Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ma Ha Ba Xà Ba Đề

09/04/201311:45(Xem: 7410)
Ma Ha Ba Xà Ba Đề


mahabaxabade_1Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Thích Minh Tuệ

--- o0o ---

Đạo Phật là đạo của bình đẳng. Phật nói " Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật tử sẽ thành." Bởi thế, theo lời khẩn cầu của tôn giả A Nan, Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề là con thứ ba của A Noa của thích Ca vương, vua thành Thiện Tý, nước Kosala. Bà cũng là em gái của bà Ma Da phu nhân, là di mẩu của Phật Thích Ca. Con của bà là Nan Đà. Tuy nhiên tình thương của bà dành cho Tất Đạt Đa nhiều hơn.

Sau khi trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp giáo hóa cho các vương tôn công tử và chọn người thừa kế vua Tịnh Phạn xong xuôi, Phật rút trú đóng tại rừng Ni câu Đà, ngoài thành Ca Tỳ La Vệ. Bì đã thấm được giáo lý giải thoát, một hôm bà Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề dẫn 500 thể nữ đến rừng Ni Câu Đà, dâng Phật hai tấm y do chính tay bà may. Phật không nhận và đề nghị nên đem y dâng cúng chúng tăng để được nhiều phước nhiều hơn. Bà tỏ ý không bằng lòng, Phật đành nhận 1 tấm và tấm còn lại bà đem dâng cho một tỳ kheo. Nhân dịp đó, bà xin Phật được xuất gia như nam giới. Dù giáo pháp bình đẳng ai cũng có thể thành Phật, nhưng chức năng giữa nam và nữ có khác nhau:

Trong thực tế tiếp xúc, vì ngại có thể sinh những điều không hay, quần chúng dị nghị, Phật chưa chấp thuận.

Vì chí đã quyết nên dù đã 3 lần thưa thỉnh Phật vẫn chưa chấp nhận. Khi trở về cung đường bà và 500 thể nữ tự xuống tóc khoác áo cà sa, tìm phương cách xin Phật xuất gia cho bằng được. Một hôm bà và 500 thể nữ đồng lên đường đến Tinh Xá Na Ma đề kiện ni, nơi Phật đang giáo hóa vì đường xa khi vừa đến cổng tinh xá bà và các thể nữ đều mệt lã, đành đồng nhau ngồi lỳ đợi cơ hội vào bái yết Phật. Tình cờ từ trong tịnh xá ra ngoài A Nan thấy việc lạ lùng và hỏi cớ sự, bà Ma Ha trình bày ý chí và nhờ A Nan khẩn xin Phật giúp để đạt toại nguyện. Trước ý chí tự nguyện cao độ của di mẫu, Phật chấp nhận cho bà và 500 thể nữ xuất gia, với 8 điều kiện, Phật gọi là 8 kỉnh pháp.

1.- Tỳ kheo ni phải y chỉ chúng tỳ kheo để cầu thọ giới cụ túc.

2.- Tỳ kheo ni mỗi nửa tháng, phải đến trú xứ tỳ kheo làm lễ thỉnh thầy giáo thọ.

3.- Tỳ kheo ni mỗi năm 1 lần kiết hạ an cư. Nhưng nếu trong vùng không có chúng tỳ kheo thì tuyệt đói không được phép tự lập kiết hạ riêng.

4.- Tỳ kheo ni không được cử tội hay nói lỗi lầm của tỳ kheo. Ngược lại tỳ kheo có quyền nói lỗi của tỳ kheo ni.

5.- Tỳ kheo ni nếu phạm tôi tăng tàn, phải tự mình xin sám hối trước hai bộ chúng tỳ kheo và tỳ kheo ni, trong kỳ bố tát hàng tháng gần nhất.

6.- Tỳ kheo ni dù đã thọ giới cụ túc qua 100 năm, nhưng đối với tỳ kheo mới thọ giới phải đảnh lễ cung kính, vái chào.

7- Tỳ kheo ni sau mùa an cư phải đến trước tỳ kheo xin chỉ những việc bất xứng ý, qua mắt thấy, tai nghe hoặc nghi ngờ.

8- Tỳ kheo ni có điều gì cần hỏi tỳ kheo, nhưng nếu vì lý do nào đó, tỳ kheo không đáp, không được gạn hỏi thêm.

Thể theo ý Phật ngại sự hiện diện của nữ giới trong giáo hội có thể làm cho chính pháp biến thể hoặc sớm hoại diệt, và dị nghị khác có thể xảy ra, Bà Ma Ha Xà Ba Đề nghiêm túc chấp hành các điều giao ước. Bà trở thành tỳ kheo ni đầu tiên trong giáo hội Phật giáo và chứng thành đạo qủa không kém nam giới. Với hàng tỳ kheo ni là vị có Pháp lạp số 1 làm gương mẫu cho hàng tỳ kheo ni.

THÍCH MINH TUỆ
Source: Thích Minh Tuệ, (1990), Phật và Thánh Chúng,

Thành Hội Phật Giáo TP.HCM xuất bản.


-- o0o --

 

Vi tính : Quảng Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1568)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4118)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3620)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 7550)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 9386)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16929)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14993)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 11435)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 12316)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 14087)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]