Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những lời Phật dạy Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli

24/04/201608:35(Xem: 35336)
Những lời Phật dạy Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli



Về quyển Những Lời Phật Dạy
 Chia sẻ vài kinh nghiệm


Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.

Mãi đến khoảng 2 năm trước, khi tôi quyết định giới thiệu quyển sách đến các anh chị em Phật tử trong room Phật giáo Nam truyền Theravada trên Paltalk, tôi mới bắt đầu dịch quyển nầy sang tiếng Việt, lấy tựa đề là "Những Lời Phật Dạy". Nhờ thế mà đọc kỹ và hiểu nhiều hơn. Qua công việc dịch thuật, phải suy ngẫm từng dòng, từng trang, tôi thu thập được rất nhiều lợi ích cho mình, cho sự hiểu biết của mình, gia tăng niềm tin của mình vào Giáo pháp của Đức Phật.

Vì thế, trong các buổi nói chuyện vừa qua tại Việt Nam, tôi đề nghị quý độc giả một tiến trình đọc sách như sau:

- Đọc phần đầu trước, nhất là phần Giới thiệu Tổng quát (trang 25-42). Sau đó, đọc phần Dẫn nhập của mỗi chương – có tất cả 10 chương. Các đoạn Dẫn nhập nầy tương đối ngắn (5-10 trang), giúp có một cái nhìn tổng quát về nội dung cuốn sách. Rồi từ từ, tùy duyên, tùy hứng, đọc các đoạn kinh văn trong phần Trích lục của mỗi chương.

*

Đừng nóng nảy muốn đọc cho xong, mà cũng đừng vội chán nản, phê bình chỉ trích khi gặp các thuật ngữ Hán Việt hay văn phong cổ xưa dựa theo các bản dịch Kinh tạng của ngài Hòa thượng Minh Châu. Được ý quên lời. Có thể đem ra thảo luận trong các đạo tràng và các nhóm bạn đạo, trên Internet cũng như dưới đất, hoặc đến hỏi quý Tăng Ni về các điểm mà mình chưa hiểu rõ.

Quan trọng nhất là mình phải cố gắng tự suy tư, động não. Từ từ sẽ thấu hiểu nhiều hơn và thu được nhiều lợi ích hơn. Dục tốc bất đạt – muốn nhanh là không thành.

Perth, 30/03/2016
Dịch giả Bình Anson 
Nhung loi Phat Day_Ty Kheo Bodhi_Binh Anson
pdf-icon


 

 
binh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3532)
Một lần nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma lại tới Nam California hôm Thứ Ba 26-9-2006, nói chuyện trước 13,000 phụ nữ trong hội nghị có tên là Honference on Women (Hội Nghị về Phụ Nữ), tổ chức bởi Thống Đốc Arnold Schwarzenegger và đệ nhất phu nhân tiểu bang Maria Shriver.
08/04/2013(Xem: 4762)
Hema Goonatilake đã nhận học vị Tiến sĩ tại Khoa Á Phi Hoc thuộc Viện Đại Học Luân Đôn năm 1974. Bà là giáo sư tại đại học Kelaniya của Sri Lanka cho đến năm 1989. Sau đó, bà phục vụ như một chuyên gia về phát triển và giới tính cho tổ chức UNDP và UNIFEM ở New York và UNDP ở Cam-Bốt, và là một Cố Vấn của Viện Phật Học Cam-Bốt. Bà là sáng lập viên của hội Tiếng Nói Phụ Nữ, một hội bảo vệ nữ quyền đầu tiên của Tích Lan, và là đồng sáng lập viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Phụ Nữ ở Tích Lan.
08/04/2013(Xem: 3713)
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 8250)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 13223)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 2931)
Người phụ nữ cũng đóng một vai trò phát triển PG tại Úc. Một trong những người phải được kể đến là bà Marie Byles, một nữ luật sư đầu tiên ở quốc gia này và bà được nhiều người biết đến lúc đó như là một người hòa giải, đối thoại và là người tranh đấu quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà đã viết nhiều sách và báo về PG trong những năm bốn mươi và năm mươi.
08/04/2013(Xem: 4665)
Đức Phật, khi sinh tiền, có hai Đại đệ tử tại gia, hộ trì Tăng Già nòng cốt nhất, là thiện nam Anàthapindika (Tu Đà Cấp Cô Độc) và tín nữ Visàkhà (Nguyệt Trang Đài). Câu chuyện ông bá hộ Cấp Cô Độc đã được soạn giả dịch xong, ấn tống vào mùa Vu Lan 1993. Bây giờ đến lượt sự tích bà Visàkhà, để hoàn tất công tác dịch soạn ra Việt ngữ cuộc đời đôi nam nữ đại ân nhân của đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4374)
Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.
08/04/2013(Xem: 3506)
Trong hai ngày Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức,” chắc chắn có rất nhiều vấn đề được thảo luận, phân tích và chia sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày hai thiển ý liên hệ đến vấn đề tiềm năng đóng góp của Ni giới.
08/04/2013(Xem: 5043)
Bát Kính Pháp đã từng là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây quan tâm. Không phải một mình Sư Cô Thích Chiếu Huệ ở Đài Loan đề nghị bỏ Bát Kính Pháp mà từ trước và cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ngầm ý kêu gọi nên xoá bỏ Bát Kính Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]