi .xong 18 Vệ Đà kinh 
Nhà Luận Sư đệ nhất 
và đắc quả A La Hán sớm nhất 
...từ ngày gia nhập Tăng đoàn  Phật 
Và được tất cả thiên nhân loài người quý kính .
Kính mời nghe pháp thoại ...
tiểu sử Ngài hùng hồn minh chứng 


Nam Mô Đại Từ Đai Bi A Di Đà Phật 
****thần đồng 9 tuổi Laurent Simons hoc tiến sĩ 


Huệ Hương 
 







Kính mời bấm vào đây để nghe bài giảng:
Thich Nguyen Tanghttps://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3482)
Cuộc đời và tiểu sử Bà Maha Pajapati Gotami, sự xuất gia của bà và sau đó sự thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni (Bhikkhuni) là một trong những mẫu chuyện sáng chói và hấp dẫn nhất trong văn học Phật Giáo. Nó biểu lộ cùng lúc trí tuệ thấy xa và lòng nhân đạo của Đức Phật Đại Từ Đại Bi. Hơn nữa nó cho thấy đến mức nào năng lực hùng mạnh của sự quyết tâm bất khuất, bất thối chuyển và lòng quả cảm của một thiếu phụ có thể gieo ảnh hưởng đến xã hội đương thời.
09/04/2013(Xem: 3544)
Đức Phật Siddhattha Gotama đang ngự trong thành Savatthi (Sravasti, Xá Vệ), Ấn Độ, tại Kỳ Viện Tịnh Xá của Trưởng Giả Anathapindika, Cấp Cô Độc. Vào lúc ấy Đại Đức Ananda, vị đệ tử trung kiên và là thị giả chuyên cần nhất của Đức Bổn Sư cũng ngụ tại ngôi tự viện ấy. Ngày nọ, như thường lệ, Trưởng Lão Ananda y phục chỉnh tề, tay ôm bình bát, chân thong dong đều đặn từng bước, và mắt nhìn xuống, đi vào thành Savatthi.
09/04/2013(Xem: 3445)
Quan niệm về quyền lợi phụ nữ xưa nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên bình diện đạo đức xã hội. Sự ra đời cụm từ ‘quyền lợi phụ nữ’ (women’s rights) hàm ý người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới. Cụm từ này có thể đã dẫn đến sự hình thành nhiều phong trào tích cực trong lịch sử phát triển xã hội.
09/04/2013(Xem: 4864)
Trong bài viết này, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi sẽ trình bày khái quát về hiện thực Phật giáo Việt Nam và vai trò của ni giới Việt Nam ngày nay. Phần thứ nhất là giới thiệu về Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo Việt Nam có 3 truyền thống lớn: Bắc tông (Mahayàna), Nam tông (Theravada), và Khất sĩ. Tuy hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng cả 3 truyền thống này đều có tăng ni tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam; và vai trò của Ni giới Việt Nam đã được thể hiện cụ thể trên nền tảng của tổ chức Phật giáo duy nhất này.
09/04/2013(Xem: 4820)
Giới thiệu : Bài này được trích từ tuyển tập những bài tham luận đọc tại các Hội Nghị Quốc Tế do Hội Ni Giới Phật Giáo Quốc Tế Sakyadhita tổ chức, nhan đề “ Bước Ra Khỏi Bóng Tối: Ni Giới Dấn Thân vào Xã Hội” (Out of the Shadows: Socially Engaged Buddhist Women), đo Ni Sư Karma Lekse Tsomo xuất bản năm 2006.
08/04/2013(Xem: 6830)
Từ lâu Ni giới có một vị trí thấp trong Xã Hội Campuchia, dường như họ không được thừa nhận và hoàn toàn bị lưu mờ bởi Tăng giới Phật giáo trong xứ sở này. Hầu hết các nữ tu không được học hành và không được tiếp nhận bất cứ một giáo dục Phật học nào. Hình ảnh đoàn thể của họ bị mang tiếng xấu bởi một số cá nhân đi khất thực trái phép.
08/04/2013(Xem: 3528)
Vai trò và vị trí của nữ giới và nam giới trong xã hội thường được ấn định khác nhau trong các vùng văn hóa khác nhau. Vì các lý do chính trị, xã hội hay tôn giáo, từ xưa nam giới thường được đề cao, nữ giới thì giữ một vị trí khiêm tốn hơn, có nơi bị xem nhẹ, như ở các xã hội chủ trương "đa thê", "phụ thê", "nam nhất viết hữu, nữ thập viết vô", phụ nữ ra đường phải che mặt, chỉ đảm nhiệm công việc gia đình, hay phải chịu tổn phí cưới hỏi.... Thậm chí thiếu mất quyền làm chủ gia đình và quyền lợi về giáo dục.
08/04/2013(Xem: 3231)
Ni sư Houn Jiyu Kennett, người khai sơn và làm Ni trưởng ni viện Shasta ở bang California, Hoa Kỳ, là một trong những nữ tu theo PG đầu tiên ở phương Tây. Trong 30 năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ, bà đã đem lại lợi lạc cho người dân ở xứ sở này qua việc thuyết giảng, viết sách báo... Các tác phẩm đáng chú ý nhất của bà là "Con ngỗng trắng hoang dã" (The wild white Goose), xuất bản năm 1977 và tái bản năm 1978 ; và "Dòng sông bán nước" (Selling water by the river) in năm 1972, đến năm 1978, quyển sách này được tái bản với tựa đề mới là "Thiền là đời sống vĩnh hằng" (Zen is Eternal life). Đây là những cuốn sách rất được các thiền sinh phương Tây ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian hoằng pháp tại các nước phương Tây, bà đã tự mình tách khỏi các tông phái thiền khác ở Mỹ và cả ở Nhật Bản.
08/04/2013(Xem: 6641)
Một học giả Phật giáo, dịch giả và tác giả người Hoa Kỳ, cô Besty Napper đã từ bỏ công việc dạy học của mình ở Đại học đường Stanford vào năm 1990 để đến làm việc tại Dharamsala - Ấn Độ, giúp đỡ sư bà Rinchen Khadro, điều hành một kế hoạch xây dựng một ni viện và một trường Phật học cho ni giới Tây Tạng. "Tôi có cái may mắn mà người phụ nữ Tây Tạng không có được", cô đã trả lời phỏng vấn với sư cô Robina Courtin vào tháng sáu trong chuyến đi ngắn trở lại Hoa Kỳ để in lịch Tây Tạng năm 1996.
08/04/2013(Xem: 3285)
Một lần nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại tới Nam California hôm Thứ Ba 26-9-2006, nói chuyện trước 13,000 phụ nữ trong hội nghị có tên là Honference on Women (Hội Nghị về Phụ Nữ), tổ chức bởi Thống Đốc Arnold Schwarzenegger và đệ nhất phu nhân tiểu bang Maria Shriver.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567