Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Upagupta .

08/04/201319:54(Xem: 4014)
Upagupta .


Upagupta và Cô Gái Nhảy

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Vào lúc hoàng hôn, vầng thái dương dần dần đắm chìm xuống chân trời ở Phương Tây. Ánh sáng của mặt trăng rằm từ từ ló dạng ở Phương Đông. Ngày đã chấm dứt, và màn đêm bắt đầu phủ xuống. Vào lúc bấy giờ vị đạo sĩ ẩn dật tên Upagupta, đệ tử của Đức Phật, rời xa liêu cốc của mình, an nghỉ bên cạnh một con đường đầy cát bụi, dưới vòm trời mịt mờ u tịch, gần vách thành của thị trấn Mathura, Ấn Độ.

Đèn đóm đã tắt, nhà cửa đóng then gài, và khắp nơi cảnh vật lặng lẽ đắm chìm trong bầu không khí trang nghiêm tịch mịch. Thình lình có tiếng leng keng của những chiếc kiềng đeo ở chân va chạm nhau đánh thức đạo sĩ. Đó là một cô gái nhảy, điểm trang lộng lẫy và lóng lánh trong những món đồ trang sức rực rỡ, vai choàng áo màu xanh lợt.

Cô xăm xăm đi tới đạo sĩ, dừng bước lại, hạ cây đèn xuống thấp, và quỳ gối, không phải vì thương hại hay tọc mạch. Nàng nhìn vào gương mặt nghiêm nghị và tươi đẹp của vị đạo sĩ trai trẻ.

Này đạo sĩ, xin Ngài tha lỗi cho tôi,’ cô gái viện cớ. ‘Mặt đất dơ bẩn đầy cát bụi này không phải là nơi thích nghi để cho Ngài ngủ nghỉ. Ngài đang còn trong thời thanh xuân son trẻ của đời sống. Hãy theo tôi, về lâu đài để an giấc.’

Với giọng nói nhịp nhàng thanh nhã, vị đạo sĩ trả lời: ‘Này cô nương, xin cô hãy về đi, để cho tôi ở yên một mình. Tôi sẽ đến vìếng cô khi cô cần đến tôi nhất. Đây không phải là lúc mà tôi cùng đi với cô.’

Thình lình trời giông gió, sấm sét chớp lên. Cô gái nhảy hoảng kinh biến dạng.

Lễ Xem Hoa

Ngày tháng trôi qua. Lúc bấy giờ vào độ xuân sang, cây cối xanh tươi, trăm hoa đua nở, tiếng chim lảnh lót phảng phất bay theo chiều gió. Vào buổi chiều, nam thanh nữ tú kéo hau vào rừng để thưởng ngoạn lễ xem hoa.

Đêm ấy trăng tròn. Trong khi Upagupta, vị đạo sĩ trẻ tuổi, thẩn thơ dài theo một con đường hoang vắng đưa vào cổng thành, thì văng vẳng nghe tiếng rên của một thiếu nữ nằm bên cạnh bức tường. Nàng bị nhiễm bịnh hắc dịch. Mục đầy máu mủ mọc lên cùng khắp châu thân. Ung nhọt lở loét đau nhức vô cùng và toàn thân nàng là một khối hôi thúi nồng nặc.

Nàng bị lánh xa, dân chúng trong thành đem bỏ ở ngoại ô, khinh khi nguyền rủa là kẻ khốn khổ đê hèn. Nàng nằm đó, khóc than thảm thiết - bơ vơ và tuyệt vô hy vọng.

Vị đạo sĩ có lòng hào hiệp ngồi lại bên nàng, nhẹ nhàng đỡ đầu nàng lên để nằm trên chân, thấm nước trên môi, và thoa dầu, làm dịu bớt cơn đau nhức của nàng.

‘Này vị đạo sĩ đầy lòng bi mẫn, có thể nào Ngài cho tôi biết Ngài là ai?’ thiếu nữ nhỏ nhẹ hỏi với giọng nói đau đớn khổ sở.

‘Tôi đã hứa là sẽ viếng cô vào lúc mà cô cần đến tôi nhất, và đây, tôi đến.’ Upagupta đáp lời trong tĩnh lặng an lành.

Dựa theo ‘Fruit Gathering’ của Rabindranath Tagore.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2011(Xem: 3829)
Nữ giới Mỹ đang đưa Phật giáo bước ra khỏi chế độ phụ hệ (tộc trưởng) củaquá khứ, tham gia tự tinvào các lãnh vực như là các học viên, giáosư, và các nhà lãnh đạo. Công việc này chưa phải là kết thúc, Tiến sĩ Rita M. Gross, một trong những nhà tư tưởng nữ quyền hàng đầu của Phật giáonói, nhưng vai trò của phụ nữ Phật giáo Mỹ là chưa từng cóvà họ có thể tiếp tục thay đổi Phật giáo.
19/06/2011(Xem: 5913)
Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau.
27/04/2011(Xem: 6492)
Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm.
04/01/2011(Xem: 52942)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
15/12/2010(Xem: 20856)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
16/11/2010(Xem: 8577)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
10/09/2010(Xem: 59862)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3643)
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.
04/09/2010(Xem: 3278)
Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
04/09/2010(Xem: 4762)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]