Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ma Ha Ba Xà Ba Đề

09/04/201311:45(Xem: 7450)
Ma Ha Ba Xà Ba Đề


mahabaxabade_1Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Thích Minh Tuệ

--- o0o ---

Đạo Phật là đạo của bình đẳng. Phật nói " Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật tử sẽ thành." Bởi thế, theo lời khẩn cầu của tôn giả A Nan, Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề là con thứ ba của A Noa của thích Ca vương, vua thành Thiện Tý, nước Kosala. Bà cũng là em gái của bà Ma Da phu nhân, là di mẩu của Phật Thích Ca. Con của bà là Nan Đà. Tuy nhiên tình thương của bà dành cho Tất Đạt Đa nhiều hơn.

Sau khi trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp giáo hóa cho các vương tôn công tử và chọn người thừa kế vua Tịnh Phạn xong xuôi, Phật rút trú đóng tại rừng Ni câu Đà, ngoài thành Ca Tỳ La Vệ. Bì đã thấm được giáo lý giải thoát, một hôm bà Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề dẫn 500 thể nữ đến rừng Ni Câu Đà, dâng Phật hai tấm y do chính tay bà may. Phật không nhận và đề nghị nên đem y dâng cúng chúng tăng để được nhiều phước nhiều hơn. Bà tỏ ý không bằng lòng, Phật đành nhận 1 tấm và tấm còn lại bà đem dâng cho một tỳ kheo. Nhân dịp đó, bà xin Phật được xuất gia như nam giới. Dù giáo pháp bình đẳng ai cũng có thể thành Phật, nhưng chức năng giữa nam và nữ có khác nhau:

Trong thực tế tiếp xúc, vì ngại có thể sinh những điều không hay, quần chúng dị nghị, Phật chưa chấp thuận.

Vì chí đã quyết nên dù đã 3 lần thưa thỉnh Phật vẫn chưa chấp nhận. Khi trở về cung đường bà và 500 thể nữ tự xuống tóc khoác áo cà sa, tìm phương cách xin Phật xuất gia cho bằng được. Một hôm bà và 500 thể nữ đồng lên đường đến Tinh Xá Na Ma đề kiện ni, nơi Phật đang giáo hóa vì đường xa khi vừa đến cổng tinh xá bà và các thể nữ đều mệt lã, đành đồng nhau ngồi lỳ đợi cơ hội vào bái yết Phật. Tình cờ từ trong tịnh xá ra ngoài A Nan thấy việc lạ lùng và hỏi cớ sự, bà Ma Ha trình bày ý chí và nhờ A Nan khẩn xin Phật giúp để đạt toại nguyện. Trước ý chí tự nguyện cao độ của di mẫu, Phật chấp nhận cho bà và 500 thể nữ xuất gia, với 8 điều kiện, Phật gọi là 8 kỉnh pháp.

1.- Tỳ kheo ni phải y chỉ chúng tỳ kheo để cầu thọ giới cụ túc.

2.- Tỳ kheo ni mỗi nửa tháng, phải đến trú xứ tỳ kheo làm lễ thỉnh thầy giáo thọ.

3.- Tỳ kheo ni mỗi năm 1 lần kiết hạ an cư. Nhưng nếu trong vùng không có chúng tỳ kheo thì tuyệt đói không được phép tự lập kiết hạ riêng.

4.- Tỳ kheo ni không được cử tội hay nói lỗi lầm của tỳ kheo. Ngược lại tỳ kheo có quyền nói lỗi của tỳ kheo ni.

5.- Tỳ kheo ni nếu phạm tôi tăng tàn, phải tự mình xin sám hối trước hai bộ chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni, trong kỳ bố tát hàng tháng gần nhất.

6.- Tỳ kheo ni dù đã thọ giới cụ túc qua 100 năm, nhưng đối với tỳ kheo mới thọ giới phải đảnh lễ cung kính, vái chào.

7- Tỳ kheo ni sau mùa an cư phải đến trước tỳ kheo xin chỉ những việc bất xứng ý, qua mắt thấy, tai nghe hoặc nghi ngờ.

