Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm vui của Ni giới Tây Tạng.

08/04/201320:24(Xem: 6598)
Niềm vui của Ni giới Tây Tạng.


Niềm Vui
Cho Ni Giới Tây Tạng

Thích Nguyên Tạng

---o0o---

Một học giả Phật giáo, dịch giả và tác giả người Hoa Kỳ, cô Besty Napper đã từ bỏ công việc dạy học của mình ở Đại học đường Stanford vào năm 1990 để đến làm việc tại Dharamsala - Ấn Độ, giúp đỡ sư bà Rinchen Khadro, điều hành một kế hoạch xây dựng một ni viện và một trường Phật học cho ni giới Tây Tạng. "Tôi có cái may mắn mà người phụ nữ Tây Tạng không có được", cô đã trả lời phỏng vấn với sư cô Robina Courtin vào tháng sáu trong chuyến đi ngắn trở lại Hoa Kỳ để in lịch Tây Tạng năm 1996. "Tôi thật sự muốn làm một công việc gì đó để giúp cải thiện hoàn cảnh sốngcủa ni giới Tây Tạng, như là một phương cách để đền đáp lại".

Cô Besty đậu bằng Tiến sĩ Phật học (Ph.D in Buddhist Studies) tại trường đại học Virginia vào năm 1985. Sau đó cô lưu lại dạy Tạng ngữ cho đại học này và có một năm làm giảng viên cho khoa tôn giáo học ở trường đại học Stanford.

Tại sao cô bỏ nghề dạy học của mình ?

  • Trên thực tế, tôi đang làm một công việc mà nhiều người khác cũng có thể làm được. Điều tôi mong mỏi là đem sự hiểu biết và tài năng của mình để giúp đỡ cho ni giới Tây Tạng .
  • Tôi cho rằng tôi đã thực sự may mắn, vì lúc đó có nhiều học giả nổi tiếng từ truyền thống Phật giáo phái Gelugpa (phái Hoàng Mao thuộc PG Tây Tạng) đến đại học Virginia trong lúc tôi đang làm việc ở đó và tôi đã có cơ hội để học Phật từ các vị ấy, vì thế tôi đã được sự giáo dục Phật giáo hoàn hảo.
  • Mặt khác tôi nhận ra rằng mình có nhiều ưu thế hơn những phụ nữ Tây Tạng,. Vì vậy tôi thật sự muốn làm một công việc gì đó để giúp thay đổi hoàn cảnh sống của ni giới Tây Tạng như là một phương cách để đền đáp. Thêm vào đó tôi lại đạt được một nền học vấn của một tăng sĩ Phật giáo và đã đã chịu ảnh hưởng sâu sắcbởi truyền thống này. Nên tôi quan tâm tìm hiểu nhiều hơn về Ni giới, vì thế tôi bắt đầu nghiên cứu xem những gì đang xảy ra đối với họ. Tôi đã nhanh chóng khám phá rằng có nhiều nhu cầu không được đáp ứng và có nhiều việc mà tôi có thể góp sức để đáp ứng lại nhu cầu kia.
  • Vào mùa xuân năm 1990, sau khi rời đại học Stanford, tôi đã đến Ấn Độ và lưu trú ở Ni viện Ganden Choling ở Dharamsala (Bắc Ấn). Tôi quan sát điều kiện sống của chư ni ở đây và khám phá ra dự án phát triển Tu viện của chư ni ở đây hầu như không hoạt động. Một nhóm chúng tôi tập hợp lại và quyết định làm việc cật lực để nó hoạt động trở lại. Chúng tôi hình thành ngay một kế hoạch là xây dựng một tu viện và một ngôi trường Phật học.
  • Chúng tôi thực sự tập trung nhiều vào việc xây dựng ngôi trường, chúng tôi đã xuất chi một số tiền để mua miếng đất. Khi việc mua đất còn đang xúc tiến, thì thình lình có một số đông Ni sinh kéo đến từ Tây Tạng vào đầu năm 1991. Họ dựng lều ở tạm bên ngoài tu viện. Vì vậy chúng tôi phải lập tức ngưng công việc dài lâu kia để tập trung vào việc lo ăn ở cho tất cả những người này.
  • Có quá nhiều công việc phải làm lại từ đầu. Phần lớn trong số họ đều mù chữ và chúng tôi phải phổ cập cho họ một chương trình giáo dục cơ bản.

Chương trình có đào tạo cho Ni sinh trở thành giáo viên không?

  • Có chứ, mục tiêu được tập trung nhiều vào việc ấy: có chương trình dạy về Trụ trì Ni viện, có lớp dạy về phương pháp phục vụ cộng đồng với những vai trò khác nhau như giáo viên, nhân viên y tế, cũng có lớp đào tạo cho họ hoạt động tích cực hơn trong hội chúng của họ. Nói chung không có việc gì cản trở vấn đề đào tạo Ni sinh trở thành giáo viên ngoại trừ chính họ thiếu tự tin mà thôi.

Còn các thói quen cũ và quan điểm bảo thủ thì sao?

