Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tỳ Kheo Ni Subha.

08/04/201319:56(Xem: 3786)
Tỳ Kheo Ni Subha.


Tỳ Kheo Ni Subha

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Đã tạo được nhiều phước báu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật Siddhattha Gotama, Bậc Tôn Sư Toàn Giác Tối Thượng, nàng Subha tái sanh vào gia đình của một vị bà la môn khả kính tại Rajagaha (Vương Xá, ngày nay là Rajgir, Ấn Độ). Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, trong toàn thể thân nàng chỗ nào cũng dễ mến, vì lẽ ấy có tên là Subha. Khi Đức Bổn Sư ngự tại Rajagaha cô đặt niềm tin (saddha) vững chắc nơi Ngài và trở thành một nữ thiện tín. 

Về sau phát tâm lo sợ bản chất đáng kinh hoàng của vòng luân hồi (samsara), vòng quanh những kiếp sinh tồn triền miên tiếp diễn, và nhận thức rằng thú vui trần tục là dây trói buộc vào vòng nô lệ, một loại hạnh phúc tạm bợ nhất thời, có ít hứng vị. Tình trạng an toàn và tự do nằm trong sự buông bỏ khước từ. Vì thế cô xin xuất gia với Sư Bà Maha Pajapati Gotami (1).

Cô Subha tinh tấn chuyên cần. Hành thiền vắng lặng (samadhi) và tận lực gia công hành thiền minh sát (vipassana) cô chứng đắc tầng thánh thứ ba (anagami, bất lai), không còn bao giờ trở lại Dục Giới sau khi chết.

Ngày kia, Tỳ Khưu Ni Subha vào vườn xoài của Jivaka để nghỉ ngơi vào buổi trưa. Cùng lúc ấy có tên du đãng nọ ở thành Rajagaha, trong lứa tuổi thanh xuân đầy tham dục, thấy ni cô vào rừng thì đâm ra say đắm sắc đẹp diễm kiều của cô. Tên du đãng đứng chận ngang đường không cho đi tới. Ni cô Subha cố làm cho anh ta hiểu rằng cô là người xuất gia, đã khước từ thế gian, và cảnh cáo anh về những tai hại và nguy cơ của dục lạc, nhưng vô hiệu quả. Lời khuyên của ni cô đã lọt vào lỗ tai của người điếc.

Cuộc đàm thoại sau đây được ghi lại bằng những vần thơ thanh nhã tiếng Pali, trong bộ Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ.

1. Tỳ khưu ni Subha đang vào khu vườn xoài xinh đẹp. Một tên du đãng chận ngang giữa đàng. Sư cô nói với hắn như sau:

2. ‘Lỗi gì, tội gì, bần ni đã xúc phạm đến ông mà ông chận đường? Này ông bạn, tôi là một ni cô, đã xuất gia mà chạm đến người nam là phạm giới.’

3. ‘Phật Giáo đối với tôi thật vô cùng quý báu và tôi rất mến chuộng. Giới tu tập nào mà Đức Bổn Sư đã ban hành (cho tỳ khưu ni), tôi nghiêm túc thọ trì. Không mảy may ô nhiễm, tôi hoàn toàn trong sạch. Tại sao ông lại chận đường tôi?’

4. ‘Tâm của ông đầy những tư tưởng tham dục; tôi thì tâm thanh ý tịnh. Quả tim của ông bị những đê hèn khuấy động, tôi không còn dục vọng và dầu đi đâu cũng không ham muốn gì cho cái thân xác phàm tục này. Tại sao ông mãi đứng đó chận đường tôi?’

Tên du đãng trả lời:

5. ‘Sư cô đang còn son trẻ, sắc đẹp của sư cô trong trẻo, thân hình đẹp đẽ diễm kiều. Gia nhập Giáo Hội (sống đời thánh thiện) thì có lợi ích gì; hãy lột bỏ đi bộ y vàng. Đến đây, chúng ta hãy thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui của nhục dục.’