8- Tỳ kheo ni có điều gì cần hỏi tỳ kheo, nhưng nếu vì lý do nào đó, tỳ kheo không đáp, không được gạn hỏi thêm.

Thể theo ý Phật ngại sự hiện diện của nữ giới trong giáo hội có thể làm cho chính pháp biến thể hoặc sớm hoại diệt, và dị nghị khác có thể xảy ra, Bà Ma Ha Xà Ba Đề nghiêm túc chấp hành các điều giao ước. Bà trở thành tỳ kheo ni đầu tiên trong giáo hội Phật giáo và chứng thành đạo qủa không kém nam giới. Với hàng tỳ kheo ni là vị có Pháp lạp số 1 làm gương mẫu cho hàng tỳ kheo ni.

THÍCH MINH TUỆ
Source: Thích Minh Tuệ, (1990), Phật và Thánh Chúng,

Thành Hội Phật Giáo TP.HCM xuất bản.


-- o0o --

 

Vi tính : Quảng Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9309)
Thời Phật còn tại thế, tại thành Đức Xoa Tỳ La có một mỹ nữ sắc nước hương trời, tên là Liên Hoa Sắc, con một trưởng giả vô cùng sang giàu. Lúc lên 16 tuổi Liên Hoa Sắc lấy chồng. Sau thời gian chung sống với chồng, Liên Hoa Sắc sinh một bé gái, nhưng cảnh đời trớ trêu cha chồng chết sớm, mẹ chồng còn xinh đẹp, sinh lý còn cường thịnh, bà dụ dỗ chồng của Liên Hoa Sắc vào con đường mất hết đạo lý, bà còn đối xử tệ bạc với Liên Hoa Sắc, đúng là mẹ chồng nàng dâu theo thường tình. Bà cấm Liên Hoa Sắc không tiếp xúc nhiều với con bà, và xem Liên Hoa Sắc không khác hầu thiếp của bà.
09/04/2013(Xem: 3721)
Cuộc đời và tiểu sử Bà Maha Pajapati Gotami, sự xuất gia của bà và sau đó sự thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni (Bhikkhuni) là một trong những mẫu chuyện sáng chói và hấp dẫn nhất trong văn học Phật Giáo. Nó biểu lộ cùng lúc trí tuệ thấy xa và lòng nhân đạo của Đức Phật Đại Từ Đại Bi. Hơn nữa nó cho thấy đến mức nào năng lực hùng mạnh của sự quyết tâm bất khuất, bất thối chuyển và lòng quả cảm của một thiếu phụ có thể gieo ảnh hưởng đến xã hội đương thời.
09/04/2013(Xem: 3851)
Đức Phật Siddhattha Gotama đang ngự trong thành Savatthi (Sravasti, Xá Vệ), Ấn Độ, tại Kỳ Viện Tịnh Xá của Trưởng Giả Anathapindika, Cấp Cô Độc. Vào lúc ấy Đại Đức Ananda, vị đệ tử trung kiên và là thị giả chuyên cần nhất của Đức Bổn Sư cũng ngụ tại ngôi tự viện ấy. Ngày nọ, như thường lệ, Trưởng Lão Ananda y phục chỉnh tề, tay ôm bình bát, chân thong dong đều đặn từng bước, và mắt nhìn xuống, đi vào thành Savatthi.
09/04/2013(Xem: 3783)
Quan niệm về quyền lợi phụ nữ xưa nay vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên bình diện đạo đức xã hội. Sự ra đời cụm từ ‘quyền lợi phụ nữ’ (women’s rights) hàm ý người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới. Cụm từ này có thể đã dẫn đến sự hình thành nhiều phong trào tích cực trong lịch sử phát triển xã hội.
09/04/2013(Xem: 5267)
