Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà Diệu Không .

08/04/201320:23(Xem: 3446)
Sư Bà Diệu Không .


Ni Trưởng Diệu Không

--- o0o ---

I. THÂN THẾ VÀ THIẾU THỜI 

Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ. 

Xuất thân từ danh gia vọng tộc, gặp buổi giao thời giữa hai nền văn hóa cũ và mới, nên từ tấm bé Sư đã hấp thụ nền giáo dục dung hòa được hai truyền thống Đông Tây. Thân phụ muốn cho du học Pháp quốc nhưng Sư từ chối, tỏ rõ chí hướng khôi phục truyền thống đạo đức Á Đông và nâng cao tinh thần phụ nữ. Bản hoài cao rộng ấy rất khó thực hiện nếu không thoát ly đời sống gia đình nhỏ hẹp, bởi thế Sư đã nhiều lần xin cha mẹ xuất gia. Nhưng vào thập niên 1920 ở Huế chưa có chùa Ni, chỉ có các bà lớn tuổi mới được vào chùa Tăng làm di vải nấu bếp, Sư lại là con gái út của một vị đại thần đương thời, được nâng niu như cành vàng lá ngọc, cha mẹ không bao giờ cho phép. Trước trở ngại lớn lao đó, Sư đành ở nhà cho trọn hiếu, chờ dịp thuận tiện. Song thân mong Người yên bề gia thất, cứ khuyến khích tham dự các tiệc tùng, dạ hội, nhưng Người một mực chí xuất trần. Thế rồi năm 23 tuổi (1928) vì cảm từ tâm của song thân Người phát bi nguyện độ sanh, bằng lòng thành duyên với cụ Cao Xuân Xang để nuôi đàn con dại bơ vơ vừa mất mẹ. Thời gian không lâu ông qua đời. Từ đây duyên trần nhẹ gánh, Người vừa nuôi đàn con côi, vừa làm Phật sự đắc lực. 

II. XUẤT GIA

Năm 1932 (27 tuổi) Sư được Hòa Thượng Giác Tiên trụ trì Tổ Dình Trúc Lâm truyền thập gìới làm Sa Di Ni với pháp tự Diệu Không, nhưng vẫn để tóc để làm phật sự. Lúc bấy giờ, Sư thường xuyên giao dịch với người Pháp trong chính quyền Bảo hộ với tư cách đại diện An Nam Phật Học mà Sư là một sáng lập viên. Sau khi thọ thập giới 12 năm, vào mùa thu năm giáp thân (1944) Sư được thọ tam đàn cụ túc tại đại giới đàn Thuyền Tôn do Hòa Thượng Giác Nhiên đệ nhị tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam làm đầu tiên. 

III. CÔNG HẠNH 

Sau khi thọ giới Sa Di Ni, Sư bán tư trang và vay mượn thêm để xây cất ni viện đầu tiên cho nữ giới có chổ tu học, đó là ni viện Diệu Đức. Có khi nợ đòi quá gắt, Sư phải nhập thất để tránh. Sư còn sáng lập các chùa ni khác như Diệu Viên, Khải Ân, Hòng Ân Huế, Bảo Thắng Hội An, Bảo Quang Đà Nẵng, Tịnh Nghiêm Quảng Ngãi, ni viện Diệu Quảng Nha Trang. Tại miền Nam, Sư là người sáng lập ni trường đầu tiên ở Sa Đéc, ni viện Từ Nghiêm, Dược Sư, Diệu Giác, Diệu Tràng tại Sài Gòn. Sư còn góp công rất nhiều trong việc xây dựng viện Đại Học Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam là Đại Học Vạn Hạnh, cùng với Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Minh Châu, Nhất Hạnh và cư sĩ Ngô Trọng Anh.....là những vị khai sáng đầu tiên. Ngoài ra, cơ sở Kiều Đàm tại đường Công Lý (ngày nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cũng do Sư cổ động xây cất. 

Ngoài các cơ sở văn hóa và chùa, Sư còn góp công đắc lực khai sáng các cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp thành thị thôn quê miền Trung từ 1964 về sau, kể từ lúc cô nhi viện Tây Lộc Huế được thành lập. Sư góp phần đắc lực trong việc sáng lập nhà in Liên Hoa để in kinh sách Phật Giáo và nguyệt san Liên Hoa, sáng lập năm 1952 do Hòa Thượng Đôn Hậu làm chủ nhiệm, Hòa Thượng Đức Tâm làm chủ bút, Sư làm quản lý và biên tập viên, là tờ báo Phật giáo sống lâu nhất tại miền Trung.

Ngoài công tác hộ trì chánh pháp và nhiều tạp chí Phật giáo như Viên Âm, Giác Ngộ, Từ Quang, Liên Hoa... Các bộ kinh luận quan trọng do Sư dịch gồm có :

- Thành duy thức luận
- Du già sư địa luận,
- Lăng già tâm ấn,
- Di lặc hạ sanh kinh,
- Đại trí độ luận,
- Trung quán luận lược giải (Long thụ Bồ Tát),
- Hiển thật luận (Thái hư đại sư) vv...

Ngoài ra, Sư còn sáng tác rất nhiều văn thi khuyến tu và giáo dục phụ nữ. 