6. ‘Xem kia, hương thơm ngào ngạt của ngàn hoa đang phảng phất trong gió. Hãy thưởng ngoạn mùa xuân đang tung nở, hớn hở trong niềm vui. Hãy đến đây, thọ hưởng lạc thú trong khu rừng đầy bông hoa đang đua nở, hãy tìm thú vui trong nhục dục’.

7. ‘Những ngọn cây đầy bông hoa nghiêng ngả, lã lơi uốn mình trước gió, hình như đang ca hát để đón mừng chúng ta. Nhưng sư cô thì thui thủi vào rừng một mình, làm sao tìm được hạnh phúc trong đó?’

8. ‘Vào trong khu vườn hoang dại, nơi mà thú dữ hằng tới lui, nơi bị khuấy động và luôn luôn phải run sợ trước những thớt voi đi tìm mồi, bốc lên mùi rừng rú dã man, hôi thúi nồng nặc, nơi vắng bóng người và đầy kinh sợ hãi hùng (2), sư cô muốn vào trong ấy một mình, không ai tháp tùng hay sao?’

9. ©, này người thiếu nữ đẹp đẽ tuyệt trần! Như pho tượng đúc bằng vàng ròng lộng lẫy sáng chói, như tiên nữ nhảy múa hát ca trong một hoa viên trên cảnh trời, trong bộ y phục làm bằng tơ lụa của Benares cô sẽ đẹp đẽ xinh tươi.’

10. ©, thiếu nữ với cặp mắt mơ mộng đẹp như tiên! Tôi sẽ hàng phục dưới quyền uy của cô, nếu chúng ta có thể chung sống và cùng nhau trải qua cuộc đời trong khu rừng hoang dại này và thọ hưởng dục lạc. Cùng khắp thế gian không có ai dịu hiền và dễ mến như cô. (Đối với tôi cô còn quý hơn là mạng sống của tôi).’

11. ‘Nếu cô lưu ý đến những lời của tôi (từ bỏ và lánh xa đời sống độc thân của cô), cùng nhau sống đời tại gia cư sĩ và hưởng thụ nhục dục ngũ trần. Những kiều nữ thướt tha và dễ mến sống trong những tòa nhà đẹp đẽ sẽ chăm sóc và cung phụng cô về mọi nhu cầu.’

12. ‘Hãy mặc những y phục may bằng hàng lụa ở Benares. Hãy trang điểm với những tràng hoa, và ướp tẩm nước thơm hương bay ngào ngạt. Tôi sẽ thân tặng cô nhiều đồ trang sức đủ loại, với những hột kim cương lóng lánh sáng ngời.’

13. ‘Cô sẽ nằm trải mình trên một cái giường ấm cúng tiện nghi và sang trọng, có mùi thơm của gỗ trầm phảng phất, và bao phủ trong một tấm trải giường mới mịn bằng lông trừu êm ấm và gối đầu trên những cái gối dồn với lông thiên nga mềm mại, màn tướng mới mẻ tinh anh.’

14. ‘Dường như hoa sen xinh đẹp mà nở tung trong một ao đầm hoang dại (và lặng lẽ tàn tạ, không ai màng muốn), cùng thế ấy, cô là một sư cô thanh khiết; thân hình trong trắng, trinh bạch và giữ vẹn tiết tháo, cô sẽ già nua và suy nhược rồi tàn tạ hoại diệt với tuổi già.’

Sư cô Subha hỏi:

15. ‘Nhìn vào phần nào trong cơ thể phù du yếu ớt đang suy tàn này mà ông thấy thích thú? Có gì mà ông xem là dễ mến trong cái thân nhơ bẩn ngạt mùi hôi thúi này?’

Tên du đãng trả lời:

16. ‘Mắt cô giống như mắt của những con hưu rụt rè e sợ; nó tựa như cặp mắt xinh đẹp của cô tiên nữ sống nơi thâm sơn cùng cốc. Nhìn vào đó lòng tôi tê tái tràn đầy khát vọng không thể kềm chế’.

17. ‘Gương mặt sáng ngời của cô chói lọi xinh tươi như một pho tượng vàng rực rỡ. Mắt cô lóng lánh như những tai sen màu đỏ. Nhìn vào lòng tôi rung cảm không thể kềm chế’.

