Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Lửa Địa Ngục Trong Phòng

27/11/201318:13(Xem: 19719)
03. Lửa Địa Ngục Trong Phòng
mot_cuoc_doi_tap_5

Lửa Địa Ngục Trong Phòng

Đến Koliya, trưởng lão Devadatta, trưởng lão ni Gotamī đến thăm đức vua Suppabuddha nhưng ông không tiếp, còn sai quan nội thị đóng cửa cung điện lại, nhắn gởi rằng:

“- Suốt đời này, ta không có em gái, không có đứa con trai, con gái nào cả! Chúng chết cả rồi”.

Khi tỳ-khưu Rāhula xin được vào thăm ông ngoại, đức vua cũng nhắn gởi tương tự:

“- Con ta đã không có thì làm gì có cháu!”

Tuy nhiên, đức vua Suppabuddha ngạc nhiên làm sao, tuy đã đóng kín cửa nhưng không biết “họ” đi lối nào mà xuất hiện ngay trong tẩm cung, rồi người xưng em, người xưng con, kẻ xưng cháu... Ngồi dậy trên giường rồng, đức vua lặng lẽ quan sát người được gọi là cô em gái Gotamī, người được gọi là con trai Devadatta, là con gái Yasodharā, là cháu ngoại Rāhula... Họ lạ quá, nhìn không ra, ông chỉ mường tượng, suy đoán thế thôi. Thu giấu tất thảy mọi cảm xúc, ông cất giọng lạnh lùng, hỏi:

- Các người đi lối nào mà vào được đây?

Devadatta đáp:

- Thưa cha, đấy chỉ là một thuật mọn của những sa-môn tu học theo giáo pháp của đức Tôn Sư.

Đức vua gầm lên:

- Đứa nào là tôn sư? Tôn sư là ai nào? Là cái mà người ta gọi là Siddhattha Gotama đó hả?

Tỳ-khưu Rāhula nhíu mày:

- Phỉ báng một vị Chánh Đẳng Giác là tội lớn lắm đấy, thưa ông ngoại!

- Nữa! Tụi bây cũng chỉ là một “giuộc” như nhau! Hãy xéo! Hãy xéo đi cho khuất mắt ta!

- Thưa cha! Tỳ-khưu-ni Yasodharā điềm đạm nói - Những tham, những sân không thể chi phối tâm tư của chúng con được. Vậy, dù cha có đánh, có mắng, có phỉ báng thì chúng con cũng vẫn lặng lẽ, yên bình và còn rải tâm từ ái đến cho cha nữa. Chỉ sợ nếu cha cứ khư khư cố chấp như vậy thì đau khổ, phiền não sẽ thiêu đốt ruột gan của cha mà thôi!

- Ừ, nó đốt, cứ kệ nó đốt! Mặc ta!

Trưởng lão Mahā Moggallāna không biết tự đâu đó xuất hiện, ngài sử thần thông hóa hiện nơi góc phòng một cảnh lửa cháy rừng rực; rồi trong cảnh lửa cháy rừng rực ấy: Một thân người bị thiêu đốt, thịt máu mỡ cháy lèo xèo; một thân người bị bọn đầu trâu mặt ngựa thọc, đâm bằng những chĩa hai, chĩa ba đỏ rực; một thân người bị nấu, bị luộc trong chảo dầu sôi như sóng trào; một thân người ôm cột đồng than đỏ leo lên, leo lên rồi bị cháy thành than... Rồi tiếng nói của tôn giả như lồng lộng giữa hư không, như xoáy vào tai của đức vua Suppabuddha:

- Nó đốt! Nó đốt thật đấy, thưa đức vua! Nó thiêu cháy đấy, nó thiêu cháy thật đấy, thưa đức vua! Nếu đức vua còn ôm giữ tâm niệm giận ghét, oán thù thì cảnh giới đến sau khi mạng chung cũng y như vậy đó! Tâm sao cảnh vậy! Hãy tỉnh trí lại, tâu đại vương!

Đức vua Suppabuddha chợt cười ha hả:

- Hí lộng! Thật là hí lộng! Các ngươi chỉ dọa con nít, ha ha! Các ngươi dùng pháp thuật quỷ ma để tạo cảnh giả đó thôi! Ha ha! Sao lòe bịp được ta!

Sau đó, tôn giả còn chịu khó tạo cảnh ngạ quỷ, tạo cảnh a-tu-la, tạo cảnh trời Đao Lợi, Đẩu Suất... để cho đức vua thấy rõ khổ là vậy, vui là vậy; tâm niệm tham sân sẽ đưa đến như vậy, tâm niệm an lành, mát mẻ, có đức tin về giáo pháp, biết tu giới, biết tu bố thí sẽ được như kia...

Nhưng vô ích, đức vua cười ngặt nghẽo:

- Hay đấy! Cái tài biến hóa hư hư thực thực này trông cũng hay đấy! Đúng là màn ảo thuật thú vị đấy!

Nói thế xong, ông quát:

- Thôi đi đi! Hãy nói với ông Cồ Đàm của các ngươi là ta thù hận nó tới tận xương, tới tận tủy! Hãy xéo đi!

Tôn giả Devadatta và tỳ-khưu-ni Yasodharā cũng đã hết lời khuyên giải, năn nỉ nhưng đều không thể lay chuyển được. Tỳ-khưu Rāhula đến gần bên, cầm tay ông ngoại nhưng cũng bị ông hất ra.

Ông quát:

- Hãy cút hết đi!

Biết là không còn cách gì để cảm hóa được nữa, họ lặng lẽ... rồi cùng nhau một lượt... biến mất ngay trước mặt đức vua!

Tuy nhiên, dù căm giận “tụi nó” vô cùng nhưng những chuyện lạ vừa xảy ra trước mắt, khi họ biến mất cả rồi, đức vua mới thốt lên:

- “Tụi nó” cũng giỏi thiệt!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1950)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4360)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10463)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9825)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7498)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8579)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9629)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6227)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5461)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6177)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567