Mặc dù Phật sự đa đoan, Sư luôn luôn học hỏi, tham cứu kinh sách đại tiểu thừa, và thường nhập thất tham thiền tại chùa núi Châu Ê. Tuy mang thân nữ, Sư gần như không có tánh nhi nữ thường tình mà Phật thường thống trách. Nguyện của Sư là đời đời làm người nữ để độ cho nữ giới và không cầu sinh Tịnh độ: ‘Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp, con xin lăn lóc cõi Ta Bà’. Do hạnh nguyện ấy mà đến đâu Sư cũng được phụ nữ doanh vây, già trẻ lớn bé đều yêu mến. Có lẽ đó là nhờ Sư am hiểu nhân tình, tùy cơ giáo hóa, có biện tài vô ngại, nhưng trên tất cả, chính nhờ ở một tấm lòng bao dung quảng đại, bình đẳng đối với người thân cũng như sơ, xa cũng như gần. Câu thơ của Sư làm: ‘Lưới trời bao phủ một tình thương’ đã nói lên chính xác tâm hồn Sư vậy.

Mặc dù là vị hộ trì đắc lực cho chư tăng tu học, mặc dù được đặc cách học chung với chư tăng trong các lớp giảng đầu tiên tại Huế, Sư không vì vậy mà xao lãng Bát kính pháp. Ngược lại, đói với chư tăng, Sư luôn luôn kính nể, dù là một tỷ kheo tân thọ giới hay chỉ một chú tiểu, Sư cũng đối xử lễ độ và hết lòng nâng đỡ. Đối với ni chúng, Sư là bạn của tất cả mọi người, ai gần Sư cũng kính mến như bậc Thầy do bởi bản tánh bình dị, uy nghi khả kính. Tính bình dị của Sư quả là một tấm gương cho ni giới: Xuất thân từ nơi phú quý, mà khi vào chùa, Sư đã sống một cuộc đời hoàn toàn buông xả, đối với bốn vật cần dùng là ẩm thực, y phục, sàng tòa và dược phẩm Sư không chú trọng, có gì tốt đẹp đều đem cúng dường bố thí. Trước khi ngọa bệnh, nơi thường trú của Sư tại chùa Hồng Ân chỉ là một gian nhà thấp u tối, nhưng Sư không hề quan tâm sửa chữa, vì tâm hồn Sư luôn luôn để vào những chương trình rộng lớn hộ trì Tam Bảo, phục vụ chúng sinh đương thời và mai hậu. 

IV. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 

Năm 1978 sau một cơn bạo bệnh Sư trút hơi thở cuối cùng, được chư tăng vây quanh tiếp dẫn, nhưng khi thời kinh hộ niệm chấm dứt, Sư cô Bảo Châu đau đớn khóc thét lên, Sư bèn giật mình tỉnh dậy vì bi nguyện độ sanh. Kể từ đấy, Sư thường dạy: Khi đã thấy cảnh tịnh độ rồi thì tôi xem đời này toàn là giả. Có lẽ nhờ thấy giả mà Sư kham nhẫn được mọi sự. Gần 5 năm ngọa bệnh vì già yếu, Sư luôn luôn hoan hỷ với mọi người, đón nhận sự săn sóc chu đáo của đệ tử dưới sự cố vấn của các y bác sĩ tận tình như bác sĩ Lê Văn Bách... Mặc dù già bệnh, tinh thần Sư vẫn minh mẫn cho đến giây phút cuối, mỗi khi ai có việc quan trọng đến thỉnh ý, Sư đều dạy những lời khuyên sáng suốt. Gần đây Sư còn cúng dường cơ sở Hồng Đức cho giáo hội để sử dụng trong việc đào tạo tăng tài. 

Như một trái cây chín mùi, như đi cuộc hành trình đã đến đích, Sư an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 2 giờ khuya 22 tháng 8 Đinh Sửu, tức là 23 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp. 

V. KẾT 

Ở trong phú quý mà không vướng vinh hoa, học nhiều mà không sở tri chướng, thuyết pháp mà không là pháp sư, tọa thiền mà không là thiền sư, trước tác dịch thuật mà không là học giả, giúp đời mà không là chuyên gia xã hội, giữ giới mà không câu nệ, độ người mà không vướng mắc đệ tử, ở cảnh động không mất thiền, cảnh tịnh không bỏ rơi chúng sanh: cuộc đời hành đạo của Sư thật đa dạng mà không lưu dấu vết, vì cõi lòng Sư như hư không. Sự nghiệp vật chất Sư lưu lại đã nhiều, nhưng cái đáng nói hơn, cái đáng nói nhất, cái thâu tóm cả cuộc đời Sư là tấm lòng vì pháp và thương tưởng hậu lai - thì lại càng khó tả hơn. Cho nên, dù nói bao nhiêu về Sư, chúng con vẫn thấy thiếu và có lỗi với Sư, bởi vì cái đáng nói nhất đã không có ngôn từ diễn đạt. Có lẽ 2 chữ tôn hiệu của Sư, thượng Diệu hạ Không đã biểu trưng quá đủ cuộc đời Sư. Hay nếu dài lời hơn thì chỉ một câu này: Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, Phật sự mông trung bất xả nhất pháp. 


-- o0o --


Vi tính : Ngọc Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2011(Xem: 5928)
Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm.
04/01/2011(Xem: 42489)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
15/12/2010(Xem: 18432)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
16/11/2010(Xem: 6302)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
10/09/2010(Xem: 50826)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3311)
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.
04/09/2010(Xem: 2934)
Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
04/09/2010(Xem: 4383)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 52358)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51681)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567