Trong bài viết này, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi sẽ trình bày khái quát về hiện thực Phật giáo Việt Nam và vai trò của ni giới Việt Nam ngày nay. Phần thứ nhất là giới thiệu về Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo Việt Nam có 3 truyền thống lớn: Bắc tông (Mahayàna), Nam tông (Theravada), và Khất sĩ. Tuy hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng cả 3 truyền thống này đều có tăng ni tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam; và vai trò của Ni giới Việt Nam đã được thể hiện cụ thể trên nền tảng của tổ chức Phật giáo duy nhất này.
09/04/2013(Xem: 5199)
Giới thiệu : Bài này được trích từ tuyển tập những bài tham luận đọc tại các Hội Nghị Quốc Tế do Hội Ni Giới Phật Giáo Quốc Tế Sakyadhita tổ chức, nhan đề “ Bước Ra Khỏi Bóng Tối: Ni Giới Dấn Thân vào Xã Hội” (Out of the Shadows: Socially Engaged Buddhist Women), đo Ni Sư Karma Lekse Tsomo xuất bản năm 2006.
08/04/2013(Xem: 7476)
Từ lâu Ni giới có một vị trí thấp trong Xã Hội Campuchia, dường như họ không được thừa nhận và hoàn toàn bị lưu mờ bởi Tăng giới Phật giáo trong xứ sở này. Hầu hết các nữ tu không được học hành và không được tiếp nhận bất cứ một giáo dục Phật học nào. Hình ảnh đoàn thể của họ bị mang tiếng xấu bởi một số cá nhân đi khất thực trái phép.
08/04/2013(Xem: 3779)
Vai trò và vị trí của nữ giới và nam giới trong xã hội thường được ấn định khác nhau trong các vùng văn hóa khác nhau. Vì các lý do chính trị, xã hội hay tôn giáo, từ xưa nam giới thường được đề cao, nữ giới thì giữ một vị trí khiêm tốn hơn, có nơi bị xem nhẹ, như ở các xã hội chủ trương "đa thê", "phụ thê", "nam nhất viết hữu, nữ thập viết vô", phụ nữ ra đường phải che mặt, chỉ đảm nhiệm công việc gia đình, hay phải chịu tổn phí cưới hỏi.... Thậm chí thiếu mất quyền làm chủ gia đình và quyền lợi về giáo dục.
08/04/2013(Xem: 3544)
Ni sư Houn Jiyu Kennett, người khai sơn và làm Ni trưởng ni viện Shasta ở bang California, Hoa Kỳ, là một trong những nữ tu theo PG đầu tiên ở phương Tây. Trong 30 năm hoằng pháp tại Hoa Kỳ, bà đã đem lại lợi lạc cho người dân ở xứ sở này qua việc thuyết giảng, viết sách báo... Các tác phẩm đáng chú ý nhất của bà là "Con ngỗng trắng hoang dã" (The wild white Goose), xuất bản năm 1977 và tái bản năm 1978 ; và "Dòng sông bán nước" (Selling water by the river) in năm 1972, đến năm 1978, quyển sách này được tái bản với tựa đề mới là "Thiền là đời sống vĩnh hằng" (Zen is Eternal life). Đây là những cuốn sách rất được các thiền sinh phương Tây ưa chuộng. Tuy nhiên, trong thời gian hoằng pháp tại các nước phương Tây, bà đã tự mình tách khỏi các tông phái thiền khác ở Mỹ và cả ở Nhật Bản.
08/04/2013(Xem: 7321)
Một học giả Phật giáo, dịch giả và tác giả người Hoa Kỳ, cô Besty Napper đã từ bỏ công việc dạy học của mình ở Đại học đường Stanford vào năm 1990 để đến làm việc tại Dharamsala - Ấn Độ, giúp đỡ sư bà Rinchen Khadro, điều hành một kế hoạch xây dựng một ni viện và một trường Phật học cho ni giới Tây Tạng. "Tôi có cái may mắn mà người phụ nữ Tây Tạng không có được", cô đã trả lời phỏng vấn với sư cô Robina Courtin vào tháng sáu trong chuyến đi ngắn trở lại Hoa Kỳ để in lịch Tây Tạng năm 1996.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]