18. ‘Với lông nheo dài của cô! Với cặp mắt trong trẻo và lóng lánh sáng ngời của cô! Dầu cách xa ngàn dặm tôi vẫn chỉ mơ cặp mắt chói dịu ấy. Ôi, người có cặp mắt đẹp như các vì tiên nữ trong câu chuyện thần thoại! Trong thế gian này không có chi mà tôi yêu quý bằng đôi mắt ngọc của cô.’

Sư cô Subha trả lời:

19. ®g chận đường một người con gái của Đức Phật. Ước vọng của ông cũng điên rồ và vô ích như dấn bước trên con đường nguy hại. Lòng khao khát của ông muốn được cũng dại khờ và vô nghĩa như muốn nhảy vọt lên đỉnh Meru, hay mong muốn mặt trăng là món đồ chơi của người. (Là một ước muốn không bao giờ được thỏa mãn).’

20. ‘Không nơi nào trên thế gian này có bất luận cái chi (dầu vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri) mà có thể gợi lòng tham dục của tôi. Tôi không biết tham dục là gì. Lòng tham dục ấy, tôi đã phá tan từ gốc rễ bằng cách vững tiến hành trên Con Đường Cao Thượng.’

21. ‘Như vật gì mình đã vứt bỏ trong đóng lửa đang phừng cháy, như chai thuốc độc đã bị hủy diệt, dường thế ấy ngọn lửa tham dục của tôi đã bị dập tắt vĩnh viễn. Tôi không biết (thấy) tham dục là gì.’

22. ‘Nếu có thể được, hãy đi cám dỗ người đàn bà nào khác mà chưa từng có đủ sáng suốt để trông thấy ngũ uẩn (3), hoặc người chưa từng liên hệ với Đức Phật. Nơi đây ông chỉ khuấy rầy người tu nữ - một sư cô đã chứng ngộ Tứ Diệu Đế (4).’

23. ‘Trước những lời khiển trách và tán dương, trong đau khổ và hạnh phúc, tôi luôn luôn giữ chánh niệm. Như vậy, không lúc nào tâm tôi bám níu hay thèm khát điều chi. Tất cả các pháp hữu vi, hiện hữu do duyên sinh, đều giả tạm. Tôi đã hoàn toàn thông suốt điều này.’

24. ‘Tôi là đệ tử của Đức Phật, người đã vượt thoát ra khỏi mọi thúc dục ô nhiễm, đã tận diệt mọi ái dục bẩn thỉu đê hèn. Lái chiếc xe Bát Chánh Đạo, tôi thẳng tiến (đến Niết Bàn). Những mũi tên của tham dục đã được nhổ ra. Tôi tìm những cảnh quạnh hiu cô tịch, đơn độc và thanh khiết để thích thú sống một mình (an hưởng thú vui của rừng núi).

25. ©, ta đã thấy những đồ chơi hình giả, tay chân sơn phết với màu mè sực sỡ và những thằng hình bằng gỗ để làm trò chơi múa rối, được nối ráp vá khéo léo cột với nhau bằng chỉ và, có thể thong thả nhảy múa theo mọi chiều hướng.’

26. ‘Nhưng một khi gỗ, chỉ và trục quây đều được tháo gỡ hay nới lỏng và bỏ tung toé món ở đây món ở kia, thì còn đâu là đồ chơi hình giả, đâu là thằng hình múa rối. Có nơi nào trong đó mà ông có thể chú tâm đến?’

27. ‘Cơ thể này của ta cũng dường như hình gỗ đồ chơi. Nó không còn nữa các bộ phận vật lý và những phụ tùng của nó không còn. Ngoài những bộ phận và phụ thuộc không còn người sống nữa. Ông sẽ chú tâm vào đâu (phần nào)?’.

28. ‘Hãy nhìn bức hình vẽ một thiếu nữ trên tường, với cái nhìn sai lạc ông sẽ thấy đó là một người sống. Sự nhận thấy ấy là một ảo ảnh (5).’