- Cũng có, tuy nhiên điều đó có thể khắc phục được nhờ việc học. Nếu chúng ta suy nghĩ về việc 30 năm trước phụ nữ không được đi học và bây giờ đã thay đổi hẳn, nam nữ đều bình đẳng trong học hành, thậm chí có thể 50% phụ nữ là giáo viên. Nói chung không có gì ngăn cản được họ. Tuy vậy, một số tu viện vẫn còn giữ quan niệm bảo thủ, họ chuyên biệt đào tạo cho tăng giới, vì thế điều này dẫn đến việc cải tổ rất chậm. Nhưng tôi nghĩ đó là xu thế tất yếu. Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn ủng hộ việc này, do đó tôi tin chắc là sẽ có cải cách.

Cô là đồng chủ nhiệm Dự án với Sư bà Rinchen Khadro?

  • Đúng vậy, tuy nhiên Sư bà là người lãnh đạo chung và là người gây quỹ chính cho công trình này. Tôi có ấn tượng thật sâu sắc từ nơi bà. Bà là người cống hiến hết sức mình cho Đạo pháp.
  • Khi Sư bà được bầu làm Bộ trưởng giáo dục trong chính quyền lưu vong (tại Ấn Độ). Bà buộc phải bãi nhiệm các chức vụ ở các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, chư Ni thương kính bà, nên đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma cho phép bà được ở lại trong dự án này và Ngài đã chấp thuận.

Chắc hẳn chư ni sinh xem cô là một tấm gương tốt?

  • Ổ, Về phương diện nào đó họ xem tôi như một tấm gương của một con người năng nỗ. Tuy nhiên tất cả những kinh nghiệm học vấn của tôi thì không có nghĩa gì đối với họ.

Chư ni ở đó trẻ hay già? họ đến từ Tây Tạng hay là người địa phương (Ấn Độ)?

  • Có người đã lớn tuổi, nhưng đa phần đều còn trẻ; từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi. Họ đến từ Tây Tạng, vì lý do chính trị, hoặc lánh nạn hay chỉ vì không chịu nổi áp lực của điều kiện sống (điều kiện sống khắc nghiệt?) ở Tây Tạng mà họ tìm đến.
  • Để đến được đất Ấn, chứng tỏ sức mạnh và lòng dũng cảm của họ thật đáng khâm phục. Họ không được học hành cũng như không biết bất cứ một ngành nghề nào. Do vậy có nhiều điều, nhiều việc họ cần phải được huấn luyện, cần phải học cấp tốc.
  • Nhiều người trong số họ lộ rõ vẻ quyết tâm trở thành nữ tu. Tôi không biết rằng tất cả họ có hình dung những gì sẽ diễn ra khi họ trở thành nữ tu hay không, nhưng tôi thấy họ thực sự cố gắng. Họ cho rằng người Tây phương nhanh chóng phát nguyện đi tu rồi cũng nhanh chóng từ bỏ, và họ không có sự chọn lựa tương tự. - một phương diện nào đó, điều này giúp cho họ kiên tâm hơn trên đường tu của mình.

Có một sự nhận thức nào giữa các nữ tu Tây Tạng về việc thọ đại giới không?

  • Không, không nhiều, chắc chắn là không có đối với chư ni ở ni viện Dolma Ling. Họ có nhiều vấn đề khác để đối phó hơn, họ đang vật lộn với việc ăn, ở và học hành. Do vậy vấn đề thọ giới cũng không khác mấy.
  • Điều đó được quan tâm nhiều hơn đối với chư ni ở ni viện Ganden Choling, vì các vị tu lâu hơn và có hiểu biết nhiều hơn. Trong thực tế thì họ không thể hoàn tất việc học nếu họ không thọ đại giới, và họ không thể trở thành một Geshe (học vị Tiến sĩ trong PG Tây Tạng) được. Đó là điều mà tôi không được biết từ trước.

Kinh phí cho dự án xây dựng có lớn không?

  • Cho đến nay có lẽ chúng tôi đã chi khoảng 250.000 đô la cho công tác xây dựng, và chúng tôi đang cần thêm khoảng 500.000 đô la nữa.

Ngân quỹ này lấy từ đâu?

  • Khắp mọi nơi, mỗi người một ít.

Dự án có được ủng hộ nhiều không?

  • Có rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ. Nhiều phụ nữ Tây phương đang để tâm giúp đỡ ni chúng Tây tạng. Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ từ bên trong cộng đồng Tây Tạng, mặc dù mức độ ủng hộ dành cho phụ nữ có phần ít hơn mức độ dành cho nam giới. Nhưng đó vẫn là niềm vui cho Ni giới Tây Tạng.
  • Nhiều phụ nữ Tây phương đến thỉnh ý Đức Đạt Lai Lạt Ma là tại sao các nhà lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng không tạo những điều kiện tốt hơn cho Ni giới? Và họ nghĩ rằng Ngài sẽ tung "chiếc gậy thần" để hóa phép cho tình hình được tốt hơn. Lẽ ra phải được như vậy, nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra. Về cơ bản thì có vài quan điểm cho rằng người phụ nữ phải tự lo liệu lấy .

Theo Tạp chí MANDALA, tháng 10/1995


-- o0o --


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 42380)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
15/12/2010(Xem: 18404)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
16/11/2010(Xem: 6295)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
10/09/2010(Xem: 50718)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3306)
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.
04/09/2010(Xem: 2929)
Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
04/09/2010(Xem: 4368)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 52183)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51608)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
20/07/2010(Xem: 15113)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567