29. ‘Này ông, con người thiển trí! con người đui mù. Ông cố bám vào thân này như vật gì thường còn và thuộc về của ông chăng, trong khi nó vốn chỉ là bọt bèo và bong bóng? Tấm thâm phù du tạm bợ này tựa hồ như trò chơi của nhà ảo thuật, như một cội cây bằng vàng mà ông thấy trong mộng, một pho tượng bằng bạc mà nhà ảo thuật khéo léo trình bày giữa đám đông, ông có luyến ái không?’

30. ‘Mắt này chỉ là một hòn bi nhỏ nằm trên một mạng cây - một cái bong bóng đầy nước mắt và tiết ra chất nhờn, một sự pha trộn (những màu trắng, đen và xanh v.v...) đó là tất cả những gì tạo nên hình dáng của mắt’.

31. Sư cô Subha không còn luyến ái bất cứ gì, cô không luyến ái cặp mắt. Do đó, trong một cảnh tượng rất cảm động, sư cô thình lình hồn nhiên móc tròng mắt ra đưa cho tên du đãng và nói: ‘Đây là con mắt đó (con mắt mà ông đắm đuối say mê). Hãy lấy đi.’

32. Tức khắc, lòng tham dục của tên du đãng biến tan. Xin sám hối với sư cô, chàng ta nói: ©, này sư cô, bậc thánh thiện và vô nhiễm! Ngưỡng nguyện sư cô được an lành! Ngưỡng nguyện mắt sư cô được hồi phục! Tôi không bao giờ còn dám tái phạm tội ác ghê gớm như vậy nữa.’

33. ‘Cũng dường như tôi đi vào một ngọn lửa đang cháy đỏ. Cũng giống như tôi đang ôm một con rắn độc. Phá khuấy một người hiền lành thánh thiện như sư cô thì ích lợi gì? Cúi xin sư cô khoan dung tha lỗi cho tôi.’

34. Được thoát ra khỏi tay tên du đãng, sư cô Subha về hầu Phật, bậc Toàn Giác Tối Thượng. Nơi đây, ngưỡng nhìn lên dung nhan lộng lẫy của Đức Bổn Sư, nhãn quan của sư cô liền được hồi phục trong tất cả tình trạng rực rỡ vinh quang của nó.

Khi nhãn quan trở lại như xưa sư cô vô cùng hoan hỷ, và Đức Phật thuyết giảng về những pháp để thành đạt tầng thánh cao nhất. Sư cô đè nén niềm hoan hỷ thích thú trong lòng, phát triển thiền minh sát và chứng ngộ Đạo Quả A La Hán, tầng thứ tư và cũng là tầng cuối cùng trong tứ thánh, bằng cách trọn vẹn nắm vững Giáo Pháp, thông suốt đầy đủ ý nghĩa trong tất cả chi tiết.

Về sau, thọ hưởng hạnh phúc của đạo quả Niết Bàn, và suy tư về tầng thánh mà mình đã chứng ngộ, bà tuyên bố cuộc đàm thoại với tên du đãng qua những vần thơ được đề cập như trên.

Chú thích:

(1) Xin xem bài tích chuyện Bà Maha Pajapati Gotami, cũng trong trang Phụ Nữ trên website của Tu Viện Quảng Đức.

(2) Bản chú giải nói: ‘Trong rừng vào lúc ấy không có gì giống như vậy. Nhưng tên du đãng nói như thế vì muốn làm cho sư cô hoảng sợ.’

(3) Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hay nói cách khác, là danh và sắc, cái mà được gọi là chúng sanh.

(4) Đau khổ hay bất toại nguyện, nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt đau khổ, và con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ.

(5) Đức Phật nói đến ba loại ảo ảnh (tiếng Pali là vipallasa, sanskrit viparyasa) bám níu vào tâm con người.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2022(Xem: 31858)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
17/11/2021(Xem: 20353)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16755)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11800)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12274)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 15176)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
24/06/2021(Xem: 4237)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 16901)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12684)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 20325)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567